dinsdag 29 november 2016

Mỹ rút khỏi TPP ảnh hưởng kinh tế - xã hội Việt Nam như thế nào? + tương lai nghiệp đoàn độc lập Việt Nam

Mỹ rút khỏi TPP ảnh hưởng kinh tế - xã hội Việt Nam như thế nào?

Anh Vũ, thông tín viên RFA
2016-11-28
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Ảnh minh họa chụp tại Hà Nội tháng 6 năm 2016.
Ảnh minh họa chụp tại Hà Nội tháng 6 năm 2016.
AFP
Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ, ông Donald Trump tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào ngày đầu tiên khi ông nhậm chức. Vậy nếu Mỹ rút khỏi TPP thì sẽ ảnh hưởng thế nào đối với kinh tế - xã hội của Việt Nam, các chuyên gia nói gì về vấn đề này?

Tác động không nhỏ

Gần đây, trong một video nói về những chính sách của tân Tổng thống Donald Trump sẽ thực hiện ngay sau khi nhậm chức vào ngày 20 tháng 1 năm 2017, theo đó ông Donal Trump sẽ ban hành quyết định Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Được biết, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPP là một hiệp đinh thương mại tự do, được ký kết giữa 12 quốc gia thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương. TPP là một tổ chức kinh tế được đánh giá chiếm tới 40% tổng giá trị thương mại của toàn cầu.
Điều đó sẽ có tác động không nhỏ đối với nền kinh tế Việt Nam, vì kinh tế Việt Nam đã hội nhập rất sâu.
-TS Lê Đăng Doanh
Việt Nam đã chính thức ký kết TPP vào ngày 04 tháng 02 năm 2016 và sau 02 năm TPP sẽ bắt đầu có hiệu lực.
Theo thỏa thuận, các quốc gia tham gia TPP bắt buộc phải thi hành đầy đủ các tiêu chuẩn về môi trường và lao động. Đối với Việt Nam, chính quyền phải cho phép công nhân viên tự do thành lập công đoàn và cho phép hình thành một công đoàn độc lập với Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam. Trong trường hợp các nước không tuân theo tiêu chuẩn quy định sẽ bị phạt về thương mại.
Bình luận về tác động của việc Mỹ rút khỏi TPP, từ Hà nội chuyên gia Kinh tế, TS. Lê Đăng Doanh nguyên Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Quản Lý Kinh Tế Trung Ương cho biết, lãnh đạo Việt Nam quyết tâm ra nhập vào TPP với mong muốn Hiệp định này sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế. Theo ông, đây là điều hết sức đáng tiếc vì nó đã làm cho Việt Nam bỏ lỡ nhiều cơ hội. Ông nhận định:
“Điều đó sẽ có tác động không nhỏ đối với nền kinh tế Việt Nam, vì kinh tế Việt Nam đã hội nhập rất sâu. Và xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam đến lúc này cộng lại đã chiếm 150-160% của GDP, cho nên việc mất một thì trường hoặc giảm sút của một sẽ dẫn đến việc giảm sút mất đi tới 20% của tổng giá trị xuất khẩu. Theo tôi, điều đó sẽ tác động và ảnh hưởng tới công ăn việc làm cũng như khả năng thương mại của Việt Nam.”
Trao đổi với PV Nam Nguyên của RFA ngày  22/11 về vấn đề này, ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Hội dệt may thêu đan TP.HCM, Phó Chủ tịch Hiệp hội da giày túi xách Việt Nam nhận xét:

000_Hkg10258871.jpg
Ảnh minh họa chụp tại Bắc Ninh tháng 3 năm 2016. AFP PHOTO

“Ông Trump có lôi kéo công ăn việc làm về thì cũng không thể nào lôi về những ngành mà Việt Nam xuất khẩu lớn, như dệt may, da giày. Bởi vì bản thân nước Mỹ không còn sản xuất những thứ đó nữa, đã dừng sản xuất lâu rồi. Có thể khẳng định nước Mỹ sẽ vẫn tiếp tục mua những sản phẩm dệt may, da giày từ Việt Nam và thế giới.”
TS. Nguyễn Quang A nguyên Viện trưởng Viện phản biện IDS thấy rằng, TPP sẽ tạo sức ép buộc Việt Nam phải cải cách mạnh mẽ về kinh tế, xã hội và kể cả thể chế chính trị theo như TPP đòi hỏi. Theo ông đây là một sự bỏ lỡ cơ hội đáng tiếc đối với Việt Nam. Ông nói với chúng tôi:
“Nền kinh tế VN sẽ được hưởng lợi nhiều nhất trong 12 quốc gia thành viên, về tăng trưởng xuất khẩu, tăng trưởng GDP… Giới chuyên gia chính trị gia và chuyên thì cho rằng không có TPP thì VN sẽ mất một cơ hội rất lớn về vấn đề kinh tế, Xã hội và kể cả về chính trị … Bởi vì cái TPP này nó ép Chính phủ VN phải thay đổi về mặt thể chế, thay đổi về các chính sách làm sao cho phù hợp với các yêu cầu của TPP”

Một bước thụt lùi rất quan trọng

Khi được hỏi, việc Mỹ sẽ rút khỏi TPP có ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời gian tới thế nào?
TS. Lê Đăng Doanh cho biết:
Việc nước Mỹ rút khỏi TPP là một bước thụt lùi rất quan trọng. Mỹ là thì trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, hiện nay xuất khẩu vào Mỹ chiếm tới 18-20% xuất khẩu của Việt Nam.
-TS Lê Đăng Doanh
“Việc nước Mỹ rút khỏi TPP là một bước thụt lùi rất quan trọng. Mỹ là thì trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, hiện nay xuất khẩu vào Mỹ chiếm tới 18-20% xuất khẩu của Việt Nam. Nếu Mỹ không tham gia TPP, thì tất cả các ưu đãi sẽ không còn nữa và cũng khó có thể kiếm được một thị trường lớn nào để thay thế cho thị trường của Mỹ.”
TS. Nguyễn Quang A cho rằng, đây là vấn đề các tiềm năng và khả năng mà TPP sẽ đem lại đã bị phá vỡ. Theo ông, đừng quá thất vọng với điều mà ông cho là cái chỉ mới là khả năng trong tương lai. Ông nói:
“VN sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, nhưng chắc chắn không phải là so sánh với nền kinh tế bây giờ. Bởi bây giờ nền kinh tế VN vẫn phát triển trong một môi trường không có TPP. TPP chưa hề tồn tại mà nó đã bị chết yểu. Chúng ta đã tiếc là tiếc là tiếc cái tiềm năng, cái khả năng trong tương lai mà có thể có nhưng mà đã bị vứt đi. Vì từ trước đến nay, không có TPP thì Kinh tế VN vẫn phát triển và tang trưởng như hiện nay.”
TS. Lê Đăng Doanh khẳng định, việc TPP không được thực thi không chỉ tạo ra các trở ngại trong vấn đề thương mại giữa Việt Nam và Mỹ mà còn làm lỡ nhịp tiến trình cải cách của Chính phủ Việt Nam hiện nay. Ông cho biết:
“Nếu không tham gia Hiệp định TPP thì các rào cản thương mại sẽ tăng lên và thuế xuất vẫn còn, cái đó sẽ làm cho giá cả hàng hóa 2 bên trao đổi sẽ tăng lên. Điều đó sẽ buộc VN phải nâng cao năng lực cạnh tranh. Tôi tin chắc VN vẫn tiến hành tiến trình cải cách, song các hạng mục sẽ chậm hơn. Thí dụ như việc phát triển Công đoàn độc lập, nếu không còn TPP thì tôi không rõ VN còn thực hiện điều đó hay không và tiến trình thực hiện sẽ diễn ra như thế nào?”
Theo tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp đánh giá cho rằng, về mặt chiến lược, TPP tái khẳng định hội nhập kinh tế quốc tế là một trụ cột quan trọng trong chính sách đối ngoại và chiến lược của Việt Nam. Hiệp định này cũng sẽ giúp Việt Nam tăng cường hơn nữa quan hệ với Hoa Kỳ và giảm bớt sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc. Tuy nhiên, hiệp định TPP không được phía Mỹ phê chuẩn nên các cơ hội này đã bị bỏ lỡ.

Geen opmerkingen:

Een reactie posten