Khu bảo tồn Scarborough : Philipplines cấm đánh cá, Trung Quốc im lặng
Tàu cá Philippines chuẩn bị ra vùng biển Scarborough. Ảnh ngày 03/11/2016.Reuters
Bắc Kinh từ chối bình luận về đề nghị của tổng thống Philippines Rodrigo Duterte về việc thành lập khu bảo tồn biển tại khu đầm bên trong bãi cạn Scarborough (mà Philippines gọi là Panatag). Lời đề nghị được đưa ra trong buổi làm việc song phương ngày 19/11/2016 tại Lima, bên lề Diễn đàn APEC.
Theo website Philstar, điều này đi ngược với phát biểu gần đây của ông Martin Andanar, thư ký Văn phòng truyền thông tổng thống, rằng chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ghi nhận ý kiến của tổng thống Duterte. Theo đó, tổng thống Philippines có kế hoạch đơn phương tuyên bố cấm mọi hoạt động đánh bắt bên trong khu bảo tồn biển Scarborough, trong khi các hoạt động đánh bắt xung quanh vẫn được duy trì.
Trong buổi họp báo ngày 22/11/2016, khi được hỏi về phản ứng của Trung Quốc trước kế hoạch xây khu bảo tồn biển tại bãi cạn đang có tranh chấp, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Cảnh Song (Geng Shuang) chỉ nhấn mạnh : « Trung Quốc và Philippines đã đạt được một thỏa thuận là nối lại đối thoại và tham vấn để giải quyết tranh chấp Biển Đông ». Ông cũng khẳng định : « Chủ quyền và quyền tài phán của Trung quốc đối với đảo Hoàng Nham (tên gọi tiếng Trung bãi cạn Scarbourough) là không thay đổi ».
Về vấn đề bãi cạn Scarborough, trong vụ Manila kiện Trung Quốc về Biển Đông, Tòa Trọng Tài Thường Trực có trụ sở tại La Haye, ngày 12/07/2016, ra phán quyết nhấn mạnh Trung Quốc không có quyền ngăn cản cư dân Philippines vào ngư trường truyền thống và khẳng định Bắc Kinh đã để cho tàu cá Trung Quốc vào khu vực này đánh bắt bừa bãi, gây tổn hại môi trường, vi phạm các quy định của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), mà Trung Quốc cũng là một bên tham gia.
Hội thảo Indonesia-Trung Quốc về Biển Đông
Vẫn liên quan đến tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, trong một cuộc hội thảo do Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS) và Viện Đối Ngoại Trung quốc (CPIFA) đồng tổ chức tại Jakarta, giới chuyên gia đều nhất trí quản lý hàng hải và đối thoại là chìa khóa để hòa giải một cách hòa bình tranh chấp tại Biển Đông.
Tờ Jakarta Post ngày 22/11 trích đánh giá của các chuyên gia tham gia hội thảo, theo đó khả năng leo thang căng thẳng tại Biển Đông sẽ xảy ra vào khoảng những năm 2030-2040, sau khi các nước trong khu vực, trong đó có cả Trung Quốc, hoàn thiện quá trình hiện đại hóa quân sự. Cán cân sức mạnh trong vùng sẽ thay đổi, dẫn đến bất ổn, thậm chí là xung đột.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20161123-khu-bao-ton-scarborough-philipplines-cam-danh-ca-trung-quoc-im-lang
Trong buổi họp báo ngày 22/11/2016, khi được hỏi về phản ứng của Trung Quốc trước kế hoạch xây khu bảo tồn biển tại bãi cạn đang có tranh chấp, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Cảnh Song (Geng Shuang) chỉ nhấn mạnh : « Trung Quốc và Philippines đã đạt được một thỏa thuận là nối lại đối thoại và tham vấn để giải quyết tranh chấp Biển Đông ». Ông cũng khẳng định : « Chủ quyền và quyền tài phán của Trung quốc đối với đảo Hoàng Nham (tên gọi tiếng Trung bãi cạn Scarbourough) là không thay đổi ».
Về vấn đề bãi cạn Scarborough, trong vụ Manila kiện Trung Quốc về Biển Đông, Tòa Trọng Tài Thường Trực có trụ sở tại La Haye, ngày 12/07/2016, ra phán quyết nhấn mạnh Trung Quốc không có quyền ngăn cản cư dân Philippines vào ngư trường truyền thống và khẳng định Bắc Kinh đã để cho tàu cá Trung Quốc vào khu vực này đánh bắt bừa bãi, gây tổn hại môi trường, vi phạm các quy định của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), mà Trung Quốc cũng là một bên tham gia.
Hội thảo Indonesia-Trung Quốc về Biển Đông
Vẫn liên quan đến tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, trong một cuộc hội thảo do Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS) và Viện Đối Ngoại Trung quốc (CPIFA) đồng tổ chức tại Jakarta, giới chuyên gia đều nhất trí quản lý hàng hải và đối thoại là chìa khóa để hòa giải một cách hòa bình tranh chấp tại Biển Đông.
Tờ Jakarta Post ngày 22/11 trích đánh giá của các chuyên gia tham gia hội thảo, theo đó khả năng leo thang căng thẳng tại Biển Đông sẽ xảy ra vào khoảng những năm 2030-2040, sau khi các nước trong khu vực, trong đó có cả Trung Quốc, hoàn thiện quá trình hiện đại hóa quân sự. Cán cân sức mạnh trong vùng sẽ thay đổi, dẫn đến bất ổn, thậm chí là xung đột.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20161123-khu-bao-ton-scarborough-philipplines-cam-danh-ca-trung-quoc-im-lang
Philippines : Ngư dân muốn có thông báo bằng văn bản quyền hoạt động ở Scarborough
Bãi Scarborough, Biển Đông, ngư trường truyền thống của ngư dân Trung Quốc, Philippines và Việt Nam. (Ảnh chụp vệ tinh ngày 12/03/2016)Reuters
Một quan chức chính quyền tỉnh Pangasinan muốn tổng thống Rodrigo Duterte cho thông báo bằng văn bản cụ thể là ngư dân Philippines từ giờ được phép hoạt động tại vùng biển xung quanh bãi cạn Scarborough. Từ năm 2012, họ bị quân đội Trung Quốc cấm vào Panatag, tên gọi Scarborough theo tiếng Philippines.
Sau chuyến thăm nạn nhân thiên tai tại Tuguegarao, tỉnh Cagayan, đông bắc đảo Luzon, tổng thống Duterte nói với người dân địa phương : « Chúng ta chỉ còn chờ thêm vài ngày nữa là có thể quay lại bãi cạn Scarborough và ngư dân của chúng ta lại có thể đánh bắt ở vùng này ».
Tuyên bố ngày 23/10/2016 của tổng thống khiến ngư dân địa phương thêm hy vọng. Tuy nhiên, phát biểu với báo Philippines Star, được International Business Times trích ngày 25/10/2016, ông Jeremy Agerico Rosario, một quan chức địa phương, yêu cầu tổng thống Duterte ra văn bản chính thức về thông tin trên.
Ông nói: « Điều này nên được viết thành văn bản để các bên đều nắm rõ được. Cần được lập thành văn bản, do hai bên ký (Trung Quốc và Philippines), để ngư dân Pangasinan có thể tiếp tục cuộc sống của họ ».
Tỉnh Pangasina, được chia thành nhiều huyện khác nhau, nằm ở phía tây đảo Luzon dọc theo vịnh Lingayen và Biển Đông. Vẫn theo quan chức địa phương trên, đa số người dân trong tỉnh sống bằng nghề đánh bắt. Tuy nhiên, từ khi Trung quốc kiểm soát bãi cạn Scarborough vào năm 2012, người dân Philippines bị cấm khai thác ở vùng giầu tài nguyên này.
Trước chuyến công du Trung Quốc vào tuần trước, tổng thống Philippines tuyên bố sẽ đàm phán về tranh chấp lãnh hải với Bắc Kinh dựa trên phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye. Tuy nhiên, tổng thống Duterte và chủ tịch Tập Cận Bình đã không chính thức thảo luận về chủ đề này. Ông Duterte cho biết một giải pháp đang được đàm phán.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20161026-philippines-ngu-dan-muon-co-thong-bao-bang-van-ban-quyen-hoat-dong-o-scarborough
Tuyên bố ngày 23/10/2016 của tổng thống khiến ngư dân địa phương thêm hy vọng. Tuy nhiên, phát biểu với báo Philippines Star, được International Business Times trích ngày 25/10/2016, ông Jeremy Agerico Rosario, một quan chức địa phương, yêu cầu tổng thống Duterte ra văn bản chính thức về thông tin trên.
Ông nói: « Điều này nên được viết thành văn bản để các bên đều nắm rõ được. Cần được lập thành văn bản, do hai bên ký (Trung Quốc và Philippines), để ngư dân Pangasinan có thể tiếp tục cuộc sống của họ ».
Tỉnh Pangasina, được chia thành nhiều huyện khác nhau, nằm ở phía tây đảo Luzon dọc theo vịnh Lingayen và Biển Đông. Vẫn theo quan chức địa phương trên, đa số người dân trong tỉnh sống bằng nghề đánh bắt. Tuy nhiên, từ khi Trung quốc kiểm soát bãi cạn Scarborough vào năm 2012, người dân Philippines bị cấm khai thác ở vùng giầu tài nguyên này.
Trước chuyến công du Trung Quốc vào tuần trước, tổng thống Philippines tuyên bố sẽ đàm phán về tranh chấp lãnh hải với Bắc Kinh dựa trên phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye. Tuy nhiên, tổng thống Duterte và chủ tịch Tập Cận Bình đã không chính thức thảo luận về chủ đề này. Ông Duterte cho biết một giải pháp đang được đàm phán.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20161026-philippines-ngu-dan-muon-co-thong-bao-bang-van-ban-quyen-hoat-dong-o-scarborough
Geen opmerkingen:
Een reactie posten