zondag 27 november 2016

9 điều cấm kị... "vô lý" (!) tại Trung Quốc

9 điều cấm kị vô lý tại Trung Quốc

In Sự thật

1. Facebook


Facebook bị cấm ở Trung Quốc

Năm 2009, Trung Quốc chính thức đặt lệnh cấm đối với Facebook và đến nay không có dấu hiệu nào về kế hoạch cho phép mạng xã hội của Mỹ này hoạt động tại đây. Các trang mạng xã hội của Trung Quốc được phép hoạt động trong nước, giúp thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghệ nội địa. Tuy nhiên, các mạng xã hội này vẫn chịu sự kiểm duyệt nghiêm ngặt.

2. Google
Gmail là dịch vụ mới đây nhất của Google bị cấm bởi giới chức trách Trung Quốc. Theo Google, các dịch vụ khác của công ty gồm Tìm kiếm, trang web, Picasa và YouTube cũng bị bị gián đoạn tại nước này. Tuy nhiên, một số người dùng vẫn có thể truy cập Gmail qua một mạng ảo (VPN) trả phí. Mạng ảo này cho phép người dùng vượt tường lửa Great Firewall. Trong khi đó, các trang video trực tuyến của Trung Quốc lại rất phổ biến trong nước.

3. Thuyết Big Bang
Trung Quốc đã dỡ bỏ những bộ phim truyền hình có nội dung về thuyết Bigbang (thuyết nổi tiếng cho rằng vũ trụ sinh ra từ một vụ nổ lớn) khỏi các trang web chuyên chiếu video, tờ Global Times đưa tin. Người hâm mộ những tác phẩm điện ảnh bị cấm đoán đã thể hiện nỗi bất bình vì nội dung phim không hề chống đối chính quyền hay mang tính chất bạo lực hoặc phạm luật. Chính quyền tuyên bố loạt phim bị gỡ bỏ vì lý do vi phạm một quy định cấm nội dung “gây phương hại tới chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia”.

4. Pháp Luân Công

Khung cảnh thường thấy ở các công viên khắp Trung Quốc vào mỗi buổi sáng trước năm 1999

Pháp Luân Công là một môn khí công tu luyện cổ xưa được ông Lý Hồng Chí truyền ra công chúng vào năm 1992 tại Trung Quốc. Với nhiều lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên từ việc tu luyện Pháp Luân Công, môn tập đã nhanh chóng phổ biến tại Trung Quốc thu hút 100 triệu người theo tập luyện chỉ trong vòng vài năm.

Không chấp nhận được sự thật ngày càng có nhiều người theo tập môn khí công tu dưỡng tinh thần này, thậm chí nhiều hơn cả số đảng viên ĐCSTQ, chính quyền Trung Quốc sử dụng bộ máy tuyên truyền gồm TV, báo chí liên tục đưa những thông tin sai sự thật về môn tập này nhằm tạo ra lý do để ban hành lệnh cấm và ngăn chặn sự phát triển của Pháp Luân Công. Không dừng lại ở đó, chính quyền Trung Quốc đã đàn áp một cách không công khai các học viên Pháp Luân Công trong suốt 17 năm qua, hàng triệu người đã bị bắt cóc để cướp lấy nội tạng. Sự việc này cũng đã bị cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ.
Nhưng sự đàn áp dã man của chính quyền Trung Quốc không ngăn cản được sự phát triển của môn tu luyện tinh thần này. Hiện nay Pháp Luân Công đã phổ biến tại 114 quốc gia và trở thành môn khí công được yêu thích nhất trên thế giới.

5. Phật giáo Tây Tạng


Chính quyền Trung Quốc ra sức đánh đập các tu sĩ ở Tây Tạng

Năm 2007, Trung Quốc ra luật cấm các thầy tu Phật giáo Tây Tạng tái sinh mà không xin phép Cục Quản lý Tôn giáo Nhà nước. Theo tờ Newsweek nổi tiếng, động thái này nhằm hạn chế ảnh hưởng của Đức Dalai Lama đứng đầu Phật giáo Tây Tạng, người theo truyền thống sẽ đầu thai qua những thế hệ tiếp theo để hoàn thành sứ mệnh cứu khổ cứu nạn cho chúng sinh.Vào tháng 3 năm nay, tờ Time đưa tin, chính quyền Trung Quốc và Đức Dalai Lama đã rơi vào cuộc tranh cãi mới khi vị lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng khẳng định rằng chế độ Trung Quốc không có quyền chọn người kế vị cho ông vì có thể ông sẽ không tái sinh nữa. Thay vào đó người đứng đầu các ngôi chùa là do chính quyền Trung Quốc chỉ định.
Chính quyền Trung Quốc cũng ra sức phá bỏ các ngôi chùa thiêng liêng tại Tây Tạng, nhiều tăng nhân bị đánh đập hoặc bị bỏ tù bởi những lý do hết sức vô lý. Động thái này của chính quyền Trung Quốc cũng đã bị thế giới lên án và chỉ trích mạnh mẽ.

6. Cơ đốc giáo


Hai cây thánh giá được thu nhặt lại từ đống đổ nát của một nhà thờ bị phá hủy

Ngoài Pháp Luân Công và phật giáo Tây Tạng ra thì những tín đồ Cơ đốc giáo tại Trung Quốc cũng là nạn nhân của giới cầm quyền.
Với lý do rằng việc tăng trưởng nhanh chóng của một tôn giáo có “nguồn gốc ngoại lai” đe dọa an ninh Trung Quốc, các tín đồ Cơ Đốc giáo ở Trung Quốc ước tính khoảng 6 triệu người tin theo nhà thờ Công giáo Rôma và Vatican, đã chịu bức hại vì không tuân theo các Giáo hội được ĐCSTQ kiểm soát. Các mục sư là do chính quyền Trung Quốc chỉ định. Chỉ trong năm 2014 hơn 2000 cây thập tự giá bị phá hủy, các cơ sở tôn giáo bị dở bỏ. Các linh mục thường bị giam cầm hoặc đưa đi trại cải tạo lao động và bị tra tấn. Các linh mục bị chính quyền giam giữ, đánh đập và những cái chết này được xem như tự tử.

7. Cấm sinh con thứ hai


Ảnh biếm họa chính sách một con của Trung Quốc

Chính sách một con của Trung Quốc đã cấm người dân sinh con thứ hai (ngoại trừ lần sinh đầu là song sinh hoặc tam sinh) do chính quyền muốn kế hoạch hóa gia đình, kiểm soát dân số đặc biệt tại những trung tâm đô thị lớn. Phụ nữ có thai lần hai sẽ phải phá và ở một số địa phương còn bị phạt nặng. Chính sách này đã gây mất cân bằng xã hội do nhiều người phá thai hoặc bỏ con nếu biết là bé gái vì muốn có con trai.

8. Sách, báo chí, truyền thông


Sách báo luôn bị kiểm duyệt gắt gao

Tổng Cục báo chí và Xuất bản của Trung Quốc kiểm duyệt tất cả các đầu sách hay các trang báo trước khi phát hành. Các nhà xuất bản không tuân theo đều nhanh chóng bị đóng cửa và các tác giả chỉ có một lựa chọn: Hoặc là chấp nhận kiểm duyệt hoặc chấp nhận không thể tiếp cận được với 1,4 tỷ độc giả tiềm năng. Các loại sách thường được nhập lậu vào Trung Quốc từ các khu vực bên ngoài gồm Hong Kong – nơi các nhà xuất bản được tự do hơn trong phát hành sách.

9. Phim nước ngoài


Các bộ phim nước ngoài luôn bị kiểm duyệt gắt gao, nhiều bộ phim bị cấm trình chiếu.

Mỗi năm, chính quyền Trung Quốc chỉ cho phép 34 phim nước ngoài công chiếu tại các rạp và hạn chế các phim bom tấn Hollywood mới nhất. Các bộ phim được chấp nhận công chiếu vẫn phải chịu sự kiểm duyệt gắt gao của giới chức trách và phải cắt bỏ những cảnh bị chính quyền Trung Quốc cho là mang tính công kích hoặc phá hoại, như nói lên sự thật về tự do tín ngưỡng, quyền con người…
Các nhà làm phim Hollywood đang kỳ vọng Trung Quốc sẽ nâng số lượng phim cho phép trong thời gian tới. Dù có lợi thế so với các hãng phim phương tây, các nhà làm phim Trung Quốc vẫn vấp phải sự kiểm duyệt của giới chức trách. Năm 2005, Trung Quốc dành lời khen tặng cho đạo diễn Đài Loan Ang Lee, người đoạt giải Oscar nhưng bộ phim của ông, Brokeback Mountain, chưa bao giờ được công chiếu ở nước này.
Công Phượng tổng hợp

Xem thêm:

Geen opmerkingen:

Een reactie posten