zaterdag 12 november 2016

Đại bàng và thợ săn trên thảo nguyên Mông Cổ

Đại bàng và thợ săn trên thảo nguyên Mông Cổ

  • 29 tháng 10 2016
Blindfolds are placed over eagles' eyes to keep them calmImage copyright Dave Stamboulis
Image caption Đại bàng được bịt mắt để tĩnh tâm
Vùng Altai ở Tây Mông Cổ là một trong những nơi xa xôi nhất hành tinh.
Chỉ có vài con đường ít ỏi chạy qua khắp vùng rộng lớn này. Các đỉnh núi cao băng giá của rặng Altai nằm dọc biên giới Mông Cổ, Trung Quốc và Nga tạo thành một bức tường bất khả xâm phạm, khiến những thứ văn minh từ bên ngoài không thể chen vào.
Tôi đứng ở một đỉnh núi cằn cỗi cao 3.000m tại tỉnh Bayan Olgii cùng Bikbolat, một người Kazakh trông dáng cao quý, đội trên đầu chiếc mũ lông cáo và tấm áo choàng dài làm bằng lông cừu. Một chú đại bàng đậu trên tay ông, mắt hau háu nhìn về phía chân trời lùng sục con mồi.
Bikbolat là một trong số chỉ 250 thợ săn chuyên dùng đại bàng còn sót lại ở vùng này, điêu luyện môn nghệ thuật berkutchi vốn được truyền lại từ nhiều đời và là một truyền thống từng tồn tại ở khắp thảo nguyên Trung Á trong suốt 6.000 năm qua.
Female eagles are the best hunters because they are more aggressive and heavier than malesImage copyright Dave Stamboulis
Image caption Đại bàng mái săn mồi thiện nghệ hơn, bởi chúng hung hăng hơn và nặng hơn các con trống
Thành Cát Tư Hãn và Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt đều có hàng ngàn con chim săn mồi; nghệ thuật luyện đại bàng của những vị vua này đã được Marco Polo mô tả kỹ lưỡng.
Tộc người Kazakhs chiếm đa số tại Bayan Olgii. Họ bị quân lính của Đế chế Nga dồn tới đây từ hồi giữa thập niên 1800.
Những thợ săn chuyên dùng đại bàng đã duy trì một lối sống khác xa so với đời sống hiện đại, trải qua được những mùa đông giá rét, sống sót trong những chiếc ger (tức những căn lều tròn có thể nhổ trại mang theo mỗi khi di chuyển), huấn luyện chim săn mồi và đi săn trên lưng ngựa.
Giữa người thợ săn và chim đại bàng có một mối liên hệ gắn bó vô cùng mật thiết.
Chim đại bàng là loài có tính độc lập cực kỳ mạnh mẽ, nên chúng cần phải được huấn luyện từ những ngày còn rất non nớt thì mới có thể tạo dựng được niềm tin giữa chúng với người chủ.
Bikbolat giải thích rằng huấn luyện chim non thì tốt hơn bởi chúng dễ thuần hóa hơn và không gây hại cho trẻ em hoặc bọn cừu, tuy các con chim trưởng thành thật ra có khả năng săn mồi tốt hơn, dễ dàng hạ gục được bọn sói, cáo.
Ông nói với tôi rằng chim mái thường săn mồi giỏi hơn chim trống, không chỉ bởi chúng dữ hơn mà còn bởi chúng nặng hơn một phần ba so với các con chim trống.
Training a bird can take several yearsImage copyright Dave Stamboulis
Image caption Viện huấn luyện kéo dài trong vài năm
Một khi đã được huấn luyện, là quá trình có thể kéo dài tới vài năm, một con đại bàng sẽ đi săn cùng chủ - người chủ cưỡi trên lưng ngựa, con chim đậu trên cánh tay trái.
Mối gắn bó giữa những người thợ săn kỳ cựu và chim đại bàng của họ có thể khăng khít tới mức bất kỳ thay đổi nhỏ nào trong áp lực móng vuốt con chim trên cánh tay cũng khiến người thợ săn nhận biết rằng con chim đã đánh hơi được con mồi.
Một số thợ săn Kazakh có những khẩu súng hơi cổ của Nga, mà họ dùng để bắn thỏ rừng, nhưng đa phần các thợ săn thường dùng đại bàng, bởi chúng có tầm nhìn tốt gấp tám lần so với chủ.
Các con mồi chủ yếu là cáo, thứ cung cấp bộ da mặc cực kỳ ấm, và marmot, thứ cho cả bộ da lông ấm áp lẫn thịt để ăn, nhưng những con đại bàng đầy uy lực còn hạ gục cả những con cú, sói, thậm chí cả báo tuyết.
Hầu hết việc đi săn được thực hiện vào mùa đông, là lúc bọn chim gầy nhất, đói nhất.
Nhưng tôi tới nơi vào mùa thu, và khi Bikbolat nhìn ra thảo nguyên xa xa bên dưới chúng tôi, ông lắc đầu và nói rằng việc thiếu tuyết rơi đầu mùa khiến cho việc phát hiện dấu vết con mồi trở nên khó khăn hơn.
Bây giờ không phải là thời điểm lý tưởng để đi săn. Tuy nhiên, ông vẫn duy trì trạng thái nhanh nhạy cho đại bàng của mình bằng cách bỏ vài miếng thịt nhỏ xuống dưới triền đồi, sau đó tháo băng che mắt con chim vốn được dùng khi đại bàng nghỉ ngơi, nhằm giúp nó tĩnh tâm và tỉnh táo.
Con chim liếc mắt sắc lẻm nhìn chúng tôi trong thoáng chốc, rồi nó bay khỏi bàn tay có đeo găng của Bikbolat, lượn tìm và lao xuống những miếng thịt như thể đang trong một cuộc đào tạo tiến hành ám sát.
Female eagles are the best hunters because they are more aggressive and heavier than malesImage copyright Dave Stamboulis
Image caption Đại bàng mái săn mồi thiện nghệ hơn, bởi chúng hung hăng hơn và nặng hơn các con trống
Mỗi năm, vào tháng Chín, một lễ hội đại bàng thợ săn lớn lại được tổ chức ở Olgii, thủ phủ của vùng này, thu hút sự tham gia của hàng trăm thợ săn, nhằm tranh giải thưởng tiền mặt.
Ngoài chuyện thi triển kỹ năng khéo léo, các tay thợ săn còn tham gia các trò chơi truyền thống của Kazakh như kokbar, tức trò kéo co trên lưng ngựa, với sợi dây được bện bằng những tấm da cừu hoặc da cáo sống; hay trò tenge alu, một cuộc thi trong đó các thợ săn phải tìm cách nhặt được những món đồ trên mặt đất khi vẫn ngồi trên lưng ngựa.
Tuy đây rõ ràng là nơi dành cho đàn ông, nhưng phụ nữ cũng tới khoe tài trên lưng ngựa trong các cuộc thi kyz kuu, sự kiện mang tính hẹn hò tìm hiểu giao duyên nam nữ.
Nếu chàng trai giành chiến thắng, anh sẽ được một nụ hôn, nhưng nếu không đuổi kịp cô gái trước khi cô cán đích, thì cô sẽ quay lại, phi ngựa nước đại đuổi anh xuống cánh đồng, vung roi trói quanh người khiến anh bị khán giả đứng xem cười chê.
Tuy nhiên, những trò chơi dân gian này có lẽ rồi sẽ sớm biến mất.
Hunters form intimate bonds with their birdsImage copyright Dave Stamboulis
Image caption Thợ săn và chim đại bàng hình thành tình cảm gắn bó thân thiết
Việc chăn thả gia súc quá mức tại Mông Cổ trong những năm gần đây khiến đời sống hoang dã trở nên ít đi, không còn nhiều thú để săn, và làn sóng du lịch đổ tới cũng gây áp lực cho việc bảo tồn đời sống tự nhiên của người Kazakh.
Ngày càng có nhiều gia đình Kazakh gửi con cái tới các thành phố để kiếm tiền hỗ trợ cho việc nuôi gia súc ở nhà, và Bikbolat nói việc săn bắt đã không còn là một công việc đủ để nuôi sống gia đình.
Thế nhưng những chú chim kiêu hùng vẫn luôn được các thợ săn trân trọng, và chúng luôn được thả vào đời sống tự nhiên sau 10 năm rong ruổi với chủ.
Quan trọng hơn, berkutchi được coi như nghi lễ để các nam thiếu niên Kazakh bước vào tuổi trưởng thành, bởi kỹ năng luyện đại bàng, tạo tình cảm gắn bó giữa đại bàng và thợ săn là thứ quý giá, được truyền từ đời cha sang đời con.
The eagle hunters live removed from the modern worldImage copyright Dave Stamboulis
Image caption Những người thợ săn dùng chim đại bàng sống tách biệt khỏi thế giới hiện đại
Như trường hợp Bikbolat, nghề này đã được truyền qua 12 thế hệ, và là niềm tự hào của dòng họ ông.
Bikbolat nói với tôi về ngạn ngữ cổ của người Kazakh, nói về đời sống của người thợ săn nơi đây và thiên nhiên phóng khoáng của Altai: "Vó ngựa phi nhanh và những chú đại bàng thiện chiến chính là đôi cánh của người Kazakh."
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.

Tin liên quan

Geen opmerkingen:

Een reactie posten