vrijdag 11 november 2016

Khám phá phương pháp xây dựng Kim tự tháp của người Ai Cập

Khám phá phương pháp xây dựng Kim tự tháp của người Ai Cập

|
Ước tính để xây dựng Kim tự tháp, người Ai Cập phải sử dụng khoảng 2,3 triệu khối đá, mỗi khối nặng từ 2 - 4 tấn, đôi khi lên đến 15 tấn.  
Kim tự tháp là một tên gọi chung dành cho các kiến trúc có hình chóp và đáy vuông, các bên mặt là tam giác đều. Đa số mọi người đều nghĩ rằng, Kim tự tháp chỉ có ở Ai Cập, tuy nhiên, dạng công trình này có ở rất nhiều nơi trên thế giới. Với mỗi nền văn hóa khác nhau, Kim tự tháp sẽ có các đặc điểm phù hợp với những mục đích khác nhau. Với Ai Cập, Kim tự tháp được sử dụng như lăng mộ dành cho vua chúa. Khi một vị vua lên ngôi, họ sẽ xây dựng một Kim tự tháp cho riêng mình.
Kim tự tháp của Ai Cập. (Ảnh: Internet)
Kim tự tháp của Ai Cập. (Ảnh: Internet)
Kim tự tháp Kheops của Ai Cập là một trong những kì quan thế giới vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Theo nghiên cứu từ những kí hiệu bên trong công trình thì Kim tự tháp được xây dựng vào khoảng những năm 2580 - 2560 trước Công nguyên. Và Kim tự tháp cũng là một trong những bí ẩn gây ra tranh cãi giữa các nhà khoa học. Nếu không đề cập đến các câu chuyện huyền ảo về Kim tự tháp, thì chúng ta có rất nhiều câu hỏi đặt ra về trình độ phát triển khoa học và kĩ thuật của người Ai Cập xưa. Họ có thể di chuyển những khối đá thiên nhiên nặng từ 2 - 4 tấn, đồng thời gọt giũa và ghép chúng lại với nhau một cách hoàn hảo, dù không hề sử dụng những vật liệu như xi măng của hiện đại nhưng vẫn vững chắc và tồn tại theo thời gian. Khi hoàn thành, ước tính chiều cao của Kim tự tháp là 146,59m.
Theo trang Phượng Hoàng (Trung Quốc), hiện đã có một chuyên gia nhận định rằng bên trong Kim tự tháp vẫn còn tồn tại những đường dẫn nước. Dựa theo giả thuyết của chuyên gia này thì trong quá trình xây dựng, ngoài việc sử dụng một lực lướng lớn nhân công, người ta đã tạo ra những con kênh nhỏ giữa khu vực xây dựng với sông Nile, nhằm mục đích tận dụng lực đẩy của nước để di chuyển 2,3 triệu khối đá.
Đường dẫn nước giúp vận chuyển các khối đá vào Kim tự tháp. (Ảnh: Internet)
Đường dẫn nước giúp vận chuyển các khối đá vào Kim tự tháp. (Ảnh: Internet)
Các khối đá được gia công từ một công trường rất xa khu vực xây dựng. Công nhân sử dụng những tấm da động vật để thổi khí, sau đó buộc chặt lại bằng dây thừng làm thành phao để vận chuyển các khối đá từ kênh vào Kim tự tháp.
Hình ảnh minh họa cho cách làm trên. (Ảnh: Internet)
Hình ảnh minh họa cho cách làm trên. (Ảnh: Internet)
Đá sẽ được gia công và vận chuyển bằng lực đẩy của nước. (Ảnh: Internet)
Đá sẽ được gia công và vận chuyển bằng lực đẩy của nước. (Ảnh: Internet)
Những khối đá được buộc vào phao. (Ảnh: Internet)
Những khối đá được buộc vào phao. (Ảnh: Internet)
Các khối đá sẽ được di chuyển vào các đường dẫn nước. (Ảnh: Internet)
Các khối đá sẽ được di chuyển vào các đường dẫn nước. (Ảnh: Internet)
Không mất quá nhiều sức lực, người công nhân vẫn có thể vận chuyển vật liệu. (Ảnh: Internet)
Không mất quá nhiều sức lực, người công nhân vẫn có thể vận chuyển vật liệu. (Ảnh: Internet)
Có thể đồng ý rằng người Ai Cập sử dụng sức nước nhưng điều này sẽ khả thi hơn khi vận chuyển trên mặt phẳng hoặc dẫn nước xuống dốc, nhưng làm thế nào có thể nâng những viên đá lên cao và vào đúng vị trí tương ứng khi Kim tự tháp cao đến hàng trăm mét?
Câu trả lời của chuyên gia đưa ra giả thuyết này là trong các con kênh, người ta lắp đặt thêm cửa khẩu, sau đó di chuyển các khối đá qua từng cửa khẩu, sử dụng áp lực của nước để nâng các tảng đá di chuyển lên cao.
Nếu áp dụng với nguyên lí trên, người Ai Cập có thể đưa đá vào công trình từ cả bốn hướng của Kim tự tháp. Các khối đá sẽ được di chuyển bằng cách làm đầy hoặc thoát nước tại các đường rãnh vào Kim tự tháp. Khi đó, công nhân chỉ cần tháo các bao khí, khối đá sẽ được hạ xuống một cách an toàn.
Các khối đá sẽ được di chuyển vào từng cửa khẩu. (Ảnh: Internet)
Các khối đá sẽ được di chuyển vào từng cửa khẩu. (Ảnh: Internet)
Sau đó sẽ đóng các cửa khẩu tương ứng và các khối đá sẽ di chuyển lên trên vào từng vị trí tương ứng. (Ảnh: Internet)
Sau đó sẽ đóng các cửa khẩu tương ứng và các khối đá sẽ di chuyển lên trên vào từng vị trí tương ứng. (Ảnh: Internet)
Một thí nghiệm chứng minh cho giả thuyết trên. (Ảnh: Internet)
Một thí nghiệm chứng minh cho giả thuyết trên. (Ảnh: Internet)
Bốn đường dẫn nước từ 4 hướng khác nhau sẽ đưa vật liệu vào vị trí tương ứng. (Ảnh: Internet)
Bốn đường dẫn nước từ 4 hướng khác nhau sẽ đưa vật liệu vào vị trí tương ứng. (Ảnh: Internet)
Các công nhân sẽ gia công đá bằng sức nước. (Ảnh: Internet)
Các công nhân sẽ gia công đá bằng sức nước. (Ảnh: Internet)
Các cửa khẩu được lắp đặt sẵn. (Ảnh: Internet)
Các cửa khẩu được lắp đặt sẵn. (Ảnh: Internet)
Toàn cảnh một trong những cửa khẩu của Kim tự tháp. (Ảnh: Internet)
Toàn cảnh một trong những cửa khẩu của Kim tự tháp. (Ảnh: Internet)
Các đường dẫn nước sẽ được hình thành dần khi Kim tự tháp được xây dựng lên cao. Tất cả sẽ được xây theo chiều hướng lên trên theo một góc 53 độ. Những góc này đã được tính toán kĩ lưỡng để không quá dốc, và các mặt của Kim tự tháp cũng được xây dựng theo góc này.
Các góc được tính toán kĩ lưỡng. (Ảnh: Internet)
Các góc được tính toán kĩ lưỡng. (Ảnh: Internet)
Với góc 53 độ sẽ đảm bảo các đường dẫn nước không quá dốc, có thể vận chuyển các khối đá lên cao. (Ảnh: Internet)
Với góc 53 độ sẽ đảm bảo các đường dẫn nước không quá dốc, có thể vận chuyển các khối đá lên cao. (Ảnh: Internet)
Việc phát hiện các khối đá có dính vật chất trên sông lại càng làm cho giả thuyết người Ai Cập xưa sử dụng sức nước để xây dựng Kim tự tháp có thêm cơ sở chứng minh. Trước đó, nhiều chuyên gia cũng đã khai quật được các đường dẫn nước vào Kim tự tháp.
Đường dẫn nước được khai quật. (Ảnh: Internet)
Đường dẫn nước được khai quật. (Ảnh: Internet)
Trên thế giới cũng có các công trình sử dụng phương pháp này để xây dựng, cụ thể là đền Angkor Wat ở Campuchia. Người Khmer đã vận dụng các con kênh đào để vận chuyển 5 tấn sa thạch bằng cách để chúng vào bè gỗ và di chuyển theo sông, hồ vào khu vực xây dựng đền. Nhờ phương pháp này, họ đã rút ngắn thời gian xây dựng, hoàn thành công trình trong vòng 35 năm thay vì cả trăm năm theo tính toán trước đây của các nhà khoa học.
Đền Angkor Wat ở Campuchia. (Ảnh: Internet)
Đền Angkor Wat ở Campuchia. (Ảnh: Internet)
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện trên những khối đá có nhiều vết lồi do bàn tay con người tạo nên, có thể vết này giúp cho việc vận chuyển được dễ dàng hơn.
Vết lồi được phát hiện trên một khối đá. (Ảnh: Internet)
Vết lồi được phát hiện trên một khối đá. (Ảnh: Internet)
Việc vận chuyển dễ dàng hơn khi có những vết lồi này. (Ảnh: Internet) 
Việc vận chuyển dễ dàng hơn khi có những vết lồi này. (Ảnh: Internet) 
Với những lí luận trên cùng các thực nghiệm đã chứng minh rằng phương pháp trên là có khả năng, nhưng suy cho cùng đây cũng chỉ là một giả thuyết được đưa ra để tham khảo. Kim tự tháp Ai Cập là một trong những bí ẩn lớn được đưa ra nghiên cứu từ nhiều năm nay, tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có giả thuyết nào được xác định là hoàn toàn hợp lí và chính xác nhất.

http://www.yan.vn/kham-pha-phuong-phap-xay-dung-kim-tu-thap-cua-nguoi-ai-cap-78043.html

Geen opmerkingen:

Een reactie posten