vrijdag 29 maart 2019

‘Sư đảng viên’ Ba Vàng Thích Trúc Thái Minh (tức đại tá công an Vũ Minh Hiếu) ngoài vụ..."thỉnh vong...kiếm tiền tỷ" vừa đổ bể ở Uông Bí, đã từng gom tiền xây chùa Quảng Nam rồi... ‘biến’ (!) [... liệu ông Lú có dám quăng "tên bịp bợm" này vào "lò" không, hay lại sợ..."vong"... mạng ! ]





‘Sư đảng viên’ Ba Vàng từng gom tiền xây chùa Quảng Nam rồi ‘biến’






Động thổ xây dựng khu du lịch năm 2016, có mặt “sư đảng viên” Thích Trúc Thái Minh, đứng giữa, đeo kính trắng. (Hình: Tuổi Trẻ)
QUẢNG NAM, Việt Nam (NV) – Trụ trì chùa Ba Vàng đã từng mượn đất cho động thổ xây dựng dự án Khu Du Lịch Tâm Linh Thiền Trúc Lâm – Quảng Nam, hay còn gọi là chùa Ba Vàng Quảng Nam, ở huyện Phú Ninh hồi năm 2016, gom tiền các Mạnh Thường Quân quyên góp rồi… “biệt tăm.”
Theo báo Tuổi Trẻ ngày 28 Tháng Ba, 2019, cho biết hồi ngày 26 Tháng Năm, 2016, tại khu vực rừng phòng hộ Phú Ninh, xã Tam Đại, huyện Phú Ninh, Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Ba Vàng Quảng Nam tổ chức lễ động thổ khởi công xây dựng dự án Khu Du Lịch Tâm Linh Thiền Trúc Lâm – Quảng Nam (chùa Ba Vàng Quảng Nam) rất “hoành tráng.”
Dự án sẽ được khai triển trên diện tích 200 hécta nằm trong đất rừng phòng hộ với tổng kinh phí đầu tư 1,000 tỷ đồng (hơn $43.1 triệu), dự kiến hoàn thành sau 12 tháng thi công.
Tại lễ khởi công, chủ đầu tư cho hay việc xây dựng chùa Ba Vàng Quảng Nam nhằm “thúc đẩy phát triển du lịch, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng đạo đức con người đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, đời sống tâm linh của người dân,” làm nhiều người dân ở đây phấn khởi vì sắp có một dự án du lịch tâm linh lớn.




Đồ án khu du lịch tâm linh thiền Trúc Lâm Quảng Nam. (Hình: Tuổi Trẻ)

Cũng tại buổi động thổ khởi công này, nhiều nhà hảo tâm, tập thể, cá nhân đã ủng hộ hàng tỷ đồng và nhiều hiện vật có giá trị để góp phần xây dựng chùa.
Trong đó, có những nhà hảo tâm đưa tận tay hàng trăm triệu đồng tiền mặt cho đại diện nhà đầu tư, một số trao bảng tượng trưng với số tiền rất lớn, có người tặng 1 tỷ đồng. Đáng chú ý, người trực tiếp đứng ra nhận số tiền và hiện vật trên chính là “sư đảng viên” Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng Quảng Ninh, ngôi chùa mà những ngày qua đang gây xôn xao dư luận bởi việc gọi vong, nhập hồn thông qua hình thức công đức.
Thế nhưng, sau lễ khởi công thì chủ đầu tư thông báo, báo cáo tỉnh Quảng Nam dừng thực hiện dự án do “gặp một số khó khăn, vướng mắc.”
Theo báo Tuổi Trẻ, cho đến hiện tại, khoảnh đất mà chủ đầu tư đã làm lễ động thổ nằm bên cạnh hồ Phú Ninh vẫn để trống, người dân thả bò trên phần đất ấy và trồng keo con.
Ông Nguyễn Xuân Phước, giám đốc Ban Quản Lý Rừng Phòng Hộ Phú Ninh, cho biết phần đất mà chủ đầu tư làm lễ động thổ và toàn bộ diện tích dự kiến xây chùa vẫn là đất rừng phòng hộ, chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng từ rừng phòng hộ sang đất xây dựng chùa chiền.




“Sư đảng viên” Thích Trúc Thái Minh nhận văn bản tiền ủng hộ xây chùa. (Hình: Tuổi Trẻ)

“Họ xin mượn địa điểm là khoảnh đất trống ở rừng phòng hộ để làm lễ khởi công thôi chứ chẳng có văn bản gì hết, mình cũng thấy không ảnh hưởng gì nên để họ làm. Và từ khi làm lễ khởi công xong họ cũng chẳng làm gì hết, chưa tác động đến rừng phòng hộ khu vực này,” ông Phước nói.
Trước việc dự án xây chùa trên dừng thực hiện, rất nhiều người dân và chính quyền địa phương bất ngờ. Do vậy từ năm 2017, Ban Thường Vụ Tỉnh ủy Quảng Nam và Ban Chỉ Đạo Công Tác Tôn Giáo đã có ý kiến đề nghị Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Nam phúc trình cho biết rõ nguyên nhân dự án dừng triển khai.
Đến Tháng Tám, 2017, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Nam có phúc trình giải đáp cho biết, trong quá trình khai triển dự án, chủ đầu tư gặp một số khó khăn, vướng mắc, như thủ tục pháp lý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, bồi thường, giải tỏa mặt bằng, công tác bảo vệ môi trường, đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ khai triển dự án, nguồn vốn thực hiện. Trong đó, khó khăn lớn nhất là “không bảo đảm năng lực tài chính” nên chủ đầu tư báo cáo Ủy Ban Nhân Dân tỉnh không tiếp tục khai triển, dừng thực hiện dự án…
Điều đáng chú ý là sau khi chủ đầu tư dừng dự án này, dư luận cho rằng chủ đầu tư đã “vẽ” ra dự án để động thổ, khởi công rồi nhận tiền ủng hộ xây chùa của các nhà hảo tâm, bây giờ số tiền ấy đi đâu? Và đến nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. (Tr.N)
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/su-dang-vien-gom-tien-roi-bien/

Chùa Ba Vàng: Đại đức Thái Minh ‘bị cách chức’, bà Phạm Thị Yến bị phạt

  • 26 tháng 3 2019




Đại đức Thích Trúc Thái Minh Bản quyền hình ảnhYouTube
Image caption Đại đức Thích Trúc Thái Minh

Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra quyết định tạm đình chỉ mọi chức vụ trong Giáo hội của Đại đức Thích Trúc Thái Minh tại chùa Ba Vàng.
Thông cáo ngày 26/3 nói Hội nghị Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN sẽ còn ra quyết định cách chức ông Minh sau đó.
Thông cáo nói trụ trì chùa Ba Vàng đã "vi phạm Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam làm tổn thương đến thanh danh Giáo hội, đến Tăng đoàn".
Đại đức Thích Trúc Thái Minh phải sám hối Đại Tăng, theo thông cáo chính thức.
Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam kết luận việc Đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng đã để cho Phật tử Phạm Thị Yến, pháp danh Tâm Chiếu Hoàn Quán đăng đàn thuyết pháp tại chùa Ba Vàng là "không đúng".
Giáo hội Phật giáo Việt Nam yêu cầu chùa Ba Vàng chấm dứt việc tổ chức lễ thỉnh oan gia trái chủ.
Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chùa Ba Vàng đã không đúng với nghi lễ Phật giáo truyền thống khi:
  • tổ chức lễ thỉnh vong giải oan gia trái chủ,
  • chữa bệnh cho người dân và phật tử có nhu cầu, trong nghi thức này có việc gọi vong, nhập hồn, phán số kiếp,
  • quy định việc người đăng ký pháp thỉnh oan gia trái chủ buộc phải trả nợ cho vong bằng tiền do vong yêu cầu thông qua hình thức công đức vào chùa Ba Vàng, hoặc làm công quả lao động tại chùa Ba Vàng
Sau khi các báo Việt Nam, đặc biệt là báo Lao Động, đưa tin về "thỉnh vong giải nghiệp" diễn ra ở chùa Ba Vàng, chính quyền và giáo hội đã phản ứng.
Vụ thỉnh vong chùa Ba Vàng: dư luận dậy sóng
Giáo hội: 'Không có chuyện thỉnh, giải oan'
Vô thần có tốt? Luật nhân quả có hay không?
UBND thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, nói việc phật tử Phạm Thị Yến tuyên truyền giảng pháp "đang tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh trật tự trên địa bàn, gây ra những bất bình trong dư luận nhân dân".
Nhà chức trách đã phạt bà Yến một khoản tiền 5 triệu VND, theo các báo Việt Nam hôm 26/03.
Cũng có tin bà Phạm Thị Yến bị công an Uông Bí không cho tạm trú nữa, và đã về nơi trú quán gốc là TP Hạ Long.




bà Phạm Thị Yến chùa Ba Vàng Bản quyền hình ảnhOTHER
Image caption Những lời 'giảng' của bà Phạm Thị Yến chùa Ba Vàng nói rằng Cao Mỹ Duyên, cô gái giao gà bị hãm hiếp, sát hại là do "ác nghiệp từ tiền kiếp" đã gây bức xúc lớn trong dư luận

Bức xúc trên mạng

Nhà báo, Facebooker Nguyễn Đức bình luận hôm 22/3 trên trang cá nhân:
"Ma tăng Chùa Ba Vàng đủ yếu tố cấu thành tội lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo và lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Cúng một lễ oan gia mà bắt người dân nộp 950 triệu. Thật là cưỡng đoạt bá tánh vốn mê lầm tin lời ma sư.
Đây là đường dây lừa đảo trùm sò nhất bị lộ."
"Tôi đã trao đổi với một số đại biểu quốc hội. Theo đó, các đại biểu đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc điều tra hành vi vi phạm pháp luật của những kẻ mượn danh Phật, nhân danh đạo pháp để gây rối loạn, gieo mê tín u mê cho xã hội.
Để những kẻ mượn áo nhà sư trục lợi, làm bậy thì khác nào mặc nhiên cho tà đạo lên ngôi nhiễu loạn chúng sinh.
Họa này phải dẹp!"




Người dân xếp hàng chờ đến lượt vào 'thỉnh vong' ở chùa Ba Vàng Bản quyền hình ảnhOTHER
Image caption Người dân xếp hàng chờ đến lượt vào 'thỉnh vong' ở chùa Ba Vàng
"Start-up chùa"
Facebooker Ngọc Lan thì có cái nhìn hóm hỉnh, bình luận về chùa Ba Vàng dưới góc độ một 'start-up chùa'.
Chị nhận xét chùa này có hoạt động marketing "cực kỳ chuyên nghiệp, cả online, cả ofline", và biết nhìn ra cơ hội thị trường, "khai thác vào điểm yếu mù quáng của dân mình" và khôn ngoan tránh phải trả thuế khi tổ chức mô hình là chùa.
"Họ nhìn ra cơ hội thị trưởng ở cái xứ này, họ khai thác vào điểm yếu mù quáng của dân mình. Khách hàng của họ có điểm yếu là hễ bị gì là tin do nghiệp, họ cung cấp gói giải nghiệp để khách hàng yên tâm.
Còn định giá chát, thì ông nào làm sản phẩm - dịch vụ cao cấp đều biết tâm lý "Đắt - sắt ra miếng". Quả là bậc thầy về tâm lý kinh doanh," Ngọc Lan viết.
Về người chủ trì chùa Ba Vàng, chị bình luận ông có khả năng "thuyết trình hơn cả đa cấp, trình vượt trội anh vũ trọc luôn. Vừa bán hàng mà không hề hạ mình, đứng trên đầu trên cổ khách hàng mà chốt sale.
"Đây là một mô hình doanh nghiệp đi đúng xu hướng kinh tế thị trường cần nhân rộng ở từng tỉnh, từng huyện," bài viết kết luận đầy châm biếm.




Toàn cảnh chùa Ba Vàng Bản quyền hình ảnhYouTube Thoi su 24h
Image caption Toàn cảnh chùa Ba Vàng
Ai bảo kê cho chùa Ba Vàng?
Rất nhiều câu hỏi tiếp tục được đặt ra quanh vụ chùa Ba Vàng - ai cho phép xây chùa? hoạt động 'thu tiền để thỉnh vong' của chùa có hợp pháp? và nhất là ai là người chống lưng cho các hoạt động này?
Bài viết có tựa đề "Ai bảo kê cho chùa Ba Vàng buôn tăng bán phật" của nhà báo Hoàng Hải Vân trên trang Facebook của ông được rất nhiều người bình luận và chia sẻ.
"Việc truyền bá mê tín dị đoan vong báo oán "mỗi năm thu trăm tỷ" của ngôi chùa Ba Vàng "kỷ lục Đông Dương" này là sự biến dị trơ tráo của tình trạng buôn tăng bán phật đang diễn ra khắp nơi. Việc lừa đảo trục lợi ở đây là rất khó chối cãi, cho nên cơ quan điều tra phải vào cuộc.
Tin vào hồn ma sẽ sống có đạo đức hơn?
VN: Đảng đề cao ‘đức trị’ để cân bằng ‘pháp trị’?
"Từ một ngôi chùa gỗ với một vài phế tích, chỉ trong vòng 10 năm người ta đã cho phép phá rừng để xây một ngôi chùa to hoành tráng trên diện tích hàng chục ngàn mét vuông thành "Ngôi chùa trên núi có chính điện lớn nhất Đông Dương" với số tiền trùng tu là gần 500 tỷ đồng (theo báo Nông thôn ngày nay).
"Giáo hội Phật giáo, dù là Trung ương, tỉnh hay trụ trì chùa Ba Vàng, đều không có khả năng tự mình phá rừng làm chùa. Cơ quan nào cho phép phá rừng ? Cơ quan nào cấp phép xây chùa ? Ai bảo kê cho các hoạt động lừa đảo phi pháp của ngôi chùa này ? Đó là các câu hỏi cần được các cơ quan bảo vệ pháp luật trả lời, nếu các cơ quan này muốn bảo vệ sự minh bạch của luật pháp, của chính sách tôn giáo và bảo vệ đồng bào Phật tử.
"Đây không phải là hoạt động tôn giáo hợp pháp. Đây rõ ràng là điển hình của sự lợi dụng tôn giáo để trục lợi. Các vị luật sư đừng nói do người nộp tiền đều tự nguyện nộp tiền nên không phạm tội hình sự nhé, dùng thần quyền đẩy người ta vào tròng để tước đoạt so với dùng thế quyền để tước đoạt không khác gì nhau đâu!"
Trong khi đó, trên mạng ngày 24/3 đã xuất hiện video phỏng vấn cựu thứ trưởng ngoại giao Việt Nam Nguyễn Thanh Sơn lên tiếng bênh vực chùa Ba Vàng.
Ông Sơn nói: "Tôi chưa một lần đến chùa Ba Vàng, chưa gặp Thầy Trúc Minh nhưng theo dõi rất nhiều bài trên mạng."
"Tôi đánh giá đây là hoạt động hiệu quả, hội tụ rất nhiều phật tử. Ngần ấy con người chịu đến nghe trong nhiều năm, chả nhẽ Thầy lừa được nhiều người thế," ông Sơn nói.
Chiều 20/3, sau khi giới truyền thông trong nước đồng loạt đưa tin về chùa Ba Vàng, Đại đức Thích Trúc Thái Minh đã có buổi "pháp thoại" phát sóng trực tiếp trên trang web lẫn mạng xã hội.
Ông cho rằng vì "chùa lớn, có tiếng trong tỉnh Quảng Ninh, cả nước và cả trên thế giới nên có những người ganh ghét, đố kỵ".
Về việc cầu thỉnh vong linh, sư thầy Thích Bảo Tiến, phụ trách pháp thỉnh oan gia trái chủ nói "Tất cả khổ đều do duyên, phật tử không nên than trời, trách đất mà phải đổ cho kiếp trước, cái nghiệp của mình nhưng do mình vô minh nên không biết."
Cùng ngày, Đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói trong học thuyết Phật giáo không có chuyện thỉnh, giải oan gia trái chủ như Chùa Ba Vàng và lời lý giải của Phật tử Phạm Thị Yến cũng không đúng với giáo lý nhà Phật, trái đạo đức xã hội.
Sang ngày 25/03, thành phố Uông Bí có văn bản yêu cầu trụ trì chùa Ba Vàng chấm dứt các hoạt động 'thỉnh vong', 'cúng oan gia trái chủ' tại chùa này.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-47708703

Video: Tin Trong Ngày Mới Cập Nhật

Copyright © 2018, Người Việt Daily News

"Lò-ông-Lú" [LoL] : Trần Duy Tùng, Con trai duy nhất của ông Trần Bắc Hà bị bắt, khởi tố vì vụ... thâm thủng ngân hàng BIDV [... thế là cha con... vào chung một lò ! ]

Con trai ông Trần Bắc Hà bị bắt, khởi tố

Trần Bắc Hà, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng BIDV Bản quyền hình ảnh vir.com.vn
Image caption Trần Bắc Hà, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng BIDV
Bộ Công an Việt Nam ngày 29/3 thông báo đã khởi tố, bắt giam ông Trần Duy Tùng, sinh năm 1985, cùng ba người khác trong cuộc điều tra ngân hàng BIDV.
Ông Tùng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn An Phú (trụ sở TP Quy Nhơn), là con trai ông Trần Bắc Hà, người từng dẫn dắt BIDV thời gian dài.
Năm ngoái, ông Trần Bắc Hà đã bị khai trừ khỏi đảng, sau đó bị bắt tạm giam chờ xét xử.
Bộ Công an nói việc khởi tố, bắt giữ bốn người là liên quan vụ án hình sự về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Ngân hàng BIDV và Công ty Cổ phần Chăn nuôi Bình Hà.
Cùng bị bắt, có Đinh Văn Dũng, nguyên Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chăn nuôi Bình Hà; Trần Anh Quang, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chăn nuôi Bình Hà; và Thái Thành Vinh, Cổ đông Công ty Cổ phần Chăn nuôi Bình Hà.
Thông cáo nói sau khi Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn, việc khởi tố và bắt giữ đã tiến hành hôm 26/3.
Là con trai duy nhất của ông Trần Bắc Hà, ông Trần Duy Tùng điều hành công ty An Phú và cũng giữ chức Thành viên HĐQT Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn.
Tháng 9/2017, ông Tùng xin từ chức ở công ty cảng Quy Nhơn.
Đảng Cộng sản gần đây đã yêu cầu thanh tra lại toàn bộ quá trình cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn.
Theo truyền thông Việt Nam, năm 2015, UBND tỉnh Hà Tĩnh chấp thuận chủ trương đầu tư dự án chăn nuôi bò giống và bò thịt do Công ty Bình Hà là chủ đầu tư.
BIDV là ngân hàng cho vay tiền để làm dự án.
Nhưng theo báo chí, tính đến hôm nay, dự án này chỉ mới đạt quy mô bình quân gần 15.000 con/năm, bằng 6% so quy mô đề ra.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-47736945

Vụ Trần Bắc Hà và tham nhũng ngân hàng 'từ lâu'

Đốt vàng mã Bản quyền hình ảnhLinh Pham
Image caption Đốt vàng mã nhân ngày Tết ở Việt Nam - hình minh họa. Tiền công quỹ ở nước này cũng 'bị đốt' vô tội vạ vào các vụ thất thoát, nhũng lạm và lãng phí
Việc ông Trần Bắc Hà bị bắt chỉ thể hiện "sự yếu kém, vấn nạn từ lâu của ngành ngân hàng với khối nợ xấu khổng lồ" ở Việt Nam, một ý kiến từ Hoa Kỳ cho BBC biệt hôm 29/11.
Tiến sỹ Phạm Đỗ Chí từ Florida, tham gia Chương trình Bàn tròn Thứ Năm trong studio của BBC Tiếng Việt ở London, bình luận:
"Việt Nam sau 40 năm vẫn chưa đạt được thế kinh tế hùng mạnh, độc lập và tự chủ chỉ vì sự yếu kém của những cải cách, thực sự chưa cải cách ra khỏi guồng máy bộ máy xã hội chủ nghĩa."
Ông Trần Bắc Hà chính thức bị khởi tố
Ông Trần Bắc Hà bị bắt ở Campuchia?
Việt Nam xác nhận đã bắt ông Trần Bắc Hà
Sau năm 1986, Việt Nam tuyên bố thoát khỏi nền kinh tế bao cấp; tuy vậy, ông Chí cho rằng "sức sản xuất vẫn rất yếu ớt và chưa nắm được những mối lợi của kinh tế thị trường vì Việt Nam chưa bao giờ chính thức trở thành nền kinh tế thị trường."
Giải thích cho những yếu kém lâu nay của ngành ngân hàng, theo ông là vì "những hành động của giới lãnh đạo ngân hàng" dẫn đến chỉ trong vòng 2-3 năm nay liên tiếp nhiều nhân vật nổi cộm bị bắt.
Ông Trần Bắc Hà là cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị ngân hàng BIDV Bản quyền hình ảnhInfonet
Image caption Ông Trần Bắc Hà là cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị ngân hàng BIDV
Và những nhân vật nổi cộm nhất, như trường hợp mới đây nhất là ông Trần Bắc Hà, cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị ngân hàng BIDV bị cơ quan cảnh sát điều tra Việt Nam khởi tố hôm 29/11 chỉ là "những câu chuyện rất cũ mà chúng tôi được biết từ lâu", ông Phạm Đỗ Chí, cựu quan chức cao cấp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nói thêm.
"Ngay từ hồi tôi có thời gian về Việt Nam làm việc từ năm 2003 đến 2014, trong suốt thời gian dài này tôi đã chứng kiến trong ngành ngân hàng rất nhiều chuyện xấu được lấp liếm, cất lại nhờ các thế lực, nhóm lợi ích.
"Bây giờ, từ từ những vụ này bị khui ra thì đây không phải là chuyện gì mới mà là hình phạt tất phải đến."
Do đó, thời điểm này chính là lúc "Việt Nam phải dứt khoát hơn để cải tổ hệ thống ngân hàng", ông Chí nhận xét.
Tiến sỹ Phạm Đỗ Chí từ Florida tham gia Chương trình Bàn tròn Thứ Năm trong studio của BBC Tiếng Việt ở London hôm 29/11
Image caption Tiến sỹ Phạm Đỗ Chí từ Florida tham gia Chương trình Bàn tròn Thứ Năm trong studio của BBC Tiếng Việt ở London hôm 29/11
Trước đó trong một cuộc phỏng vấn khác với BBC, Tiến sỹ Phạm Đỗ Chí nói về hệ lụy tiêu cực thuộc về di sản thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
"Tôi phải thành thật mà nói là nếu người ta có nghe là kinh tế và tài chính Việt Nam bây giờ sắp sụp đổ thì cũng không ngoa vì đó là kết quả của 7 năm thời ông Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng.
"Trong những năm gần đây thì họ cố gắng gỡ rối những vấn đề của thời ông Dũng như nợ xấu ngân hàng, nợ công quốc gia. Chuyện mà không ai có thể phủ nhận khiến kinh tế Việt Nam không thể có bước nhảy vọt là vấn đề tham nhũng".
Tiến sỹ Chí nói về những vấn đề rất nghiêm trọng như chuyện thất thoát tài sản quốc gia hay chuyện làm ăn sai trái:
"Các chuyện ngân hàng này thật ra là bắt đầu từ mười mấy năm trước và kéo dài dai dẳng và những lợi dụng quá nhiều."
"Nếu mà ngày nào ra ánh sáng sự thật thì có lẽ còn cả chục nhân vật như ông Trần Bắc Hà sẽ bị khui ra trước ánh sáng và khối tài sản nằm về tay những nhân vật này hay một khối nhân vật đằng sau sẽ là một câu chuyện khổng lồ."
Cùng tham gia chương trình trong studio của BBC ở London hôm 29/11, nhà báo tự do Lê Mạnh Hùng từ Berlin đồng tình với những nhận định của ông Chí.
Tuy nhiên, từ góc độ vĩ mô, ông Hùng cho rằng những vụ việc như trên của ngành ngân hàng là "hậu quả tất yếu của một quá trình phát triển Việt Nam hiện nay".
"Có nghĩa là chính trị phát triển với kinh tế không đồng bộ, cải cách về chính trị không theo kịp cải cách về kinh tế, mở cửa với tốc độ quá nhanh trong khi bộ máy quản lí không theo kịp thì ắt dẫn tới," ông giải thích.
Nhà báo Lê Mạnh Hùng cũng cho rằng: "Còn rất nhiều những vụ việc còn đang trong bóng tối mà tới đây nếu khám phá ra thì mới thấy hậu quả nó lớn như thế nào."
Bộ Công an Việt Nam hôm 29/11 xác nhận đã bắt tạm giam ông Trần Bắc Hà, 61 tuổi, cựu chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV, về tội "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng" quy định tại Điều 206 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Đồng thời, ông Trần Lục Lang, cựu phó tổng giám đốc BIDV và Kiều Đình Hòa, cựu giám đốc BIDV Hà Tĩnh, cũng bị bắt.
Con số các sai phạm này được báo chí Việt Nam đưa là lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Xem thêm bài về ngân hàng Việt Nam:
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ‘giám sát kém’
Bắt thêm cựu lãnh đạo Ngân hàng Đông Á
Ngân hàng sa thải 2 cán bộ ‘vụ Bí thư Thăng’
Truy tố hàng chục bị can vụ OceanBank

Tin liên quan


Chủ đề liên quan