zaterdag 30 september 2017

9 điểm so sánh chính giữa Bắc Hàn và Nam Hàn

Chín điểm so sánh chính giữa Bắc Hàn và Nam Hàn

  • 27 tháng 9 2017
Trong lúc Bắc Hàn và Hoa Kỳ tiếp tục hăm dọa lẫn nhau thì chúng ta không biết gì nhiều về việc cuộc khẩu chiến được người dân Bắc Hàn đón nhận ra sao, bởi chính quyền ông Kim Jong-un vẫn kiểm soát chặt người dân và quản lý cẩn trọng việc dân chúng tiếp cận với thế giới bên ngoài.
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên thường được mô tả là một quốc gia cô lập, lạc hậu trong thế kỷ 21. Các số liệu thì khó mà có được, và thường được đưa ra dựa trên ước đoán.
Bàn tròn Điểm tin tức cuối tuần (từ 24-30/9/2017)
Căng thẳng Triều Tiên - Mỹ đáng lo ngại ở mức nào?
Bắc Hàn cáo buộc Hoa Kỳ tuyên chiến
Bắc Hàn thử thách TT Nixon và Trump
Nhưng liệu những thứ ước đoán đó có cho chúng ta biết gì về cuộc sống ở Bắc Hàn không?

BBCBản quyền hình ảnh BB C
Ông Kim Nhật Thành thành lập ra Bắc Hàn vào năm 1948, và triều đại nhà Kim đã nắm quyền kể từ đó tới nay theo hình thức cha truyền con nối.
Trong cùng thời gian đó thì Nam Hàn đã trải qua sáu chế độ cộng hòa, một cuộc cách mạng, vài cuộc đảo chính quân sự và quá trình chuyển tiếp sang các kỳ bầu cử tự do, công bằng.
Có tổng số 12 vị tổng thống đã dẫn dắt Nam Hàn trong 19 nhiệm kỳ.

BBC
Ba triệu điện thoại di động nghe có vẻ nhiều, nhưng với một đất nước có 25 triệu dân thì nó chỉ thể hiện một điều là trung bình trong 10 người dân mới có hơn một người có điện thoại di động. Hầu hết người dùng điện thoại di động có vẻ như tập trung ở thủ đô Bình Nhưỡng.
Ngược lại, với dân số khoảng 51 triệu người thì lượng đăng ký thuê bao còn đông hơn số dân sống tại Nam Hàn.
Trên thực tế chỉ có một mạng di động là Koryolink, thị trường di động Bắc Hàn khá hạn chế, nhưng đang tăng trưởng.
Ban đầu được hợp tác với hãng viễn thông Ai Cập Orascom, trong nhiều năm Koryolink vẫn là lựa chọn duy nhất.
Tuy nhiên, vào năm 2015, Orascom phát hiện ra là Bắc Hàn khi đó đang xây dựng một mạng cạnh tranh là Byol, và hãng Ai Cập này buộc phải tiết lộ với các nhà đầu tư của mình rằng hãng đã mất quyền kiểm soát mạng dịch vụ với trên ba triệu thuê bao.
Có lý do để nghi ngờ về những con số thuê bao này.
Nghiên cứu do Viện Mỹ-Hàn tại SAIS thực hiện cho thấy một số phần tăng trưởng được dựa trên cách tính của Bắc Hàn rằng việc mua thuê bao sẽ rẻ hơn việc tăng thời lượng gọi.
Bên cạnh việc khan hiếm điện thoại di động, đa số người dân Bắc Hàn chỉ được phép kết nối vào 'internet riêng' của nước này - thực chất là một mạng nội bộ khép kín, chỉ hoạt động trong phạm vi đất nước.
Các phúc trình hồi 2016 nói rằng Bắc Hàn chỉ có tổng số 28 tên miền được đăng ký.

BBC
Nghe có vẻ như huyền thoại phố thị, nhưng có những nghiên cứu nói rằng đàn ông Bắc Hàn có chiều cao trung bình thấp hơn so với đàn ông Nam Hàn.
Giáo sư Daniel Schwekendiek từ Đại học Sungkyunkwan University ở Seoul đã nghiên cứu chiều cao của những người Bắc Hàn đào tẩu khi họ vượt biên giới chạy sang Nam Hàn, và thấy rằng họ thấp hơn từ 3 đến 8 cm so với người Nam Hàn.
Schwekendiek chỉ ra rằng sự khác biệt về chiều cao không thể là do gene được, bởi người dân hai miền đều cùng là một dân tộc.
Ông cũng bác bỏ những ý tưởng chỉ trích theo đó nói người tị nạn nhiều khả năng là suy dinh dưỡng nên có hình thể thấp bé hơn.
Thiếu đói thực phẩm được cho là yếu tố chính khiến người Bắc Hàn thấp bé hơn.

BBC
Những hình ảnh từ thủ đô Bình Nhưỡng của Bắc Hàn thường cho thấy phố xá rộng rãi, thông thoáng ít xe cộ tắc nghẽn, nhưng bên ngoài thành phố thì câu chuyện lại khác hẳn.
Bắc Hàn có khoảng 25.554 km đường bộ, theo các số liệu có hồi 2006, nhưng chỉ có 3% là thực sự được rải nhựa đường, tính ra là chỉ 724km.
Cũng theo ước tính thì cứ trong 1.000 dân Bắc Hàn chỉ có 11 người sở hữu xe hơi, và do đó tại các bến xe buýt luôn có hàng dài mọi người xếp hàng chờ đợi.
Bus queue in North KoreaBản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Cảnh xếp hàng chờ giao thông công cộng ở Bắc Hàn

BBC
Bắc Hàn dựa vào hoạt động xuất khẩu than để giữ nền kinh tế tồn tại, nhưng khó mà tính được là giá trị thực sự của ngành này là gì, bởi số liệu chỉ có được từ các quốc gia nhập khẩu than Bắc Hàn.
Hầu hết than Bắc Hàn được xuất sang Trung Quốc, là nước hồi 2/2017 đã ra lệnh cấm nhập than của Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, một số nhà phân tích đặt câu hỏi về bản chất của lệnh trừng phạt này.
"Có những người theo dõi hành trình tàu bè, và họ đã nhìn thấy các tàu của Bắc Hàn đậu tại các cảng dỡ than của Trung Quốc ngay cả khi đã có lệnh cấm. Tôi tin rằng Trung Quốc đã gián đoạn việc nhập than, nhưng không phải là thôi hoàn toàn," Kent Boydston, nhà nghiên cứu, phân tích từ Viện Kinh tế Quốc tế Peterson nói.

Graphic: Comparison of North and South Korean GDP per capita
Cho tới 1973, Bắc Hàn và Nam Hàn khá tương đương nhau về mức độ thịnh vượng.
Kể từ đó, Nam Hàn đã phát triển vũ bão, trở thành một trong các nhà sản xuất công nghiệp hàng đầu thế giới, với các đại công ty như Samsung hay Hyundai nổi tiếng toàn cầu.
Bắc Hàn dậm chân mãi như thời thập niên 1980, với hệ thống kinh tế quốc doanh điều hành.

BBC
Đứng thứ 52 thế giới về mặt dân số, nhưng Bắc Hàn được coi là quốc gia có nền quân sự lớn thứ tư thế giới.
Chi phí quốc phòng ước tính chiếm tới 25% tổng GDP, và hầu như mọi đàn ông Bắc Hàn đều phải trải qua huấn luyện quân sự dưới hình thức này hay hình thức khác.

Graphic: South Koreans live longer
Hàng loạt nạn đói hồi cuối thập niên 1990 khiến tuổi thọ Bắc Hàn giảm mạnh. Nhưng ngay cả khi không vướng gì yếu tố này thì miền Bắc vẫn có tuổi thọ trung bình thấp hơn 12 năm.
Tình trạng khan hiếm thực phẩm ở Bắc Hàn vẫn tồn tại, và đó là một trong những lý do khiến người Nam Hàn thọ hơn người miền Bắc.
Graphic: ...but North Koreans have more babies
Trong năm 2017, tỷ lệ sinh nở ở Nam Hàn đạt mức thấp kỷ lục, trong lúc nước này tiếp tục phải đối phó với tình trạng đã kéo dài suốt cả thập niên, là cần phải tăng mức sinh nở.
Nam Hàn đã chi chừng 70 tỷ đô la cho các khoản tặng tiền khi sinh con, cải thiện chế độ nghỉ thai sản và chi trả cho việc chữa bệnh hiếm muộn, vô sinh.
Bài do Alex Murray Tom Housden thực hiện. Đồ họa: Mark Bryson, Gerry Fletcher Prina Shah.

Tin liên quan

Ông Elon Musk (cha đẻ Space X+Tesla) công bố kế hoạch đi đến mọi nơi trên trái đất bằng hỏa tiễn

Ông Elon Musk công bố kế hoạch đi đến mọi nơi trên trái đất bằng hỏa tiễn

Hình vẽ hỏa tiễn BFR của công ty SpaceX. (Hình: SpaceX via AP)
SYDNEY, Úc (NV) – Người sáng lập công ty SpaceX, ông Elon Musk, hôm Thứ Năm phát biểu trước hội nghị không gian quốc tế ở Úc về kế hoạch lên sống ở Hỏa Tinh, nhưng điều làm người nghe chú ý nhiều nhất lại là về một loại hỏa tiễn, gọi là BFR, sẽ không ra khỏi quỹ đạo địa cầu.
Ông Musk công bố kế hoạch của ông về việc phát triển loại hỏa tiễn BFR chở hành khách, có thể đưa hành khách tới bất cứ thành phố nào trên quả đất chỉ trong thời gian ngắn.
Loại hỏa tiễn này có khả năng đưa khách đến điểm xa nhất cũng chỉ trong chưa đầy một giờ. Trong khi đó, phần lớn các chuyến du hành bằng hỏa tiễn này sẽ mất chưa tới nửa giờ.
Đoạn video dùng trong phần trình bày của ông Musk cho thấy thời gian bay từ thành phố New York tới Thượng Hải chỉ mất 37 phút, với tốc độ tối đa là gần 17,000 dặm/giờ.
Ông Musk cũng nói giá vé cho mỗi hành khách sẽ bằng với vé thường trên phi cơ.
Ông Musk hy vọng sẽ sớm hoàn tất các công việc liên quan đến chế tạo các loại hỏa tiễn với nhau để chuyển sang BFR.
Nhưng điều này sẽ không xảy ra cho tới khi SpaceX có chuyến bay tới Hỏa Tinh, và thời khóa biểu hiện nay cho thấy chuyến bay này sẽ không diễn ra cho tới năm 2024.
Công ty SpaceX cũng dự trù dùng hỏa tiễn BFR để đưa người tới mặt trăng để xây dựng một căn cứ nơi đây. (V.Giang)
Mỹ giảm nhân viên tòa đại sứ, khuyến cáo dân không nên du lịch Cuba

https://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/elon-musk-cong-bo-ke-hoach-du-lich-den-moi-noi-tren-trai-dat-bang-hoa-tien/

vrijdag 29 september 2017

Đảng cộng sản việt nam : 12 đại án nhắm vào nhiều ngân hàng [ cả một lũ... "trộm cướp" khốn nạn thi nhau vơ vét tài sản quốc gia ! ]

Đảng CS: 12 đại án nhắm vào nhiều ngân hàng

  • 5 tháng 5 2017

Trao đổi tiền tệ ở Việt NamBản quyền hình ảnh HOANG DINH NAM
Image caption Trao đổi tiền tệ ở Việt Nam

Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII đã khai mạc hôm 5/5 tại Hà Nội.
Trong diễn văn khai mạc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập: "Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng cùng với cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng được đẩy mạnh và có những chuyển biến tích cực, rõ rệt."
Ông Nguyễn Phú Trọng cũng là Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
'Gay cấn trước Hội nghị Trung ương 5'
VN: Lãnh đạo sai nên kinh tế không như ý?
Theo thông báo của Ban này, có 12 vụ án quan trọng được lên kế hoạch về kết thúc điều tra, truy tố, xét xử trong năm 2017.
Đáng chú ý, 5 trong 12 vụ này đều liên quan giai đoạn hai trong vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm.

Vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" xảy ra tại Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB), Ngân hàng TMCP Sài gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Đây là giai đoạn hai của vụ án liên quan ông Phạm Công Danh, cựu chủ tịch VNCB.
Ông Danh và các đồng phạm bị cáo buộc rút khoảng gần 7.000 tỷ đồng của VNCB, đem gửi tại ba ngân hàng BIDV, Sacombank, TPBank, dùng số tiền đó bảo lãnh cho 29 lượt công ty của Phạm Công Danh vay tiền.
Ông Danh bị tòa phúc thẩm tháng Giêng 2017 giữ nguyên án 30 năm tù vì hai tội cố ý làm trái và vi phạm quy định cho vay, liên quan giai đoạn một của vụ án.

Vụ án "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" liên quan đến các thành viên Tổ giám sát của Ngân hàng Nhà nước đặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần xây dựng Việt Nam (VNCB).

Vụ này cũng liên quan vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm.

Vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" liên quan đến hành vi của Phạm Thị Trang.

Cũng liên quan vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm, vụ này được khởi tố tại tòa hôm 9/9/2016.
Bà Trang bị cáo buộc giúp ông Danh huy động tiền.
Tuy vậy, báo chí trong nước nói bà Trang đã "trốn sang Mỹ".
'Khó đoán kết quả bỏ phiếu ở Hội nghị Trung ương 5'
'Gay cấn trước Hội nghị Trung ương 5'

Vụ án "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" liên quan đến hành vi của nhóm Hội đồng tín dụng ngân hàng Đại Tín gồm Hoàng Văn Toàn và các thành viên khác.


Nguyễn Văn BìnhBản quyền hình ảnh KHAM.
Image caption Ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, từ 2011 đến 2016
Vụ này cũng được khởi tố tại tòa hôm 9/9/2016 từ vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm.
Cựu Chủ tịch Ngân hàng Đại Tín Hoàng Văn Toàn bị Cơ quan điều tra tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam vào tối 10/1/2017.
Ngân hàng Đại Tín là tiền thân Ngân hàng Xây dựng Việt Nam VNCB.
Ông Toàn cùng các đồng phạm bị cáo buộc có dấu hiệu rút ra hơn 12.000 tỷ đồng của Ngân hàng Đại Tín để sử dụng riêng.

Vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đại Tín liên quan đến hành vi của Hứa Thị Phấn.

Vụ này cũng được Hội đồng xét xử sơ thẩm khởi tố tại tòa hôm 9/9/2016 từ vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm.
Bà Hứa Thị Phấn nắm giữ hơn 84% cổ phần Ngân hàng Đại Tín (nay là Ngân hàng Xây dựng) trước khi bán cho ông Phạm Công Danh.
Hôm 24/3/2017, nhà của bà ở TPHCM bị khám xét.
Bà bị cáo buộc cùng với các ông như Hoàng Văn Toàn, Trần Sơn Nam "thao túng toàn bộ hoạt động" của Ngân hàng Đại Tín, rút ruột hàng ngàn tỉ đồng.

VinaconexBản quyền hình ảnh Getty Images

Vụ án "Vi phạm các quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (Vinaconex)

Khởi tố từ tháng Bảy 2014, vụ này gây lùm xùm vì đến năm 2016 người ta được biết rằng một số lãnh đạo Vinaconex không bị khởi tố.
Vụ án liên quan nhiều lần vỡ đường ống nước sông Đà, gây ảnh hưởng tới hàng trăm nghìn hộ dân.
Đến tháng Tám 2016, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao yêu cầu xem xét lại vụ việc "không khởi tố cựu lãnh đạo Vinaconex" có liên quan.
Trong số người không bị khởi tố có ông Phí Thái Bình (nguyên Chủ tịch HĐQT, sau này là Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội), Nguyễn Văn Tuân, Tổng Giám đốc, Tô Ngọc Thanh, Hoàng Hợp Thương và Vũ Đình Chăm (đều là thành viên HĐQT).
Truyền thông Việt Nam khi đó dẫn lời một số người nói việc này có thể bỏ lọt tội phạm cũng như tạo ra tiền lệ xấu khi xử lý các vụ án tương tự.
Hội nghị TW 5 của Đảng CS sắp họp
'Tự chuyển hóa' từ đâu đến ?

Vụ án "Tham ô tài sản", "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội (Hadico)

Khởi tố ngày 24/2/2015, vụ án liên quan ông Phan Minh Nguyệt, nguyên là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Hadico.
Khi vụ án được khởi tố năm 2015, ông Nguyệt bị bắt tạm giam khi đang là Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TP Hà Nội.
Đến tháng Sáu 2016, Bộ Công an mới hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố ông Phan Minh Nguyệt và 5 đồng phạm.
Ông Phan Minh Nguyệt bị đề nghị truy tố hai tội: Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, Tham ô tài sản.
Tháng Tư năm nay, VKSND Tối cao ra cáo trạng truy tố ông Phan Minh Nguyệt.

Vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư xây dựng nhà đất (Housing Group)

Đây là vụ liên quan cựu đại biểu Quốc hội Châu Thị Thu Nga, Chủ tịch HĐQT Housing Group.
Mặc dù dự án xây dựng khu nhà CT5 và HH2 tại Cầu Diễn, Hà Nội chưa được chính quyền TP Hà Nội phê duyệt và cấp phép xây dựng, bà Nga vẫn ký kết 752 hợp đồng góp vốn và thu 377 tỷ đồng của các nhà đầu tư.
Thông tin lộ ra nói ra khi bị bắt, bà Nga khai đã chi 1.5 triệu USD cho một doanh nghiệp vàng, bạc đa quý tại Hà Nội để nhờ lo các thủ tục để bà Nga ứng cứ Đại biểu Quốc hội.
Tuy vậy, doanh nghiệp này phủ nhận.
Tháng Sáu 2015, Quốc hội Việt Nam ra Nghị quyết bãi miễn tư cách đại biểu của bà Châu Thị Thu Nga.

Vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty cho thuê tài chính thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)


BIDVBản quyền hình ảnh Getty Images
Công ty cho thuê tài chính (BLC Hà Nội) thuộc Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV).
Ông Bùi Văn Khen (Nguyên giám đốc BLC Hà Nội), Nguyễn Việt Hưng (Trưởng phòng kinh doanh) bị khởi tố vì tội "cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".
Họ bị cáo buộc giải ngân cho công ty Xi măng Lào Cai số tiền là 11,8 tỉ đồng khi chủ đầu tư không có khả năng thanh toán.

Vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" xảy ra tại Chi nhánh Tây Sài Gòn thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Công ty TNHH Đầu tư thương mại giao dịch xuất nhập khẩu Thiện Linh

Ông Huỳnh Công Thiện, Giám đốc Công ty TNHH đầu tư Thiện Linh, bị bắt tạm giam ngày 12/1/2016.
Hai cán bộ ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Sài Gòn cũng bị bắt tạm giam khi đó.
Ông Thiện bị cáo buộc làm giả hồ sơ vay vốn tại BIDV, vay được 100 tỷ đồng trong khi mất khả năng chi trả.

Vụ án "Lạm quyền trong khi thi hành công vụ" xảy ra tại Chi nhánh 6 TP Hồ Chí Minh thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank)

Vụ này liên quan ông Dương Thanh Cường, từng bị tuyên án chung thân vì tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" ở Agribank.
Tại phiên xử ông Cương, hội đồng xét xử khởi tố thêm một vụ án khác về tội "lạm quyền trong khi thi hành công vụ" liên quan Agribank.

Vụ án "Đưa hối lộ" và "Nhận hối lộ" xảy ra tại Chi nhánh 7 TP Hồ Chí Minh thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank)

Vụ này được tách ra từ một vụ khác đã xử tháng 12 năm 2015 ở Agribank chi nhánh 7, với mức án 20 năm tù cho bị cáo Phạm Văn Cử (nguyên Giám đốc Agribank chi nhánh 7) về tội "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng".
Khi đó ông Cử lại bị khởi tố thêm tại tòa về hành vi đưa hối lộ và nhận hối lộ.
Xem thêm chuyên đề 'Đảng Cộng sản và hội nghị trung ương 5:
'Gay cấn trước Hội nghị Trung ương 5'
'Khó đoán kết quả bỏ phiếu ở Hội nghị Trung ương 5'

Tin liên quan

Việt Nam : Vụ OceanBank: Nguyễn Xuân Sơn bị tuyên án tử hình, Hà Văn Thắm chung thân

Vụ OceanBank: Nguyễn Xuân Sơn bị tuyên án tử hình, Hà Văn Thắm chung thân

  • 6 giờ trước
Ông Nguyễn Xuân Sơn (trái) bị kết án tử hình còn ông Hà Văn Thắm bị tuyên án chung thânBản quyền hình ảnh AFP
Image caption Ông Nguyễn Xuân Sơn (trái) bị kết án tử hình còn ông Hà Văn Thắm bị tuyên án chung thân
Nguyên tổng giám đốc OceanBank Nguyễn Xuân Sơn bị kết án tử hình còn cựu chủ tịch Hà Văn Thắm nhận án chung thân, sau phiên tòa tuyên án sáng 29/9, theo báo Tuổi Trẻ.
Cựu Tổng Giám đốc OceanBank, cựu Phó Tổng giám đốc PVN Nguyễn Xuân Sơn Nguyễn Xuân Sơn bị kết án tử hình về ba tội: tham ô, lạm dụng chức quyền chiếm đoạt tài sản và cố ý làm trái.
Cựu Chủ tịch HĐQT OceanBank Hà Văn Thắm bị mức án chung thân vì bốn tội: cố ý làm trái, vi phạm quy định về cho vay, lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản và tham ô tài sản.
Vụ xử OceanBank: Các bị cáo ‘nói lời cuối’
Luật sư nói gì về 'mắt xích' PVN-OceanBank?
Công an VN bắt thêm lãnh đạo PetroVietnam
Những bị cáo khác như Nguyễn Minh Thu, cũng nguyên TGD Oceanbank bị kết án 22 năm tù về tội cố ý làm trái, lạm dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản.
Phạm Công Danh, nguyên chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng, bị phạt 14 năm tù về tội vi phạm quy định trong cho vay , tổng hợp với hình phạt trong vụ án trước đó, phải chấp hành hình phạt chung 30 năm tù.
Bà Hứa Thị Phấn bị phạt 17 năm tù về tội vi phạm về quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Ông Nguyễn Xuân Sơn ngày 29/9/2017Bản quyền hình ảnh EPA
Image caption Ông Nguyễn Xuân Sơn ngày 29/9/2017
Ông Hà Văn Thắm vào ngày cuối phiên tòa, 29/9/2017Bản quyền hình ảnh EPA
Image caption Ông Hà Văn Thắm vào ngày cuối phiên tòa, 29/9/2017

Cho vay không đảm bảo, sai quy định

HĐXX kết luận Hà Văn Thắm đã cho Phạm Công Danh vay 500 tỉ thông qua Công ty Trung Dung không đảm bảo tiền góp vốn, không có tài sản đảm bảo.
"Ông Danh vay 500 tỉ đồng để thanh toán các khoản vay cho nhóm bà Hứa Thị Phấn chứ không phải để thực hiện dự án sân vận động Chi Lăng, tuy nhiên Thắm vẫn duyệt cho Danh vay.
"Hành vi của Hà Văn Thắm, Phạm Công Danh, Hứa Thị Phấn đã phạm vào tội vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng," báo Tuổi Trẻ dẫn lời HĐXX.

Nguyễn Xuân Sơn chiếm đoạt hơn 300 tỉ

HĐXX kết luận trong thời gian làm tổng giám đốc OceanBank, Nguyễn Xuân Sơn đã chiếm đoạt hơn 60 tỉ từ việc thu phí tỉ giá ngoại tệ thông qua công ty BSC do Thắm lập.
Ngày cuối phiên tòa, 29/9/2017Bản quyền hình ảnh EPA
Image caption Ngày cuối phiên tòa, 29/9/2017
Thêm vào đó, trong số tiền hơn 1.500 tỉ của Oceanbank mà Hà Văn Thắm cố ý làm trái, 246 tỉ đã đưa cho Nguyễn Xuân Sơn để chi lãi ngoài hợp đồng. Trong khi đó PVN đã góp vốn tương ứng 20% vốn điều lệ của Oceanbank, tức Sơn đã chiếm đoạt 49 tỉ của PVN, của ngân sách nhà nước.

Hà Văn Thắm, cố ý làm trái gây thiệt hại hơn 1.500 tỉ

Năm 2011, khi là Chủ tịch HĐQT của Oceanbank, Hà Văn Thắm ra chủ trương chi ngoài lãi suất huy động vốn. Từ 2011-2014, Oceanbank đã chi hơn 1.576 tỉ đồng.
Theo HĐXX, điều này đã dẫn đến lỗ luỹ kế trên 10.000 tỉ đồng, nợ xấu hơn 14.000 tỉ, âm vốn chủ sở hữu 2,5 lần, khiến Ngân Hàng Nhà Nước phải đưa OceanBank vào dạng kiểm soát đặc biệt.
Sau đó NHNN đã mua lại Oceanbank với giá 0 đồng và phải gánh toàn bộ nghĩa vụ trả nợ cho OceanBank.
Thêm vào đó, Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) góp vốn vào OceanBank mất 800 tỉ đồng còn Tổng công ty xây dựng Sông Đà mất hơn 200 tỉ đồng.
Và khi còn là đối tác chiến lược, không chỉ PVN mà các công ty con, đối tác chiến lược,… đều gửi tiền ở OceanBank, thời điểm cao nhất 30.000 tỉ.
Theo báo Dân Trí, Hà Văn Thắm và các bị cáo liên quan phải chịu trách nhiệm bồi thường hơn 1.500 tỉ thất thoát, trừ số tiền Sơn đã chiếm đoạt.
Trong khi đó ông Sơn phải bồi thường hơn 60 tỉ chiếm đoạt thông qua công ty BSC, 49 tỉ cho PVN và gần 200 tỉ còn lại cho Oceanbank.

Tin liên quan

http://www.bbc.com/vietnamese/world-41438437


Trong khi đó cựu Tổng Giám đốc OceanBank, cựu Phó Tổng giám đốc PVN Nguyễn Xuân Sơn, người bị đề nghị án tử hình, xin tòa xem xét "không kết án oan bị cáo tội tham ô tài sản và lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản".
"Bị cáo chưa bao giờ nghĩ mình lại làm những việc thất đức như chiếm đoạt tiền của PVN, của OceanBank. Bị cáo đã hi sinh để cống hiến. Vì vậy nếu mang tiếng chiếm đoạt tiền của PVN thì đó là bản án nghiêm khắc nhất đối với bị cáo," ông Sơn nói tại tòa.
Hàng chục bị cáo còn lại cũng xin tòa "xem xét điều kiện, hoàn cảnh để được hưởng mức án nhẹ nhất".
Trong một diễn biến khác, ông Ninh Văn Quỳnh, cựu Kế toán trưởng, Phó Tổng giám đốc PVN, sau khi chối trong các phiên trước, đã khai nhận 20 tỉ đồng từ ông Nguyễn Xuân Sơn và xin nộp lại khoản tiền này "để hưởng khoan hồng".
Ông Quỳnh khai từ 2009 đến tháng 12/2013, ông nhận của ông Sơn tổng số 20 tỷ đồng. Số tiền này ông Quỳnh chi 3 tỷ mua nhà, 800 triệu mua ôtô, cho 2 con đi du học hết 4,5 tỷ, 2 tỷ mua cổ phiếu, hơn 1 tỷ cho những lần đi tham quan, nghỉ mát... Số còn lại hơn 9 tỷ trong sổ tiết kiệm đã bị cơ quan điều tra thu giữ.
Luật sư nói gì về 'mắt xích' PVN-OceanBank?
Bàn tròn thứ Năm về các vụ Đại án, BOT...
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ‘giám sát kém’
Báo Thanh Niên ngày 25/09 mô tả quyết định buộc tất cả các công ty "mẹ con cháu chắt" của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) phải gửi tiền và dùng dịch vụ của OceanBank không chỉ gây thiệt hại hàng nghìn tỉ đồng mà còn để lại hậu quả đau lòng khi hàng chục lãnh đạo, cán bộ của ngành dầu khí và ngân hàng rơi vào vòng lao lý.
"Vấn đề là tại sao PVN lại chọn OceanBank và tại sao nguyên Chủ tịch PVN Đinh La Thăng lại ký văn bản buộc toàn ngành dầu khí phải gửi tiền vào nhà băng của Hà Văn Thắm? Tại tòa, Thắm khai chi 246 tỉ đồng lãi ngoài, chăm sóc khách hàng VIP của PVN, song mới chỉ có Ninh Văn Quỳnh đã thừa nhận nhận 20 tỉ chi tiêu cá nhân.
Ông Hà Văn Thắm nguyên chủ tịch HĐQT, bị đề nghị án chung thânBản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Ông Hà Văn Thắm nguyên chủ tịch HĐQT, bị đề nghị án chung thân
"Vậy số tiền còn lại đã đi đâu và rơi vào túi ai? Liệu có hay không động cơ và mục đích gửi tiền vào OceanBank để "ăn chia" tiền chênh lệch? Câu hỏi này dư luận đang chờ được làm rõ và công khai ở giai đoạn 2, như lời đại diện Viện KSND Hà Nội công bố tại tòa hôm qua," báo này viết trong bài 'Cái 'kết' cay đắng của liên minh PVN - OceanBank'.
Hồi đầu tháng Chín, Thời báo Kinh tế Sài Gòn có bài mô tả điều họ gọi là OceanBank là "ngân hàng sân sau" của Petrovietnam (PVN).
"Giả sử không có một chủ trương chỉ đạo thống nhất từ trên xuống, thử hỏi liệu hàng chục công ty con, đơn vị liên doanh liên kết có nhất nhất gửi tiền ở OceanBank không?" nhà báo Hải Lý hỏi.
Luật sư Nguyễn Minh Tâm, một trong các luật sư bào chữa cho cựu Tổng Giám đốc OceanBank Nguyễn Xuân Sơn hôm 14/09 lập luận rằng thân chủ của mình "không thể lợi dụng sự phụ thuộc của Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) vào Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vì không thể làm trái thỏa thuận được lãnh đạo của hai tổ chức này đã ký kết".
Luật sư Tâm nói rằng có một văn bản thỏa thuận cam kết giữa PVN và Oceanbank ký ngày 18/9/2008 giữa ông Đinh La Thăng - Chủ tịch HĐQT PVN và ông Hà Văn Thắm - Chủ tịch HĐQT OceanBank.
"Quan hệ giữa Oceanbank với PVN đã được hai ông Chủ tịch thống nhất, thỏa thuận và triển khai những cam kết hỗ trợ tối đa từ trước khi Nguyễn Xuân Sơn được PVN giới thiệu sang OceanBank công tác, kể cả sau khi Nguyễn Xuân Sơn đã rời khỏi OceanBank," VOV dẫn lời luật sư Nguyễn Minh Tâm trong bài "Thỏa thuận giữa Oceanbank và PVN có từ thời ông Đinh La Thăng", đăng vào chiều tối 14/09.
Thỏa thuận giữa PVN và OceanBank được mô tả là xác định việc "PVN hỗ trợ cho Oceanbank về tài chính đồng thời sử dụng và khuyến khích các đơn vị trực thuộc, đơn vị thành viên của PVN sử dụng các dịch vụ của ngân hàng, các dịch vụ liên quan do OceanBank cung cấp".
Đảng CS: 12 đại án của năm 2017
Lãnh đạo Lọc dầu Dung Quất bác việc 'nhận tiền'
Khởi tố cựu Phó thống đốc Đặng Thanh Bình
Tại các phiên xét hỏi trước, ông Hà Văn Thắm khai đã chuyển cho Nguyễn Xuân Sơn hơn 300 tỉ đồng để nhờ ông Sơn "chăm sóc nhóm khách hàng tại PVN" và tin rằng ông Sơn "chăm sóc khách hàng rất hiệu quả".
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mua lại OceanBank với giá 0 đồng sau bê bối tài chính.
Image caption Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mua lại OceanBank với giá 0 đồng sau bê bối tài chính.
Viện Kiểm sát đề nghị tuyên mức án tử hình với ông Nguyễn Xuân Sơn và án tù chung thân với ông Hà Văn Thắm, đều là các cựu lãnh đạo OceanBank.
Ông Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn dầu khí quốc gia, nguyên Tổng giám đốc OceanBank, bị đề nghị án tử hình về các tội tham ô tài sản, lạm dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt tài sản và cố ý làm trái.
Ông Hà Văn Thắm nguyên Chủ tịch HĐQT, bị đề nghị án chung thân về các tội tham ô, cố ý làm trái, lạm dụng chức vụ và vi phạm quy định về cho vay.
Hàng chục bị can còn lại bị đề nghị các mức án tù trong khoảng từ 3 tới 27 năm tù.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-41383699

Luật sư nói gì về 'mắt xích' PVN-OceanBank?

  • 15 tháng 9 2017
Ông Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn dầu khí quốc gia, nguyên Tổng giám đốc OceanBank bị cho là “không thành khẩn”.Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Ông Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn dầu khí quốc gia, nguyên Tổng giám đốc OceanBank bị đề nghị án tử hình về các tội tham ô tài sản, lạm dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt tài sản và cố ý làm trái.
Luật sư bào chữa cho bị cáo bị đề nghị lĩnh án tử hình trong phiên xử "đại án" nói thân chủ của mình "không phạm tội".
Luật sư Nguyễn Minh Tâm, một trong các luật sư bào chữa cho cựu Tổng Giám đốc OceanBank Nguyễn Xuân Sơn hôm 14/09 lập luận rằng thân chủ của mình "không thể lợi dụng sự phụ thuộc của Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) vào Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vì không thể làm trái thỏa thuận được lãnh đạo của hai tổ chức này đã ký kết".
Luật sư Tâm mô tả điều ông gọi là "cáo trạng có điểm bị nhầm lẫn" bởi trong thời gian làm TGĐ Oceanbank ông Nguyễn Xuân Sơn "không có tư cách người đại diện phần vốn góp của PVN" tại ngân hàng OceanBank và do vậy "không lợi dụng và không thể lợi dụng uy tín, vị thế của PVN" để buộc Chủ tịch HĐQT ngân hàng này là ông Hà Văn Thắm phải chi tiền cho mình.
Bàn tròn thứ Năm về các vụ Đại án, BOT...
Luật sư Tâm được Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) dẫn lời nói rằng có một văn bản thỏa thuận cam kết giữa PVN và Oceanbank ký ngày 18/9/2008 giữa ông Đinh La Thăng - Chủ tịch HĐQT PVN và ông Hà Văn Thắm - Chủ tịch HĐQT OceanBank.
"Quan hệ giữa Oceanbank với PVN đã được hai ông Chủ tịch thống nhất, thỏa thuận và triển khai những cam kết hỗ trợ tối đa từ trước khi Nguyễn Xuân Sơn được PVN giới thiệu sang OceanBank công tác, kể cả sau khi Nguyễn Xuân Sơn đã rời khỏi OceanBank," VOV dẫn lời luật sư Nguyễn Minh Tâm trong bài "Thỏa thuận giữa Oceanbank và PVN có từ thời ông Đinh La Thăng", đăng vào chiều tối 14/09.
Thỏa thuận giữa PVN và OceanBank được mô tả là xác định việc "PVN hỗ trợ cho Oceanbank về tài chính đồng thời sử dụng và khuyến khích các đơn vị trực thuộc, đơn vị thành viên của PVN sử dụng các dịch vụ của ngân hàng, các dịch vụ liên quan do OceanBank cung cấp".
Luật sư Tâm cũng đưa ra một loạt văn bản của PVN trong đó có văn bản yêu cầu các đơn vị thành viên và các đơn vị có vốn góp của PVN mở và phát triển hệ thống tài khoản thanh toán của đơn vị mình tại Oceanbank để tạo ra "sự liên thông và hiệu quả trong quá trình thanh toán, chuyển tiền giữa PVN và các đơn vị, khách hàng được nhanh chóng và tiện lợi".
Một văn bản nữa của Tổng Giám đốc PVN vào tháng Chín 2009 yêu cầu các đơn vị chưa mở tài khoản tại OceanBank khẩn trương phối hợp ngân hàng thực hiện mở và sử dụng tài khoản.
Một tháng sau đó đã có thêm một văn bản của Chủ tịch HĐQT PVN yêu cầu gửi các đơn vị, kể cả các nhà thầu dầu khí phải thực hiện việc mở tài khoản và thực hiện các giao dịch qua tài khoản tại OceanBank.
Do đó luật sư Nguyễn Minh Tâm biện luận rằng không thể kết tội ông Nguyễn Xuân Sơn đã "lợi dụng uy tín, vị thế và sự phụ thuộc của OceanBank vào nguồn tiền gửi huy động từ PVN" để gây áp lực hoặc chi phối lãnh đạo OceanBank (ông Hà Văn Thắm) nhằm "chiếm đoạt tài sản" của ngân hàng này như trong cáo trạng bởi gốc rễ nắm ở thỏa thuận ban đầu và các văn bản sau đó giữa lãnh đạo PVN và OceanBank.
Nội dung tranh tụng của luật sư Nguyễn Minh Tâm cũng được một số báo trong nước đưa tin trong đó có báo Thanh Niên, Dân Trí,...
Cây bút Huy Đức mô tả điều ông gọi là OceanBank "không cần 800 tỷ góp vốn" [của PVN].
Viết trên Facebook cá nhân hôm 14/09, ông nói "đừng ngạc nhiên khi mai mốt ta biết 800 tỷ này vào túi ai - OceanBank cần dòng tiền lên tới 500 nghìn tỷ của PVN đi qua tài khoản của mình".
Trong khi đó Luật sư Nguyễn Thị Minh Phương, là một trong bốn luật sư bào chữa cho ông Nguyễn Xuân Sơn vào sáng hôm 15/09 trong phần tranh tụng nói PVN với số tiền gửi lớn tại Oceanbank thì liệu có nhận được tiền "chăm sóc" của nhà băng này hay không bởi nhiều công ty con của PVN nhận được.
Ông Hà Văn Thắm nguyên chủ tịch HĐQT, bị đề nghị án chung thânBản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Ông Hà Văn Thắm nguyên chủ tịch HĐQT, bị đề nghị án chung thân
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ‘giám sát kém’
Đảng CS: 12 đại án của năm 2017
Lãnh đạo Lọc dầu Dung Quất bác việc 'nhận tiền'
Khởi tố cựu Phó thống đốc Đặng Thanh Bình
Luật sư Phương đặt ra câu hỏi vì sao Bộ Công an phải khởi tố vụ án hình sự lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản xảy ra tại 3 công ty liên quan đến ngành dầu khí và khởi tố bổ sung với cựu kế toán trưởng PVN.
Luật sư này biện luận trong thời gian thân chủ của mình bị buộc phạm vào tội Tham ô tài sản, ông Nguyễn Xuân Sơn không phải là Chủ tịch thành viên PVN, không được giao quản lý vốn, không điều hành PVN và đây là quyền hạn của hội đồng thành viên PVN và không có ông Nguyễn Xuân Sơn trong đó.
"Dựa vào căn cứ nào để cáo buộc Nguyễn Xuân Sơn quản lý tài sản và rút tiền của Oceanbank," Luật sư Nguyễn Thị Minh Phương nói. " Nguyễn Xuân Sơn không thể là chủ thể của tội Tham ô".
Tại các phiên xét hỏi trước, ông Hà Văn Thắm khai đã chuyển cho Nguyễn Xuân Sơn hơn 300 tỉ đồng để nhờ ông Sơn "chăm sóc nhóm khách hàng tại PVN" và tin rằng ông Sơn "chăm sóc khách hàng rất hiệu quả".
Viện Kiểm sát đề nghị tuyên mức án tử hình với ông Nguyễn Xuân Sơn và án tù chung thân với ông Hà Văn Thắm, đều là các cựu lãnh đạo OceanBank.
Ông Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn dầu khí quốc gia, nguyên Tổng giám đốc OceanBank, bị đề nghị án tử hình về các tội tham ô tài sản, lạm dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt tài sản và cố ý làm trái.
Ông Hà Văn Thắm nguyên Chủ tịch HĐQT, bị đề nghị án chung thân về các tội tham ô, cố ý làm trái, lạm dụng chức vụ và vi phạm quy định về cho vay.
Hàng chục bị can còn lại bị đề nghị các mức án tù trong khoảng từ 3 tới 27 năm tù trong vụ xử được gọi là đại án.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-41276600

Giá dầu tăng vọt 3.8% tới mức 59,02 USD/thùng, với chỉ số dầu Brent đạt mức cao nhất trong hơn hai năm

Giá dầu lên cao nhất trong hai năm

  • 26 tháng 9 2017

Dầu Brent tăng tới mức 59,02 USD/thùng, là mức cao nhất kể từ tháng 07/ 2015Bản quyền hình ảnh Reuters
Image caption Dầu Brent tăng tới mức 59,02 USD/thùng, là mức cao nhất kể từ tháng 07/ 2015

Giá dầu tăng vọt hôm thứ Hai với chỉ số dầu Brent đạt mức cao nhất trong hơn hai năm.
Nhu cầu tăng và lo ngại về địa chính trị là các yếu tố, cùng với những dấu hiệu cho thấy việc cắt giảm sản lượng bởi các thành viên Opec đang bắt đầu có hiệu ứng.
Dầu Brent tăng 3.8% tới mức 59,02 USD/thùng, là mức cao nhất kể từ tháng Bảy năm 2015, trong khi giá dầy Tây Texas của Mỹ tăng 3% lên mức 52,22 USD.
"Việc cắt giảm sản lượng đang bắt đầu có kết quả và đang có sự điều chỉnh cân bằng lại," Gene McGillian từ Tradition Energy nói.
Thị trường dầu đã suy thoái trong gần 3 năm. Tuy nhiên, giám đốc bộ phận kinh doanh dầu tại Châu Á của BP, Janet Kong, nói tại một hội nghị của Financial Times rằng thị trường hiện nay đang "ở một thời điểm quan trọng".
Cùng với nhu cầu ngày càng tăng, đặc biệt là từ Trung Quốc, mối đe dọa của Thổ Nhĩ Kỳ làm gián đoạn nguồn dầu từ khu vực Kurdistan của Iraq đã giúp đẩy giá dầu lên vào hôm thứ Hai.
Thổ Nhĩ Kỳ cho biết họ có thể đóng van ường ống mang dầu từ phía Bắc Iraq tới thị trường toàn cầu, gây áp lực lên khu tự trị người Kurd đối với cuộc trưng cầu độc lập.
Trong khi đó, Opec, Nga và một số nhà sản xuất khác đã cắt giảm sản lượng khoảng 1,8 triệu thùng mỗi ngày kể từ đầu năm 2017, giúp nâng giá dầu lên khoảng 15% trong ba tháng qua.
Tại một cuộc họp của OPEC hôm thứ Sáu, một số quốc gia cho biết các hạn chế sản lượng đang có tác động theo mong muốn lên thị trường và giá cả.
Bộ trưởng Dầu mỏ Kuwait, Essam al-Marzouq, cho biết việc giảm sản lượng đã làm giảm lượng dầu thô toàn cầu xuống mức trung bình 5 năm của OPEC.

Đức : Bà Angela Merkel giành chiến thắng trong kỳ bầu cử và giữ ghế thủ tướng cho nhiệm kỳ thứ tư


Bà Merkel tiếp tục giữ ghế thủ tướng Đức

  • 25 tháng 9 2017
Bà Angela Merkel giành chiến thắng trong kỳ bầu cử và giữ ghế thủ tướng cho nhiệm kỳ thứ tư.
Phát biểu trước các ủng hộ viên, bà Merkel, mô tả rằng “chúng ta đã chiến đấu cho một nước Đức mà ở đó con người được sống hạnh phúc, thịnh vượng về kinh tế và là một đất nước tự do và công bằng.
Tuy nhiên bà nói vấn đề an ninh cũng quan trọng không kém gì vấn đề kinh tế và rằng cần chống lại việc nhập cư lậu.

donderdag 28 september 2017

Innsbruck: Thị trấn Áo... "Lò đúc chuông thế giới" cho tám tôn giáo, với thương hiệu nổi tiếng Grassmayr

Innsbruck: Thị trấn Áo đúc chuông cho tám loại tôn giáo

  • 3 giờ trước
Mike MacEacheranBản quyền hình ảnh Mike MacEacheran
Vào mỗi buổi chiều muộn thứ Sáu, trong một xưởng âm u ở ngã tư đường Leopoldstrasse và đường Olympiastrasse ở Innsbruck, nước Áo, một nhóm vài nghệ nhân tụ tập lại để tiến hành một nghi lễ hơi kỳ quặc.
Cúi đầu cầu nguyện một cách nghiêm trang dưới sự điều khiển của một cha xứ mặc thường phục, họ rầm rì cầu nguyện một cách yên lặng. Ở bên dưới họ, ẩn dưới sáng mờ ảo, than hồng đang phát ra những tiếng xèo xèo từ hầm sâu 6 mét trong lúc bài giảng của vị cha xứ lên đến cao trào.
Nhà thờ đá Ethiopia và truyền kỳ 'thiên thần trợ giúp'
Nguồn gốc văn hóa dùng trà của người Anh
Ngôi đền Hồi giáo rực rỡ nhất thế giới
Thành phố có bí quyết hạnh phúc

Ban phước cho chuông

Tuy nhiên nơi này không phải là nơi hết sức thiêng liêng với những băng ghế dài hay nơi thờ phượng gì cả.
Thay vào đó, các nghệ nhân đang cầu phúc cho một loạt những chiếc chuông mới được đánh bóng loáng và được trang trí với những ký tự Swahili, chữ cái Hy Lạp và những vòng tròn trong tiếng Ả Rập.
Điều này có vẻ lạ lùng, nhưng đối với những người thợ đúc chuông cả nghĩ này, xưởng Grassmayr Foundry là một nơi linh thiêng và những chiếc chuông là vật được tôn thờ.
Được đúc ở nhiệt độ 1.150 độ C bằng củi khô của cây vân sam và sau đó được cho hấp hơi từ 24 giờ cho đến ba tuần, nhiều chiếc chuông thành phẩm được đưa từ bang Tyrol ở miền tây nước Áo đến những nơi gần đó như Đức, Ý và Montenegro, và cũng có một số những chiếc chuông khác lên đường đến những chùa chiền, thiền viện, đền đài hay thánh đường ở tận Miến Điện, Úc và Tanzania.
Tâm điểm của nghi lễ ban phước bí hiểm này là Peter Grassmayr. Ông năm nay 51 tuổi, tính tình thân thiện và là đồng sở hữu xưởng đúc.
Mike MacEacheranBản quyền hình ảnh Mike MacEacheran
Dòng họ của ông đã làm nghề đúc đồng ở phía nam của thành phố kể từ năm 1599. "Mỗi chiếc chuông có một câu chuyện và lịch sử riêng và nếu bạn không sinh ra trong lòng câu chuyện thì bạn sẽ không thể nào hiểu được," Grassmayr nói trong khi rê tay trên bề mặt cong nhẵn thín của một chiếc chuông ít nhất cao gấp đôi ông. "Mỗi chiếc chuông là một cuộc sống với những tính cách và âm thanh khác nhau mà cần phải được kết hợp với nhau."

Niềm tự hào của nước Áo

Ngày nay, bước vào bên trong, xưởng đúc vẫn trông như trước giờ. Đâu đâu cũng có thể nhìn thấy dấu hiệu của bàn tay lành nghề, tiếng va đập kim loại và những âm thanh ồn ã của nghề đúc chuông.
Những chiếc chuông Grassmayr nay ngân vang tại Tu viện St Catherine trên bán đảo Sinai của Ai Cập và trên núi Tabor ở Israel, ông Grassmayr cho biết.
Những nơi bí ẩn nhất thế giới
Nơi quân đội hùng mạnh nhất Trái Đất rong ruổi
'Hòn đảo ma' giữa Hong Kong náo nhiệt
Tuy nhiên chính chiếc chuông rất mới, nặng ba tấn hình ống ở Aarhus, Đan Mạch - vốn được đúc cho Thủ đô Văn hóa châu u năm 2017 mới làm cho vị kiến trúc sư trưởng này tự hào.
"Nó ngân lên cứ mỗi lần có một đứa trẻ ra đời trong thành phố," ông nói về chiếc chuông có hình dáng chiếc đàn organ lớn nhất thế giới này. "Cứ nghĩ đến điều đó là tôi thấy sởn da gà".
Tham vọng lãng mạn này chính là điều đã khiến cho xưởng đúc chuông này không chỉ là niềm tự hào của nước Áo mà còn của các nhà thờ, thánh đường và những nơi thờ phượng thiêng liêng trên khắp thế giới.
Nhìn từ ngoài, bạn sẽ không thể nào nghĩ được rằng một tòa nhà hai tầng khiêm tốn lại là nơi cho ra lò 300 quả chuông một năm. Bạn cũng không thể nào biết được rằng nghề đúc chuông là nghề gia đình lâu đời nhất của Áo.
Mike MacEacheranBản quyền hình ảnh Mike MacEacheran
Image caption Xưởng đúc chuông Grassmayr tại Innsbruck, Áo, đã sản xuất chuông từ 1599
Áo xuất chuông đồng đến hơn 100 quốc gia ở tất cả các châu lục và cho tám tôn giáo khác nhau.
Tuy nhiên khi mà nghề đúc chuông được gìn giữ qua thời gian hàng trăm năm gần như đã biến mất hoàn toàn trên bản đồ thì thị trấn ở bang Tyrol này vẫn kiên quyết duy trì.

Giao lộ tinh thần

Việc Innsbruck bán chuông cho thế giới hoàn toàn là do hoàn cảnh.
Món mì Ý hiếm hoi nhất thế giới
Vì sao tiếng Ý trở thành ngôn ngữ của tình yêu
Chagos: Nơi dân đảo bị đuổi khỏi quê hương
Với nước Đức nằm cách chỉ 38km về phía bắc và nước Ý cách 40km về phía nam ở phía bên kia đèo Brenner, con đường thấp nhất có thể đi được trên dãy Alps, thị trấn này từ lâu đã trở thành nơi hội tụ các ảnh hưởng.
Vốn giúp kiểm soát giao thông qua núi, Innsbruck đã trở thành một giao lộ tinh thần với các nghệ nhân cung cấp đồ nữ trang và chuông cho khách hành hương và các thương gia ghé qua trên đường đi đến những thành phố tôn sùng Chúa Trời như Cologne, Florence, Rome và xa hơn nữa.
Như lịch sử đã cho thấy, từ xưa người dân Innsbruck cũng đã từng sống trong đống tiền.
Mike MacEacheranBản quyền hình ảnh Mike MacEacheran
Image caption Chuông mang thương hiệu Grassmayr có mặt ở nhiều nơi trên thế giới, từ Myanmar cho tới Tanzania và Australia
Từng là đầu não quyền lực của vương triều Habsburg, các thương nhân trong thành phố đã xây dựng những dinh thự Rococo, những nhà thờ Baroque và những ngôi nhà với mái ngói đồng lấp lánh.
Và để cho hài hòa với những căn phòng và những tòa tháp được trang trí cầu kỳ, họ yêu cầu treo những chiếc đèn chùm lộng lẫy từ nóc nhà xuống.
Để chiêm ngưỡng công trình cầu kỳ nhất trong số những tuyệt tác kiến trúc này, hãy đi cùng ông Herzog-Friedrich-Strasse đến Goldenes Dachl, tức có nghĩa là Mái Vàng, vốn do Hoàng đế Maximillian Đệ Nhất xây dựng vào năm 1500 và được trang trí bằng 2.657 tấm ngói lợp bằng đồng đã được nung qua lửa.
Vì sao người Tây Ban Nha ăn tối vào 10 giờ đêm?
Delhi, thành phố cực kỳ dễ sống ở Châu Á
Những biển báo hài hước ở Bhutan
Và khi mà bạn đi qua nhà thờ Hofkirche hay Vương cung Thánh đường Dom St Jacob vào đúng lúc thì bạn khó lòng mà không để ý dàn nhạc kim loại trong không trung.
Những chiếc chuông rung này, cũng giống như những chiếc chuông ở Nhà nguyện Wilten, được xem là đẹp nhất trong số các nhà thờ Rococo ở nước Áo, đã ngân nga qua hàng trăm năm.
Và ngày nay, gần 200 chiếc chuông chỉ riêng ở Innsbruck đều được mang dấu ấn của Grassmayr. Mỗi chiếc chuông đều được khắc hình ảnh các tiểu thiên sứ thổi kèn trumpet hay đại bàng hai đầu.

Chiếc chuông kỷ lục

"Đây không phải là xưởng đúc chuông đại trà như kiểu nhà hàng thức ăn nhanh McDonald," Grassmayr nói với ánh mắt nhìn qua cửa sổ hướng về phía nghĩa địa của xưởng đúc - một khu vườn được tạo cảnh quanh nơi những quả chuông lịch sử được sản xuất từ những năm 1450 được đưa đến đây khi không dùng nữa. "Chúng tôi có thể làm những gì mà người khác không làm được và chúng tôi thật sự thúc đẩy khoa học."
Mike MacEacheranBản quyền hình ảnh Mike MacEacheran
Image caption Quả chuông đúc cho Bucharest, Romania, có trọng lượng tương đương với bốn con khủng long bạo chúa T-rex
Hãy xem sản phẩm mới nhất của xưởng đúc: chiếc chuông kỷ lục nặng 25 tấn được đúc cho Nhà thờ Cứu rỗi Quốc gia tại thủ đô Bucharest của Romania.
Khi được hoàn thành vào năm tới, công trình này sẽ là nhà thờ Chính thống giáo lớn nhất trên thế giới. Khoảng trống bên trong sẽ được treo với một chiếc chuông lớn và nặng đến nỗi nó có trọng lượng tương đương bốn con khủng long bạo chúa T-Rex cộng lại.
Nó được chỉnh âm với âm thanh chỉnh điện tử nghe rõ đến mức nó có thể được hơn một triệu người sống trên khắp khu vực phía nam của thành phố nghe rõ vào những ngày yên ắng. Giờ đây, đó là chiếc chuông mang tính bước ngoặt.
Mặc dù khó mà tưởng tượng nghề làm chuông sẽ có ngày phục hồi ở châu Âu, nghề này đang có sự hồi sinh ở những nơi khác trên thế giới.
Mike MacEacheranBản quyền hình ảnh Mike MacEacheran
Image caption Khi không còn được sử dụng nữa, các quả chuông được đưa về 'nghĩa trang' chuông Grassmayr
Mới đây nhất, vào tháng Năm 2017, xưởng đúc chuông Whitechapel ở London, nhà sản xuất chuông lâu đời nhất thế giới đã đóng cửa. Là nơi đã đúc những chiếc chuông nổi tiếng nhất lịch sử, trong đó có chiếc chuông đồng hồ của tháp Big Ben và Chuông Tự do, biểu tượng của nền độc lập Hoa Kỳ, lần đầu tiên kể từ năm 1570 lửa trong lò đã tắt.
"Đó là điều đáng buồn nhưng tôi hiểu," Grassmayr nói và cho biết gia đình ông đã mua lại chiếc lò nung bằng gỗ của xưởng Whitechapel tại cuộc đấu giá. "20 năm trước người ta nói với chúng tôi rằng có khùng mới mở rộng. Nhưng chúng tôi nhìn thấy có tương lai. Và trong khi thị trường đang đi xuống ở châu u thì nó lại tăng trưởng trên toàn cầu. Trong năm nay chỉ tính riêng Philippines chúng ta đã giao 20 quả chuông."
Khi sắp sửa đi, Grassmayr la với đám thợ của ông rằng vẫn còn thời gian để lên kế hoạch cho những đơn hàng vào tuần tới. Đó là lời nhắc nhở rằng mặc dù thời gian có trôi qua thì Innsbruck vẫn sẽ tiếp tục gửi một thông điệp đến tất cả bốn góc của thế giới, để lan truyền tin vui bằng cách rung chuông cho nhiều thế hệ sau này. Bởi vì, suy cho cùng đó chính là lý do những chiếc chuông được làm ra.
Bản tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.

Tin liên quan