Facebook 'tạo công cụ kiểm duyệt cho Trung Quốc'
- 23 tháng 11 2016
Facebook dùng phần mềm đặc biệt để có thể đáp ứng yêu cầu kiểm duyệt ở Trung Quốc, tờ New York Times tường thuật.
Mạng xã hội này từ chối xác nhận hay phủ nhận việc tồn tại của phần mềm này, nhưng thông cáo của Facebook viết họ "dành thời gian tìm hiểu và học hỏi thêm" về Trung Quốc.
Công ty chưa thực hiện bất kỳ quyết định về cách tiếp cận thị trường Trung Quốc, một phát ngôn viên cho biết.
Tổ chức Biên giới Điện tử (EFF), nhóm vận động cho việc bảo đảm sự riêng tư của cá nhân trên mạng, nói với BBC rằng dự án này có vẻ "vô cùng đáng quan ngại".
"Thật đáng khen các nhân viên Facebook báo cho New York Times biết về dự án này," Eva Galperin, chuyên gia phân tích chính sách toàn cầu EFF nói.
"Một vài người trong số đó vẫn đang công tác."
Nguồn tin của New York Times - cả người đã nghỉ và nhân viên đang làm tại Facebook - nhấn mạnh rằng giống như nhiều phần mềm nghiên cứu trong nội bộ, công cụ kiểm duyệt đó có thể không bao giờ hoàn tất.
Từ năm 2009, cách duy nhất để người dùng truy cập Facebook tại Trung Quốc là thông qua mạng ảo - phần mềm được thiết kế để "làm giả" vị trí thực sự của họ và vượt tường lửa.
Zuckerberg ra kế hoạch chống tin giả
Facebook, mạng xã hội có 1,8 tỷ người dùng, đang tích cực tìm hướng mở rộng thị trường.
Có thể họ cũng thử nghiệm công nghệ mới nhằm kết nối đến các vùng nông thôn.
Và ở Trung Quốc, dường như mạng xã hội này ít cân nhắc về việc nhượng bộ yêu cầu kiểm duyệt từ phía Bắc Kinh.
Theo một nhân viên giấu tên được Mike Isaac, phóng viên New York Times dẫn lời, người sáng lập Facebook Mark Zuckerberg đã được hỏi về kế hoạch này trong cuộc họp toàn thể nhân viên vào đầu mùa hè năm nay.
"Sẽ tốt hơn nếu Facebook là một phần của cuộc đối thoại được phép, ngay cả khi đó không phải là cuộc đối thoại trọn vẹn," ông được cho là nói như vậy.
Phát ngôn viên của Facebook không xác nhận hay phủ nhận câu nói này.
'Hệ lụy'
Ông Zuckerberg gần đây đã gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng như dành thời gian học tiếng Quan thoại.
Facebook thường gỡ bỏ nội dung từ trang mạng của họ theo yêu cầu của các chính phủ.
Họ công khai việc này trong báo cáo hàng năm về những yêu cầu gỡ bỏ nội dung.
Sự khác biệt của công cụ kiểm duyệt mới là cho phép bên thứ ba, có thể là một công ty Trung Quốc hợp tác với Facebook, ngăn chặn các thông điệp xuất hiện ở vị trí đầu tiên.
Trung Quốc kiểm duyệt các chủ đề trên diện rộng. Việc tìm kiếm thông tin liên quan đến vụ thảm sát tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989 không có kết quả.
Facebook không phải là gã khổng lồ đầu tiên của Silicon Valley tìm cách ứng phó để vào thị trường Trung Quốc.
Google rút khỏi Trung Quốc đại lục sau khi có phản ứng dữ dội về việc kiểm duyệt kết quả tìm kiếm.
LinkedIn, mạng kết nối những người làm việc, kiểm duyệt một số nội dung.
Nếu Facebook tiếp nối động thái của LinkedIn, Galperin của EFF nói: "Facebook sẽ đánh đổi nguyên tắc để tiếp cận thị trường. Động thái này sẽ có hệ lụy lớn đến nhân quyền."
Mạng xã hội này từ chối xác nhận hay phủ nhận việc tồn tại của phần mềm này, nhưng thông cáo của Facebook viết họ "dành thời gian tìm hiểu và học hỏi thêm" về Trung Quốc.
Công ty chưa thực hiện bất kỳ quyết định về cách tiếp cận thị trường Trung Quốc, một phát ngôn viên cho biết.
Tổ chức Biên giới Điện tử (EFF), nhóm vận động cho việc bảo đảm sự riêng tư của cá nhân trên mạng, nói với BBC rằng dự án này có vẻ "vô cùng đáng quan ngại".
"Thật đáng khen các nhân viên Facebook báo cho New York Times biết về dự án này," Eva Galperin, chuyên gia phân tích chính sách toàn cầu EFF nói.
"Một vài người trong số đó vẫn đang công tác."
Nguồn tin của New York Times - cả người đã nghỉ và nhân viên đang làm tại Facebook - nhấn mạnh rằng giống như nhiều phần mềm nghiên cứu trong nội bộ, công cụ kiểm duyệt đó có thể không bao giờ hoàn tất.
Từ năm 2009, cách duy nhất để người dùng truy cập Facebook tại Trung Quốc là thông qua mạng ảo - phần mềm được thiết kế để "làm giả" vị trí thực sự của họ và vượt tường lửa.
Zuckerberg ra kế hoạch chống tin giả
Facebook, mạng xã hội có 1,8 tỷ người dùng, đang tích cực tìm hướng mở rộng thị trường.
Có thể họ cũng thử nghiệm công nghệ mới nhằm kết nối đến các vùng nông thôn.
Và ở Trung Quốc, dường như mạng xã hội này ít cân nhắc về việc nhượng bộ yêu cầu kiểm duyệt từ phía Bắc Kinh.
Theo một nhân viên giấu tên được Mike Isaac, phóng viên New York Times dẫn lời, người sáng lập Facebook Mark Zuckerberg đã được hỏi về kế hoạch này trong cuộc họp toàn thể nhân viên vào đầu mùa hè năm nay.
"Sẽ tốt hơn nếu Facebook là một phần của cuộc đối thoại được phép, ngay cả khi đó không phải là cuộc đối thoại trọn vẹn," ông được cho là nói như vậy.
Phát ngôn viên của Facebook không xác nhận hay phủ nhận câu nói này.
'Hệ lụy'
Ông Zuckerberg gần đây đã gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng như dành thời gian học tiếng Quan thoại.
Facebook thường gỡ bỏ nội dung từ trang mạng của họ theo yêu cầu của các chính phủ.
Họ công khai việc này trong báo cáo hàng năm về những yêu cầu gỡ bỏ nội dung.
Sự khác biệt của công cụ kiểm duyệt mới là cho phép bên thứ ba, có thể là một công ty Trung Quốc hợp tác với Facebook, ngăn chặn các thông điệp xuất hiện ở vị trí đầu tiên.
Trung Quốc kiểm duyệt các chủ đề trên diện rộng. Việc tìm kiếm thông tin liên quan đến vụ thảm sát tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989 không có kết quả.
Facebook không phải là gã khổng lồ đầu tiên của Silicon Valley tìm cách ứng phó để vào thị trường Trung Quốc.
Google rút khỏi Trung Quốc đại lục sau khi có phản ứng dữ dội về việc kiểm duyệt kết quả tìm kiếm.
LinkedIn, mạng kết nối những người làm việc, kiểm duyệt một số nội dung.
Nếu Facebook tiếp nối động thái của LinkedIn, Galperin của EFF nói: "Facebook sẽ đánh đổi nguyên tắc để tiếp cận thị trường. Động thái này sẽ có hệ lụy lớn đến nhân quyền."
Tin liên quan
http://www.bbc.com/vietnamese/world-38074182
Geen opmerkingen:
Een reactie posten