zaterdag 31 maart 2018

Việt Nam: Gần 20% diện tích lãnh thổ (trên 6,1 triệu ha) còn nhiễm bom mìn sau chiến tranh + Việt Nam đã nỗ lực gì + cần 100 năm và 10 tỷ đô la để dọn sạch bom mìn chiến tranh

Việt Nam: Gần 20% diện tích lãnh thổ nhiễm bom mìn sau chiến tranh

Đội rà phá bom mìn lưu động xử lý thành công quả bom nặng 250kg tại Quảng Trị tháng 03/2016
Đội rà phá bom mìn lưu động xử lý thành công quả bom nặng 250kg tại Quảng Trị tháng 03/2016
Tuoitre.vn
Việt Nam hiện còn trên 6,1 triệu ha đất, tương đương gần 20% diện tích lãnh thổ đang bị nhiễm bom mìn sau chiến tranh, tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Trung. Tuy nhiên, công tác thu gom, xử lý bom mìn, vật liệu nổ vẫn còn chưa được chú trọng dẫn tới những hậu quả đáng tiếc trong thời gian vừa qua. Mạng báo VietnamPlus dẫn thông tin được đưa ra tại cuộc họp báo về công tác khắc phục hậu quả bom mìn do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Việt Nam tổ chức hôm 30/3 nhân kỷ niệm Ngày thế giới phòng, chống bom mìn 4/4.
Từ sau chiến tranh, Việt Nam đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm rà phá bom mìn: Chương trình Hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh ở Việt Nam giai đoạn 2010-2025 được Thủ tướng phê duyệt năm 2010 với mục tiêu huy động nguồn lực trong nước và quốc tế nhằm giảm thiểu và tiến tới khắc phục hoàn toàn cho nhân dân, giúp đỡ nạn nhân bom mìn hoà nhập đời sống. Việt Nam cũng đã triển khai các dự án nâng cao năng lực do Chính phủ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh và các tổ chức quốc tế tài trợ.
Năm 2017, Hội hỗ trợ khác phục hậu quả bom mìn Việt nam và Quỹ hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam đã hỗ trợ cho 151 nạn nhân bị ảnh hưởng bởi bom mìn với số tiền hơn 1.8 tỷ đồng. Nhiều mô hình dạy nghề với việc làm cũng đã được thực hiện nhằm giúp đỡ những nạn nhân bom mìn hoà nhập với xã hội và cộng đồng.

Tại buổi họp báo, nhiều câu hỏi đã được đặt ra cho đại tá Nguyễn Văn Tín, Phó Cục trưởng Cục tuyên huấn (Bộ Quốc phòng) liên quan đến công tác quản lý bom đạn, đặc biệt là về công tác điều tra, xử lý vụ nổ xảy ra tại kho phế liệu ở thôn Quan Độ (huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh) sáng 3/1/2018 vừa qua. Tuy nhiên, đại diện Bộ Quốc phòng cho biết vụ việc vẫn đang trong quá trình điều tra nên vẫn chưa thể có được kết luận chính thức. Trước câu hỏi có hay không việc các vật liệu nổ do quân đội quản lý bị tuồn ra ngoài bán cho các hộ kinh doanh phế liệu, ông Tín cho rằng đó chỉ là nghi vấn và cần phải tiến hành điều tra cụ thể mới có thể khẳng định được.
Đại diện Bộ Quốc phòng cho biết, từ ngày thành lập quân đội đến nay đã có 33 vụ cháy nổ kho đạn nhưng tỷ lệ này theo ông so với các nước khác là vẫn còn ít. Nguyên nhân được cho là do điều kiện cất giữ bất cẩn, thời tiết nóng dẫn đến vật liệu tự nổ và hoạt động phá hoại của thế lực thù địch.
Theo khảo sát vào năm 2014, có tới 49/63 tỉnh thành xảy ra các tai nạn liên quan đến bom mìn, vật liệu nổ sau chiến tranh, với 1813 nạn nhân trong đó 919 người chết và hơn 800 người bị thương.

Bắc Triều Tiên cam kết tham gia Thế vận hội Mùa Hè ở Tokyo 2020 và Thế vận hội Mùa Ðông ở Bắc Kinh 2022 + Ngoại giao K-Pop và Taekwondo


Bắc Triều Tiên cam kết tham gia Thế vận hội 2020 và 2022


mediaPhái đoàn CIO do ông Thomas Bach dẫn đầu tại Bình Nhưỡng. Ảnh của KCNA ngày 29/03/2018.KCNA/via Reuters
Thêm một dấu hiệu để hy vọng vào một viễn cảnh hòa dịu lâu dài trên bán đảo Triều Tiên. Sau chuyến thăm Bình Nhưỡng gặp gỡ lãnh đạo Kim Jong Un, hôm nay 31/03/2018, chủ tịch Ủy Ban Olympic Quốc Tế (CIO), Thomas Bach thông báo Bắc Triều Tiên sẽ tham dự Thế vận hội mùa hè Tokyo 2020 và Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh 2022.
Kết thúc chuyến thăm Bình Nhưỡng 3 ngày, được đánh giá là lịch sử, lãnh đạo phong trào Olympic thế giới, ông Thomas Bach sáng nay tại Bắc Kinh đã vui mừng thông báo với báo chí rằng Bắc Triều Tiên « sẽ tham dự Thế vận hội mùa hè Tokyo 2020 và mùa đông Bắc Kinh 2022, cũng như là tất cả các kỳ Olympic trẻ khác ». Chủ tịch Ủy Ban Olympic Quốc Tế (CIO) nhấn mạnh cam kết trên đã được lãnh đạo tối cao của Bắc Triều Tiên ủng hộ.
Đến Bắc Triều Tiên theo lời mời của Ủy Ban Olympic Quốc gia Bắc Triều Tiên, ông Thomas Bach đã được chủ tịch Kim Jong Un đón tiếp trao đổi về việc phát triển thể thao ở Bắc Triều Tiên. Hai ông đã cùng dự một trận bóng đá nữ tại Bình Nhưỡng.
Theo hãng tin KCNA, lãnh đạo Kim Jong Un đã cảm ơn chủ tịch CIO về những đóng góp vào tiến trình giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Kim Jong Un nhấn mạnh các nỗ lực của CIO trong tiến trình hòa dịu giữa hai miền Triều Tiên nhân Thế vận hội mùa đông Pyeongchang tại Hàn Quốc vừa diễn ra hồi tháng Hai vừa qua.
Về phần CIO, chủ tịch Thomas Bach cho biết, Ủy Ban Thế Vận Quốc Tế sẽ « tiếp tục hỗ trợ vận động viên (Bắc Triều Tiên) để họ có thể chuẩn bị tốt cho các kỳ Thế vận hội tới ». Ông Thomas Bach khẳng định sẽ làm việc để đoàn thể thao hai miền Triều Tiên có thể diễu hành chung và có những hoạt động chung.
Chủ tịch CIO đánh giá cao tiến trình hòa giải đang diễn ra giữa hai miền Triều Tiên, đồng thời khẳng định tinh thần Olympic đã kéo hai láng giềng thù nghịch xích lại gần nhau, và đó chính là « thông điệp hòa bình mạnh mẽ » gửi đến toàn thế giới.
Tiến trình hòa giải giữa hai miền Triều Tiên đang có những tiến triển tốt đẹp với mốc lịch sử là cuộc gặp thượng đỉnh giữa chủ tịch Kim Jong Un và tổng thống Hàn Quốc Moon Jae in. Diễn tiến tích cực đó sẽ còn được tiếp nối bằng cuộc gặp thượng đỉnh Kim Jong Un- Donald Trump, dự kiến trong tháng Năm.
Ngoại giao K-Pop và Taekwondo
Cũng trong không khí hòa hoãn nói trên, ngày 31/03/2017 một phái đoàn hùng hậu 120 gồm nhiều nghệ sĩ nổi tiếng của làng nhạc K-Pop Hàn Quốc, võ sĩ Taekwondo lên đường đến Bình Nhưỡng tham gia một loạt các cuộc trao đổi về văn hóa. Phái đoàn do bộ trưởng Văn Hóa Do Jong Hwan dẫn đầu.
Trong số các ngôi sao ca nhạc của Hàn Quốc, gồm có một vài nghệ sĩ già dặn từng nhiều lần đem tiếng hát phục vụ cho khán giả Bắc Triều Tiên như là ông "vua" Cho Yong Pil, hay bà hoàng sân khấu Choi Jin Hee. Năm 1984, ca khúc Love Maze của bà từng được cố lãnh tụ Bắc Triều Tiên, Kim Jong Il, khen tặng là nhạc phẩm được ông yêu thích nhất. Tới nay bản tình khúc lãng mạn này vẫn được phát liên tục tại các nhà hàng ở Bình Nhưỡng.
Trong số những ban nhạc trẻ thời thượng ở Seoul, tốp ca nữ Red Velvet được mời "đem chuông đi đánh xứ người" sau khi ban nhạc Bắc Triều Tiên Moranbong đã sang trình diễn ở Hàn Quốc vào đầu tháng 2/2018, trước Thế Vận Hội Mùa Đông Pyeonchang.
Theo chương trình được thông báo, trong những ngày có mặt ở Bắc Triều Tiên, các ban nhạc Hàn Quốc sẽ có 2 buổi biểu diễn vào tối Chủ Nhật và Thứ Ba tuần sau (ngày 1 và 03/04/2018). Tối mai các nghệ sĩ Hàn Quốc sẽ biểu diễn tại Nhà Hát Lớn và đến tối Thứ Ba, đêm đại nhạc hội được dự trù mở ra trên sân vận động Ryugyong Jong Ju Jong, với 12.000 chỗ ngồi. Người điều khiển chương trình hai buổi biểu diễn nói trên sẽ là ngôi sao ca nhạc của dòng K-Pop Hàn Quốc Soehyun, của ban nhạc Girl's Generation.
Giới quan sát bình luận, Hàn Quốc khai thác lá chủ bài "quyền lực mềm" chiêu dụ Bắc Triều Tiên. Phim ảnh, ca nhạc Hàn Quốc làm dân Bắc Triều Tiên say mê.

 http://vi.rfi.fr/chau-a/20180331-bac-trieu-tien-cam-ket-tham-gia-the-van-hoi-2020-va-2022

Hội nghị thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mêkông mở rộng (GMS) lần thứ 6 tại Hà Nội : Ủy Hội MRC dần thừa nhận hậu quả đáng sợ của hơn 100 đập thủy điện trên dòng sông


Mêkông : Ủy Hội MRC dần thừa nhận hậu quả đáng sợ của thủy điện?


mediaĐập thủy điện trên thượng nguồn khiến phù sa ít về đến đồng bằng Cửu Long, là một nguyên nhân gây sụt lở, nước mặn thâm nhập. Bản đồ các vùng nhiễm mặn tại đồng bằng Cửu Long - MêkôngDR
Hội nghị thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mêkông mở rộng (GMS) lần thứ 6 tại Hà Nội vừa khai mạc ngày 29/03/2018, sẽ diễn ra đến ngày 31/3. Chính phủ Việt Nam coi đây là một sự kiện ngoại giao « quan trọng hàng đầu », cho phép mở rộng hợp tác giữa các nước trong tiểu vùng. Mêkông, « dòng sông mẹ » của dân cư Đông Nam Á lục địa, được hy vọng trở thành cầu nối cho hợp tác và phát triển bền vững của khu vực. Tuy nhiên, kế hoạch xây hơn 100 đập thủy điện trên dòng sông trong đó có 11 đập trên dòng chính, cộng với các đập khổng lồ đã có tại Trung Quốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước, nguồn cá, nguồn phù sa… đe dọa tương lai của hạ lưu.
Một số nghiên cứu mới đây tái khẳng định viễn cảnh đen tối này. Phát triển thủy điện trên Mêkông có thể mang lại chút ít lợi nhuận, nhưng tổn hại là khôn lường. Tiếng nói của các nhà khoa học, giới bảo vệ môi trường, sau một thời gian bị gạt sang lề, dường như đang dần được giới cầm quyền lắng nghe.
RFI xin giới thiệu trước hết các nhận định của nhà báo Tom Fawthrop, người gắn bó từ 30 năm nay với vùng Đông Nam Á. Trong bài viết, được đăng tải trên trang mạng của viện tư vấn Lowy, nhà báo Anh nhấn mạnh đến nghiên cứu « tiên phong » của một ê-kíp quốc tế, đặt cơ sở tại Trung tâm nghiên cứu về quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường (NREM), ở Đại học Mae Fah Luang, Chiang Rai, Thái Lan.
Đánh giá quá cao lợi nhuận do thủy điện
Hồi 2011, Ủy Hội Sông Mêkông - cơ quan tư vấn liên chính phủ của bốn nước hạ nguồn Mêkông, gồm Việt Nam, Lào, Cam Bốt và Thái Lan – đã đưa ra con số lợi nhuận hơn 30 tỉ đô la, thu được từ các đập thủy điện, với 11 con đập được xây dựng. Theo nghiên cứu của nhóm Đại học ở Chiang Rai, Thái Lan, thiệt hại tổng hợp do mất nguồn cá, phù sa, và các tác động xã hội khác, là « cao hơn nhiều so với lợi nhuận từ thủy điện ».
Các dự án đập trên dòng Mêkông (màu đen là đã xây xong)Ảnh: International Rivers

Trong khi đó nghiên cứu về « Đánh giá hệ quả kinh tế của các dự án đập thủy điện tại vùng hạ lưu sông Mêkông », được ê-kíp NREM (Đại học Mae Fah Luang, Chiang Rai, Thái Lan) tiến hành hồi năm ngoái, cập nhập đầu năm nay, cho thấy thiệt hại tổng thể về kinh tế cho 50 năm tới, nếu toàn bộ 11 dự án đập hoàn tất và đi vào hoạt động, là hơn 7 tỉ đô la (tức âm 7 tỉ đô la so với dự kiến lãi hơn 30 tỉ). Nhà kinh tế Anh David Wood, một trong các thành viên của nhóm nghiên cứu, phê phán các nghiên cứu tiền khả thi của Ủy Hội Sông Mêkông (MRC - Mekong River Commission), là đã dựa trên « nhiều giả thuyết sai lầm » và đã « đánh giá thấp (các hậu quả), trong khi lại đánh giá quá cao thu nhập từ bán điện do các đập sản xuất ra » (1).
Tuy nhiên, từ đó, Ủy Hội Mêkông đã có một số thay đổi trong đánh giá tác động. Năm 2016, Ủy Hội Mêkông đã công bố một nghiên cứu khác, điều chỉnh lại các tính toán, theo đó lượng cá sông tự nhiên đánh bắt tại bốn nước Mêkông trị giá 11 tỉ đô la. Cam Bốt có nguy cơ là nước bị thiệt hại nặng nhất về mặt này, bởi cá là 80% nguồn protein hàng năm của người dân xứ Chùa tháp, trị giá tới 12% GDP nước này.
Theo nhà báo Tom Fawthrop, Ủy Hội Mêkông đã tiếp tục có một số tiếp thu trong báo cáo đánh giá tác động mới, được công bố hồi tháng 2/2018. Báo cáo rất được trông đợi này cho thấy dường như Ủy Hội Mêkông đang dần dần hướng đến thừa nhận « các hệ quả thảm khốc » của các đập thủy điện, và dường như đang trên đường đi đến chỗ khẳng định các đánh giá lạc quan trước đây là sai lầm. Điều phối viên nghiên cứu của MRC, ông Suthy Heng, cho nhà báo Anh biết đã bổ sung thêm hai kết quả nghiên cứu mới vào điều tra của Ủy Hội, do nhiều ưu điểm « về phương pháp luận » cũng như « về dữ liệu ».
Cần tính đủ các « dịch vụ sinh thái »
Nhà báo Tom Fawthrop nhấn mạnh đến tầm quan trọng của phương pháp luận « dịch vụ sinh thái » có thể dẫn đến những thay đổi có tính quyết định trong việc đánh giá tác động của các đập thủy điện đến hạ lưu.
Trước đây trong các tranh luận về hệ quả của đập thủy điện, trong giới chuyên gia, người ta rất ít thừa nhận rằng, ngoài nguồn lợi về cá, dòng sông có thể mang lại « nhiều dịch vụ sinh thái » khác, như về chất lượng y tế, về phương tiện vận tải, du lịch, về môi trường thiên nhiên… Nghiên cứu về « các dịch vụ sinh thái » là một nhánh còn tương đối mới của khoa kinh tế học.
Nhà báo Tom Fawthrop nhấn mạnh là việc áp dụng tiếp cận « dịch vụ sinh thái », tính đến các lợi ích sâu xa và nhiều mặt của dòng Mêkông, cho phép mở ra một hướng đi mới, thách thức lập trường kinh tế và chính sách « chủ lưu », có khuynh hướng « chật hẹp » hiện nay.
Theo một chuyên gia về đập thủy điện trên dòng Mêkông, ông Apisom Intralawan, thì cho dù các nghiên cứu theo quan điểm « dịch vụ sinh thái » có thể còn thiếu dữ liệu chính xác, thế nhưng có một thái độ « thận trọng » trong đánh giá chắc chắn « vẫn tốt hơn nhiều » so với thái độ coi giá trị dịch vụ của dòng sông chỉ là số không. Mà trong khi chưa tính hết được các thiệt hại (2), thì quan điểm nên dừng lại để chờ đợi vẫn là khôn ngoan, sáng suốt hơn cả. Không đợi đến lúc mất bò mới lo làm chuồng.
Điện mặt trời hạ giá đẩy thủy điện vào thua lỗ
Bên cạnh tiếp cận dịch vụ sinh thái, một nhân tố mới cũng đang khiến vấn đề thủy điện và môi trường Mêkông có thể có những diễn biến đột phá trong thời gian tới. Đó là xu hướng các nguồn năng lượng tái tạo đang ngày càng trở nên phổ cập, bởi giá rẻ, dễ vận hành, có thể không xa sẽ là nguồn thay thế cho thủy điện. Đình hoãn các đập thủy điện là chính sách « ít mạo hiểm nhất » và « con đường duy nhất » để bảo vệ nghề cá và đời sống cư dân hạ lưu, nhà báo Tom Fawthrop kết luận.
Về ý tưởng này, trả lời RFI, nhà nghiên cứu độc lập về môi trường Nguyễn Hữu Thiện (Cần Thơ) giải thích thêm, ông đồng thời đặc biệt nhấn mạnh đến góc độ thiệt hại về phù sa do thủy điện đe dọa sự sống còn của đồng bằng Cửu Long, đến ổn định xã hội tại khu vực đầu tầu kinh tế của Việt Nam :
« Gần đây vào tháng 2/2018 chúng ta đều biết là Thái Lan đã tạm hoãn hợp đồng mua điện từ đập Pak Beng để rà soát lại Quy Hoạch Điện của Thái Lan. Kết quả chưa biết thế nào, nhưng nếu Thái Lan mà không mua điện từ các đập của Lào, thì các đập này khó mà xây dựng được thêm nữa, vì không có thị trường bán điện.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thiện (Cần Thơ)30/03/2018 Nghe

Trong tình hình năng lượng mặt trời đang trở thành xu hướng trên thế giới hiện nay, thì giá thành giảm rất nhanh và công nghệ để lưu trữ năng lượng mặt trời và hòa vào mạng lưới đã có, tôi cho rằng chỉ trong vòng 5-10 năm nữa thì thủy điện sẽ không thể cạnh tranh được. Do đó, nếu các đập thủy điện vẫn được xây dựng, thì các nhà đầu tư sẽ thua lỗ và bỏ chạy, nhưng khi đó thì dòng sông Mêkông và đời sống hàng chục triệu người đã bị hủy hoại rồi, sẽ rất đáng tiếc.
Đẩy mạnh điện mặt trời, điện gió để cứu đồng bằng Cửu Long
Các chính phủ trong vùng Mêkông vì vậy nên nghiêm túc xem xét việc đầu tư vào phát triển năng lượng mặt trời và điện gió trong vùng này để thay thế cho thủy điện.
Nếu vẫn tiếp tục xây dựng các đập thủy điện, đồng bằng sông Cửu Long sẽ gia tăng sạt lở, hiện nay đang sạt lở dữ dội rồi (3). Có thể đến cuối thế kỷ thì 50% diện tích đồng bằng sông Cửu Long sẽ biến mất khỏi bản đồ do sạt lở. Tác động đối với đồng bằng sông Cửu Long có thể dẫn đến những bất ổn về xã hội, do đó điều này nên được xem như một vấn đề an ninh phi truyền thống của khu vực, trong đó ASEAN và cộng đồng quốc tế nên quan tâm. Các quốc gia phát triển là đối tác của khu vực Mêkông và các định chế tài chính quốc tế như Ngân Hàng Thế Giới, Ngân Hàng ADB, nên thành lập quỹ Mêkông để thúc đẩy đầu tư vào năng lượng mặt trời và gió, trong khu vực Mêkông để thay thế thủy điện ».
Một trạm điện gió ven biển tỉnh Bạc Liêu, đồng bằng Cửu Long, Việt Nam.Ảnh chụp màn hình

RFI xin cảm ơn tiến sĩ Lê Anh Tuấn và nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thiện
----
(1) Về phần mình, nhìn chung, nhà nghiên cứu môi trường Nguyễn Hữu Thiện tỏ ra rất dè dặt trước các kết quả nghiên cứu quy mô lớn tiến hành tại Việt Nam, của bộ Tài Nguyên và Môi Trường (TN&MT) và của Ủy Hội Mêkông. Theo ông, nghiên cứu của bộ TN&MT thuê công ty DHI thực hiện, dựa chủ yếu vào việc chạy mô hình máy tính từ xa, mà thiếu hiểu biết thực tế, nên đánh giá thấp các tác động với đồng bằng Cửu Long. Nghiên cứu của Ủy Hội Mêkông mới đây cũng gây thất vọng vì đánh giá sai lệch tác động, đưa ra những kết luận có thể nói là « phán bừa, phán ẩu ». Ví dụ như : cho rằng cá suy giảm do giảm nguồn dinh dưỡng từ phù sa là rất ít, vì được bù lại bằng dinh dưỡng từ nước thải đô thị và phân bón nông nghiệp. Một kết luận, theo ông, hoàn toàn thiếu cơ sở khoa học. Hay khi đánh giá về tác động về kinh tế xã hội, báo cáo chỉ xét tác động trong hành lang 15 km hai bên sông, như vậy không thể đánh giá được tác động tổng thể, đặc biệt về vấn đề sạt lở bờ biển.
(2) Trả lời RFI qua thư điện tử, tiến sĩ Lê Anh Tuấn (Viện Nghiên Cứu Biến Đổi Khí Hậu, Cần Thơ) nhận định : hậu quả của chuỗi thủy điện đã được nhiều nhà khoa học và các tổ chức xã hội cảnh báo. Tuy nhiên để định lượng các thiệt hại cho từng lĩnh vực như nông nghiệp, thủy sản, phù sa, sinh thái, kinh tế xã hội thì không đơn giản vì nhiều lý do. Như dữ liệu đầu vào không đầy đủ (Trung Quốc từ chối cung cấp số liệu quá trình vận hành chuỗi đập thủy điện phía họ, thiếu thông tin về thỏa thuận mua bán điện, vận hành nhà máy, số liệu về cá - sinh thái - xã hội không nhất quán ...), hiểu biết của chuyên gia về vấn đề Mêkông và hệ sinh thái - yếu tố xã hội bị hạn chế, trong các kịch bản tương lai có nhiều yếu tố không chắc chắn và quá nhiều giả định thiếu kiểm chứng...
(3) Theo nghiên cứu của Kondolf (2014), các đập trên thượng nguồn Mêkông, mà Trung Quốc gọi là sông Lan Thương, đã khiến dòng Mêkông mất đi đến 50% lượng phù sa (160 triệu tấn/năm trong những năm 1990 xuống còn 80 triệu). Nếu toàn bộ 11 đập tại Lào và Cam Bốt được xây, Mêkông sẽ mất gần hết phần phù sa còn lại (nghiên cứu của UNESCO và Viện Môi Trường Stockholm). Chỉ tính về kinh tế bề nổi, lượng phù sa/dưỡng chất nói trên khiến Việt Nam thiệt hại ít nhất 450 triệu đô la/năm (Bộ Tài Nguyên Môi Trường Việt Nam).

http://vi.rfi.fr/viet-nam/20180330-mekong-uy-hoi-mrc-dan-thua-nhan-hau-qua-dang-so-cua-thuy-dien

30 năm "Kim tự tháp" bảo tàng Louvre : “viên kim cương” trong lòng Paris

Kim tự tháp bảo tàng Louvre : “viên kim cương” trong lòng Paris

Kim tự tháp bảo tàng Louvre : “viên kim cương” trong lòng Paris
 
Kim Tự Tháp Louvre, Paris@RFI /Đức Tâm

    Ngày 30/03/2018 là kỷ niệm 30 năm khánh thành kim tự tháp kính bảo tàng Louvre, một viên kim cương trong lòng Paris, tác phẩm thu hút đông khách thăm quan bảo tàng, chỉ sau bức tranh Nàng Mona Lisa của danh họa Léonard De Vinci và tượng thần vệ nữ Milo trứ danh. Nhưng có mấy ai biết “viên kim cương” đó đã từng là một đề tài gây tranh cãi khiến báo chí “tốn biết bao giấy mực”, thể hiện sự đối đầu giữa phe bảo thủ và những người theo khuynh hướng hiện đại, thậm chí là một đề tài “đấu đá chính trị” giữa cánh tả và cánh hữu Pháp trong những năm 1980, dưới thời tổng thống François Mitterrand.

    François Mitterrand nhậm chức tổng thống Pháp vào năm 1981. Ông là tổng thống cánh tả đầu tiên của nền Đệ Ngũ Cộng Hòa. Vốn là người đam mê văn hóa, chỉ ít lâu sau trở thành ông chủ điện Elysée, François Mitterrand đã yêu cầu bộ trưởng Văn Hóa Jack Lang thực hiện hai việc : Trình ngay lập tức danh sách các dự án lớn về cải tạo Paris và vùng phụ cận, trong đó kiến trúc phải đi đôi với nghệ thuật ; xây dựng trên toàn nước Pháp các « puits de vie », tạm dịch là « giếng khơi cuộc đời », có nghĩa là các trung tâm nghệ thuật và sáng tạo.
    Trong số các đề xuất của bộ trưởng Jack Lang, dự án gây nhiều chú ý nhất là hiện đại hóa và mở rộng diện tích bảo tàng Louvre bằng cách di dời trụ sở bộ Tài Chính khỏi tòa nhà cánh Rivoli sang khu phố Bercy và giải tỏa sân Napoléon, vốn thời đó được dùng làm bãi đậu xe.
    Ngày 27/07/1981, trong tờ trình gửi tổng thống François Mitterrand, bộ trưởng Văn Hóa Jack Lang viết « Louvre sẽ trở thành bảo tàng lớn nhất thế giới ». Tổng thống Mitterrand trả lời ngắn gọn bằng vài từ ghi bên ngoài lề tờ giấy, theo như thói quen vốn có của ông : «Ý tưởng hay nhưng khó thực hiện (cũng giống như mọi ý tưởng tốt đẹp khác). » Điều này có nghĩa là « Hãy bắt tay vào việc đi nào ! » Sau này, tờ trình của Jack Lang được coi như hòn đá đầu tiên đặt nền móng cho dự án Grand Louvre.
    Kiến trúc sư được tổng thống Pháp đích thân mời phụ trách thiết kế là ông Ioeh Ming Pei. Ông François Mitterrand, vào năm 1978, trên cương vị chủ tịch đảng Xã Hội Pháp, trong chuyến thăm Mỹ và làm việc với tổng thống Mỹ Ronald Reagan, đã có dịp chiêm ngưỡng Bảo tàng nghệ thuật quốc gia ở Washington (National Gallery of Art), công trình có phần đóng góp của kiến trúc sư Ming Pei. Ngay lập tức, ông Mitterrand thấy ngưỡng mộ tài năng của vị kiến trúc sư người Mỹ gốc Hoa. Ming Pei cũng là nhà thiết kế nhiều công trình lớn nổi tiếng trên thế giới như John Hancok Tower, John F. Kennedy Library ở Boston, Bank of China Tower ở Hồng Kông …
    Nhận được lời mời của tổng thống Pháp, kiến trúc sư Ming Pei sau 4 tháng nghiền ngẫm cẩn trọng, cuối cùng đã nhận lời thiết kế công trình. Điểm nhấn trong bản thiết kế của ông Pei để hiện đại hóa điện Louvre là xây dựng ngay tại sân Napoléon một kim tự tháp bằng kính trong suốt, cao 21,64m, mỗi cạnh có kích thước 35,24m, theo tỉ lệ thu nhỏ từ kim tự tháp nổi tiếng Kheops của Ai Cập. Cửa vào kim tự tháp là cửa chính dẫn xuống khu đón tiếp, bán vé để từ đó du khách bắt đầu hành trình tham quan bảo tàng.

    Kim tự tháp kính thu hút rất đông khách thăm quan bảo tàng, chỉ sau bức tranh Nàng Monalisa của danh họa Léonard De Vinci và tượng thần vệ nữ Milo.RFI/Thuy Duong


    Trận chiến Kim Tự Tháp
    Thiết kế của Ming Pei được tổng thống Pháp François Mitterrand đánh giá là « hợp lý nhất, tốt nhất và đẹp nhất ». Nhưng cũng giống một số công trình lớn khác ở Paris như tháp Eiffel, trung tâm văn hóa Pompidou, dự án kim tự tháp kính tại điện Louvre khi mới ra đời đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của công luận.
    Nếu như tháp Eiffel bị ví như « một ống khói nhà máy khổng lồ », « vô ích »« nực cười », trung tâm văn hóa Pompidou bị bêu riếu là « cái mụn cóc xấu xí », « con quái vật gớm ghiếc », « một sai lầm thế kỷ », thì kim tự tháp Louvre lại bị coi là một tác phẩm chỉ đạt điểm 0 về kiến trúc, thô kệch, từ hình dáng đến chất liệu thiết kế đều phá vỡ cảnh quan, phong cách kiến trúc cổ điển vốn có và làm hỏng cái hồn của điện Louvre, thậm chí kim tự tháp Louvre còn bị gọi là « ngôi nhà của người chết » …
    Bộ trưởng Văn Hóa Pháp thời đó, ông Jack Lang, sau này trong cuốn sách « Những trận chiến về Grand Louvre » (2010) về lịch sử dự án mở rộng bảo tàng Louvre - đã nói rằng ông « rất ngạc nhiên trước phản ứng dữ dội, kịch liệt của những người phản đối » kế hoạch xây kim tự tháp kính. Thậm chí, kim tự tháp Louvre còn bị phản đối dữ dội hơn nhiều so với dự án xây trung tâm văn hoá Pompidou dưới thời tổng thống Pháp Georges Pompidou trước đó.
    Còn đối với kiến trúc sư Ieoh Ming Pei, thời điểm khó khăn nhất với ông là tháng 01/1984, khi ông phải trình dự án trước Ủy ban cao cấp phụ trách các công trình lịch sử của Pháp, trong tiếng phản đối la ó, thậm chí cả sự kỳ thị nhắm vào gốc gác Trung Quốc của ông. Ieoh Ming Pei hồi tưởng : « Đó là một phiên họp kinh khủng ! », thậm chí ông còn không thể nào giới thiệu được bản thiết kế như đã định. Khi Ủy ban bỏ phiếu, thiết kế của Ieoh Ming Pei chỉ được thông qua với số phiếu sít sao.
    Ngay ngày hôm sau, bản phác họa kim tự tháp Louvre được giới thiệu trên trang nhất nhật báo France-Soir, nhà văn Jean Dutourd, viện sĩ Viện Hàn Lâm Pháp có bài xã luận với tiêu đề « Nước Pháp khốn khổ ». « Trận chiến kim tự tháp » chính thức bắt đầu… Nhiều khiếu nại, kiến nghị, thư ngỏ phản đối kim tự tháp Louvre được gửi đi tới tấp. 7 hiệp hội bảo tồn di sản Pháp đã gửi thư phản đối tới bộ trưởng Văn hóa Jack Lang.
    Nhiều tờ báo như Le Figaro, Le Quotidien de Paris … và nhiều chính trị gia, nghệ sĩ cũng lên tiếng phản đối dự án của kiến trúc sư Ming Pei. Thậm chí, vào năm 1984, ca sĩ nổi tiếng Yves Montand của Pháp đã thu âm một ca khúc bông lơn về dự án của Ming Pei. Bài hát « Lettre anonyme à monsieur du musée du Louvre »(Bức thư vô danh gửi ông quản đốc bảo tàng Louvre) mở đầu bằng câu « Có những điều quái đản đang xảy ra ở bảo tàng Louvre … »
    Tuy nhiên, theo các thăm dò ý kiến người dân, phần thắng lại nghiêng về Ming Pei, tổng thống Mitterrand cũng rất kiên định trong việc cho triển khai dự án. Thêm vào đó, bộ trưởng Văn Hóa Jack Lang đã khôn khéo tránh để thị trưởng Paris Jacques Chirac phật ý mà phản đối kế hoạch xây kim tự tháp. Vì thế, dự án vẫn được tiếp tục. Sau này, ông Jacques Chirac đắc cử kỳ bầu cử tổng thống Pháp 1995, trở thành người kế nhiệm tổng thống François Mitterrand. Nhân 10 năm kỷ niệm ngày khánh thành kim tự tháp điện Louvre, Jack Lang tiết lộ ông đã thuyết phục thị trưởng Chirac như thế nào :
    « Khi mọi người đều biết về dự án xây kim tự tháp, tôi đã tự nhủ :« Phải tránh việc ông Chirac nhảy dựng lên như một con bò tót nhìn thấy chiếc khăn màu đỏ và phải cố gắng né tránh để ông ấy không gây trở ngại. Và tôi đã cố gắng huy động bạn bè, những người được ông ấy đánh giá cao. Chẳng hạn, Jean Prouvé, chủ tịch hội đồng giám khảo cuộc thi thiết kế Trung tâm văn hóa Pompidou, phu nhân cố tổng thống tiền nhiệm Georges Pompidou, và vài người khác nữa, để họ nói với ông Chirac rằng « Thưa thị trưởng, ông đừng quyết định quá nhanh, hãy đón tiếp và trao đổi với kiến trúc sư Pei, hãy xem bản mẫu maket rồi từ từ quyết định ».
    Ngoài kim tự tháp chính, còn có 3 kim tự tháp nhỏ và 1 kim tự tháp treo ngược nằm dưới lòng trung tâm thương mại Carrousel de Louvre.RFI/Thuy Duong

    Thủy tinh kim cương - Thách thức kỹ thuật
    Công cuộc xây dựng kim tự tháp kính của Ioeh ming Pei là một cuộc chạy đua với thời gian, trên một công trường khổng lồ, với nhiều thách thức về kỹ thuật. Thủy tinh làm kính phải là loại « thủy tinh kim cương » trong suốt gần như tuyệt đối và không mầu để kim tự tháp không ngả màu xanh dưới ánh mặt trời và dù đứng từ sân nhìn xuống hay đứng từ dưới nhìn lên thì lớp kính đều phải phản chiếu đúng màu vàng óng như mật của các bức tường điện Louvre. Thêm vào đó, phải là kính hai lớp đủ dày nhưng nhẹ và có độ bền, đảm bảo an toàn lâu dài, mặt kính cũng phải được mài phẳng đến tuyệt đối.
    Bộ khung kim tự tháp làm bằng 95 tấn thép và 105 tấn nhôm phải thanh mảnh, nhẹ nhàng, nhưng đủ chắc chắn để gánh đỡ 95 tấn kính. Nhiều lời đồn đại cho rằng có tổng cộng 666 miếng kính, và con số 666 là con số của quỷ Satan, nhưng thực ra kim tự tháp được ghép từ 673 tấm kính hai lớp (603 miếng kính hình thoi và 70 miếng kính hình tam giác).
    Mặc dù người ta hay gọi là kim tự tháp điện Louvre, nhưng thực ra có tổng cộng 5 kim tự tháp, ngoài kim tự tháp chính, còn có 3 kim tự tháp nhỏ cao 4.92m nằm ở ba phía bao lấy kim tự tháp lớn và một kim tự tháp nhỏ treo ngược, có chóp nằm dưới lòng trung tâm thương mại Carrousel de Louvre. Tất cả đều bằng « kính kim cương ».
    Với loại cát trắng mịn chỉ có trong rừng Fontainebleau ở ngoại ô phía nam Paris, với công nghệ sản xuất ít thấy, những lò nung thủy tinh đặc biệt, kiến trúc sư Ming Pei và hãng sản xuất kính Saint-Gobain hàng đầu của Pháp đã hợp tác tạo ra một loại kính đặc biệt, hoàn hảo và chưa từng xuất hiện trên trị trường.
    Trong những năm 1990, loại « kính kim cương » cao cấp dùng để xây kim tự tháp Louvre đã trở thành loại kính hạng nhất được các cửa hiệu thời trang, kim hoàn xa hoa săn lùng để làm cửa kính trưng bày hàng. Bên cạnh kim tự tháp là 7 bồn nước để phản chiếu bầu trời và bóng hình những tòa kim tự tháp trong suốt, tăng thêm vẻ lung linh, huyền ảo cho điện Louvre, nhất là khi màn đêm buông xuống.
    Kim tự tháp trong suốt, không màu, phản chiếu đúng màu vàng óng như mật của các bức tường điện Louvre.RFI/Thuy Duong

    « Viên kim cương hoàn hảo » của điện Louvre và thành phố Paris
    Kim tự tháp điện Louvre được khánh thành năm 1989 và gây tiếng vang lớn, tạo một bước ngoặt cho lịch sử bảo tàng Louvre. Vào năm 1999, nhân kỷ niệm 10 năm khánh thành kim tự tháp Louvre, kiến trúc sư Ming Pei, có mặt trước công trình nổi tiếng của mình, đã tự hào phát biểu : « Hôm nay là một ngày rất trọng đại đối với tôi. Tôi vô cùng hạnh phúc khi thấy kim tự tháp đã trở thành một nơi sống động ».
    10 năm sau khi ra đời, kim tự tháp vẫn nhận được những nhận xét trái chiều từ các du khách, có người thích thú, tán dương, có người chê bai : « Đâu phải là không hợp lý. Nó không hề làm ảnh hưởng tới vẻ đẹp của công trình xung quanh. Kim tự tháp trong suốt mà » ; « Theo tôi, kim tự tháp bị đặt nhầm chỗ, nó không hợp với các tòa nhà quanh đây » , « Bảo tàng Louvre thì không thể thiếu kim tự tháp được », « Mọi người cần làm quen với nó, tôi cũng sẽ quen thôi ».
    Sau 20 năm, kim tự tháp đã góp phần đưa số du khách tới thăm Louvre tăng gần gấp 3 lần, từ 3 triệu lượt khách/năm lên thành 8,5 triệu lượt khách/năm. Giờ đây, sau gần 30 năm tồn tại, kim tự tháp bằng kính tại sân điện Louvre vẫn được coi là một trong những biểu tượng không thể thiếu của Paris, bên cạnh tháp Eiffel, nhà thờ Đức Bà Notre Dame de Paris … Viên kim cương đó là một minh chứng cho thấy sự kết hợp giữa kiến trúc hiện đại và phong cách cổ điển không phải là điều không thể tồn tại giữa lòng Paris.
    Sự giao hòa giữa kiến trúc hiện đại và phong cách cổ điển.RFI/Đức Tâm


    Cùng chủ đề
    • TẠP CHÍ VĂN HÓA

      Tháp Eiffel : Từ bà đầm thép bị chế nhạo tới biểu tượng của Paris
    • TẠP CHÍ VĂN HÓA

      Trung tâm văn hóa Pompidou - Paris : « Sai lầm thế kỷ » và biểu tượng văn hóa
    • TẠP CHÍ VĂN HÓA

      Nhà hát opéra Garnier và "phong cách của hoàng đế Napoléon III"
    • TẠP CHÍ VĂN HÓA

      Khải Hoàn Môn Paris và ngọn lửa thiêng không bao giờ tắt
    • TẠP CHÍ VĂN HÓA

      Nhà thờ Đức Bà Paris
    1. 1
    2. 2
    3. 3
    4. ...
    5. trang sau >
    6. trang cuối >
    7.                  
    http://vi.rfi.fr/phap/20180330-kim-tu-thap-bao-tang-louvre-%E2%80%9Cvien-kim-cuong%E2%80%9D-trong-long-paris

    Hình ảnh Chợ Đà Lạt từ năm 1938 đến nay + Nhà thờ..."Con Gà" + Mai anh đào + Mùa cỏ hồng + Hoa hướng dương + 5 điểm chụp hình "Tháng 5 rực rỡ + Hoa dỳ quỳ + Tuyệt tình cốc + Homestay "Thùng rượu"


    Thứ bảy, 31/3/2018 | 02:08 GMT+7

    Chợ Đà Lạt từ năm 1938 đến nay

    Những bức ảnh cho thấy sự thay đổi và phát triển của ngôi chợ lớn nhất thành phố ngàn hoa theo năm tháng.


    Chợ Đà Lạt từ năm 1938 đến nay
    Chợ trung tâm Đà Lạt được xây dựng vào năm 1929. Đây không chỉ là một trung tâm buôn bán sầm uất mà còn là một di tích lịch sử quan trọng của thành phố này. Ảnh chụp năm 1938 cho thấy khu chợ lúc này khang trang và chưa đông đúc. Ảnh: Flickr.
    Chợ Đà Lạt từ năm 1938 đến nay
    Khi mới đi vào hoạt động, chợ thường được dân địa phương gọi là "Chợ Cây" bởi các nguyên liệu sơ khai để xây dựng đều bằng gỗ. Trong hình là cảnh người dân đang mua bán được chụp năm 1956, trong đó có cả đồng bào dân tộc. Ảnh: Flickr.
    Chợ Đà Lạt từ năm 1938 đến nay
    Đến năm 1958, một trong số hạng mục của khu chợ được xây dựng trên khu vực đầm lầy dưới sự chỉ đạo của kiến trúc sư Nguyễn Duy Đức. Cây cầu đi bộ nối thẳng tới Chợ Đà Lạt chụp trong khoảng năm 1965 - 1966. Ảnh: Flickr.
    Chợ Đà Lạt từ năm 1938 đến nay
    Chợ vào năm 1965 đã bắt đầu tấp nập người mua bán hơn nhưng quang cảnh còn hoang vu, ít cây cối. Ảnh: Flickr.
    Chợ Đà Lạt từ năm 1938 đến nay
    Một sạp bán hoa tại chợ năm 1969. Ảnh: Tom Petersen.
    Chợ Đà Lạt từ năm 1938 đến nay
    Đường vào chợ những năm 1970 trồng nhiều cây xanh hơn. Ảnh: Flickr.
    Chợ Đà Lạt từ năm 1938 đến nay
    Cảnh sinh hoạt chợ tại bậc thang năm 1974 (gần rạp Hoà Bình ngày nay). Ảnh: Flickr.
    Chợ Đà Lạt từ năm 1938 đến nay
    Sạp rau, củ, quả bày bán bên trong khu chợ năm 1996. Ảnh: Doi Kuro.
    Chợ Đà Lạt từ năm 1938 đến nay
    Chợ Đà Lạt năm 2013 đã bắt đầu sinh hoạt vào buổi tối, chủ yếu là các hàng quán đồ ăn, quà lưu niệm để phục vụ du khách. Ảnh: Yukata.
    Chợ Đà Lạt từ năm 1938 đến nay
    Đến nay, chợ Đà Lạt trở thành điểm dừng chân quen thuộc của du khách mỗi khi có dịp ghé thành phố. Chợ hiện lâm vào tình trạng quá tải, đặc biệt là các vấn đề về trật tự và an toàn vệ sinh, môi trường. Sáng 27/3, Chủ tịch Lâm Đồng đã có buổi hợp chỉ đạo chấn chỉnh chợ đêm Đà Lạt nhằm phục vụ du khách ngày một tốt hơn. Ảnh: Di Vỹ.

    Toàn cảnh thành phố Đà Lạt từ trên không
    Khung cảnh Đà Lạt từ trên cao. Video: Hà Nguyễn.

    Di Vỹ







    https://dulich.vnexpress.net/tin-tuc/tu-van/hanh-trinh/ba-ly-do-nen-di-da-lat-ngay-bay-gio-keo-lo-mat-mua-vang-3660417.html?vn_source=rcm_detail&vn_medium=dulich&vn_campaign=rcm&ctr=rcm_detail_env_4_click_dulich

    Thứ ba, 13/6/2017 | 08:18 GMT+7

    Hồ nước xanh ngắt được ví như 'tuyệt tình cốc' ở Đà Lạt

    Hồ nước là mỏ đá dừng khai thác có màu xanh ngắt, cách trung tâm Đà Lạt 50 km và được du khách ví như "tuyệt tình cốc".

    Hồ nước xanh ngắt được ví như 'tuyệt tình cốc' ở Đà Lạt
    Hồ nằm ở thôn Suối Cạn, xã Lát, huyện Lạc Dương. Sau thời gian ngừng khai thác đá, mưa và các mạch nước ngầm đã tạo nên một hồ nước có màu xanh ngọc bích tuyệt đẹp.

    'Tuyệt tình cốc' ở Đà Lạt

    Video: Nguyễn An Huy
    Hồ nước xanh ngắt được ví như 'tuyệt tình cốc' ở Đà Lạt
    Đường đến hồ được nhiều du khách đánh giá là khó đi vì phải vượt qua chặng dài, nhiều khúc cua và đường đất đá gập ghềnh. Nếu có ý định đến đây, bạn nên chạy bằng xe số, xe khỏe và du khách nữ không nên đi một mình.
    Hồ nước xanh ngắt được ví như 'tuyệt tình cốc' ở Đà Lạt
    Xuất phát từ chợ Đà Lạt, bạn chạy xe khoảng 22 km theo đường 722 để đến khu du lịch làng Cù Lần. Đến cổng làng, đi thêm 400 m sẽ thấy một dốc đá lên núi phía bên trái. Bạn rẽ vào đây và tiếp tục đi khoảng 4 km đường núi rồi hỏi người dân đường lên hồ đá của mỏ đá Bảy Tài.
    Hồ nước xanh ngắt được ví như 'tuyệt tình cốc' ở Đà Lạt
    Đi qua cây cầu gỗ, bạn cần chắc tay lái, không chở nặng. Và nếu không tìm thấy cây cầu này tức là bạn chưa đi đúng đường.
    Hồ nước xanh ngắt được ví như 'tuyệt tình cốc' ở Đà Lạt
    Đường càng khó đi hơn vào ngày mưa. Vào ngày nắng, phong cảnh hai bên đường cũng đẹp với hàng cỏ lau, hàng thông.
    Hồ nước xanh ngắt được ví như 'tuyệt tình cốc' ở Đà Lạt
    Thời gian từ làng Cù Lần đến "tuyệt tình cốc" khoảng 30 phút. Nơi này vẫn còn hoang sơ, du khách chỉ tham quan, chụp ảnh kỷ niệm, tuyệt đối không xuống tắm hay bơi.
    Hồ nước xanh ngắt được ví như 'tuyệt tình cốc' ở Đà Lạt
    Xa trung tâm nên quanh hồ không có hàng quán. Bạn nên mang theo đồ ăn nhẹ, nước uống, bạt trải để nghỉ ngơi một lát và không xả rác. Hãy gom rác lại và mang về thành phố, bỏ đúng nơi quy định.
    Hồ nước xanh ngắt được ví như 'tuyệt tình cốc' ở Đà Lạt
    Ngoài hồ nước xanh ngọc bích, cảnh quan núi rừng xung quanh mỏ đá cũng rất đẹp. Du khách nên đi theo nhóm, tham quan xung quanh và không tách nhóm đi quá xa khỏi hồ.
    Má Lúm & Nguyễn An Huy

    https://dulich.vnexpress.net/photo/hanh-trinh/ho-nuoc-xanh-ngat-duoc-vi-nhu-tuyet-tinh-coc-o-da-lat-3598599.html?vn_source=rcm_detail&vn_medium=dulich&vn_campaign=rcm&ctr=rcm_detail_env_4_click_dulich

    Thứ ba, 21/3/2017 | 02:08 GMT+7

    Khu homestay hình thùng rượu độc đáo ở Đà Lạt

    Các "thùng rượu" chứa được 2-10 người, nằm trong khuôn viên có vườn hoa, vườn dâu tây yên bình, thích hợp với nhóm khách gia đình đến Đà Lạt nghỉ dưỡng.

    Khu homestay hình thùng rượu độc đáo ở Đà Lạt
    Khu lưu trú gồm nhiều phòng hình thùng rượu vang nằm trong thung lũng có diện tích hơn 1.000 m2, bao quanh là những ngọn đồi nhỏ và vườn hoa.
    Khu homestay hình thùng rượu độc đáo ở Đà Lạt
    Phòng nghỉ xây bằng bê tông, sơn giả gỗ bên ngoài, xây thành từng cặp thùng rượu vang với chiều cao khác nhau. Thùng lớn có 3 tầng, thùng nhỏ 2 tầng.
    Khu homestay hình thùng rượu độc đáo ở Đà Lạt
    Lối lên các phòng là cầu thang sắt cách điệu nhiều hình dáng khác nhau. Khoảng nối của mỗi phòng thùng rượu là sảnh sinh hoạt chung, được bày những bộ bàn ghế nhỏ để khách có thể nhìn ngắm vườn dâu tây, rau sạch xung quanh.
    Khu homestay hình thùng rượu độc đáo ở Đà Lạt
    Homestay này có tất cả 14 phòng nghỉ, mỗi phòng có đường kính 2,2 - 4,5 m. Nội thất đơn giản bởi chủ nhà khuyến khích du khách tận hưởng không gian bên ngoài .
    Khu homestay hình thùng rượu độc đáo ở Đà Lạt
    Trong phòng luôn có hoa tươi được lấy từ vườn hoa của chủ nhà. Giá phòng đôi là 350.000 đồng một đêm; phòng lớn dành cho nhóm khách tập thể là 150.000 đồng một người.
    Khu homestay hình thùng rượu độc đáo ở Đà Lạt
    Du khách đi theo gia đình hay nhóm bạn bè có thể tận hưởng đêm với hoạt động đốt lửa trại và nướng BBQ. Nếu không du khách có thể sử dụng nhà ăn có mái che bên cạnh hồ nước xanh ngắt, nơi câu cá miễn phí.
    Khu homestay hình thùng rượu độc đáo ở Đà Lạt
    Nơi đây có không gian yên bình, thích hợp với các chuyến nghỉ dưỡng của cặp đôi, gia đình có trẻ nhỏ. Homestay còn có tuyến đường tắt đi đến Thiền viện Trúc Lâm, hồ Tuyền Lâm.
    Quốc Dũng

    https://dulich.vnexpress.net/photo/hanh-trinh/khu-homestay-hinh-thung-ruou-doc-dao-o-da-lat-3557783.html?vn_source=rcm_detail&vn_medium=dulich&vn_campaign=rcm&ctr=rcm_detail_env_4_click_dulich