zondag 30 april 2017

Video : Giới trẻ Nghệ An biểu tình ngày 30/4/2017 đuổi Formosa cút khỏi Việt Nam + "Vì Formosa, vì chính quyền cộng sản mà chúng tôi... tán gia bại sản"+"Kiện Formosa và đồng bọn ra tòa án quốc tế" !

    1. Hàng triệu trẻ em miền trung xuống đường tổng biểu tình đuổi cổ Fomosa ngày 30/4/2017 - Duur: 29:09.

      • 6 uur geleden
      • 2.530 weergaven
      Hàng triệu trẻ em miền trung xuống đường tổng biểu tình đuổi cổ Fomosa lật đổ chế độ Nguyễn Phú Trọng lú ...
      • Nieuw
    1. NƯỚC CỜ SAI LẦM CỦA BỘ CÔNG AN Ở HÀ TĨNH - Duur: 10:51.

      • 6 maanden geleden
      • 837.724 weergaven
      NƯỚC CỜ SAI LẦM CỦA BỘ CÔNG AN Ở HÀ TĨNH Ngay sau cuộc biểu tình khiến Formosa thất thủ hôm Chủ nhật vừa rồi, Bộ ...
    2. Đồng bào miền trung tiếp tục nổi dậy biểu tình lật đổ CSVN đuổi cổ Fomosa ra khỏi Việt Nam - Duur: 56:51.

      • 1 maand geleden
      • 33.859 weergaven
      Đồng bào miền trung tiếp tục nổi dậy biểu tình lật đổ CSVN đuổi cổ Fomosa ra khỏi Việt Nam ngày 12/3/2017 ...
    3. [Trực tiếp]: Ngư dân đeo khăn tang biểu tình tưởng niệm 1 năm cá chết, chống Formosa[108Tv] - Duur: 1:52:58.

      • Gestreamd: 3 weken geleden
      • 23.097 weergaven
      Đăng ký để xem nhiều video hơn: http://goo.gl/6wr6sn Sáng ngày 6/4/2017, ngư dân 4 tỉnh miền trung kỷ niệm 1 năm thảm họa ...

Việt Nam : Tháng tư thảm họa - Formosa món nợ phải đòi

Tháng tư thảm họa - Formosa món nợ phải đòi

Người Đưa Tin (Danlambao) - Ngày 30.04.1975 không chỉ là thảm họa đối với người miền Nam. Còn là sự khởi đầu thảm họa trên khắp đất nước, mốc thời gian không thể quên cho dân tộc Việt - Nam đã bị đảng cộng sản tước đoạt quyền làm người. Cả nước đã bị thống nhất bằng sự thống khổ nhục nhằn, bằng nghèo đói, trộn lẫn với máu và nước mắt của người dân ba miền Bắc - Trung - Nam vì cuộc chiến phi nghĩa được chủ xướng từ cộng sản Bắc Việt. Người dân đã thật sự bị cộng sản "giải phóng" khỏi tự do no ấm, phú cường và văn minh đích thực, một thời từng là mơ ước của Singapore. Thay vào đó bằng bạo quyền, cai trị trên nòng súng, đàn áp bằng khói cay, đánh đập bằng dùi cui, roi điện và khủng bố bằng nhà tù, triệt đường sinh sống của bất kỳ ai dám nói thẳng, nói thật, khi cộng sản muốn bịt miệng ngôn luận.

Người dân không có quyền được nói bất cứ điều gì trái ngược với chủ trương, đường lối từ sự áp đặt của chế độ độc tài toàn trị, cường quyền muốn người dân phải nói theo ý đảng. Không được thấy điều cộng sản không cho phép thấy, không được nói sự thật dù ai cũng biết đó là sự thật. Thứ "tự do" duy nhất dành cho người dân là tha hồ tung hê lãnh tụ, ca ngợi đảng cộng sản quang vinh, là đất nước dân chủ công bằng, văn minh, là nơi hạnh phúc đáng sống nhất thế giới (!?) trong khi ai cũng thấy, cũng biết người dân không ngừng chạy trốn cộng sản từ Hiệp định Genève. (1954) ngày chia đôi đất nước, từ 30.04.1975 cho đến tận bây giờ. Một chế độ mà người dân luôn tìm đường thoát thân. Đó không còn là một đất nước đúng nghĩa để nói về chủ quyền quốc gia. Nó như trại súc vật cộng sản, mà ông chủ đích thực của nó không phải cộng sản Bắc Việt. Người nắm quyền sinh sát VN chính là Trung cộng. Thứ gọi là bộ chính trị, các ủy viên trung ương đảng cộng sản chỉ là bầy thái thú không hơn kém. Đứng đầu là Nguyễn phú Trọng.

Không cần học cao hiểu rộng mới hiểu hai chữ cách mạng là gì, không cần phải mài đến rách đủng quần nơi lớp học mới biết thế nào là giải phóng. Cách mạng là xóa bỏ cái cũ không hay, để thay vào đó điều tốt đẹp hơn, giải phóng là đánh đuổi điều tồi tệ mà người dân bị buộc phải hứng chịu, mang đến cho dân sự công bằng và trên hết là quyền tự do ứng cử, bầu cử qua lá phiếu minh bạch, được bảo vệ bởi tam quyền phân lập. Điều đó, chính thể Việt - Nam Cộng - Hòa đã thực hiện tương đối khá thành công, giúp miền Nam phát triển vượt trội, so với các nước láng giềng nói riêng và khu vực Châu Á nói chung trước 1975. Đó là nhờ chính thể miền Nam biết xem trọng dân quyền, chiêu hiền đãi sĩ, kêu gọi người cộng sản lầm đường lạc lối trở về với chính nghĩa quốc gia, họ không nuôi lòng thù hận, họ sử dụng bài Quốc ca do chính người cộng sản sáng tác "Việt - Nam không đòi xương máu, Việt - Nam kêu gọi thương nhau". 

Lòng bao dung của chính thể Việt - Nam Cộng - Hòa là điều không thể phủ nhận. Giả như họ cũng tàn ác như cộng sản Bắc Việt, thì thứ gọi là mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam (MTDTGPMN) gọi nôm na là VC nằm vùng, không còn cơ hội sống sót để sám hối cho hành động sai lầm không thể sửa chữa, khi nhận ra mặt thật của cộng sản Bắc Việt. Điển hình như bác sĩ Dương Quỳnh Hoa. Điệp viên Phạm Xuân Ẩn. Phi công Nguyễn Thành Trung. Sinh viên Huỳnh Tấn Mẫm. Lê Hiếu Đằng. Dân biểu Hồ Ngọc Nhuận v.v... Gọi lớp người trên là ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản, thiển nghĩ không có gì là quá đáng. Mẫu số chung của họ là sám hối từ giường chết, sự khôn ngoan cuối cùng của đời người chỉ có lợi cho họ, bởi có thể mang đến sự thanh thản nửa vời trước lúc vĩnh biệt cõi đời. Những trí thức được chính thể miền Nam cưu mang đã chối bỏ sự trọng dụng, họ đã tự đẩy họ vào hoàn cảnh cho người ta đánh từ hai phía của bên thắng và thua cuộc, họ bị khai tử ngay khi còn sống và có lẽ đó là thất bại lớn nhất của tầng lớp trí thức thân bại danh liệt. Hãy nói khi còn có thể, hãy sám hối khi còn hưởng bổng lộc tanh máu đồng bào, bao giờ cũng giá trị hơn tiếng tru cuối cùng.

Tháng tư, bây giờ và mãi mãi là ngày quốc hận, tháng tư còn là ngày quốc tang vì hàng triệu nạn nhân miền Nam đã chết dưới sự trả thù hèn hạ của cộng sản Bắc Việt, hơn nửa triệu người vĩnh viễn chìm xuống lòng đại dương trên đường tìm tự do. Tháng tư quốc tang cho cả người anh em miền Bắc lầm đường lạc lối, cầm súng cho cộng sản Bắc Việt giết hại chính đồng bào cùng tiếng nói, cùng máu đỏ da vàng đã bỏ thây trên rừng Trường Sơn. Một nén nhang lòng cho những nạn nhân cộng sản, cho người anh em sinh Bắc tử Nam, chết mất xác trong vô vọng bởi thứ lý tưởng hão huyền.

Tháng tư, 42 năm, người miền Nam nỗi hận chưa nguôi không phải vì muốn ôm hận. Sự thù hận Bắc Nam ngày càng được đào sâu hơn, được nuôi dưỡng không từ phía nạn nhân mà từ kẻ thủ ác, từ những ngược đãi cả những người đã chết hơn bốn mươi năm qua, bằng hành động tàn phá mồ mả, cô lập, cầm tù 20 ngàn tử sĩ QLVNCH vị quốc vong thân nơi nghĩa trang quân đội tại Biên Hòa. Bằng sự kỳ thị hèn hạ ngoài sức tưởng tượng của con người. Thủ phạm không ai khác chính là đảng cộng sản với nền văn minh lộn ngược, luôn mồm kêu gọi HHHG với giọng kẻ cả. Phải biết xin lỗi người dân miền Nam và cả nước nói chung, kể từ cộng sản cướp chính phủ Trần Trong Kim. 

Tháng tư, xin tự nguyện chít khăn tang cho đất nước tôi đã và đang bị cộng sản Bắc Việt tạm chiếm hơn bốn thập niên qua. Xin được chít khăn tang cho những Anh Linh Tử Sĩ đã bỏ mình trong cuộc chiến chống cộng sản Bắc Việt xâm lược. Xin được chít khăn tang thương tiếc Ngũ Hổ Tướng đã tuẫn tiết để bào toàn danh dự QLVNCH. Và, xin được cùng Anh Chị sinh viên du học tại Pháp 42 năm trước chít vành khăn tang cho Ngày Quốc Hận. 

Paris. Đại lộ Gay Lussac, 3 giờ chiều ngày 27 tháng 4, 1975, sinh viên các đại học Paris, đại học Orsey đeo tang diễu hành... Việt Nam mất vào tay cộng sản 3 ngày sau đó. (Ảnh RFA)

Tháng tư biển chết

Một năm đã trôi qua. Thảm họa Formosa vẫn chưa được nhóm cầm quyền cộng sản (NCQCS) giải quyết dứt điểm. Ngư dân bốn tỉnh miền Trung vẫn khốn cùng ngay trên chính mảnh đất bao đời sống bằng nghề biển. Số tiền bồi thường của Formosa người dân sống được bao lâu so với thời gian cần đến những 50 năm biển mới có thể phục hồi? Chưa nói đến hàng loạt ao hồ, sông suối, cá cũng chết hàng loạt đáng báo động. NCQCS đã bỏ mặc ngư dân ta thán. Họ xuống đường biểu tình đòi quyền lợi là chính đáng cũng bị đàn áp bởi chính đạo quân kiêu binh sống bằng chính tiền thuế của người dân. Tội ác chất chồng tội ác, kẻ thủ ác tiếp tục được bao che bởi kẻ cầm quyền hành ác. Báo đài cộng sản mở hết công suất để bôi nhọ, vu khống các linh mục hướng dẫn người dân xuống đường biểu tình ôn hòa, chụp cho họ cái mũ nhận tiền của thế lực thù địch nhằm lấp liếm tội ác của Formosa. 

Thảm họa Formosa vẫn còn đó, biển chờ chết thêm lần nữa. Quan chức cộng sản thi nhau bảo vệ Formosa bằng luận cứ hết sức phi lý. Câu hỏi đặt ra là Formosa có thật mang lại nguồn lợi cho đất nước như cộng sản rêu rao? Và, nguồn lợi Formosa dù có to lớn đến đâu, có đáng để NCQCS xem trọng hơn sự tồn vong của cả dân tộc? Có lý do để nghi ngờ Formosa là công cụ của Trung cộng, nhằm diệt chủng dân tộc VN với chất thải cực độc. Theo báo cộng sản trong nước, một trong ba chất thải do Formosa thải ra biển là Cyanua. Chính sự mập mờ bao che tội ác của Formosa, lấp liếm sự thật để NCQCS tiếp tay cho Formosa đầu độc người VN, có thể xem đó là hành động phản quốc. Hoàn toàn ngược với cộng sản tuyên truyền "nhà nước do dân và vì dân". Bản chất bịp bợm, nói một đàng làm một nẻo của cộng sản, chứng minh lời nói của cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vẫn đúng theo thời gian "Đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn những gì cộng sản làm".

Vì sự sống còn của dân tộc Việt - Nam, thường dân chúng tôi khẩn thiết kêu gọi, hiền tài nhân sĩ trong và ngoài nước, các lãnh đạo tinh thần tôn giáo, tiếp tục hướng dẫn người dân trên khắp cả nước xuống đường biểu tình tranh đấu cho đến khi Formosa phải cút khỏi Việt - Nam. Vì sức khỏe, tương lai tuổi trẻ Việt - Nam. Vì không cam tâm nhìn thế hệ tiếp nối với thể xác mang đầy bệnh tật bởi chất độc có xuất xứ từ Trung cộng đã tràn ngập khắp cả nước, vì không thể khoanh tay ngồi nhìn Trung cộng dùng thủ đoạn thâm độc diệt chủng dân tộc Việt - Nam với sự tiếp tay của NCQCS. Chuyện của người Việt - Nam phải tự giải quyết lấy. Không thể trông chờ lòng nhân đạo của thế giới bên ngoài. Phải chống hành động giết người của Formosa dù có phải trả bằng giá máu. Cho dù chỉ có một mình, nếu cần hiến mạng sống để đánh động lương tri loài người văn minh. Chúng tôi xin cam kết tự nguyện chết để người Việt - Nam thoát khỏi đại họa đến từ phương Bắc. Kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt - Nam. 

30/4/2017


_______________________________________

Tham khảo:

- Vì sao người Việt vẫn bỏ nước ra đi? Hòa Ái, phóng viên RFA

- Nhìn lại cuộc di cư 1954-1955. Tác giả Nguyễn Văn Lục

- Bầu cử thời VNCH

- Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa 1956 

- Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa 1967 

- Những Người Trở Về Với Đại Gia Đình Dân Tộc. Tác giả Đỗ Hữu Long

- Hồ Ngọc Nhuận: Một mình chống hai chế độ.Hồ Ngọc Nhuận: Một mình chống hai chế độ. Mặc Lâm, biên tập viên RFA

- Một bài học: BS Dương Quỳnh Hoa. Tác giả Tiến sĩ Mai Thanh Truyết

- Nhìn lại nền Giáo dục VNCH : Sự tiếc nuối vô bờ bến. Tác giả Huỳnh Minh Tú

- Tại sao Quốc Ca VNCH lại là một bài hát của một Đảng viên CS ? Tác giả Bạch Diện Thư Sinh

- “Xin đừng chôn tôi gần cộng sản!” . Tác giả David DeVoss (Weekly Standard 9/10/2006) Volume 012, Issue 04 — Trà Mi lược dịch

- Đại tá Nguyễn Thành Trung: Vợ con tôi 'sẽ không bị đối xử một cách tàn nhẫn'

- Hồi ức 30/4 của người Việt tại Âu Châu. Tường An, thông tín viên RFA, Paris
2015-03-17

- Những Vị Tướng VNCH đã Tự Sát 30/04/1975

- Hận Thù Nam Bắc. Tác giả Trọng Đạt

- Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Formosa phải xem môi trường Việt Nam như Đài Loan

- Formosa: Cú lừa vĩ đại của Ba Đình và thủ đoạn thâm độc của Bắc Kinh

- Gạo hỗ trợ ngư dân mốc xanh, gà chó cũng không thèm ăn

- Các hóa chất trong nước thải của Formosa độc hại ra sao?

- 50 năm mới khôi phục hoàn toàn hệ sinh thái biển miền Trung

https://www.facebook.com/lisapham1993

30-4-1975, ngày quốc hận? Ai thắng, ai bại, vì sao? (Nguyễn Gia Kiểng - Pháp)



30-4-1975, ngày quốc hận? Ai thắng, ai bại, vì sao?



Ông Nguyễn Gia Kiểng trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành

Trần Quang Thành (Danlambao) - Không phải chỉ nhân dân miền Nam thất bại mà chính người miền Bắc cũng thất bại. Những người thực sự chiến thắng chỉ là một vài ngàn người, có khi chỉ vài trăm người, chung quanh hai ông Lê Duẩn và Lê Đức Thọ. Họ khống chế Đảng Cộng Sản và dùng Đảng Cộng Sản để khuất phục và khống chế dân tộc Việt Nam. Đó là một thảm kịch quốc gia mà chúng ta vẫn chưa thoát khỏi.

Lời giới thiệu: 42 năm đã qua kể từ ngày 30/4/1975. Năm nay chính quyền Cộng Sản Việt Nam có vẻ không còn chuẩn bị để kỷ niệm tưng bừng "chiến thắng lịch sử 30-4-1975" như mọi năm nữa. Họ đang lúng túng đối phó với những khó khăn chồng chất, hơn nữa cái hào quang chiến thắng mà Đảng Cộng Sản Việt Nam thường khoe khoang trong mỗi dịp kỷ niệm ngày 30-4 cũng đã trở thành quá nhàm chán khi mà sư lệ thuộc Trung Quốc đã quá lộ liễu và hơn thế nữa còn đang gây phẫn nộ sau thảm họa Formosa. 

Sư lúng túng này sẽ đưa đảng và chế độ cộng sản tới đâu? Sau 42 năm cầm quyền Đảng Cộng Sản đã phơi bày rõ ràng bản chất đạo tặc và tham nhũng, nhưng tại sao họ đã toàn thắng vào ngày 30-4-1975 và vẫn còn giữ được chính quyền?

Kỷ niệm 42 năm biến cố 30/4/1975, từ Paris ông Nguyễn Gia Kiểng, thường trực ban lãnh đạo Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, cựu thứ trưởng kinh tế và một nhân chứng của biến cố 30-4-1975 và cũng là người đã viết nhiều bài gây chú ý về biến cố lịch sử này đã có cuộc trò chuyện với nhà báo Trần Quang Thành. 

Nội dung như sau - Mời quí vị cùng theo dõi.


(Youtube PV ông Nguyễn Gia Kiểng)

*

Văn bản lược ghi cuộc trò chuyện

Trần Quang Thành: Xin chào ông Nguyễn Gia Kiểng!

Nguyễn Gia Kiểng: Xin chào ông Trần Quang Thành!

TQT: Thưa ông Nguyễn Gia Kiểng, biến cố 30/4/1975 diễn ra đã tròn 42 năm. Gần nửa thế kỷ nhìn lại, ngày đó ông đang ở đâu và ký ức gì vẫn còn sâu đậm trong trí nhớ của ông đến ngày hôm nay?

NGK: Vào ngày 30/4/1975 tôi đang ở Sài Gòn. Trước đó tôi đã có nhiều cơ hội để ra khỏi Việt Nam. Nhưng vì nhiều lý do vẫn phải ở lại không thể đi được. Một trong những lý do quan trọng là trước đó vài ngày miền Nam đã có thay đổi chính phủ và ông Phan Bá Cầm được chỉ định làm bộ trưởng kinh tế. Chúng tôi phải đợi ông Phan Bá Cầm đến để bàn giao thì mới hết trách nhiệm. Nhưng ông Phan Bá Cầm không bao giờ đến cả. Đêm 29/4 tôi và một số bạn có đến một điểm hẹn với một chuyên gia kinh tế của Mỹ. Ông này cho biết có phương tiện đưa chúng tôi ra khỏi Việt Nam. Chúng tôi chờ đến tận nửa đêm vẫn không thấy ông ấy nên phải ra về. Sau này chúng tôi được biết là ông ấy bị sứ quán Mỹ bắt di tản khẩn cấp. Lúc đó Sài Gòn đã hoàn toàn hỗn loạn. Sáng 30/4 theo sự chỉ dẫn của một người thân tôi ra bến tầu định lên tầu Đại Hải để ra đi. Đến bến tàu thấy không khí hết sức hỗn loạn và nhốn nhào không thể nào lên tàu được. Trong khi đang hoang mang không biết phải làm gì thì nghe trên đài phát thanh có tuyên bố của ông đại tướng Dương Văn Minh vừa lên làm tổng thống mời quân cộng sản vào để bàn giao quyền hành. Chúng tôi đi về và trên đường đã thấy cảnh hôi của. Về đến nhà chưa được bao lâu thì nghe lời tuyên bố đầu hàng không điều kiện của ông Dương Văn Minh. Thế rồi tiếng xe tăng của quân đội cộng sản từ khắp các nẻo đường tiến vào trung tâm Sài Gòn cùng với những tiếng súng và tiếng reo mừng chiến thắng. Bất lực, bối rối, tuyệt vọng là những từ không đủ để mô tả tâm trạng của những người như chúng tôi lúc đó. Sáng hôm sau chúng tôi đến tiệm cà phê Givral ở góc đường Lê Lợi - Tự Do nay là Đồng Khởi để gặp các bạn chuyên viên cùng ở Pháp về. Trước đó chúng tôi có hẹn nhau khi cộng sản vào thì những người nào còn kẹt lại đến đó gặp nhau. Phải nói là tâm trạng chúng tôi lúc đó rất tuyệt vọng. Ngày hôm sau một người bạn của tôi là anh Nguyễn Trọng Huân, cựu chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris, tự tử. Như thế đủ hiểu tâm trạng chúng tôi tuyệt vọng đến mức nào. 

Chiều 1/5 tôi vào bệnh viện Grall. Tại đó chúng tôi gặp rất nhiều viên chức thuộc chế độ Việt Nam Cộng Hòa trong đó có cả ông cựu bộ trưởng Trần Chánh Thành và ông cựu thủ tướng Phan Huy Quát. Tất cả những anh em đó họ vào bệnh viện Grall vì họ tin rằng bệnh viện Grall là một bệnh viện của Pháp nên có thể được coi như là lãnh thổ của Pháp vì thế họ có thể an toàn và sau đó có thể được chính quyền Pháp di tản. Thế nhưng điều này không đúng. Do một sự tình cờ tôi có quen với ông thiếu tướng quân y giám đốc bệnh viện Grall là ông bác sĩ Rainbault. Qua ông này tôi biết bệnh viện Grall đã được chuyển giao cho chính phủ Việt Nam Cộng Hòa trước đó khá lâu rồi nên lúc đó nó là một bệnh viện Việt Nam, các bác sĩ người Pháp ở lại trong bệnh viện đó là do một thỏa hiệp giữa hai chinh phủ mà thôi. Các bạn tôi rất thất vọng khi nghe tôi nói như vậy. Ngày hôm sau ông Trần Chánh Thành tự tử. Cụ Phan Huy Quát, cựu thủ tướng, bị bắt đi học tập cải tạo và sau nay cụ chết trong tù.

Phải nói những kỷ niệm về ngày 30/4 nhiều lắm. Tất cả đều không thể mô tả bằng ngôn ngữ bình thường. Có thể nói đó là những kỷ niệm "sống để bụng, chết mang theo".

TQT: Vâng, sống để bụng chết mang theo là những kỷ niệm mà ông Nguyễn Gia Kiểng vẫn còn nhớ được tại Pháp. Những gì đã xảy ra sau ngày 30/4 trên đất nước mình?

NGK: Xin nói thêm là vào những ngày kế tiếp tôi có tới gặp ông Nguyễn Văn Diệp là bộ trưởng Kinh tế cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa. Tôi là phụ tá của ông ấy. Thực ra ông Nguyễn Văn Diệp không phải là một bộ trưởng kinh tế bình thường. Trước đó ông đo là một đảng viên cộng sản và là một thành viên của Uy Ban Trung Ương Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Ông ấy bị bắt, bị tù và sau đó ra làm ngân hàng. Ông ấy được bổ nhiệm làm bộ trưởng thực ra chỉ để làm bình phong thôi. Vai trò thực sự của ông là giúp chính quyền Nguyễn Văn Thiệu tìm cách liên lạc với bên cộng sản và tìm một hình thức thỏa hiệp nào đó vì lúc đó rõ ràng là Hoa Kỳ đã quyết định bỏ rơi Việt Nam và rút đi rồi. Ông Nguyễn Văn Diệp không phải là một cán bộ nằm vùng như ông Vũ Ngọc Nhạ, ông Phạm Ngọc Thảo hay ông Phạm Xuân Ẩn. Khi đến gặp ông Diệp tôi cũng được gặp nhiều cấp lãnh đạo cộng sản. 

Hai tuần sau tôi được gặp ông La Văn Liếm, tức là ông La Văn Lâm, tên thường gọi là Tám Lâm. Ông này mời tôi đến văn phòng của ông ở ngân hàng Việt Nam Thương Tín. Ông La Văn Liếm là một nhân vật rất đặc biệt mà tôi chắc ông Thành cũng phải biết. Ông ấy là một huyền thoại. Trong thời gian Cách Mạng Tháng Tám ông là trưởng ban ám sát của cộng sản ở vùng Sài Gòn - Chợ Lớn. Rất nhiều người quốc gia đã bị ông ấy hạ sát. Có người còn nói rằng vào thời điểm đó trẻ con nghe tên ông La Văn Liếm không dám khóc đêm. Cho nên khi tôi được ông ấy mời các bạn tôi rất lo âu. Họ nghĩ đó là một điềm không lành và có lẽ vì công an cộng sản đã khám phá ra tôi là một người lãnh đạo phong trào chống cộng ở hải ngoai khi tôi còn ở nước ngoài. Nhưng khi tôi đến thì câu chuyện khác hẳn. Tôi nhận ra bà vợ ông La Văn Liếm là một nhân viên ở bộ Kinh Tế. Bà rất tươi cười và nói với tôi rằng bà đã quan sát tôi và rất có cảm tình với tôi. Thực ra tôi chỉ đối xử với bà như đối với mọi nhân viên khác. Ông bà Liếm mời tôi ở lại ăn cơm. Họ nói rằng họ sẽ bảo đảm an ninh cho tôi và họ có đủ khả năng để bảo đảm hoàn toàn an ninh cho tôi, tôi sẽ không phải đi học tập gì cả. Qua câu chuyện tôi cũng được biết là sau khi ra tập kết ở Hà Nội ông đã chuyển ngành đi làm kinh tế và giờ ông là một trong những người vào để tiếp thu kinh tế miền Nam. 

Qua ông Nguyễn Văn Diệp và ông La Văn Liếm tôi cũng được nói chuyện vói nhiều cán bộ cộng sản khác. Và dĩ nhiên cũng được nghe rất nhiều bản diễn văn, tuyên bố, phát biểu dồn dập của các cấp lãnh đạo cộng sản. 

Phải nói về mặt an ninh tôi gần như được hai ông Nguyễn Văn Diệp và La Văn Liếm bảo đảm hoàn toàn. Thế nhưng điều làm tôi kinh hoàng là trình độ hiểu biết của đa số các cấp lãnh đạo cộng sản mà tôi tiếp xúc lúc đó. Họ không biết ngay cả những kiến thức rất sơ đẳng. Họ nói những điều không thể tưởng tượng được. Thí dụ như là về khoa học kỹ thuật Liên Xô vượt hẳn Mỹ, Việt Nam trong vòng mười năm nữa sẽ bắt kịp các nước tiên tiến. Và rất nhiều điều rất hoang đường khác. Đặc tính của những người dốt họ không biết mình dốt và nói những điều ngây ngô một cách đầy tự tin. Cảm tưởng của tôi lúc đó là cảm tưởng chua chát như nhìn thấy một đạo quân man rợ tràn ngập lên một nền văn minh.

Cuối tháng 5 thì được thông cáo các viên chức, công chức, quân nhân của chế độ Việt Nam Cộng Hòa phải ra trình diện để đi học tập cải tạo. Cũng qua ông Diệp, ông Liếm và qua các tiếp xúc tôi hiểu rằng những người đi học tập cải tạo đó sẽ không phải chỉ đi trong vài ngày, vài tuần mà thời gian sẽ rất là dài. Tôi nói với hai ông Nguyễn Văn Diệp và La Văn Liếm rằng tôi rất cảm ơn họ nhưng không thể chấp nhận sự bảo vệ của họ được. Tôi nói với họ là tôi sẽ đi học tập cải tạo như bao nhiêu người khác hoặc là tôi sẽ trốn đi. Tôi không thể để bạn bè nhìn mình như một kẻ phản bội. Sau đó tôi trốn về miền Tây để dự định trốn ra nước ngoài nhưng bị bắt. Cũng nhờ hai ông Nguyễn Văn Diệp và La Văn Liếm tôi không bị đi cải tạo nhiều năm mà chỉ trong vòng ba năm rưỡi mà thôi.

TQT: Thưa ông Nguyễn Gia Kiểng.

Ông vừa kể lại một vài nét về biến cố 30/4 mà ông đã chứng kiến. Ông cũng đã kể lại về những người cộng sản đầu tiên mà ông đã tiếp cận ngay những ngày đầu đó và đã để lại cho ông nỗi thất vọng

Chúng tôi muốn hỏi ông một điều. Như ông vừa nói so với trình độ khoa học kỹ thuật, về nhiều nhận thức, kiến thức những người đó rất tầm thường. So về nhiều khía cạnh kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam Cộng Hòa lúc đó đang được coi là hòn ngọc của Viễn Đông, mạnh mẽ về nhiều mặt, tự do tư tưởng bắt đầu manh nha, lại được Mỹ giúp sức nữa. Một chế độ như vậy tại sao lại không đánh thắng được chế độ cộng sản què quặt, lạc hậu, để nó xâm chiếm được miền Nam thưa ông?

NGK: Bây giờ bình tĩnh nghĩ lại thì lý do đầu tiên phải nói là Đảng Cộng Sản là một lực lượng khủng bố.

Muốn chống lại được một lực lượng khủng bố với những phương tiện cổ điển có lẽ phải có tương quan lực lượng 100 hay 1.000 chống lại 1. Trong nhiều năm qua chúng ta đã chứng kiến thế giới chật vật mà cũng không dẹp hẳn được lực lượng khủng bố Hồi Giáo toàn nguyên chỉ có vào khoảng 10.000 người thôi. Cho nên chống khủng bố là một điều rất khó khăn. Hơn nữa phong trào cộng sản lúc đó lại được một bối cảnh thế giới rất thuận lợi. Tôi ở bên Pháp được chứng kiến tận mắt hàng ngày. Lúc đó khủng bố không bị coi là hành động hèn nhát và thô bỉ như bây giờ đâu, trái lại nó được xưng tụng như một hành động anh hùng. Che Guevara, Fidel Castro, Hồ Chí Minh được coi là những thần tượng trong các cuộc biểu tình xảy ra hàng ngày tại Mỹ và Âu Châu.

Cho nên muốn thắng được khủng bố phải dứt khoát tranh thủ được lòng dân. Chế độ Việt Nam Cộng Hòa không làm được điều đó và cũng không ý thức thức được điều đó.

Và cũng không chỉ có thế. Chúng ta nên biết rằng khi một chính quyền phải đương đầu với một cuộc chiến đấu sống còn thi lực lượng chỉ đạo phải là lực lượng chính trị và lực lượng này phải chỉ huy, phải điều khiển các lục lượng vũ trang. Tuy vậy phe chống cộng -Quốc Gia Việt Nam từ năm 1948 đến năm 1955, Việt Nam Cộng Hòa từ 1955 đến 1975- hoàn toàn không có lực lượng chính trị đó. Họ chỉ là một bộ máy quân sự và hành chính, một bộ máy được tiếp liệu chủ yếu nhờ viện trợ của Hoa Kỳ. Cho nên khi Hoa Kỳ quyết định rút khỏi Việt Nam và cắt viện trợ thì chế độ bị kiệt quệ rất nhanh chóng. Lúc đó tôi ở trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa nên có thể làm chứng cho sự kiệt quệ toàn bộ này. Đó chính là lý do khiến chế độ Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ nhanh chóng sau khi bị Hoa Kỳ bỏ rơi một thời gian và cộng sản mở đợt tổng tấn công. Cần nhấn mạnh Việt Nam Cộng Hòa không có một lực lượng chính trị. Nó chỉ là một bộ máy hành chính và quân sự thôi. Nó giống như một bộ máy không có người điều khiển. 

Chúng ta cũng không nên đổ lỗi cho Hoa Kỳ đã bỏ rơi Việt Nam. Điều đó không đúng. Sự thật là Hoa Kỳ đã can thiệp vào Việt Nam 15 năm. Trong suốt lịch sử của Hoa Kỳ chưa bào giờ họ kiên nhẫn trong một cuộc can thiệp vào nước ngoài như ở Việt Nam. Phải nói chế độ Việt Nam Cộng Hòa không tồn tại được vì không có sức sống chứ không phải vì bị Hoa Kỳ bỏ rơi.

TQT: Vâng Việt Nam Cộng Hòa lúc đó không còn sức sống nên bị cộng sản thừa cơ xâm chiếm và lấy được miền Nam. 

42 năm qua người Việt sau khi di tản đã lấy ngày 30/4/1975 làm ngày quốc hận. Hàng năm cứ đến ngày 30/4, người Việt hải ngoại tỵ nạn cộng sản đều tổ chức ngày quốc hận. 

Nhưng tôi nghĩ hình như Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên mà ông Nguyễn Gia Kiểng là một trong những người lãnh đạo chủ chốt lại xem ngày 30/4/1975 không phải là ngày quốc hận. Tại sao như vậy thưa ông?

NGK: Quả thực anh em chúng tôi không gọi ngày 30/4 là một ngày quốc hận. Trước hết chữ "hận" thường đi đôi với hận thù, đó là điều chúng ta nên tránh. Nhưng lý do chính là "quốc hận" có nghĩa là một tai họa cho quốc gia đáng lẽ có thể tránh được nhưng đã xảy ra vì một lý do đáng tiếc nào đó. Điều này không đúng. Chiến thắng của ĐCSVN là điều không thể tránh được trong bối cảnh quốc tế và quốc gia vào lúc đó, nhất là bối cảnh quốc gia. 

Ngày 30/4/1975 đã chính thức hóa một thất bại thê thảm nhưng không thể tránh được của toàn dân tộc Việt Nam. Không phải chỉ nhân dân miền Nam thất bại mà chính người miền Bắc cũng thất bại. Điều này tôi đã có thể nhận thấy ngay trước khi đi ở tù, chỉ sau một vài tuần tiếp xúc với những anh em từ miền Bắc tới tiếp thu, khi những cái mặt nạ đã rớt xuống và người ta có thể nói thực nhau. Họ không vui, nhiều người còn rất buồn vì Việt Nam Cộng Hòa đã không đủ quyết tâm chiến đấu để đến nỗi thất bại.

Sau này khi đọc những hồi ký của những cán bộ lão thành mà tôi chắc ông Thành cũng có đọc, tôi cũng thấy là trong đa số họ đã hiểu bản chất độc hại của đảng cộng sản ngay từ đầu nhưng không thể chống lại và do đó không dám chống lại. Tôi cũng đã tiếp xúc với nhiều quân nhân miền Bắc. Tuyệt đại đa số các bộ đội cũng chỉ vào Nam chiến đấu vì bị bắt buộc.

Những người thực sự chiến thắng chỉ là một vài ngàn người, có khi chỉ vài trăm người, chung quanh hai ông Lê Duẩn và Lê Đức Thọ. Họ khống chế Đảng Cộng Sản và dùng Đảng Cộng Sản để khuất phục và khống chế dân tộc Việt Nam. Đó là một thảm kịch quốc gia mà chúng ta vẫn chưa thoát khỏi. 

Nguyên nhân của thảm kịch đó là di sản văn hóa Khổng Giáo, trong đó những người có học thức chỉ có mộng ước được phục vụ một chính quyền dù là bạo ngược chứ không nghĩ là mình có trách nhiệm lãnh đạo xã hội và phục vụ dân tộc. Sau năm 1975 đã có hàng ngàn cấp lãnh đạo Việt Nam Cộng Hòa dân sự cũng như quân sự ra được nước ngoài trong lứa tuổi cường tráng 30, 40, 50. Họ có đầy đủ phương tiện và kiến thức nhưng thử hỏi đã có bao nhiêu người tiếp tục tranh đấu cho những giá trị tự do dân chủ đã là lý do ra đời và tồn tại của chế độ Việt Nam Cộng Hòa? Chỉ một vài người thôi. Điều này chứng tỏ chế độ Việt Nam Cộng Hòa không có ý chí và sức sống. Và nó không có ý chí và sức sống bởi vì nó chỉ là một guồng máy hành chính và quân sự chứ không phải là một lực lượng chính trị có tổ chức. Những người lãnh đạo các chính quyền quốc gia chống cộng -từ chính quyền Bảo Đại tới chính quyền Nguyễn Văn Thiệu qua chính quyền Ngô Đình Diệm và Hội Đồng Quân Nhân sau ông Diệm- không ý thức được rằng sứ mệnh của họ là xây dựng một nước Việt Nam dân chủ và độc lập sau một thời gian dài mất chủ quyền và trước đe dọa của một phong trào cộng sản đang gặp thời cơ thuận lợi. Họ không có một tư tưởng chính trị và một dự án chính trị nào cho Việt Nam. Họ cũng không có một chiến lược để đấu tranh với Đảng Cộng Sản. Đối với họ chính trị chỉ là tranh nhau cầm quyền, tranh nhau làm quan. Đại bộ phận những cấp lãnh đạo Việt Nam Cộng Hòa là những viên chức của thời Pháp thuộc. Vào ngày 30-4-1975 ông tổng thống Dương Văn Minh và ông bộ trưởng quốc phòng Trần Văn Đôn là hai cựu sĩ quan quân đội Pháp mặc dù người Pháp đã rút đi từ 20 năm rồi. Chế độ Việt Nam Cộng Hòa đã sụp đổ vì nó đã không biết đổi mới để thích nghi với những đòi hỏi mới của đất nước. Các đảng đã từng chiến đấu và hy sinh cho độc lập dân tộc như Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt đều đã bị đàn áp và loại ra ngoài chính quyền. Nói chung chế độ Việt Nam Cộng Hòa không chỉ không có bản lĩnh chính trị mà còn không có cả điều mà ta có thể gọi là sự chính đáng lịch sử, cho nên đã không tranh thủ được sự ủng hộ của nhân dân và sự thất bại là không tránh khỏi. Nếu không hiểu được điều này, và tôi cảm tưởng rằng một số người vẫn chưa hiểu, thì chúng ta không thể tranh đấu có hiệu quả để đánh bại được Đảng Cộng Sản và giành thắng lợi cho dân chủ.

Cũng cần phải nói là trong sự xô bồ của nó chế độ Việt Nam Cộng Hòa trong 27 năm tồn tại đã tạo ra được một không gian tự do tương đối và nhờ đó dần dần đã tạo ra được một lớp người trẻ có tinh thần dân tộc và kiến thức chính trị, nhưng lớp trẻ này vào thời điểm 1975 chưa nắm được những vai trò lãnh đạo quyết định thì cuộc chơi đã chấm dứt. Thảm kịch là ở chỗ đó.

TQT: 42 năm đã trôi qua. Cộng sản đã chiếm được và đặt ách thống trị trên toàn thể đất nước Việt Nam. Theo ông Nguyễn Gia Kiểng trong 42 năm qua những gì đã thay đổi nhiều nhất, những gì gây ấn tượng nhất mà ông thấy trên đất nước? Và tương lai sẽ đi về đâu?

NGK: Rất nhiều điều đã thay đổi. Sự cáo chung của chế độ cộng sản là điều hoàn toàn chắc chắn và không còn xa nữa.

Đảng Cộng Sản không còn bất cứ một sự chính đáng nào cả. Cái hào quang giả tạo của cuộc đấu tranh giành độc lập đã hoàn toàn tan biến. Đại bộ phân nhân dân Việt Nam ngày hôm nay nhìn hai cuộc chiến được gọi là "chống Pháp" và "chống Mỹ" như một cuộc nội chiến tội lỗi do Đảng Cộng Sản cố tình gây ra. Phải nhấn mạnh không có tội nào lớn hơn tội gây ra nội chiến làm đồng bào bắn giết lẫn nhau và làm tan vỡ tinh thần dân tộc. Hào quang giả tạo giải phóng dân tộc đã hoàn toàn tiêu tan. Trái lại Đảng Cộng Sản đang được nhân dân nhìn như là một đảng đã đưa đất nước vào vòng lệ thuộc Trung Quốc, một quan thầy có bản năng lấn chiếm. Đảng Cộng Sản đã nhường cho Trung Quốc hơn 700 km vuông đất ở biên giới phía Bắc, đã cho Trung Quốc thuê dài hạn nhiều khu rừng đầu nguồn, đã dâng cho Trung Quốc một số đảo tại Trường Sa để Trung Quốc dựa vào đó mà vẽ ra cái đườn lưỡi bò quái đản làm cả thế giới phẫn nộ, đã cho Trung Quốc lập những khu của riêng người Trung Quốc khắp nơi trên lãnh thổ Việt Nam và lập những công ty hủy hoại môi trường. Formosa là hậu quả kinh hoàng nhất nhưng cũng chỉ là một trong những thí dụ mà thôi. Họ còn đàn áp thô bạo và cho công an và côn đồ đánh đập dã man những người dân chủ. Dưới mắt nhân dân Việt Nam chế độ cộng sản là một lực lượng chiếm đóng tham lam thô bạo chứ không phải là một chính quyền Việt Nam. 

Huyền thoại Hồ Chí Minh cũng đã hoàn toàn bị lố bịch hóa, đã trở thành một trò cười.

Còn chủ nghĩa Mac - Lênin? Nó đã bị thế giới lên án như là một tội ác đối với nhân loại. Không còn một đảng viên cộng sản nào tin chủ nghĩa này cả, đại đa số còn không biết nó là gì. Ngay cả ông Nguyễn Phú Trọng và ông Đinh Thế Huynh cũng đã phải thấy nó sai và độc hại. Nền tảng ý thức hệ đã hoàn toàn sụp đổ.

Và cũng đừng quên rằng chế độ này đã bị tham nhũng và bất tài tàn phá đến độ kiệt quệ mất hết ý chí, tự trọng, đoàn kết nội bộ và cạn cả ngân quỹ. Nó đang khủng hoảng nặng cả về kinh tế lẫn đạo đức và chính trị vào giữa lúc mà một là sóng dân chủ mới, làn sóng dân chủ thứ tư trong lịch sử thế giới, đang dâng lên.

Mặt khác xã hội Việt Nam đã thay đổi. Lớp trí thức lão thành hụt hẫng về tư tưởng và lúng túng với quá khứ của mình đã qua đi. 

42 năm đã trôi qua, ba phần tư người Việt chưa sinh ra hoặc còn quá nhỏ vào thời điểm 30/4/1975. Ngày 30/4/1975 đã hoàn toàn thuộc vào lịch sử. Xã hội Việt Nam đã hoàn toàn đổi mới.

Lớp trí thức mới, trưởng thành sau 1975, vừa dứt khoát với chủ nghĩa Mac - Lênin vừa nhìn rõ bản chất của chế độ cộng sản. Họ có kiến thức chính trị rộng hơn, vững hơn và chính xác hơn. Họ được thông tin nhanh chóng, đều đặn, đầy đủ. Họ biết thực trạng Việt Nam những gì xảy ra trên thế giới. Và họ ngày càng phẫn nộ với chế độ hiện tại, càng ngày càng thêm ý chí muốn thay đổi số phận của đất nước. Có thể nói chúng ta đang chứng kiến sự ra đời của một lớp trí thức chính trị, một lớp người mà Việt Nam chưa bao giờ có và đang mong đợi. Một cuộc đổi đời nhất định phải đến.

Ngay trong lúc này nhiều người cho rằng phong trào dân chủ đang rệu rã và khựng lại. Tôi không chia sẻ cái nhìn bi quan đó. Phong trào dân chủ Việt Nam đang tạm thời khựng lại vì một lớp trí thức chính trị đang thành hình và ngày càng đông đảo. Lớp trí thức chính trị này đang ý thức rằng phải xét lại phương thức đấu tranh, phải từ bỏ lối đấu tranh nhân sĩ, lối đấu tranh cá nhân và phải đấu tranh có tổ chức bởi vì đấu tranh chính trị không bao giờ là đấu tranh cá nhân cả mà luôn luôn phải là đấu tranh có tổ chức. Và tổ chức phải được xây dựng một cách có bài bản trên một tư tưởng chính trị, một dự án chính trị và một đội ngũ nòng cốt. Tôi tin chắc rằng phong trào dân chủ sẽ khởi sắc sau cuộc xét lại rất cần thiết này. Đất nước nhất định sẽ thay đổi vì trên thực tế nó đã thay da đổi thịt.

TQT: Đất nước đã thay da đổi thịt. Đó là niềm tin vững chắc của người Việt Nam chúng ta khi nhìn về tương lai. Xin chia sẻ với ông Nguyễn Gia Kiểng niềm tin đó và xin cảm ơn ông. 

30/4/1975