woensdag 31 oktober 2018

Những áng văn định hình thế giới : Iliad của Homer, Kinh Thi, Nghìn Lẻ Một Đêm... + Khám phá 'Kama Sutra' của thế giới Ả-rập : Vườn Thơm

Những áng văn định hình thế giới

  • 2 tháng 6 2018
Rebecca Hendin Bản quyền hình ảnhRebecca Hendin
Từ thuở ấu thơ, Alexander Đại đế đã được rèn luyện để trở thành thủ lĩnh của Macedonia.
Vương quốc nhỏ ở miền bắc Hy Lạp này luôn trong tình trạng chiến tranh triền miên với các nước láng giềng, nhất là với là xứ Ba Tư. Điều đó có nghĩa là Alexander phải học cách cầm quân đánh trận.
Khi phụ vương bị ám sát và Alexander lên ngôi, ông nhanh chóng vượt tất cả mọi kỳ vọng.
Từ tường thành La Mã tới bức tường Trump
Tại sao độc tài lại rất ham làm thơ?
Paris và 'Con đường Thứ ba' của thế giới
Ông không chỉ giữ yên bình cho vương quốc mà còn đánh bại toàn bộ Đế quốc Ba Tư và chinh phục một vùng lãnh thổ rộng lớn, trải dài từ Ai Cập đến bắc Ấn Độ.

Sách gối đầu giường

Alexander còn sở hữu thêm một vũ khí nữa: Trường ca Iliad của Homer.
Thuở nhỏ, ông học đọc và viết bằng trường ca này. Nhờ vào thầy dạy học của ông, triết gia Aristotle, ông đã nghiền ngẫm Iliad với sự tập trung cao độ khác thường.
Khi ông bắt đầu các cuộc chinh phục, câu chuyện kể của Homer về một chuyến viễn chinh đến Tiểu Á trước đó của quân Hy Lạp đã làm thành cẩm nang của ông. Ông đã dừng ở Troy, ngay cả khi thành phố này không có ý nghĩa về mặt quân sự, để tái hiện những cảnh trong Iliad.
Trong toàn bộ chuyến viễn chinh này, ông đã gối đầu bên cạnh quyển sách của mình.
Bất chấp vị trí của nó trong văn học, trường ca sử thi của Homer có tác động vượt xa bên ngoài các thư viện và những đống lửa trong doanh trại ở thời Hy Lạp cổ đại.
Nó giúp định hình toàn bộ một xã hội, đạo đức của nó.
"Homer… đã vẽ nên 'những dạng thức suy nghĩ của sơ kỳ văn hóa Hy Lạp," Howard Cannatella viết.
"Câu chuyện này sẽ chỉ ra xã hội ngày xưa như thế nào để thể hiện, để sống và tái hiện… những sự kiện được sáng tác nhằm giúp độc giả thấy được, bằng một cách chấp nhận được, những lựa chọn đạo đức trong cuộc sống, chẳng hạn như phải dũng cảm, sẽ có tác động như thế nào đối với công chúng nói chung."
Getty Images Bản quyền hình ảnhGetty Images
Image caption Alexander Đại đế được nhà triết học Aristotle dạy dỗ, và ảnh hưởng của người thầy thể hiện rõ nét trong cách nhà lãnh đạo quân sự áp dụng các chiến lược ngoại giao và chinh chiến
Ảnh hưởng giữa Iliad và Alexander Đại đế là tác động hai chiều.
Lấy cảm hứng từ sử thi, Alexander đã đền đáp cho Homer bằng cách đưa tiếng Hy Lạp trở thành ngôn ngữ chung của một vùng rộng lớn, nhờ đó đặt cơ sở để đưa Iliad trở thành văn chương thế giới.
'Mắt quỷ': Bí ẩn ngàn năm quyền lực
Khi nào việc giật đổ tượng là điều chấp nhận được?
Họ đã phản kháng lại kiểm duyệt ra sao?
Những người kế tục Alexander đã cho xây những thư viện vĩ đại Alexandria và Pergamum để gìn giữ những tác phẩm của Homer cho hậu thế.
Đó là bằng chứng cho thấy những câu chuyện có tầm quan trọng bên ngoài những trang sách.
Triết gia Plato đòi hỏi nghệ thuật "chứng tỏ rằng nó không chỉ giúp con người mua vui mà còn có ích cho các định chế và nhân sinh" - như Cannatella đã lập luận: "Thi ca đối với Aristotle (cũng giống như Plato) không chỉ khơi dậy những phản ứng tình cảm mãnh liệt mà còn thúc đẩy con người trở nên tốt đẹp hơn."
Trường ca Iliad là điển hình của những tác phẩm ban đầu như Sử thi về Gilgamesh xứ Mesopotamia hay truyện Popol Vuh của người Maya.
Văn học sử thi như thế này làm thành điểm tham chiếu chung cho toàn bộ nền văn hóa, giúp cho độc giả biết được rằng họ từ đâu đến và họ là ai.

Nền tảng của văn học Trung Hoa

Tuy nhiên, không phải truyền thống văn học nào cũng bắt đầu với những áng sử thi về các vị vua dũng mãnh và các cuộc chinh phạt.
Văn học Trung Quốc dựa trên Kinh Thi, một tuyển tập những bài thơ xem qua thì có vẻ đơn giản nhưng đã khiến người đời tốn không biết bao nhiêu bút mực để diễn giải, bình luận.
Thơ ca không phải chỉ là lãnh địa của những nhà thơ chuyên nghiệp.
Một người có chí muốn leo cao trong chốn quan trường của Trung Quốc phải trải qua những khoa thi gắt gao của triều đình vốn đòi phải nắm tường tận về thơ phú, và các bậc đại thần phải có khả năng 'ứng khẩu thành thơ'.
Kinh Thi đã đưa thi ca trở thành hình thức văn học quan trọng nhất trên khắp Đông Á (Khi Nhật Bản tìm kiếm sự độc lập về văn hóa từ Trung Quốc, họ đã tự tạo tuyển tập thơ riêng cho mình).
Tầm quan trọng của thi ca cũng đã định hình một trong những tiểu thuyết kỳ vĩ đầu tiên của văn học thế giới: Câu chuyện về Genji.
Alamy Bản quyền hình ảnhAlamy
Image caption Cuốn Câu chuyện về Genji của tác giả Murasaki Shikibu khắc họa bức tranh về cuộc sống chốn cung đình với tường tận các chi tiết và những chiêm nghiệm về tâm lý, tạo thành một tuyệt tác có độ dài lên đến hơn ngàn trang giấy
Tác giả của truyện, Murasaki Shikibu, đã phải tự học thơ chữ Hán bằng cách nghe lóm những buổi học của huynh trưởng của bà với sư gia, do phụ nữ không được phép học Hán văn.
Quan điểm thời Victoria về ham muốn tình dục đồng giới
Khám phá 'Kama Sutra' của thế giới Ả-rập
Vì sao nghệ thuật khỏa thân vẫn gây sốc?
Khi trở thành cung nữ trong cung đình Nhật Bản vốn mang tính kín đáo, bà đã vận dụng hiểu biết này để khắc họa nên một bức tranh về cuộc sống chốn cung đình với tường tận các chi tiết và những chiêm nghiệm về tâm lý, tạo thành một tuyệt tác có độ dài lên đến hơn ngàn trang giấy.
Để cho cuốn tiểu thuyết này trở thành văn chương hàn lâm, bà đã đưa vào gần 800 bài thơ.

Công nghệ in ấn

Khi ngày càng có nhiều nơi trên thế giới trở nên biết đọc biết viết, các công nghệ mới, mà trên hết là công nghệ làm giấy và in ấn, đã mở rộng tầm phủ sóng cũng như ảnh hưởng của những câu chuyện được ghi chép lại.
Điều này có nghĩa là có thêm những độc giả mới có thể đọc được những câu chuyện trong sách vở. Và độc giả mới cũng có nghĩa là xuất hiện thêm những câu chuyện mới để đáp ứng thị hiếu và mối quan tâm của những độc giả này.
Diễn biến đó đặc biệt thấy rõ trong thế giới Ả-rập, vốn đã học được bí quyết làm giấy từ Trung Quốc và biến nó thành một ngành công nghiệp thịnh vượng.
Lần đầu tiên, những câu chuyện vốn trước đây chỉ có thể lưu truyền qua phương thức truyền miệng đã được đưa vào sách vở và được tập hợp lại trong những tuyển tập truyện kể như Ngàn Lẻ Một Đêm.

Phát triển ngôn ngữ

Đa dạng hơn những câu chuyện sử thi cổ hơn trước đó hay những tuyển tập thơ, Ngàn Lẻ Một Đêm vừa là hình thức giáo dục vừa là hình thức giải trí, được đóng khung trong câu chuyện không thể nào quên của nàng Scheherazade và vị vua mà đã thề sẽ giết bất cứ người đàn bà nào đã chăn gối với ông một đêm.
Getty Images Bản quyền hình ảnhGetty Images
Image caption Nàng Scheherazade kể hết câu chuyện này đến câu chuyện khác cho đến khi nhà vua giải được cơn uất hận chết chóc của ông ta - giúp cho Scheherazade không chỉ trở thành hoàng hậu của ông mà còn là nữ anh hùng trong thế giới truyện kể
Đứng trước cái chết kề cận, Scheherazade bắt đầu kể hết câu chuyện này đến câu chuyện khác cho đến khi nhà vua giải được cơn uất hận chết chóc của ông ta - giúp cho Scheherazade không chỉ trở thành hoàng hậu của ông mà còn là nữ anh hùng trong thế giới truyện kể.
Các tuyển tập thơ, các tuyển tập truyện và các câu chuyện sử thi đã để lại một cái bóng quá lâu lên lịch sử văn học sau đó.
Khi nhà thơ Ý Dante Alighieri bắt đầu nắm bắt và giải thích quan điểm của Thiên chúa giáo về Địa ngục, Sự chuộc tội và Thiên đường, ông đã chọn hình thức thơ ca sử thi, do đó cạnh tranh với các tác giả kinh điển (ông đã khôn ngoan bỏ qua Homer do Homer sống trước thời đại của Chúa Jesus).
Ông đã sáng tác vở Thần Khúc không phải bằng tiếng Latin vốn được mọi người ngưỡng vọng mà là trong phương ngữ nói của vùng Tuscany.
Quyết định này của ông đã giúp đưa phương ngữ đó thành ngôn ngữ chính thống mà ngày nay chúng ta gọi là tiếng Ý, một sự đóng góp cho tầm quan trọng của văn học trong việc định hình ngôn ngữ.

Sự thống trị của tiểu thuyết

Thay đổi đơn lẻ lớn nhất trong sự thăng trầm của văn học là phát minh ra kỹ thuật in ở Bắc Âu của Johannes Gutenberg (học theo kỹ thuật của người Trung Hoa), người đã khởi đầu thời kỳ sản xuất sách báo đại trà và biết đọc biết viết phổ cập như thế giới của chúng ta ngày nay.
Trên khía cạnh văn học, thời kỳ này nằm dưới sự thống trị của tiểu thuyết, vốn được gọi tên trong tiếng Anh là 'novel', tức là sự mới mẻ mặc dù trước đó đã có tác phẩm tiên phong quan trọng như Lady Muraski.
Tiểu thuyết không có hành trang của những thể văn chương cổ và do đó tạo điều kiện cho những kiểu tác giả và độc giả mới xuất hiện, nhất là phụ nữ, vốn sử dụng thể thức linh hoạt này để đương đầu với những vấn đề nhức nhối nhất của xã hội hiện đại.
Tác phẩm Frankenstein của Mary Shelley nằm ở điểm xuất phát của thể loại mà về sau này được gọi là khoa học viễn tưởng, vốn bị giằng xé giữa những hứa hẹn không tưởng của khoa học và khả năng tàn phá của nó.

Ảnh hưởng chính trị

Cùng lúc, tiểu thuyết cũng được những quốc gia mới nổi sử dụng để khẳng định nền độc lập, như những gì đã xảy ra trong cái gọi là thời kỳ 'bùng nổ của Mỹ Latin' vào những năm 1960 với tác phẩm Trăm năm cô đơn của Gabriel Garcia Marquez, một tiểu thuyết xuyên qua nhiều thế hệ với hy vọng nắm bắt được toàn bộ một nền văn hóa.
Độc lập về chính trị đòi hỏi phải độc lập về văn hóa và tiểu thuyết chứng tỏ là cách tốt nhất để thực hiện được điều này.
Mặc dù những tác giả này và nhiều tác giả khác được hưởng lợi từ kỷ nguyên biết chữ đại trà, những ấn bản in cũng khiến việc kiểm soát và kiểm duyệt văn chương trở nên dễ dàng hơn.
Điều này trở thành một vấn đề đặc biệt nhức nhối đối với những tác giả sống ở các chế độ toàn trị như Đức Quốc xã hay Liên Xô, nơi có hệ thống những ấn bản ngầm để tránh sự kiểm duyệt.
Ngày nay, chúng ta đang sống trong một cuộc cách mạng khác về công nghệ viết, một cuộc cách mạng ít nhất cũng quan trọng như phát minh ra giấy và kỹ thuật in của Trung Quốc hay việc phát minh lại kỹ thuật in ở Bắc Âu.
Mạng Internet đang thay đổi cách chúng ta đọc và viết, cách văn học được truyền bá và những ai có thể tiếp cận được nó.
Chúng ta đang ở điểm khởi đầu của một kỷ nguyên mới trong văn học - thế giới văn chương chắc chắn sẽ biến đổi thêm một lần nữa.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Culture.

Chủ đề liên quan

Tin liên quan

https://www.bbc.com/vietnamese/vert-cul-44093936

Khám phá 'Kama Sutra' của thế giới Ả-rập

  • 26 tháng 8 2017
Hulton Archive/Getty Images Bản quyền hình ảnhHulton Archive/Getty Images
Image caption Một hình minh họa cho cuốn Arabian Nights, được vẽ khoảng thời gian 1880
Bộ sưu tập truyện gợi tình thời thế kỷ 15, Vườn Thơm (The Perfumed Garden), thách thức các quan niệm phương Tây về tình dục và thế giới Ả-rập, theo Joobin Bekhrad.
Khi nói về văn học và niềm đam mê, người ta thường nghĩ tới một số hình ảnh cụ thể: những sắc thái của chàng Grey, cô gái mới lớn có tên là Lolita, hay có thể là quý cô quằn quại đau khổ Lady Chatterley, và những chú chim nhỏ ríu ran.
Tuy nhiên, từ rất lâu trước khi có những thứ như thế, và trước khi có Niềm hoan lạc ái ân (The Joy of Sex), cuốn sách hướng dẫn những kỹ năng giường chiếu của tác giả người Anh Alex Comfort, thì đã có Kama Sutra, cuốn sách cổ viết bằng tiếng Phạn được cho là của tác giả Vãtsyãyana, vốn được coi như sách dạy tuyệt kỹ tình dục.
Kinh hoàng cảnh những người đẹp bị mổ phanh
Vì sao nghệ thuật khỏa thân vẫn gây sốc?
'Yêu' robot có đồng nghĩa với việc ngoại tình?
Ngay cả với những ai đoan trang thẹn thùng và còn vụng dại trong ars amatoria (nghệ thuật ái ân), thì Kama Sutra vẫn là một từ rất quen thuộc; cũng nổi tiếng không kém là tập sách mỏng của Vãtsyãyana, vốn gần như được cho là đồng nghĩa với chuyện gợi tình.
Ngoài bản dịch trứ danh Kama Sutra, nhà thám hiểm đồng thời là nhà Đông phương học Sir Richard Francis Burton còn đem đến cho độc giả Anh một cuốn sách có từ Thế kỷ thứ 15, mà người ta cho rằng tác giả là Sheikh Nefzaoui vùng Tunisia.
Được viết dựa trên bản dịch tiếng Pháp của tác phẩm nguyên gốc viết trên tiếng Ả-rập, Vườn Thơm gồm một loạt các câu chuyện, mà tất cả đều liên quan (một cách rất sinh động) tới chuyện chăn gối yêu đương. Hay như cách diễn giải đầy phấn chấn của Burton, là "sự giao cấu!"
Khác với Kama Sutra, cuốn sách ít nhiều được coi là có tính giáo dục, Vườn Thơm trong lúc khai trí cho người đọc ở nhiều chủ đề khác nhau, chẳng hạn như các cách để làm cho bộ phận sinh dục nam được to hơn, và "mọi thứ ưa thích" liên quan đến tình dục, thì nó cũng đề cao tới tính giải trí.
The Orientalist adventurer Sir Richard Burton introduced English readers to the Kama Sutra and The Perfumed Garden Bản quyền hình ảnhHulton Archive/Getty Images
Image caption Nhá thám hiểm người Anh đồng thời là nhà Đông phương học Sir Richard Burton là người đã đem Kama Sutra và Vườn Thơm đến cho độc giả sử dụng tiếng Anh
Các câu chuyện được dẫn dắt một cách sống động, giống như Ngàn lẻ một đêm, và người ta có thể nói rằng những mô tả rõ về các tư thế "yêu" trong đó thậm chí khiến cho cuốn sách của Vãtsyãyana trở nên xoàng xĩnh.
Trong bản thảo tiếng Pháp mà Burton tham khảo có chương 21 nói về tình dục đồng giới và chủ đề đồng dâm nam thì không có trong bản in hiện còn.
Theo một số nguồn thì Burton định đưa nó vào bản hiệu chỉnh, được đặt tên là Vườn Hương (Scented Garden); tuy nhiên ông đã qua đời trước khi làm được điều đó, và bản hoàn toàn chưa sửa đổi này - cùng với nhiều tác phẩm khác của Burton - sau đó đã bị vợ ông là Isabel đốt bỏ.

'Những quan niệm sai lầm'

Ngày nay, trong một thế giới Ả-rập nơi thường được phác họa như một khu vực không có tình dục và nơi mọi chủ đề liên quan tới tình dục đều bị coi là cấm kị, thì những tác phẩm như Vườn Thơm có vẻ như là điều kỳ quái, đặc biệt.
Tấm hộ chiếu của một quốc gia không tồn tại
Từ tường thành La Mã tới bức tường ông Trump
Bí mật lăng mộ Tần Thủy Hoàng
Những cuốn sách như thế - "chứa đầy những lời mô tả chi tiết đam mê đầy nhục dục - thậm chí còn được coi như sự ban phước từ nơi thiên đường, theo lời học giả Sarah Irving.
"Khác xa so với một số kiểu khiêu dâm ngầm tồn tại trong thế giới Ả-rập thời Trung Cổ," bà viết trong blog ArabLit, "những cuốn sách gợi tình đó được chấp thuận về mặt tôn giáo, những lời khuyên trong đó được coi như một phần quà tặng mà Thượng đế ban cho con người."
Nhưng với cách nhìn ngược lại thì cuốn sách bị coi là gồm lời miêu tả của những nhà Đông phương học về một sân chơi tình dục trong đó trí tưởng tượng phương Tây được đưa ra một cách bản năng, hoang dại.
Bộ truyện Nghìn lẻ một đêm gồm các câu chuyện có nguồn gốc từ Ba Tư, Ấn Độ, Ả-rập, Hy Lạp, và các nguồn khác Bản quyền hình ảnhKHALED DESOUKI/AFP/Getty Images
Image caption Bộ truyện Nghìn lẻ một đêm gồm các câu chuyện có nguồn gốc từ Ba Tư, Ấn Độ, Ả-rập, Hy Lạp, và các nguồn khác
Trong thế giới Ả-rập siêu phân định giới tính, Flaubert khoác lác về việc ăn nằm với vũ nữ Ai Cập Kuchuk Hanem, và bộ phận sinh dục của "gã người Thổ dâm dục" (thật ra là người Algeria) đã bị cắt phăng đi rồi được những kẻ bị hắn giam cầm cất giữ cẩn thận theo cách mà cả đến Sada Abe (một kỹ nữ Nhật Bản nổi tiếng hồi đầu thế kỷ 20 vì đã cắt bộ phận sinh dục của người tình rồi luôn mang theo người, trong chiếc kimono) cũng sẽ tán thưởng.
Cả hai ý tưởng về thế giới Ả-rập - tiết giảm và tình dục vô độ - tất nhiên đều bị bóp méo ghê gớm, thế nhưng việc tiết giảm có lẽ nghe tức cười hơn, nhất là khi đặt trong cách mà thế giới Ả-rập nhìn nhận vấn đề tình dục qua các thời kỳ.
Ngôi đền Hồi giáo rực rỡ nhất thế giới
Thuật ứng xử của người Ba-tư
Vườn Thơm có thể được đặt bên cạnh các tác phẩm văn học kinh điển của Ả-rập như Ngàn lẻ một đêm (Alf Layla wa Layla), là tác phẩm mà Burton đã dịch rất tuyệt. Nội dung căn bản của nó là về chủ đề tình dục.
Tuy nhiên, Burton đặt tên bản dịch là Những đêm Ả-rập (The Arabian Nights) gây hiểu nhầm, bởi các truyện trong đó thật ra là từ cuốn sách Ba Tư có tên là Hezar Afsaneh, tức là Một ngàn câu chuyện, tập hợp từ các truyện gốc của Ba Tư, Ấn Độ, Ả-rập, và Hy Lạp, chưa kể từ cả các nguồn khác nữa.
Trong câu chuyện nổi tiếng, vị vua Ba Tư Shahryar giết chết vợ sau khi biết hoàng hậu ngoại tình. Trở nên căm thù hôn nhân, nhà vua mỗi đêm ngủ với một trinh nữ rồi sáng ra hạ lệnh đem giết chết để không người đàn bà nào còn có thể phụ tình vua.
Cuối cùng, con gái của vị tể tướng là Shahrzad (hay với độc giả phương Tây thì tên nàng là Scheherazade) trở thành trinh nữ trong đêm. Trong long sàng, người con gái Ba Tư khôn khéo, thông minh đã kể các câu chuyện hấp dẫn, đêm này qua đêm khác, khiến nhà vua không dứt ra được và rồi bị cảm hóa, cuối cùng xóa lệnh giết người mỗi sáng, và cưới nàng làm vợ.
HASSAN AMMAR/AFP/Getty Image Bản quyền hình ảnhHASSAN AMMAR/AFP/Getty Images
Tuy một số truyện nổi tiếng nhất trong Ngàn lẻ một đêm đã được chuyển thể thành phim và phim hoạt hình dành cho thiếu nhi (như Aladdin, Thủy thủ Sinbad, Alibaba và 40 tên cướp thành Baghdad), nhưng bản gốc các truyện thì không hề ngây thơ. Những câu chuyện qua lời thầm thì dẫn dắt của nàng Shahrzad đầy mô tả chi tiết về những người tình quằn quại trong cơn đam mê.
Pier Paolo Pasolini có lẽ là một trong số ít những người nhận ra và trân trọng sự gợi tình trong các truyện đó. Cho tới nay, cảnh nổi tiếng nhất trong bộ phim ra năm 1974 của ông, Bông hoa trong Ngàn lẻ một đêm (The Flower of the Thousand and One Nights - được quay một phần tại Iran và Yemen) là cảnh chàng trai trẻ Ninetto Davoli khỏa thân giương mũi tên có hình dương vật nhắm vào nơi góc xương chậu của người tình.
"Rõ ràng là những nội dung mạnh mẽ, đầy đam mê nhục dục thậm chí khiêu dâm trong Đêm Ả-rập có thể song hành trong văn học Ả-rập," học giả Robert Irwin viết nằm 2010 khi bình luận về Ngàn lẻ một đêm.
Thực sự, vượt lên trên khu vườn và những đêm thâu của nàng Shahrzad, người ta có thể nhắc tới các tác phẩm khác mang đậm chất gợi tình, như các bài viết của nhà thơ, nhà văn Al-Jahiz (sống thời thế kỷ 8-9) về nam nữ, Bách khoa Toàn thư về Khoái lạc của Al-Katib hồi thế kỷ 10, hay thậm chí Assemblies of al-Hariri, bản sách có từ thời đế chế Seljuk với những đoạn viết về tình dục đồng giới.
Hulton Archive/Getty Images Bản quyền hình ảnhHulton Archive/Getty Images
Image caption Một hình minh họa cho cuốn Arabian Nights, được vẽ khoảng thời gian 1880
Thêm nữa, những nội dung do nhà thông thái hồi thế kỷ 13 Nasireddin Tusi viết ra về các cách kích thích và những tư thế làm tình khác nhau gần đây đã được dịch ra cho các độc giả tiếng Anh trong cuốn The Sultan's Sex Positions (tạm dịch là Những tư thế làm tình khác nhau của vua Sultan).

Tình yêu hiện đại

Sự gợi tình trong văn học Ả-rập không hề chỉ gói gọn trong thời Trung Cổ. Các thế hệ tác giả Ả-rập mới tiếp tục viết về vấn đề này.
Chẳng hạn như cuốn The Sexual Life of an Islamist in Paris (tạm dịch, Đời sống tình dục của một người Hồi giáo tại Paris, phát hành năm 2010) của Leïla Marouane kể về những rủi ro bất ngờ hài hước của một chàng thanh niên Algeria còn trinh và những lần định làm tình nhưng rồi đều bị gián đoạn. Hay các truyện Menstruation (2001) của tác giả Ammar Abdulhamid, Season of Migration to the North (1966) của Tayeb Salih, và nhiều cuốn khác.
Liệu độc giả không phải là người Ả-rập có ngạc nhiên về sự tồn tại của những đầu sách như thế không, cả sách có từ ngày xưa lẫn các tác phẩm đương đại?
Theo học giả đồng thời là nhà văn người Syria, Salwa Al Neimi, thì không hề. "Tiếng Ả-rập là thứ ngôn ngữ đậm chất tình dục," bà viết trong cuốn tiểu thuyết The Proof of the Honey (2009).
Quả thật, tương phản với sự hiểu nhầm rằng tình dục là điều cấm kỵ trong đạo Hồi và trong các xã hội Hồi giáo Ả-rập, Al Neimi, cũng giống như những người khác từng nghĩ trước bà, cho thấy rằng nó không hề, và còn được tán dương nữa là khác.
Cho dù các hiện tượng xã hội và tôn giáo có thể khiến người ta phải tuân theo những nguyên tắc nhất định trước xã hội, nhưng đằng sau những cánh cửa đóng kín ở thế giới Ả-rập (và trên những trang giấy), thì con trai vẫn là con trai, và con gái vẫn là con gái, giống như ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Culture.

Tin liên quan

Nhà văn Kim Dung, "vua kiếm hiệp" với 15 bộ truyện võ hiệp (bán 300 triệu bản)... qua đời ngày 30-10-2018 ở Hồng Kông, thọ 94 tuổi + Đường đến Việt Nam của Kim Dung






 

🔴 Nguyễn Xuân Nghĩa 01-11-2018 | Kim Dung " Ông Hoàng " tiểu thuyết võ hiệp và cuộc đời éo le

  • 7 uur geleden
  • 753 weergaven
Nguồn VIDEO : Nguyen- Xuan Nghia Channel " Các Bạn Nên Vào Nguồn Chính Của VIDEO Để Xem Nhiều Tin Tức Hấp Dẫn ...
  • Nieuw

Kim Dung, vua kiếm hiệp qua đời, thọ 94 tuổi









Kim Dung, qua đời năm 94 tuổi. (Hình: Chinaculture.org)
HỒNG KÔNG (NV) – Kim Dung (Jin Yong), tiểu thuyết gia nổi tiếng với hàng loạt tác phẩm võ hiệp như “Anh Hùng Xạ Điêu,” “Thần Điêu Đại Hiệp,” “Ỷ Thiên Đồ Long”… vừa qua đời ở tuổi 94, sau thời gian dài chiến đấu với bệnh tật, theo Apple Daily News.
Con rể của ông là Ng Wai Cheong xác nhận thông tin này với South China Morning Post.
Tiểu Thuyết Gia Kim Dung, tên thật là Tra Lương Dung, qua đời tại bệnh viện Hồng Kông.
Ông sinh năm 1924 tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, trong một gia tộc khoa bảng với ông cố là nhà thơ nổi tiếng còn ông nội là tri huyện Đan Dương ở tỉnh Giang Tô.
Ông là tác giả tiểu thuyết võ hiệp xuất sắc nhất thế kỷ 20, được mệnh danh là “võ lâm minh chủ.” Ông cũng là người sáng lập tờ Minh Báo nổi tiếng tại Hồng Kông.
Các cuốn tiểu thuyết kiếm hiệp nổi tiếng nhất của ông là “Anh Hùng Xạ Điêu,” “Thần Điêu Đại Hiệp,” “Ỷ Thiên Đồ Long Ký,” “Lộc Đỉnh Ký,” “Tiếu Ngạo Giang Hồ,” “Thiên Long Bát Bộ”…
Ông được coi là một trong những nhà báo, nhà văn và nhân vật mang tầm ảnh hưởng xã hội lớn nhất tại Trung Quốc và cộng đồng người Hoa nhiều thập niên. Ông hoàn tất tiểu thuyết võ hiệp đầu tiên của mình là “Thư Kiếm Ân Cừu Lục” trên tờ New Evening Post vào năm 1955 với bút danh Kim Dung và lập tức gặt hái thành công vang dội.
Ông tiếp tục viết 14 bộ tiểu thuyết võ hiệp khác, với tác phẩm cuối cùng là “Lộc Đỉnh Ký” (1972).
Các tiểu thuyết của ông được độc giả trên khắp thế giới đón nhận, và là nguồn cảm hứng cho vô số tác phẩm điện ảnh, chương trình phát thanh cho đến trò chơi điện tử, tạo ra làn sóng văn hóa đặc trưng của Hồng Kông trong nhiều thập niên.
Ông nằm trong số những nhà văn Trung Quốc có tác phẩm bán chạy nhất mọi thời đại. Sách của ông đã được in hơn 300 triệu bản.
Sau khi kết thúc những bộ truyện kiếm hiệp cuối cùng vào thập niên 1970, Kim Dung bắt tay chỉnh sửa nhiều tác phẩm trước đó của mình. Ông tiếp tục tung hoành trong làng văn chương võ hiệp Trung Quốc với hàng loạt tác phẩm tái bản từ năm 1999 cho đến khi thật sự gác bút vào năm 2006, theo Taiwan News.
Ngoài sự nghiệp văn học đồ sộ, ông còn nổi tiếng trong vai trò sáng lập tờ Minh Báo của Hồng Kông vào năm 1959, giữ vị trí chủ bút cho đến khi về hưu vào năm 1989 khi đã quá nửa lục tuần.
Kim Dung có năm người trong dòng họ từng làm quan dưới các triều vua Thanh – Khang Hy và Ung Chính. Ông là hậu duệ trực hệ của một trong số họ, thư pháp gia Tra Thăng, lớn lên trong một ngôi nhà có tấm hoành phi được đích thân vua Khang Hy ban tặng.
Ông là con thứ hai trong gia đình bảy anh chị em và mê đọc sách từ nhỏ.






Kim Dung trong buổi nói chuyện tại Đại Học Bắc Kinh. (Hình: China Photos/Getty Images)

Trong một tác phẩm có tính chất tự truyện hiếm hoi, Kim Dung viết về tuổi thơ giàu sang của ông, một sự trái ngược với những bất công trong xã hội Trung Quốc đương thời.
Năm 1939, ông xuất bản cuốn sách đầu tiên khi 15 tuổi; là sách hướng dẫn thi vào trung học mà ông tổng hợp cùng hai người bạn. Sách bán chạy, mang về đủ tiền cho cả ba theo học đại học tại Trùng Khánh.
Năm 1941, ông bị đuổi học vì viết một bài báo tường với nội dung châm biếm, nhưng hiệu trưởng giúp ông chuyển sang trường khác. Năm 1948, ông tốt nghiệp cử nhân luật quốc tế tại Đại Học Tô Châu, Thượng Hải.
Trong thời gian thực tập, ông làm phóng viên cho nhật báo Đông Nam tại Hàng Châu năm 1946, và chuyển sang tờ Đại Công Báo ở Thượng Hải làm biên dịch tin quốc tế năm 1947. Năm 1948, ông làm việc tại văn phòng của Đại Công Báo ở Hồng Kông.
Sau khi nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa thành lập năm 1949, cha ông bị coi là cường hào địa chủ và bị xử tử. Nhận được tin cha mất, ông “ở Hồng Kông khóc 3 ngày 3 đêm, và u buồn trong suốt nửa năm,” ông viết trong “Nguyệt Vân.”
Với suy nghĩ “kẻ yếu thế không nên bị áp bức,” ông bắt đầu viết tiểu thuyết võ hiệp. Trong các tác phẩm của mình, ông kết hợp yếu tố cá nhân và yếu tố chính trị, những câu chuyện tuổi thơ và những chủ đề lớn.
Ông kết hôn ba lần. Người vợ đầu của ông là Đỗ Dã Phân, một phụ nữ khuê các. Họ làm đám cưới năm 1948 và ly hôn trong thập niên 1950.
Người vợ thứ hai là phóng viên Chu Mai. Họ có với nhau hai trai, hai gái. Cuộc hôn nhân bắt đầu tan vỡ khoảng năm 1976, thời điểm đứa con trai 19 tuổi tự tử khi đang theo học năm nhất đại học ở Mỹ. “Đời sống hôn nhân của tôi có lẽ đã ảnh hưởng đến nó, tôi đã khiến nó thất vọng,” Kim Dung nói. (ĐG)
https://www.nguoi-viet.com/giai-tri/kim-dung-vua-kiem-hiep-qua-doi-94-tuoi/


Kim Dung trong mắt người Việt nhiều thế hệ

  • 4 giờ trước





kim dung Bản quyền hình ảnhXinHua
Image caption Nhà văn Kim Dung ký tặng cho người đọc tại Hội chợ sách Hong Kong

BBC ghi nhận ý kiến về nhà văn Kim Dung và các tác phẩm kiếm hiệp của ông qua cái nhìn của một số người Việt nhiều thế hệ.
Ông Kim Dung, tên thật là Tra Lương Dung, nhà văn viết truyện kiếm hiệp Trung Hoa qua đời ở Hong Kong hôm 30/10 sau thời gian dài chiến đấu với bệnh tật, thọ 94 tuổi.
Độc giả Việt Nam biết đến tên tuổi Kim Dung qua hàng loạt tác phẩm võ hiệp kinh điển như Võ Lâm Ngũ Bá, Anh Hùng Xạ Điêu, Thần Điêu Đại Hiệp, Ỷ Thiên Đồ Long...
Liệu Lưu Hiểu Ba có 'chết vô ích'?
Lưu Hiểu Ba: Chuyện tình vượt lên trên lao tù
Những áng văn định hình thế giới
Có thêm các trí thức 'bỏ Đảng' sau vụ TS Chu Hảo
Tác phẩm của Kim Dung đã từng bị cấm lưu hành ở cả Trung Quốc đại lục và Đài Loan.
Tại Việt Nam sau năm 1975, tác phẩm của ông bị cấm trong một thời gian dài, nhưng nhiều người, nhất là ở Sài Gòn vẫn có thể chuyền tay nhau đọc lén.

Họa sĩ Đỗ Duy Ngọc, 68 tuổi

"Tôi cảm phục nhà văn Kim Dung về khả năng xây dựng tính cách nhân vật. Tiểu thuyết của ông có hàng trăm hàng ngàn nhân vật, nhưng mỗi người có một tính cách riêng, khó lẫn vào nhau, trở thành tên hiệu nhiều độc giả dùng làm biệt hiệu để thể hiện tính chất của riêng mình. Trong Thiên Long bát bộ có 230 nhân vật, trong đó có nhân vật như Đoàn Dự, Đoàn Chính Thuần, Đoàn Chính Minh, Liêu Đạo Tông và Kim Thái Tổ được dựa trên các nhân vật có thật. Phần còn lại là hư cấu." Họa sĩ Ngọc nói với BBC.





"Nhân vật của Kim Dung có đủ loại hạng người. Chính có, tà có. Có kẻ vừa chính vừa tà như Vi Tiểu Bảo. Có kẻ ngụy quân tử như Nhạc Bất Quần. Khi nhận xét với "Quân Tử Kiếm" Nhạc Bất Quần, Nhậm Ngã Hành có một câu nói nổi tiếng:
"Ðối phó với kẻ chân tiểu nhân là một chuyện dễ, nhưng đối phó với người "ngụy" quân tử thật khiến cho người ta phải điên đầu. Mà loại người như Nhạc Bất Quần thì thời nào cũng có."
"Từ Quách Tĩnh, Hoàng Dung trong Anh hùng xạ điêu cho đến Kiều Phong, Đoàn Dự trong Thiên Long Bát Bộ, rồi Lệnh Hồ Xung trong Tiếu ngạo giang hồ và Trương Vô Kỵ trong Ỷ thiên Đồ Long ký, tất cả họ đều là những kẻ tài nghệ vô song, thế nhưng họ gặp nhiều nghịch cảnh. Và nổi bật hơn cả đí là nỗi cô đơn của kẻ anh hùng. Trong chốn giang hồ, họ lắm kết giao nhưng vẫn là những người đi trên hành trình cô độc với những tính chất chẳng có nhân vật nào trùng lắp."





kim dung Bản quyền hình ảnhBBC Chinese
"Nổi bật lên là nhân vật Vi Tiểu Bảo trong Lộc Đỉnh Ký, cuốn sách cuối cùng của Kim Dung. Đó là một nhân vật đặc biệt mà có người cho rằng đó là nhân vật hay nhất, thành công nhất của Kim Dung. Cũng có người không e ngại mà tôn Lộc Đỉnh Ký là kỳ thư."
"Xuất thân từ kỹ viện lại lớn lên ở hoàng cung, Vi Tiểu Bảo là người khôn lanh, giảo hoạt. Y gian manh mà không ác độc, xảo quyệt mà không hèn hạ, tham lam nhưng lúc cần chẳng tiếc của. Y ít học, chẳng có võ công, ăn tục nói phét, nói năng tục tĩu, chửi thề luôn miệng nhưng người ta khoái y chửi vì y chửi đúng người, đúng lúc. Y cũng là người có nghĩa khí. Những mâu thuẫn về mặt tính cách của Vi Tiểu Bảo cho thấy nhân vật này thật gần gũi trong đời sống khác xa những nhân vật lý tưởng trong những cuốn khác của Kim Dung."
"Hành trình xây dựng nhân vật của nhà văn Kim Dung là một tiến trình có nhiều thay đổi đáng kể. Từ một Trương Vô Kỵ, nhân vật anh hùng võ công thượng thừa, có những tính chất của một hảo hán lý tưởng đến Lệnh Hồ Xung giao thoa giữa chính tà, sống tự do như cánh chim, vượt ra khỏi khuôn mẫu để được sống như một kẻ giang hồ thứ thiệt.
Lệnh Hồ Xung cũng là một nhân vật đẹp khá toàn vẹn của Kim Dung. Và cuối cùng là Vi Tiểu Bảo, nhân vật châm biếm, ba trợn hoàn toàn khác với những nhân vật trước đó nhưng gây ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc."
"Đọc Kim Dung, tôi còn học nhiều điều từ tác phẩm của ông: chuyện nghĩa khí, chung thủy, hi sinh vì đồng đội, sẵn sàng chết vì chính nghĩa, tiêu chuẩn của một bậc trượng phu... Ngoài ra, tôi cũng như nhiều người đọc khác còn được trang bị thêm nhiều kiến thức về võ học, tôn giáo, trà đạo, tửu đạo, triết học, thơ ca, tâm lý, thiên văn, y học, tướng số, phong thủy, hội họa, lịch sử... Đọc sách của ông là như được khám phá một kho tàng khổng lồ của văn hóa Á đông và đặc biệt là văn hóa Trung Hoa. Bởi nhà văn là một kho kiến thức khổng lồ."





"Sau khi ông qua đời, có lẽ khó tìm được một nhà văn viết kiếm hiệp nào để sánh bước ngang hàng với ông."
Vì sao Bob Dylan được Nobel Văn học?
Kazuo Ishiguro được giải Nobel Văn học
Vì sao ngày càng ít phụ nữ được giải thưởng Nobel khoa học
'Tôi từng viết mà không được xuất bản!'

Blogger Lê Nguyễn Hương Trà, tự Cô Gái Đồ Long, ở tuổi 40

"Mấy năm trước đây, hồi tôi ký bút danh Cô Gái Đồ Long trên báo Tuổi Trẻ Cười, khi ấy rất nhiều nhà báo cũng lấy bút danh là tên nhân vật trong truyện Kim Dung như Kiều Phong, Trương Vô Kỵ, Đông Tà..."
"Thử tưởng tượng báo Tuổi Trẻ Cười những năm 1990 mở ra thì thấy toàn bút danh nhân vật trong truyện Kim Dung là biết."
"Theo cảm nhận của tôi, thế hệ những người sinh năm 1950, 1960, 1970, nhất là tại Sài Gòn, gần như ai cũng đọc Kim Dung, không nhiều thì ít."
"Nhà tôi có đủ bộ truyện Kim Dung, xưa là sách do ba tôi mua, sau 1975, PNC mua bản quyền in ấn lại rất đẹp nên lâu lâu tôi lại mang ra đọc rồi ngẫm chuyện đời."
"Cộng thêm thời thập niên 1980, hãng TVB chuyển thể và dựng rất nhiều các bộ phim truyền hình nên Kim Dung vẫn nối dài sự ảnh hưởng lên nhiều người Việt. Tới thế hệ 1980 và 1990 thì ít người xem rồi."
"Đến các bạn sinh năm 2000 về sau thường chỉ xem truyện... đam mỹ, xuyên không nên có thể các bạn ấy không có ý niệm gì về Kim Dung."





kim dung Bản quyền hình ảnhBBC Chinese
Image caption Tranh vẽ về tác phẩm của Kim Dung tại Bảo tàng Hong Kong

Nhà báo Hạnh Thủy ở Sài Gòn, 38 tuổi

"Theo cảm nhận của tôi, bao nhiêu lứa học sinh miền Nam đời 1960, 1970, 1980 lớn lên mà không lận lưng, nhét trong cặp, chuyền tay nhau mấy cuốn kiếm hiệp của Kim Dung thì mới lạ."
"Tôi cũng như nhiều nhiều người khác, tiếp xúc truyện kiếm hiệp rất sớm, từ cuối cấp 1 rồi tới cấp 2… Lúc đó, khi đọc tụi tôi ít chú ý tới tên tác giả, chỉ biết cầm sách là đọc truyện (nội dung thôi)."
"Nhưng với truyện kiếm hiệp, thì bọn tôi được quăng cho cuốn sách rồi nói; "đọc Kim Dung nè", "đọc Cổ Long nè"… Tên tác giả nghe trước, tên truyện nghe sau. Mới hay, những tác giả đó đã trở thành một đặc trưng để phân định, ăn vào tiềm thức."
"Mà hóa ra đọc kiếm hiệp, dân miền Nam thường đọc cả gia đình. Từ ba mẹ, rồi tới con cái, rồi con cái đưa cho bạn bè. Cả gia đình đọc, cả lớp đọc, cả xóm đọc. Giới bình dân cho dù mù chữ, không biết đọc đi nữa thì được nghe cải lương. Qua các tuồng Thần Điêu Đại Hiệp, Anh Hùng Xạ Điêu với các giọng ca vàng Minh Cảnh, Minh Vương, Lệ Thủy… tinh thần kiếm hiệp mặc sức thấm vào tâm hồn người nghe."
"Con trai mê võ, nên thích kiếm hiệp đã đành. Với không gian riêng được ưu ái trong kiếm hiệp, con gái cũng có vùng trời vẫy vùng, có đế chế, có tình yêu, có tự do khoái hoạt của riêng mình (đặc biệt là khi xã hội còn nặng quan niệm "con gái chỉ quanh quẩn ở nhà)…"
"Kiếm hiệp thú vị vì đáp ứng thị hiếu cho những người yêu thích tất cả những điều ấy. Võ công có âm, có nhu, con gái thì có phái Nga Mi, Cổ Mộ, con trai thì có Thiếu Lâm, Võ Đang…"
"Nhưng phải đâu vì vậy mà con gái mới thích đọc kiếm hiệp. Nói kiếm hiệp, người ta mê là mê tinh thần hiệp khách, thượng võ, tự do, khoái hoạt, xây dựng một thế giới chính đạo, một tình yêu, một tình bạn, tình thầy trò phóng khoáng không hối hận với những diễn biến tâm lý rất đời. Mà điều đó thì đâu phân biệt là nam hay nữ. Kiếm hiệp đâu có ranh giới…"
"Cảm ơn những điều quá đẹp đó ở kiếm hiệp của Kim Dung…"





Kim Dung
Image caption Tranh về nhân vật trong truyện chưởng của Kim Dung trong tranh ở Trung Quốc

Tin liên quan

https://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-45966024

Vì sao chưởng Kim Dung chỉ thu hút người Hoa và Việt?

  • 2 tháng 11 2018
Tin nhà văn Kim Dung tức Louis Cha qua đời ở Hong Kong, thọ 94 tuổi, đang làm sống dậy nhiều cảm xúc trong giới bạn đọc người Việt.



Thần điêu đại hiệp
Image caption Thần điêu đại hiệp được dịch là The Legend of the Condor

Lần 'gặp gỡ' đầu tiên của tôi với sách Kim Dung là vào hồi học cấp hai trường Tô Hoàng, Hà Nội.
Có cậu bạn nhà ở Phố Huế cho mượn một cuốn sách nhàu nát, không rõ vì bị vò xé lúc xem trộm hay bị nhét gậm giường nhiều lần.
Tiếng Việt trong cuốn Lục mạch Thần kiếm đó là một thứ gì khác lạ, chữ in, trang bìa cũng khác, vì là in ở Sài Gòn và như vô số đầu sách 'ngoài luồng' khác, được chuyển ra Bắc sau 1975.
Từ đó, tôi đã bắt đầu đọc Kim Dung và say mê 'phiêu du' trong mộng tưởng với Trương Vô Kỵ, Đoàn Dự, Quách Tỉnh, Hoàng Dung... như nhiều bạn cùng thế hệ.
Nhưng sau này, khi truyện chưởng được công khai hóa và bày bán khắp nơi, phim chưởng cũng kéo dài liên miên trên băng và truyền hình thì tôi không thích nữa.
Sống đã nhiều năm tại châu Âu, tôi tưởng đã quên đi thể loại truyện và phim ảnh đặc thù Trung Hoa và có ảnh hưởng ở Việt Nam này.
Nhưng cái chết của Kim Dung là dịp nhìn lại giá trị thực và hạn chế của loại hình văn học này mà ông là tác giả hàng đầu.
Có thể nói truyện chưởng và văn Kim Dung tuy rất nổi tiếng ở châu Á nhưng gần như không có mặt ở Âu Mỹ.
Giới trẻ TQ chơi chữ hiểm hóc chống kiểm duyệt
Hà Nội học được gì từ Hàng Châu?
Xuân Quỳnh và giải thưởng Hồ Chí Minh
Như tờ The Guardian ở Anh viết hồi năm 2017, khi phim 'A Hero is Born' (dựa trên Thần điêu Đại hiệp - Legends of the Condor Heroes) ra mắt, đây là thứ văn chỉ phổ biến ở Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam và Thái Lan.
Dù đã có các bản dịch tiếng Anh khá sớm -như Thư kiếm ân cừu lục được Graham Earnshaw dịch là 'The Book and the Sword' - truyện kiếm hiệp Trung Hoa đã không, hoặc chưa vào được dòng chính của văn học Âu Mỹ.



。 Bản quyền hình ảnhBBC Thai
Có ba lý do cho hạn chế này.
1. Một là về thể loại: truyện võ hiệp (wuxia novel) sang châu Âu được xếp vào dòng sách chivalric fantasy, theo truyền thống truyện hiệp sỹ thời Trung Cổ.
Các motives chính của truyện 'hiệp sỹ cứu công nương' đã dừng lại ở thời rất xưa tại châu Âu và bị Miguel de Cervantes nhạo trong Don Quixote (thế kỷ 17).
Nói như Lewis Manalo thì nhờ phim ảnh, những cảnh trong truyện võ hiệp của Kim Dung tuy không còn xa lạ với khán giả Phương Tây nhưng vẫn là thứ 'đặc thù':
"Kiếm thủ nam hoặc nữ làm những cú nhảy như diễn viên xiếc từ mái nhà lợp bằng đá, rồi phi thân đuổi theo tên cướp. Tay kiếm thủ nhảy từ mái nhà này sang mái nhà kia, vượt qua những khoảng cách khó tin tới mức quái dị, thực hiện những chiêu diệu nghệ như vũ ballet, và trông cứ như là sắp bay (on the edge of flying)..."
Với tin Kim Dung qua đời, một số báo ví truyện của ông với Lord of the Rings của JR Tolkien, xét về độ dài và tình tiết kiểu du hành phiêu lưu.
Nhưng điều khác là sách của Tolkien, đã dựng thành phim, là loại truyện thần thoại ma quỷ, còn võ công trong truyện chưởng là của người trần mắt thịt.
Cách luyện công phu được giới phê bình sách châu Âu mô tả như trò phù thủy hoặc phép chế độc dược của các nhà giả kim thuật (alchemists).
Võ công thâm hậu đạt được là "nhờ sự tu luyện kỳ bí nào đó, họ phát được ra lực khủng khiếp từ trong người".
Giới phê bình Phương Tây cũng chú ý đến tính bình dân, hoặc 'dân chủ đường phố' của truyện chưởng nói chung và truyện Kim Dung nói riêng.
Đó là già trẻ lớn bé, quý tộc, ăn mày...ai cũng có thể thành cao thủ làng võ, nhờ công phu luyện tập, nhờ may mắn gặp được bí quyết, người thầy giỏi.
Phân loại hình tượng nhân vật qua tuyến Chính - Tà trong các tác phẩm đều dễ hiểu cho độc giả bình dân.
Những lời khen dừng lại ở đây.



Kim Dung Bản quyền hình ảnhHANDOUT
Image caption Sách của Kim Dung ra bản tiếng Anh nhưng không quá phổ biến ở Phương Tây
2. Nhưng ngoài những điểm chung với văn học thế giới thì độ dài quá mức và cách hành văn và ngôn ngữ là vấn đề thứ hai.
Đúng thế, bạn đọc Âu Mỹ khó nắm bắt ngôn ngữ Hán văn cổ của Kim Dung.
Nick Frisch viết trên The New Yorker trong bài ca ngợi Kim Dung qua bản dịch Thần điêu đại hiệp của nữ dịch giả Anna Holmwood (người Thụy Điển có chồng Đài Loan) thừa nhận văn Kim Dung rất khó dịch.
"Những cái tên đọc lên rất dễ nghe trong tiếng Hoa đơn âm trở thành khúc mắc trong tiếng Anh... Ví dụ chiêu thức võ công (kung-fu maneuver) như Lạc Anh thần kiếm trưởng (luo ying shen jian zhang), chỉ là năm âm trong tiếng Trung, trở thành 'Wilting Blossom Sacred Sword Fist', nghe thật nặng nề trong tiếng Anh..."
Ta hãy xem một số tên đã dịch sang Anh văn:
Thiên Long Bát Bộ - Demi-Gods and Semi-Devils
Anh hùng Xạ điêu - The Legends of the Condor Heroes
Ỷ thiên Đồ long kiếm - The Heaven Sword and Dragon Saber
Những tên tiếng Anh đều tối nghĩa vì phải cố chuyển tải tên truyện chữ Hán mà đọc lên không vang dội, 'hoành tráng' như bản chữ Hán hoặc Việt văn.
Võ công 'Cửu âm bạch cốt trảo' được dịch là 'Nine yin white bone claw', vừa lạ tai như món chân gà trong quán ở Chinatown, vừa phải giữ từ 'yin' không dịch được vì chứa đựng toàn bộ phần triết lý âm ương (yin-yang)của Phương Đông.
'Võ mục di thư' phải dịch là 'Book of Wumu', và giải thích thêm ý nghĩa trong phụ lục.
Phái Nga Mi được giữ nguyên là 'Emei Sect', còn Cái bang là 'The Beggars' Sect', đều lạ tai trong tiếng Anh.
Tóm lại, chính những cái tên này làm nên bản sắc của truyện chưởng Kim Dung nhưng là cản trở lớn để truyện của ông nhập vào dòng văn học Âu Mỹ.
Giới phê bình Phương Tây có ca ngợi bộ Thần điêu đại hiệp (The Condor Trilogy) nhưng cũng ái ngại về độ dài: 2,5 triệu Hán tự, dịch trọn sẽ là 1,5 triệu từ tiếng Anh.
Theo tôi đây là vấn đề của truyện Kim Dung: rất dài và phủ sóng vài thế kỷ nhưng chưa thể sánh được với 'Chiến tranh và Hòa bình' của Leon Tolstoy về tầm tư tưởng.
Có thể là vì đây là dạng truyện chương hồi đăng trên các số báo ở Hong Kong nên không gọn ghẽ.
3. Điểm thứ ba tôi muốn nói chính là thông điệp chính trị - xã hội của Kim Dung, và đây mới là điều khác biệt lớn giữa văn hóa Đông và Tây.
Trung thành với các khái niệm trung hiếu tiết nghĩa của Khổng giáo, pha trộn tinh thần trọng tự do cá nhân kiểu đạo Lão, truyện Kim Dung đã làm say mê hàng triệu bạn đọc châu Á.
Nhưng sách của ông dù tạo dựng thành công nhiều nhân vật có cá tính, sống chết vì tình nghĩa trong thế giới luôn đầy thù ít bạn, tình duyên trắc trở, đã rơi vào một số tuyến giá trị mà chân thiện mỹ dồn hết cho văn hóa Hán (Sinocentricism).
Nhìn chung, với Kim Dung, các tà phái, những võ công tàn độc đều đến từ bên ngoài, còn Hoa Hạ là đỉnh cao của văn minh, của chính nghĩa.
Vì sao lại như thế?
Ta phải hiểu bối cảnh các tác phẩm của Kim Dung là thời tộc du mục Nữ Chân và Mông Cổ lấn vào Trung Nguyên đầu thế kỷ 13, và Thanh Triều diệt nhà Minh và đô hộ Trung Quốc mấy thế kỷ sau đó.
Lần đầu, dân tộc Trung Hoa bị mất nước, tước quyền chính trị khi nhà Nam Tống sụp đổ, khiến Quách Tỉnh và Hoàng Dung tự sát và cuộc đấu tranh gìn giữ văn minh Hán phải đi vào bí mật.
Lần hai, khi Thanh chiếm Trung Hoa, áp đặt một hệ thống quân quản hà khắc, khiến các hội kín nổi lên, đưa cả phong trào Phản Thanh phục Minh ra khỏi lãnh thổ Trung Hoa sang Đông Nam Á.
Người đàn ông Trung Hoa ở thế thua trận, mất nước chỉ có tìm vào võ công thần bí với niềm tin tự tôn chủng tộc, và kể cả như vậy, các nhân vật hàng đầu cuối cùng đều thất bại, hoặc bị giết, thất tình, hoặc phải xa lánh cuộc đời, đi vào chốn tu hành hoang vu.



Weibo Bản quyền hình ảnhWeibo
Image caption Giới trẻ TQ nay chia sẻ tin Kim Dung qua đời trên mạng Weibo
Để thỏa mãn 'thắng lợi tinh thần', Kim Dung cho vua Càn Long là người Hán, là em của Trần Gia Lạc nhưng trớ trêu thay, quyền lực đã thắng và Càn Long - nhân vật tưởng tượng đó, đã lừa bắt cả Hồng Hoa Hội và khiến nàng Kha Lệ Tư phải chọn cái chết.
Vấn đề của Kim Dung là ông dựng lại một thế giới theo các giá trị và tiêu chuẩn Hán và tạo ra thắng lợi nội tâm và tinh thần cho dân tộc ông trong xung đột Hán - du mục, trước khi Trung Hoa tan rã.
Ở mặt nào đó, cuộc đời Kim Dung và tâm thế phải bỏ quê hương, nơi mẹ chết vì chiến tranh, cha bị đấu tố và xử tử sau khi chế độ Mao lên cầm quyền, đã ảnh hưởng đến motive hoài cổ và lý tưởng hóa quá khứ trong văn của ông.
Điều đáng chú ý là những kinh điển về tình yêu kiểu Khổng giáo được giữ nguyên cho các nhân vật nữ: họ luôn phải chọn giữa tình yêu cá nhân và chữ hiếu, lòng trung thành với gia đình, dòng tộc, môn phái.
Sự giằng xé trong con tim của họ tạo ra nhiều hình ảnh lãng mạn đẹp kiểu châu Á nhưng ít sức thuyết phục với người Phương Tây vì họ coi nó ủy mị, đau thương không cần thiết, theo kiểu hơi trẻ con, thậm chí hơi 'sến' (cheesy).
Những yếu tố trên khiến truyện Kim Dung cũng rất hấp dẫn với một bộ phận người Việt Nam vì tương đồng văn hóa và giá trị của một thời.
Nhưng người đọc Việt Nam, trừ những người gốc Hoa, lại nhìn vào vấn đề trong truyện chưởng Kim Dung theo một cách khác.
Đối với người Việt thì Càn Long trong Thư kiếm ân cừu lục là người Hán hay Mãn cũng không quan trọng, vì đằng nào thì ông ta cũng đã thua vua Quang Trung trong lịch sử thật, không phải sử tưởng tượng.
Nhưng người Việt thích truyện chưởng vì tình tiết ly kỳ, và quan trọng hơn là tinh thần tính phản kháng trước giặc ngoại xâm, trước quan nha tàn ác.
Tính bình dân, giang hồ dễ khiến ai cũng tìm thấy một nhân vật điển hình mà mình thích.
Bên cạnh đó, người Việt trong chiến tranh và hậu chiến đã ngưỡng mộ tinh thần xả thân vì nghĩa, và dám hy sinh cho tình bạn, tình yêu trong truyện Kim Dung, điều thực ra khi đó cũng rất ít thấy trong cuộc sống thật và ngày này thì còn ít hơn.
Vì thế, có thể nói dân tộc Trung Hoa có 'fantasy' tự tôn tinh thần riêng cùng truyện Kim Dung, còn người Việt Nam, lại lấy có cảm hứng từ một góc hơi khác.
Cả hai tình cảm đặc biệt này với truyện Kim Dung xem ra vẫn xa lạ với người Phương Tây.
Với 1 tỷ đầu sách được in ra, gồm cả sách in lậu, Kim Dung là nhân vật lớn trong làng văn châu Á.
Nhưng ngay tại Trung Quốc, giới trẻ nay đọc ít Kim Dung hơn trước mà biết về ông chủ yếu qua các game điện tử.
Thời thế đã đổi, thanh thiếu niên Việt Nam nay không còn chuộng các nhân vật của võ lâm như thế hệ tôi.
Cuộc sống ở ngưỡng cửa một thiên niên kỷ nhiều bất trắc làm lộ ra các vấn đề rất khác trước mà đạo lý nặng về trung hiếu kiểu xưa, tính chịu khó luyện rèn chưa chắc đã phù hợp.



金庸作品 Bản quyền hình ảnhBBC THAI
Tại Âu Mỹ, văn học fantasy nay cũng đã đi khá xa trước, thành thể loại thần thoại pha trộn khoa học viễn tưởng, vũ trụ chứ không còn là võ nghệ kiểu 'thủ công'.
Một dòng văn học khác là dystopian fiction mà cuốn tiêu biểu là The Hunger Games của nữ nhà văn Mỹ Suzanne Collins, nói về thế giới tương lai ám màu bi quan, Ác nhiều hơn Thiện, đang nổi lên.
Chừng nào tâm thế bất an đó còn bao trùm đầu óc nhiều bạn trẻ thì chắc chắn người ta vẫn cần những hình tượng văn học và điện ảnh, nhưng phải mới hơn những suy tư của Tiểu Long Nữ, Tiêu Phong và Đoàn Dự.
Xem thêm:
Lâm Tắc Từ và chuyện Trung Hoa mất đất
Giới trẻ TQ chơi chữ hiểm hóc chống kiểm duyệt
Trận Vân Đồn và tham vọng của Nguyên chúa
Đài Loan trao giải Nhà Đường năm 2018
TQ liên tiếp có các vụ quan chức tự sát

https://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-46044024

Video: Giờ Giải Ảo Mới Cập Nhật

Copyright © 2018, Người Việt Daily News

Đường đến Việt Nam của Kim Dung

  • 1 tháng 11 2018



Nhà văn Kim Dung (1924-2018) Bản quyền hình ảnhReuters
Image caption Nhà văn Kim Dung (1924-2018)

Không nghi ngờ gì, có thể nói nhà văn vừa qua đời, tác giả của 15 bộ truyện, Kim Dung (6/2/1924 - 30/10/2018) là người được đọc nhiều nhất châu Á với trên 300 triệu bản in, không kể sách in lậu và những người đọc trên feuilleton các nhật báo, từ Hongkong tới Việt Nam.
Kim Dung trong mắt người Việt nhiều thế hệ
Tạo ảnh hưởng trên mạng xã hội để kiếm tiền có dễ?
Crazy Rich Asians: Hollywood thay đổi nhận thức về châu Á?
Tôi còn nhớ những năm trước 1975, Sài Gòn với vô số tờ báo tư nhân, không chỉ hấp dẫn độc giả bằng những thông tin nóng, từ chiến sự đến chính trị, mà còn chính bởi những tiểu thuyết nhiều kỳ, đăng hàng ngày trên các nhật báo (không dưới 4 tiểu thuyết mỗi báo), trong đó đáng kể nhất phải là những tiểu thuyết kiếm hiệp theo những chuyến bay từ Hongkong đến Tân Sơn Nhứt và được dịch ngay sang tiếng Việt, hàng ngày. Cũng xin nói ngay, dịch giả nổi tiếng nhất lúc đó là Hàn Giang Nhạn. Và tác giả tài năng nhất là Kim Dung.
Đôi khi, những chuyến bay đó cũng trễ, báo ra không kịp. Người đọc không khỏi hụt hẫng. Có lẽ không một ai, khi đã đọc tiểu thuyết kiếm hiệp, đặc biệt với Kim Dung, lại không khỏi mất ăn, mất ngủ vì ghiền.

Vì sao Kim Dung hấp dẫn?

Điều đầu tiên có thể nói về tiểu thuyết Kim Dung là sự uyên bác về kiến thức cùng sự sâu sắc về triết lý của ông. Trong hầu hết tác phẩm của Kim Dung đều có bối cảnh lịch sử với những con người thật bên cạnh các nhân vật hư cấu. Điều ấy khiến cho lịch sử trở nên gần gũi hơn. Những bàn luận của ông theo kiểu trà dư tửu hậu cũng mang đến cho độc giả những bất ngờ thú vị. Nó cung cấp cho người đọc không những sự hiểu biết về y học, võ công mà còn cả những thú vui tao nhã như uống rượu hay sự lãng mạn của tình yêu.
Một bất ngờ khác của Kim Dung còn là nỗ lực đề cao nữ quyền, một khái niệm rất mới trong bối cảnh tùng phục truyền thống trọng nam khinh nữ của Trung Hoa. Một Hoàng Dung ranh mãnh của anh "trâu nước" Quách Tĩnh. Một Triệu Minh dịu dàng nhưng quyết liệt của kẻ si tình Trương Vô Kỵ. Một Nhậm Doanh Doanh bất chấp của lãng tử Lệnh Hồ Xung… Dường như những nhân vật nữ của Kim Dung đã không ngại ngần gì trước hung hiểm của giang hồ, cũng như những gã trai lang bạt, võ công cái thế.
Kim Dung là người Trung Hoa, vì thế cái gọi là võ học Trung nguyên, cũng chỉ là một tinh thần Đại Hán. Mặc dù, trong tiểu thuyết của Kim Dung không thiếu những nhân vật Tây Vực, Mông Mãn phía bắc, hay những truyền nhân phía Nam. Trung nguyên vẫn được đề cao như minh chủ võ lâm.



Kim Dung Bản quyền hình ảnhWeibo
Image caption Thế giới xuống cấp khi giới trẻ thôi đọc Kim Dung - lời chia sẻ trên mạng Weibo của TQ
Một chi tiết khác rất đáng lưu ý, nhân vật Vi Tiểu Bảo về cuối truyện Lộc Đỉnh Ký, đã chọn Senkaku (tên gọi theo Nhật Bản) hay đảo Điếu Ngư (tên gọi theo Trung Quốc) để vui hưởng trần gian với 7 cô vợ xinh đẹp của mình. Phải chăng, đây cũng là cách khẳng định chủ quyền?
Trong số các nhân vật của Kim Dung, theo tôi không phải Lệnh Hồ Xung, Quách Tĩnh, Đoàn Dự, Trương Vô Kỵ, Tiêu Phong… những tay võ công siêu quần bạt chúng, khí tiết anh hùng, mà chính Vi Tiểu Bảo mới là nhân vật bất ngờ nhất, quái đản nhất. Kẻ lưu manh, thời cơ ấy tiêu biểu cho tính thời đại nhất, phản kiếm hiệp nhất, phản anh hùng nhất. Bên cạnh đó, một thành tựu khác phải kể đến là nhân vật Nhạc Bất Quần, đại diện cho mẫu người "ngụy quân tử" đầy rẫy trong xã hội đương đại. Một hình ảnh sống động nhất mô tả các chính khách ngày nay.
Sự thâm sâu của Kim Dung có lẽ có cội nguồn từ truyền thống gia đình. "Dòng họ Kim Dung có một nhà để sách gọi là "Tra thị tàng thư" nổi tiếng khắp vùng Chiết Tây, chứa rất nhiều sách cổ..." (Theo Wikipedia). Sau này, ông cũng có thời gian làm việc ở Thư viện Trung ương. Kim Dung là người đọc nhiều sách từ nhỏ và đã viết từ rất sớm. Năm 15 tuổi, ông đã viết "Dành cho người thi vào sơ trung" và được một nhà xuất bản chính qui phát hành.

Kim Dung trở lại Việt Nam thế nào?

Sau biến cố 30/4/1975, cũng như các văn hóa phẩm khác của Miền Nam, tiểu thuyết của Kim Dung cũng bị thiêu hủy và đưa vào hàng sách cấm.
Mãi đến khoảng 1994-1995, những nỗ lực đầu tiên để mang Kim Dung trở lại với độc giả Việt Nam phải kể đến công đầu của bà Phan Thị Lệ, Tổng Giám đốc Công ty sách Phương Nam ở Sài Gòn. Ngoài những vận động trong nước, bà Lệ còn sang Hong Kong gặp trực tiếp Kim Dung để thương thảo bản quyền.
Có thể nói đó là một hành động dũng cảm. Bên cạnh vấn đề tư tưởng văn hóa chính trị của chế độ mà bà Lệ phải đối phó, vấn đề tác quyền là một cố gắng lớn của Phương Nam vào thời điểm đó. May mắn thay, được biết nhà văn Kim Dung đã tỏ ra rất hào phóng với độc giả Việt Nam. Ông chỉ tính tiền tác quyền trên từng tác phẩm sau khi phát hành và theo số lượng bản in. Ông cũng hứa sẽ sang Việt Nam dự buổi ra mắt sách. Nhưng rất tiếc, do sức khỏe, ông đã không thể gặp gỡ bạn đọc ái mộ ở Việt Nam.
Nhân tiện, tôi cũng muốn nói điều này: Để cho các tác phẩm có giá trị của thế giới có thể xuất bản ở trong nước sau thời kỳ hủy diệt văn minh nhân loại, chúng ta cần tri ân những người làm sách ở Sài Gòn.
Những người một thời bị báo chí gọi bỉ bôi là "đầu nậu sách". Chính họ đã bằng mọi cách, bất chấp rủi ro, từ an toàn chính trị đến tài chánh, để vận động cho in những tác phẩm "khó ăn" nhất như triết học (tất nhiên ngoài hệ thống tư tưởng chủ đạo của nhà cầm quyền) đến các loại sách mà chúng ta bây giờ gọi là "khai dân trí". Những vận động ấy, trong cơ chế này, không chỉ là thuyết phục, bên cạnh những chiêu trò không chỉ nghiêm túc như trường hợp bà Lệ với tiểu thuyết Kim Dung, có thể còn là những thứ khác … (tự kiểm duyệt).
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

Tin liên quan

Lưu ý: Để mở âm thanh, xin bấm vào nút muted icon imagephía góc phải bên dưới của khung video.