maandag 31 december 2018

4 nhà máy "lắp ráp" Samsung ở Việt Nam với 160.000 nhân công, năm 2018 đạt doanh thu 60 tỷ USD (= 25% GDP-VN) [...thủ tướng Phúc "ma-de in vietnam" nói trong đó có 30% phần hùn của VN... ghê chưa ! ]

Tại sao cứ nói “Samsung 100% nước ngoài”?

  • 1 giờ trước
samsung Bản quyền hình ảnhGetty Images
Khai mạc Hội nghị về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Hà Nội ngày 19/12/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết "… người ta cứ nói Samsung là 100% nước ngoài, đó là nhầm lẫn".
Theo Thủ tướng Samsung có tỷ lệ sản xuất trong nước, bao gồm cả FDI và doanh nghiệp Việt Nam, trước đây bằng 0 thì nay trên 30%.

Chuyện ốc vít ở Việt Nam…

Điện thoại cầm tay cần hằng ngàn bộ phận khác nhau, đơn giản nhất là những ốc vít, tất cả đều cần mức độ tinh xảo và chính xác tuyệt đối, chỉ cần một sai sót nhỏ sẽ ảnh hưởng đến phẩm chất của điện thoại, đến uy tín và đến thương hiệu của Samsung.
Vì thế Samsung vẫn phải nhập cảng hay phải tự sản xuất tất cả các bộ phận kể cả ốc vít để lắp ráp tại Việt Nam, người ta nói "Samsung 100% nước ngoài" là không có gì quá đáng.
Bphone, VinFast 'chỉ dựa vào lòng yêu nước là chưa đủ'
Hãng lắp iPhone đang muốn vào Việt Nam
Nghiệp đoàn VN sau CPTPP vẫn không 'làm chính trị'?

Con số 30% từ đâu ra?

Con số ông Phúc muốn nói có lẽ bao gồm cả tiền lương công nhân, bao bì đóng gói, vận chuyển, các dịch vụ kinh tế phát sinh, nhưng không rõ tại sao lên tới 30% một con số quá cao so với việc sản xuất iPhone của Apple tại Trung Quốc.
Theo trang The Conversation giá thành của một iPhone 7 sản xuất vào cuối năm 2016 được ước tính chừng 237,45 Mỹ kim.
Trung Quốc chỉ nhận được 8,46 Mỹ kim, hay 3,6% tổng số, bao gồm cả một cục pin do công ty Trung Quốc cung cấp và tiền công trả lao động lắp ráp.
Mỹ và Nhật mỗi quốc gia nhận chừng 68 Mỹ kim, Đài Loan được chừng 48 Mỹ kim và Nam Hàn chừng 17 Mỹ kim cho việc xuất cảng các bộ phận vào Trung Quốc cho việc lắp ráp.
Năm 2017, Samsung Việt Nam đạt doanh thu gần 64 tỷ Mỹ kim, với chừng 160.000 lao động.
Giả sử lợi tức, bao gồm làm thêm và tiền thưởng, cả năm cho mỗi lao động là 3.000 Mỹ kim thì tổng chi phí lao động là 480 triệu Mỹ kim chỉ chừng 0,75% tổng doanh thu.
Tỷ lệ 30% tính ra lên đến 19,2 tỷ Mỹ kim là một khoản tiền vô cùng lớn, không rõ Thủ tướng Phúc có được bằng cách nào.

Lắp ráp tại Trung Quốc

Đằng sau chiếc iPhone, iPad, hay MacBook để ý thấy dòng chữ "Designed by Apple in California. Assembled in China", tạm dịch là "Thiết kế bởi công ty Apple tại California. Lắp ráp tại Trung Quốc."
Chính vì nỗi nhục "Assembled in China" (lắp ráp tại Trung Quốc), Tập Cẩm Bình mới đề ra chiến lược "Made in China".
Nhưng thay vì làm ăn đàng hoàng, Trung Quốc lại tìm mọi cách đánh cắp sở hữu trí tuệ của Mỹ và nhiều quốc gia khác nên đang bị thế giới trừng phạt.
Để đáp ứng những đòi hỏi về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ, ngày 27/12/2018 Bắc Kinh cho công bố dự thảo luật cấm cưỡng bức doanh nghiệp nước ngoài phải chuyển giao công nghệ.
Hà Nội hiện chưa có luật này và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vẫn vô tư đòi các công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ.
Điện thoại Vinsmart của Vingroup vừa mới được công bố hôm 14/12 Bản quyền hình ảnhAFP/Getty Images
Image caption Điện thoại Vinsmart của Vingroup vừa mới được công bố hôm 14/12

Chuyện con chip điện tử ở Trung Quốc…

Sau 40 năm cải cách và mở cửa, công nghiệp điện tử Trung Quốc đã vượt qua khả năng sản xuất ốc vít nhưng lại bị tắc nghẽn với việc sản xuất các con chip điện tử.
Tập đoàn ZTE sản xuất điện thoại di động lớn hàng thứ hai của Trung Quốc, chỉ sau Huawei, phải ngừng hoạt động khi chính phủ Mỹ cấm các công ty Mỹ bán các con chip điện tử cho ZTE.
Tập đoàn Huawei cũng sẽ chịu chung số phận nếu chính quyền Mỹ quyết định cấm các công ty Mỹ buôn bán với Huawei.
Có người cho rằng Trung Quốc đang tìm cách tự sản xuất các con chip điện tử, thật ra nếu Trung Quốc tự sản xuất được thì họ đã làm rồi.
Nhật, Đại Hàn và Đài Loan chưa đầy 30 năm phát triển công nghiệp đã vươn lên chỉ thua kém Hoa Kỳ cường quốc kỹ thuật bậc nhất trên thế giới.
Trong khi Trung Quốc đã 40 năm, Việt Nam đã 30 năm vẫn chỉ đạt tới công nghiệp lắp ráp là một điều đáng chú ý.
Giáo dục…
Tại Nhật Bản, từ những năm 1880, Minh Trị Thiên Hoàng đã thực hiện cải cách giáo dục với phương châm: "Học tập phương Tây, đuổi kịp phương Tây, vượt phương Tây".
Nền giáo dục Nhật từ đó dựa trên những giá trị tiến bộ về nhân bản, tự do, dân chủ và đặc biệt chú trọng đến giáo dục kỹ thuật thực nghiệm.
Đại Hàn và Đài Loan là hai cựu thuộc địa của Nhật Bản nên đã chịu ảnh hưởng của nền giáo dục này.
Trung Quốc đến ngày nay vẫn duy trì một hệ thống giáo dục từ chương, học vẹt, học nhồi nhét, học bắt chước, học không cần suy tư, không cần sáng tạo, học theo khuôn mẫu "hồng hơn chuyên" và học để làm quan.
Miền Nam Việt Nam trước 1975 đã thoát khỏi lối học từ chương. Còn miền Bắc và cả nước sau 1975 chịu ảnh hưởng nặng nề của giáo dục từ chương không khác gì Trung Quốc.
Một nền giáo dục như Giáo sư Hồ Ngọc Đại đã công khai bộc lộ trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 15/6/2014:
"Chúng ta dạy hiện nay là dạy bắt chước, bắt chước thế nào cho khéo nhất và như việc chúng ta dạy khỉ."
Một hệ thống giáo dục bắt chước không cần suy tư hay sáng tạo hoàn toàn thích hợp với các quốc gia công nghiệp lắp ráp như Trung Quốc và Việt Nam.
Sau cuộc cải cách và mở cửa năm 1978, Bắc Kinh còn cho phép các trung tâm nghiên cứu tại các viện đại học được quyền tự trị và khá độc lập với hệ thống chính trị. Điều này chưa được thực hiện tại Việt Nam.
Thể chế và Văn hóa…
Người Việt vốn thích tìm tòi, học hỏi và có chí cầu tiến, trường hợp của Đại tướng Campuchia Trần Quốc Hải và người con trai Trần Quốc Thanh là thí dụ điển hình.
Ông Trần Quốc Hải gốc nông dân miền Nam nên còn được gọi là Đại tướng quân Hai Lúa.
Ông đậu đại học năm 1978 nhưng được phân ngành không đúng sở thích nên khi ra trường ông bỏ việc làm thợ sửa xe.
Ông hai lần chế trực thăng phục vụ nông nghiệp nhưng đều bị nhà cầm quyền Việt Nam cấm sử dụng.
Sang Campuchia sửa máy cày ông lại được Quân đội Hoàng gia Campuchia cho thử sửa xe thiết giáp cũ, rồi cho thiết kế xe thiết giáp mới với tính năng hoàn toàn mới.
samsung Bản quyền hình ảnhGetty Images
Quốc vương Norodom Sihamoni đã ban thưởng ông chức vị cao quý nhất trong quân đội Đại tướng quân.
Đại tướng Hai Lúa từng tâm sự: "Mình may mắn được người ta tạo điều kiện thôi. Tài giỏi mấy mà người ta không lắng nghe, không tin tưởng thì cũng không thể thành công được."
Nhiều người Việt được đào tạo và chỉ thành công ở nước ngoài, trường hợp của Tiến sỹ kỹ sư Lê Nguyễn Minh Quang là một thí dụ khác.
Ông tốt nghiệp Tiến sĩ ngành Xây dựng tại trường đào tạo kỹ sư Ecole Centrale Paris của Pháp năm 1995, với 3 văn bằng cao học về Quản trị Doanh nghiệp từ các trường Đại Học nổi tiếng Pháp, Mỹ và Singapore.
Tháng 6/2016, ông từ chức Tổng Giám đốc Công ty Bachy Soletanche chi nhánh Việt Nam, một công ty chuyên về xây dựng hạ tầng danh tiếng tại Pháp và quốc tế.
Sau đó ông nhận bổ nhiệm chức Trưởng Ban Quản lý Đường sắt Đô thị Thành Phố HCM, một chức vụ tiền lương chỉ bằng 5% tiền lương ông có được trước đây.
Ngày 21/12/2018 vừa qua, báo chí đưa tin ông đã bị tạm đình chỉ chức vụ trưởng ban và cấm đi ra nước ngoài. Trả lời báo chí ông cho biết:
"Từ ngày về ban, cho tới giờ này tôi không nhận một đồng nào của ai. Tết có khi họ đến tặng quà, có bao lì xì, tôi đều mở ra và trả lại cho họ vì tôi nói là ở Tây họ mở quà trước mặt người tặng. Năm sau chẳng thấy ai mang quà đến tặng nữa."
Nhiều người Việt được đào tạo tại Phương Tây, có nhiều năm kinh nghiệm thực tiễn, khi nghĩ về quê phục vụ đều ngao ngán vì sự khác biệt về thể chế và về văn hóa.

Samsung Việt Nam

Với tiền lương thấp, lực lượng lao động dồi dào, được giảm thuế, được ưu đãi đất đai, được mọi ưu tiên và trợ giúp, tập đoàn Samsung đầu tư vào Việt Nam lên tới 17 tỷ Mỹ kim.
Theo ước tính tổng doanh thu của 4 nhà máy Samsung Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2018 đã lên đến 49,6 tỷ Mỹ kim, trên 25% GDP Việt Nam, với lợi nhuận thuần 4,27 tỷ Mỹ kim.
Samsung vừa cho biết năm 2018 ước tính xuất cảng tăng 12% so với năm 2017, đạt hơn 60 tỷ Mỹ kim và chiếm 25% kim ngạch xuất cảng của Việt Nam.
Nền kinh tế Việt Nam dựa khá nặng nề vào bốn nhà máy Samsung nên việc Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc thường xuyên ca ngợi tập đoàn này là một điều khó tránh khỏi.
Nhưng như đã phân tích bên trên, công nghiệp hỗ trợ Samsung từ các công ty Việt Nam hầu như không có, nên đóng góp thực sự của Samsung cho nền kinh tế còn rất hạn chế.
Vào năm 2017, bốn nhà máy Samsung lợi nhuận ròng đạt 5,8 tỷ Mỹ kim. Trong khi đó thuế cho nửa đầu năm 2017 chỉ phải đóng 186 triệu Mỹ kim. Lợi nhuận ròng năm nay có thể vượt con số năm trước.
Phần lợi nhuận thuộc về Samsung nhưng được tính vào GDP Việt Nam nên việc GDP năm 2018 đạt 7,08%, cao nhất kể từ năm 2008, phần chính là từ lợi nhuận của Samsung.

Công nghiệp lắp ráp Việt Nam…

Theo Tổng cục Thống kê năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn cả Lào, và chênh lệch về năng suất lao động giữa Việt Nam với các nước đang tiếp tục gia tăng:
"Tính theo sức mua tương đương năm 2011, năng suất lao động của Việt Nam năm 2016 đạt 9.894 Mỹ kim, chỉ bằng 7% của Singapore; 17,6% của Malaysia; 36,5% của Thái Lan; 42,3% của Indonesia; 56,7% của Philippines và bằng 87,4% năng suất lao động của Lào".
Các nhà máy Samsung lắp ráp theo dây chuyền được cài đặt một tốc độ cố định, người chạy theo máy nên năng suất lao động hầu như cố định.
Bởi thế chọn công nghiệp lắp rắp là chọn thua kém trong cuộc tranh đua về năng suất lao động.
Samsung là một trong các nhà đầu tư lớn nhất ở Việt Nam Bản quyền hình ảnhEPA
Image caption Samsung là một trong các nhà đầu tư lớn nhất ở Việt Nam
Báo Dân Trí ngày 19/12/2018 cho biết trong một báo cáo gần đây của Bộ Công Thương đóng góp GDP của công nghiệp chế tạo Việt Nam "thua" cả Campuchia:
"Mặc dù chiếm đến gần 90% doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của nền kinh tế nhưng năm 2017 công nghiệp chế biến chế tạo chỉ đóng góp gần 15% GDP so với mức trên 20% của phần lớn các quốc gia trong ASEAN, Campuchia 22%, Thái Lan 26%..."
Như đã phân tích bên trên công nghiệp lắp ráp đóng góp rất ít cho GDP nên báo cáo của Bộ Công Thương phản ảnh được điều này.

Thủ tướng vẫn vô tư…

40 năm về trước Đặng Tiểu Bình đã nhận ra sự lạc hậu của Trung Quốc để mở cửa giao thương với nước ngoài.
10 năm về trước, Tập Cận Bình nhận ra và hổ thẹn về công nghiệp lắp ráp để cố vươn lên thực hành phương châm "Made in China".
Mặc dầu phát triển công nghiệp của Việt Nam giống phát triển công nghiệp của Trung Quốc trước đây một cách hết sức lạ lùng, nhưng lãnh đạo Việt Nam lại vẫn hết sức vô tư về "Made in Vietnam".
Vào ngày 14/3/2018, tại Trường Đại Học Quốc Gia Úc trước những giáo sư và sinh viên Úc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giơ cao chiếc điện thoại di động hiệu Sumsung lên và khoe rằng:
"Rất có thể điện thoại thông minh của Samsung hiện đại nhất mà người Úc đang sử dụng hàng ngày đến từ Việt Nam vì theo Samsung khoảng ¾ lượng điện thoại này được sản xuất tại Việt Nam (Made in Vietnam)."
Chính bởi thế người ta mới cứ phải nhắc nhở Thủ tướng Samsung là 100% nước ngoài.

Tin liên quan

100 phim tiếng nước ngoài hay nhất mọi thời đại

100 phim tiếng nước ngoài hay nhất mọi thời đại

  • 8 tháng 11 2018
Phim Bản quyền hình ảnhYoutube
Image caption Một cảnh trong phim Đèn lồng đỏ treo cao
Ba năm trước BBC Culture đã lần đầu tiên tiến hành một cuộc thăm dò ý kiến ở quy mô lớn đối với các nhà bình luận phim để lựa chọn 100 bộ phim Mỹ xuất sắc nhất.
Hai cuộc bầu chọn tiếp theo nhằm xây dựng danh sách các phim hay nhất thế kỷ 21 và các vở hài kịch tuyệt đỉnh nhất từ trước tới nay - và các phim Mỹ lại thống trị vị trí đầu bảng.
Hình tượng người điên trong phim ảnh
Siêu giàu Châu Á làm chao đảo Hollywood
Tại sao dòng phim kinh dị thường bị coi thường
BBC Culture trong năm 2018 đã hỏi ý kiến và đề nghị các nhà bình luận bầu chọn các bộ phim mà họ yêu thích nhất được sản xuất bằng bất kỳ ngôn ngữ nào, trừ tiếng Anh.
Và dưới đây là danh sách 100 bộ phim nước ngoài hay nhất mà BBC Culture có được.
Gọi là 'phim dùng tiếng nước ngoài' bởi đây là danh sách do BBC Culture thuộc BBC, hãng truyền thông của Anh lựa chọn, nhưng với khán giả quốc tế thì sẽ có những bộ phim không hề là 'tiếng nước ngoài' chút nào, nếu như ngôn ngữ trong phim chính là thứ tiếng mẹ đẻ của bạn.
Và bởi kết quả đưa ra là nhằm tôn vinh sự đa dạng, phong phú của điện ảnh toàn thế giới, cho nên chúng tôi muốn đảm bảo rằng những người tham gia bầu chọn đến từ khắp nơi trên thế giới.
Tổng số có 209 nhà bình luận phim tham gia bầu chọn, tới từ 43 quốc gia khác nhau, nói tổng số 41 thứ ngôn ngữ khác nhau. Đây là những yếu tố khiến bảng bầu chọn của BBC Culture khác biệt với các bảng xếp hạng khác.
Kết quả là chúng tôi có 100 bộ phim của 67 đạo diễn, đến từ 24 quốc gia và được thể hiện trên 19 ngôn ngữ.
Tiếng Pháp có thể xứng danh là thứ ngôn ngữ quốc tế của những bộ phim hay nhất: 27 trong số các phim được đánh giá cao nhất là phim làm bằng tiếng Pháp.
Tiếp đến là tiếng Trung, 12 phim, trong lúc tiếng Ý và tiếng Nhật, mỗi ngôn ngữ đóng góp 11 phim.
Xếp ở cuối bảng là một số ngôn ngữ chỉ có một phim đại diện, như tiếng Belarus (Hãy Tới Xem), Romania (4 Tháng, 3 Tuần và 2 Ngày), và tiếng Wolof (Touki Bouki).
Nếu như có điều gì đáng tiếc trong danh sách được chốt lại cuối cùng, thì đó là sự hiếm hoi các phim được đạo diễn hoặc đồng đạo diễn bởi các gương mặt nữ: chỉ có bốn trong tổng số 100 phim.
Nhưng chúng tôi đã liên lạc với các nhà nữ bình luận với con số tương đương với các nhà bình luận nam giới, và trong số những người tham gia bầu chọn thì có 94 người là nữ, chiếm 45%.
Có một số liệu thống kê khiến chúng tôi chú ý là một phần tư các phim trong danh sách là sản phẩm của Đông Á: có 25 phim được làm tại khu vực này, gồm Nhật (11), Trung Quốc (6), Đài Loan (4), Hong Kong (3), và Nam Hàn (1).
'Chuyện ấy là chuyện nhỏ' nhưng không nhỏ
Whitney Houston, một cuộc đời bất hạnh
Vì sao không phải ai xem phim hài cũng cười?
Bộ phim được đánh giá cao nhất, Bảy Samurai, tác phẩm của đạo diễn người Nhật Akira Kurosawa, được các nhà bình luận phim khắp thế giới, trừ Nhật, yêu thích.
Sáu nhà bình luận người Nhật tham gia bầu chọn đã không hề bỏ một phiếu nào cho phim của Akira Kurosawa.
Thế nhưng có một điều rõ ràng, đó là văn hoá thì không bị giới hạn bởi những đường biên giới, và ngôn ngữ không nhất thiết sẽ trở thành rào cản trong việc thưởng thức những bộ phim hay. Tuy rạp chiếu phim của một nước hẳn phải gắn bó với tính cách và lịch sử độc đáo của nước đó, nhưng ngôn ngữ trong phim thì lại mang tính phổ quát.
Thêm chuyện nữa: mục tiêu của mỗi lần BBC Culture lấy ý kiến bình phim luôn là tạo ra cuộc tranh luận cũng như khuyến khích mọi người khám phá.
Chúng tôi cũng nhận thức được rằng không có một danh sách nào là chuẩn mực hoặc làm hài lòng được tất cả mọi người - cho nên quý độc giả xin hãy liên hệ với chúng tôi bằng cách dùng #WorldFilm100 và cho biết liệu chúng tôi có bỏ lỡ bộ phim xuất sắc nào không.
100. Cảnh Trong Sương (Landscape in the Mist / Theo Angelopoulos, 1988)
99. Tro Bụi Và Kim Cương (Ashes and Diamonds / Andrzej Wajda, 1958)
98. Trong Cái Nóng Của Mặt Trời (In the Heat of the Sun / Khương Văn, 1994)
97. Vị Anh Đào (Abbas Kiarostami, 1997)
96. Shoah (Claude Lanzmann, 1985)
95. Những Đám Mây Trôi (Floating Clouds / Mikio Naruse, 1955)
94. Nhà Người Bạn Ở Đâu? (Where Is the Friend's Home? / Abbas Kiarostami, 1987)
93. Đèn Lồng Đỏ Treo Cao (Raise the Red Lantern / Trương Nghệ Mưu, 1991)
92. Những Cảnh Ngộ Từ Một Cuộc Hôn Nhân (Scenes from a Marriage / Ingmar Bergman, 1973)
91. Rififi (Jules Dassin, 1955)
90. Hiroshima Tình Yêu Của Tôi (Hiroshima Mon Amour / Alain Resnais, 1959)
89. Những Trái Dâu Dại (Wild Strawberries / Ingmar Bergman, 1957)
88. Chuyện Về Bông Cúc Cuối Cùng (The Story of the Last Chrysanthemum / Kenji Mizoguchi, 1939)
87. Những Đêm Tối Của Cabiria (The Nights of Cabiria / Federico Fellini, 1957)
86. La Jetée (Chris Marker, 1962)
85. Umberto D (Vittorio de Sica, 1952)
84. Sự Quyến Rũ Kín Đáo Của Giai Cấp Tư Sản (The Discreet Charm of the Bourgeoisie / Luis Buñuel, 1972)
83. Con Đường (La Strada / Federico Fellini, 1954)
82. Amélie (Jean-Pierre Jeunet, 2001)
81. Celine Và Julie Đi Chơi Thuyền (Celine and Julie go Boating / Jacques Rivette, 1974)
80. Những Kẻ Bị Lãng Quên (The Young and the Damned / Luis Buñuel, 1950)
79. Loạn (Ran / Akira Kurosawa, 1985)
78. Ngoạ HTàng Long (Crouching Tiger, Hidden Dragon / Lý An, 2000)
77. Kẻ Tuân Thủ (The Conformist / Bernardo Bertolucci, 1970)
76. Và Cả Mẹ Cậu Nữa (Y Tu Mamá También / Alfonso Cuarón, 2001)
75. Người Đẹp Ban Ngày (Belle de Jour / Luis Buñuel, 1967)
74. Gã Điên Pierrot (Pierrot Le Fou / Jean-Luc Godard, 1965)
73. Người Đàn Ông Với Chiếc Máy Quay Phim (Man with a Movie Camera / Dziga Vertov, 1929)
72. Phải Sống (Ikiru / Akira Kurosawa, 1952)
71. Xuân Quang Xạ Tiết (Happy Together / Vương Gia Vệ, 1997)
70. Nhật Thực (L'Eclisse / Michelangelo Antonioni, 1962)
69. Tình Yêu (Amour / Michael Haneke, 2012)
68. Ugetsu (Kenji Mizoguchi, 1953)
67. Thiên Thần Huỷ Diệt (The Exterminating Angel / Luis Buñuel, 1962)
66. Ali: Nỗi Sợ Hãi Gặm Nhấm Tâm Hồn (Ali: Fear Eats the Soul - Rainer Werner Fassbinder, 1973)
65. Ordet (Carl Theodor Dreyer, 1955)
64. Ba Màu: Màu Xanh (Three Colours: Blue / Krzysztof Kieślowski, 1993)
63. Tiểu Thành Chi Xuân (Spring in a Small Town / Phí Mục, 1948)
62. Hành Trình Linh Cẩu (Touki Bouki / Djibril Diop Mambéty, 1973)
61. Sơn Tiêu Đại Phu (Sansho the Bailiff / Kenji Mizoguchi, 1954)
60. Coi Khinh (Contempt / Jean-Luc Godard, 1963)
59. Hãy Tới Xem (Come and See / Elem Klimov, 1985)
58. Hoa Tai của Quý Bà de... (The Earrings of Madame de… / Max Ophüls, 1953)
57. Solaris (Andrei Tarkovsky, 1972)
56. Trùng Khánh Sâm Lâm (Chungking Express / Vương Gia Vệ, 1994)
55. Jules và Jim (Jules and Jim / François Truffaut, 1962)
54. Ẩm Thực Nam Nữ (Eat Drink Man Woman / Lý An, 1994)
53. Vãn Xuân (Late Spring / Yasujirô Ozu, 1949)
52. Chú Lừa Balthazar (Au Hasard Balthazar / Robert Bresson, 1966)
51. Những Chiếc Dù Cherbourg (The Umbrellas of Cherbourg / Jacques Demy, 1964)
50. Chuyến Phà Đi Ngang (L'Atalante / Jean Vigo, 1934)
49. Kẻ Rình Mò (Stalker / Andrei Tarkovsky, 1979)
48. Viridiana (Luis Buñuel, 1961)
47. 4 Tháng, 3 Tuần và 2 Ngày (4 Months, 3 Weeks and 2 Days / Cristian Mungiu, 2007)
46. Những Đứa Trẻ Nơi Thiên Đường (Children of Paradise / Marcel Carné, 1945)
45. Chuyến Phiêu Lưu (L'Avventura / Michelangelo Antonioni, 1960)
44. Cleo từ 5 đến 7 (Cleo from 5 to 7 / Agnès Varda, 1962)
43. Beau Travail (Claire Denis, 1999)
42. Thành Phố Của Chúa (City of God / Fernando Meirelles, Kátia Lund, 2002)
41. Phải Sống (To Live / Trương Nghệ Mưu, 1994)
40. Andrei Rublev (Andrei Tarkovsky, 1966)
39. Close-Up (Abbas Kiarostami, 1990)
38. Ngày Hè Sáng Sủa (A Brighter Summer Day - Dương Đức Xương, 1991)
37. Sen và Chihiro ở thế giới thần bí (Spirited Away / Hayao Miyazaki, 2001)
36. Đại Ảo Tưởng (La Grande Illusion / Jean Renoir, 1937)
35. Con Báo (The Leopard / Luchino Visconti, 1963)
34. Thiên Đường Phía Trên Berlin (Wings of Desire / Wim Wenders, 1987)
33. Playtime (Jacques Tati, 1967)
32. Tất Cả Những Điều Về Mẹ Tôi (All About My Mother / Pedro Almodóvar, 1999)
31. Cuộc Sống Của Những Người Khác (The Lives of Others / Florian Henckel von Donnersmarck, 2006)
30. Chú Hải Cẩu Thứ Bảy (The Seventh Seal / Ingmar Bergman, 1957)
29. Oldboy (Park Chan-wook, 2003)
28. Fanny và Alexander (Fanny and Alexander / Ingmar Bergman, 1982)
27. Linh Hồn Tổ Ong (The Spirit of the Beehive / Victor Erice, 1973)
26. Rạp Phim Tân Thiên Đường (Cinema Paradiso / Giuseppe Tornatore, 1988)
25. Yi Yi (Dương Đức Xương, 2000)
24. Chiến hạm Potemkin (Sergei M Eisenstein, 1925)
23. Nỗi Khổ Hình Của Jeanne d'Arc (Joan The Passion of Joan of Arc / Carl Theodor Dreyer, 1928)
22. Mê Cung của Pan (Pan's Labyrinth / Guillermo del Toro, 2006)
21. Biệt Ly (A Separation / Asghar Farhadi, 2011)
20. Tấm gương (Andrei Tarkovsky, 1974)
19. Trận đánh tại Algiers (Gillo Pontecorvo, 1966)
18. Bi tình thành thị (Hầu Hiếu Hiền, 1989)
17. Aguirre, Cơn Phẫn Nộ Của Chúa (the Wrath of God Aguirre / Werner Herzog, 1972)
16. Chốn Thành Thị (Metropolis / Fritz Lang, 1927)
15. Bài Hát Trên Con Đường Nhỏ (Pather Panchali / Satyajit Ray, 1955)
14. Jeanne Dielman, 23 Commerce Quay, 1080 Brussels (Chantal Akerman, 1975)
13. M (Fritz Lang, 1931)
12. Bá Vương Biệt Cơ (Farewell My Concubine - Trần Khải Ca, 1993)
11. Nghẹt Thở (Breathless - Jean-Luc Godard, 1960)
10. Cuộc Sống Ngọt Ngào (La Dolce Vita / Federico Fellini, 1960)
9. Tâm Trạng Khi Yêu (In the Mood for Love - Vương Gia Vệ, 2000)
8. 400 Cú Đánh (The 400 Blows / François Truffaut, 1959)
7. 8 1/2 (Federico Fellini, 1963)
6. Persona (Ingmar Bergman, 1966)
5. Luật Chơi (The Rules of the Game - Jean Renoir, 1939)
4. La Sinh Môn (Rashomon / Akira Kurosawa, 1950)
3. Câu Chuyện Tokyo (Tokyo Story / Yasujirô Ozu, 1953)
2. Những Kẻ Trộm Xe Đạp (Bicycle Thieves / Vittorio de Sica, 1948)
1. Bảy Samurai (Akira Kurosawa, 1954)
Bạn đã xem được bao nhiêu phim trong danh sách trên rồi?
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Culture.

Chủ đề liên quan

Tin liên quan

Những 'hit' gây kinh ngạc của điện ảnh quốc tế năm 2018

Những 'hit' gây kinh ngạc của điện ảnh quốc tế năm 2018

  • 29 tháng 12 2018
Roma Bản quyền hình ảnhCarlos Somonte/Netflix
Image caption Phim Roma của Alfonso Cuaron được giới phê bình ca ngợi trong năm 2018
Một bộ phim hài về xác sống có kinh phí siêu thấp của Nhật, một bộ phim tiểu sử về một doanh nhân buôn lậu thuốc chữa bệnh ung thư ở Trung Quốc, kiệt tác phim nghệ thuật đen trắng đến từ Mexico hay bộ phim thể thao của Nga trong thời chiến tranh lạnh là bốn trong những cú "hit" gây kinh ngạc của điện ảnh quốc tế (không tính Hollywood) năm 2018.
100 phim tiếng nước ngoài hay nhất mọi thời đại
Trương Nghệ Mưu trở lại với triết lý Thái cực đồ trong ‘Ảnh’
Những bộ phim bom tấn Hollywood như Avengers: Infinity War, Black Panther, Jurrasic World: Fallen Kingdom, Incredibles 2, Venom, Mission Impossible 6, Deadpool 2 hay Aquaman… là những hiện tượng khuynh đảo doanh thu phòng vé toàn cầu. Điều đó vô tình khiến khán giả bỏ quên những bộ phim xuất sắc của những nền điện ảnh khác. Trong nỗ lực cạnh tranh với các bộ phim đến từ Hollywood, những cú hit dưới đây của các nền điện ảnh trên thế giới đã mang lại nhiều sắc thái và sự đa dạng cho điện ảnh thế giới trong năm 2018.

NHẬT BẢN: ONE CUT OF THE DEAD

Được sản xuất với kinh phí cực thấp, chỉ 3 triệu yen (27.000 USD) và quay trong thời gian ngắn kỷ lục là 8 ngày với dàn diễn viên vô danh, One Cut of the Dead, bộ phim hài xác sống của đạo diễn 34 tuổi Shinichiro Ueda là một hiện tượng được nói đến nhiều nhất của điện ảnh Nhật trong năm nay. Là một bộ phim độc lập trong số khoảng 400 phim độc lập được sản xuất mỗi năm ở Nhật và hầu hết chúng đều biến mất không tăm tích, One Cut of the Dead lại tạo ra một hiện tượng vô tiền khoáng hậu tại phòng vé Nhật Bản.
Sau 6 ngày trình chiếu tại một rạp chiếu phim nghệ thuật nhỏ tại Tokyo vào cuối năm 2017 và không tạo được mấy tiếng tăm, bộ phim này chỉ bắt đầu tạo được cơn sốt nhờ hiệu ứng truyền miệng cũng như sự đón nhận nồng nhiệt của khán giả quốc tế tại LHP quốc tế Udine ở Ý vào đầu năm 2018.
Sức hút từ bên ngoài nước Nhật khiến bộ phim lập tức tạo cơn sốt khi phim được phát hành rộng rãi tại thị trường nội địa vào tháng 7 và thậm chí kéo dài đến tháng 10.
Thành công của bộ phim là nhờ sáng tạo bất ngờ trong cấu trúc và kể chuyện của đạo diễn. Câu chuyện phim lồng trong phim, kể về một đoàn làm phim đang quay một bộ phim về xác sống kinh phí thấp tại nhà máy lọc nước bỏ hoang thì đối mặt với những xác sống thật . Đoạn phim mở đầu dài 37 phút được thực hiện với chỉ một cú máy duy nhất được đánh giá là sáng tạo đột phá của đạo diễn.
Sau khi ra rạp hơn một năm, bộ phim thu về 26,7 triệu USD tại thị trường Nhật Bản, cao gấp gần… 1000 lần kinh phí sản xuất, chưa kể bộ phim đang bán bản quyền cho hàng chục quốc gia trên thế giới. Bộ phim hiện đang xếp thứ 15 trong bảng doanh thu tại Nhật Bản năm 2018, cao hơn cả Venom và Solo: A Star Wars Story, hai bom tấn của Hollywood.
Tuy nhiên, thành công quá lớn của bộ phim cũng gây ra những ồn ào thị phi. Đạo diễn Ueda thừa nhận cấu trúc của bộ phim được lấy cảm hứng từ vở kịch của một người bạn. Ban đầu, nhà viết kịch này cũng rất hào hứng với thành công của bộ phim và lên mạng chúc mừng thành công của đoàn làm phim. Tuy nhiên, khi doanh thu của bộ phim cao gấp gần… 1000 lần kinh phí sản xuất thì lại là một chuyện khác. Nhà viết kịch này cho rằng bộ phim này ảnh hưởng từ vở kịch của anh ta quá nhiều và đang tính chuyện đưa ra tòa để tranh chấp bản quyền. Đạo diễn Ueda không muốn làm to chuyện nên cuối cùng đã dàn xếp mọi chuyện trong im lặng.
Tom Cruise Bản quyền hình ảnhPARAMOUNT PICTURES
Image caption Mission: Impossible - Fallout là một trong các siêu phẩm Hollywood ăn khách 2018, nhưng còn những phim quốc tế khác đáng chú ý

TRUNG QUỐC: DYING TO SURVIVE

Dying to Survive không phải là bộ phim ăn khách nhất tại thị trường điện ảnh Trung Quốc năm nay nhưng nó là bộ phim được nói tới nhiều nhất là là niềm tự hào của nền điện ảnh tỷ dân đang khao khát những bộ phim hay thực sự. Đây cũng là bộ phim hiếm hoi đặt ra những vấn đề xã hội nhạy cảm mà thoát được nhát dao kiểm duyệt của ngành công nghiệp điện ảnh Trung Quốc, một trong những lý do chính khiến các nhà làm phim của nước này luôn tìm cách thoát ly hiện thực bằng những thể loại an toàn như võ thuật kungfu, lãng mạn hài đô thị hay nhai đi nhai lại các bộ phim cải biên về Tây Du Ký hàng năm.
Bộ phim do Ning Hao, một nhà sản xuất và đạo diễn mát tay giữ vai trò sản xuất, Văn Mục Dã đạo diễn và Từ Tranh đóng vai chính, kể câu chuyện có thật về một thương nhân được chẩn đoán mắc bệnh ung thư bạch cầu đã tìm cách buôn lậu loại thuốc giả từ Ấn Độ về Trung Quốc với cái giá rẻ hơn nhiều so với mức giá quá đắt đỏ của loại thuốc chính thức của bệnh viện nhà nước. Không chỉ cứu được mình, anh ta còn giúp đỡ hơn 1000 bệnh nhân nghèo có thu nhập thấp khác và được xem là "người hùng" dù bị chính phủ Trung Quốc bỏ tù vì buôn lậu thuốc trái phép. Dưới sức ép của những người bệnh nhân nghèo, cuối cùng anh ta cũng được trả tự do.
Được làm theo phong cách hài đen và phần nào đó gợi liên tưởng đến những bộ phim tiểu sử từng đoạt giải Oscar như Dallas Buyers Club hay Philadelphia, - Dying to Survive lập tức trở thành một hiện tượng phòng vé tại Trung Quốc mùa hè năm nay và đạt doanh thu lên đến 453 triệu USD, (so với mức kinh phí sản xuất chỉ 10,9 triệu USD) và đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng doanh thu tại thị trường Trung Quốc năm nay, chỉ sau hai bộ phim chiếu hồi Tết Nguyên đán là Điệp vụ Biển Đỏ và Thám tử phố Hoa 2.
Không chỉ ăn khách vang dội, bộ phim này cũng rất được lòng giới phê bình với số điểm rất cao. Hầu hết các nhà phê bình đều tán thưởng bộ phim và cho thấy khán giả rất khao khát những bộ phim đặt ra được những vấn đề xã hội có tác động đến những người dân bình thường. Ngạc nhiên hơn, Thủ tướng Lý Khắc Cường còn công khai ca ngợi bộ phim, đồng thời kêu gọi các cơ quan quản lý lập tức giảm giá thuốc điều trị ung thư và "giảm gánh nặng cho các gia đình nghèo mắc bệnh". Đây là điều hiếm hoi mà một bộ phim điện ảnh Trung Quốc có thể làm được.

MEXICO: ROMA

Alfonso Cuaron là một trong ba đạo diễn Mexico liên tiếp đoạt 4 giải Oscar cho đạo diễn xuất sắc nhất tại 3 kỳ trao giải Oscar gần đây. Dù vậy, những bộ phim đoạt giải của họ đều được sản xuất tại Mỹ.
Sau Gravity, bộ phim khoa học giả tưởng thành công lớn về doanh thu, Alfonso Cuaron gây bất ngờ khi trở về quê hương Mexico để thực hiện Roma, một bộ phim đen trắng, tác phẩm "bán tự truyện" như lời tri ân mà ông muốn dành tặng cho quê hương và gia đình của mình. Bộ phim mới nhất của Alfonso Cuaron đang được xem là một kiệt tác của điện ảnh thế giới năm nay và đoạt nhiều giải thưởng quan trọng, trong đó có giải Sư tử vàng tại LHP Venice.
Không chỉ biên kịch, đạo diễn, Cuaron còn đảm nhiệm vai trò quay phim và dựng phim. Ở vai trò nào, ông cũng để lại dấu ấn của sự tài hoa khiến bộ phim này trở thành một tác phẩm gần như hoàn mỹ và chạm vào cảm xúc của người xem.
Bộ phim có kinh phí 15 triệu USD này được Netflix mua bản quyền phát hành trực tuyến khắp thế giới vào tháng 12.2018. Tuy nhiên, để đủ điều kiện tranh giải Oscar cho phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc nhất, Roma được phát hành tại ba rạp chiếu phim ở Mexico và đạt mức doanh thu 200.000 USD chỉ trong 5 ngày phát hành đầu tiên, được xem là mức doanh thu kỷ lục đối với một bộ phim phát hành hạn chế tại nước này.
Roma hiện không chỉ là ứng cử viên số 1 của giải Oscar phim nói tiếng nước ngoài hay nhất, mà bộ phim này cũng đang tràn trề hy vọng được đề cử ở các hạng mục quan trọng khác như Phim, Đạo diễn, Biên kịch và Quay phim xuất sắc nhất. Nếu điều đó thành hiện thực thì Roma trở thành bộ phim thứ 2 sau Ngọa hổ tàng long (2000) của đạo diễn Lý An cùng lúc được đề cử Oscar cho Phim hay nhất và Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất kể từ năm 2000 đến nay.
Roma Bản quyền hình ảnhAlfonso Cuarón/Netflix
Image caption Cảnh trong phim Roma

TÂY BAN NHA: CHAMPIONS CHIẾN THẮNG

Một nhóm cầu thủ bóng rổ bị thiểu năng trí tuệ có điểm gì chung với một siêu anh hùng xuất thân từ một nhân viên văn phòng? Ít nhất, họ có điểm chung đều là những ngôi sao của hai bộ phim hài ăn khách của điện ảnh Tây Ban Nha năm 2018 đủ sức cạnh tranh với các bom tấn đến từ Hollywood và cứu nguy cho thị trường điện ảnh nước này khỏi một bàn thua trông thấy.
Champions - nhan đề bộ phim hài kể về những nhà vô địch bóng rổ bị thiểu năng trí tuệ trở thành bộ phim Tây Ban Nha ăn khách nhất năm nay, thu về hơn 22 triệu USD và xếp thứ 5 trong 10 phim ăn khách nhất trong bảng xếp hạng; trong đó, 9 bộ phim còn lại đều đến từ Hollywood. Bộ phim cũng đại diện cho điện ảnh Tây Ban Nha tranh cử Oscar cho phim nói tiếng nước ngoài hay nhất, nhưng không lọt vào đề cử.
Best Director and Best Film laureate Mexican director Guillermo del Toro stands at the engraving station as he attends the 90th Annual Academy Awards Governors Ball at the Hollywood ^ Highland Center on March 4, 2018, in Hollywood, California. Bản quyền hình ảnhAFP
Image caption Năm 2018, đạo diễn người Mexico Guillermo del Toro giành Oscar đạo diễn, và phim The Shape of Water nhận Oscar phim hay nhất
KENYA: HIỆN TƯỢNG PHIM ĐỒNG TÍNH NỮ RAFIKI
"Những cô gái Kenya tốt sẽ trở thành những người vợ Kenya tốt" - đấy là "luật bất thành văn" ở đất nước châu Phi còn nặng về hủ tục và thành kiến này. Tuy nhiên, hai cô gái trẻ Kena và Ziki không chọn con đường như vậy. Hai cô gái trẻ yêu nhau và đối mặt với những thách thức và thành kiến của xã hội để bảo vệ tình yêu và hạnh phúc của họ - đó là nội dung của bộ phim đồng tính Rafiki của điện ảnh Kenya.
Rafiki của nữ đạo diễn Wanuri Kahiu đã làm nên lịch sử khi trở thành bộ phim đầu tiên của điện ảnh Kenya được chọn chiếu tranh giải tại LHP Cannes và cũng là bộ phim đầu tiên đề cập đến câu chuyện tình yêu đồng tính nữ. Tuy nhiên tại quê nhà, bộ phim đột phá này bị cấm phát hành, với lý do là " mục đích rõ ràng của nó là khuyến khích cho tình yêu đồng tính nữ - điều trái pháp luật ở đất nước Kenya".
Tuy nhiên, nữ đạo diễn Wanuri Kahiu đã thách thức phán quyến của ủy ban kiểm duyệt phim và cho phát hành giới hạn bộ phim trong một tuần ở Kenya. Dù không phải là đột phá, bộ phim thu về được 33.000 USD trong 7 ngày phát hành và một lần nữa làm nên lịch sử - Rafiki trở thành bộ phim thành công thứ 2 từ trước tới nay tại Kenya.
Still from Rafiki film Bản quyền hình ảnhRafiki
Image caption Đồng tính luyến ái vẫn bất hợp pháp ở Kenya - bối cảnh của phim Rafiki

PHÁP: SINK OR SWIM

Tại Pháp, bộ phim hài Sink và Swim bất ngờ trở thành "hit" năm nay sau khi được giới thiệu tại LHP Cannes và trở thành bộ phim thành công nhất của StudioCanal từ trước tới nay. Hơn 4 triệu lượt người xem đã mang về cho bộ phim hài với sự tham gia của các ngôi sao lớn như Guillaume Canet và Mathieu Amalric khoản doanh thu 33 triệu USD, xếp vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng phim ăn khách nhất của năm, chỉ sau Avengers: Infinity Wars.
Nhưng StudioCanal cũng gặp một thất bại lớn trong năm với bộ phim Un Peuple et Son Roi, một bản anh hùng ca kể về cuộc Cách mạng Pháp. Dàn sao danh tiếng và đầu tư kinh phí lớn, nhưng bộ phim này chỉ thu hút được hơn 300.000 lượt người xem và thu về 2,3 triệu USD.

NGA: THREE SECONDS

Ở quốc gia nổi tiếng với môn thể thao khúc côn cầu (hockey), một bộ phim về đề tài bóng rổ lại trở thành hiện tượng của năm với khoản doanh thu kỷ lục. Three Seconds (còn có tên khác là Going Vertical), bộ phim thể thao đề cao chủ nghĩa dân tộc của Nga kể về cuộc đối đầu căng thẳng với đội tuyển bóng rổ Mỹ tại kỳ Olympic 1972 - thời điểm diễn ra cuộc Chiến tranh Lạnh giữa Liên Xô và Mỹ - đã thu về 54 triệu USD tại Nga, biến nó trở thành bộ phim ăn khách nhất mọi thời đại tại nước này. Giống như những người anh hùng trong bộ phim đã chiến thắng đội tuyển Mỹ trong giây cuối cùng, bộ phim này cũng giúp điện ảnh Nga đánh bại các bom tấn đến từ Hollywood để trở thành phim có doanh thu cao nhất của năm tại nước họ.

BA LAN: CLERGY

Tại Ba Lan, một bộ phim bi kể về nạn tham nhũng và lạm dụng tình dục tại một Nhà thơ Công giáo lại trở thành bom tấn tại nước này, được xem là điều kỳ diệu nhất mà điện ảnh Ba Lan làm được. Clergy của đạo diễn Wojciech Smarzowski, câu chuyện ly kì của ba vị linh mục gặp lại nhau sau một biến cố bi thảm trong quá khứ - đã trở thành hiện tượng lớn tại Ba Lank hi thu về 30 triệu USD tại phòng vé và trở thành bộ phim nội địa có doanh thu kỷ lục tại nước này.
Tuy nhiên, với một quốc gia trong đó có tới 85% người theo đạo Công giáo, bộ phim này cũng gây ra một cuộc tranh luận dữ dội, đặc biệt là với những chủ đề nhạy cảm như tham nhũng hay lạm dụng tình dục trong nhà thờ.

Chủ đề liên quan

Tin liên quan

40 năm Cải cách Khai phóng ở Trung Quốc qua 9 số liệu chính : từ đói nghèo lên tới GDP 2018 : 12.200 tỷ USD

40 năm Cải cách Khai phóng ở Trung Quốc qua 9 số liệu chính

  • 20 tháng 12 2018

TQ Bản quyền hình ảnhVCG
Image caption Sau 40 năm Cải cách, Trung Quốc nay có một xã hội đầy người tiêu dùng theo cách kiểu khác nhau: hình khách hàng tắm trong bể rau và ớt ở một quán ăn sang trọng TQ.
China's flag Bản quyền hình ảnhGetty Images
Image caption Trong vòng 40 năm, Trung Quốc đã có sự chuyển đổi về kinh tế đáng king ngạc và được trông đợi là sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2030

Hồi 40 năm trước, Trung Quốc bắt đầu chương trình cải cách kinh tế, đồng thời mở cửa từ từ - và kiểm soát cẩn trọng - ra thế giới bên ngoài.
Tháng 12/1978, một thập niên sau cuộc Cách mạng Văn hóa do Mao Trạch Đông dẫn đầu nhằm xóa bỏ các ảnh hưởng tư bản, bộ máy lãnh đạo mới quyết định để chủ nghĩa Mao lại phía sau và đưa đất nước đi theo một hướng đi khác.
Bốn thập niên sau, Trung Quốc đã đạt sự chuyển đổi kinh tế mà không nước nào khác trên thế giới bắt kịp.

1. Từ 1978 đến 2018, Tổng Sản phẩm Quốc nội (GDP) của Trung Quốc tăng từ 150 tỷ đô la lên 12,2 nghìn tỷ đô la (dữ liệu của Liên hiệp quốc)

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc

(tỷ đô la Mỹ theo giá năm 2010)




2. Xe đạp không còn là phương tiện đi lại phổ biến nữa


BBC

3. Trung Quốc cũng đã làm tăng đáng kể lượng khí thải carbon vào môi trường

Lượng khí thải CO2 của Trung Quốc

(đơn vị: tấn khối tính trên đầu người)




4. Trong bốn thập niên, Trung Quốc đã phát triển thành một trong các quốc gia tiêu thụ điện lớn nhất thế giới

Mức tiêu thụ điện của Trung Quốc

kWh tính trên đầu người

  • Trung Quốc
  • Thế giới



5. Từ 1978 đến 2018, Trung Quốc đã đưa 740 triệu người thoát khỏi mức sống đói nghèo (số liệu thống kê của Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện và Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc)


Tỷ lệ đói nghèo ở Trung Quốc
(% trên tổng dân số)

6. Trung Quốc trở thành một trong các nước xuất khẩu sinh viên bậc đại học và trên đại học lớn nhất thế giới


BBC

7. Các nhóm dân số Trung Quốc phân chia theo độ tuổi cũng trải qua sự biến đổi lớn: dân số nước này đang già đi


BBC

8. ... do kết quả của tỷ lệ sinh nở thấp


BBC

9. Tính đến 2018, thanh niên Trung Quốc có khả năng sở hữu nhà cao gấp đôi so với thanh niên Mỹ


BBC

Chủ đề liên quan

Tin liên quan