dinsdag 30 april 2019

Nhật Hoàng Akihito thoái vị, kết thúc 30 năm trị vì

Nhật Hoàng Akihito thoái vị, kết thúc 30 năm trị vì

Nhật Hoàng Akihito đọc diễn văn thoái vị. (Hình: Reuter)
TOKYO, Nhật Bản (NV) – Nhật Hoàng Akihito chính thức thoái vị vào hôm Thứ Ba, 30 Tháng Tư 2019 trong buổi lễ mang tính lịch sử tại Hoàng Cung ở thủ đô Tokyo.
Nhật Hoàng Akihito thoái vị vì tuổi cao và sức khỏe giảm sút. Ông là nhà vua đầu tiên tự nguyện thoái vị trong hơn 200 năm qua ở Nhật.
Khoảng 300 tham dự buổi lễ này, trong đó có Thủ Tướng Shinzo Abe, Thái Tử Naruhito và Công Nương Masako.
Trong bài viễn văn cuối cùng gửi đến toàn dân với tư cách nhà vua, Nhật Hoàng Akihito trao lại hai món bảo bối của Hoàng Gia là viên ngọc và gươm báu, và cảm ơn người dân đã ủng hộ ông suốt 30 năm trị vì.
Thủ Tướng Shinzo Abe thay mặt người dân Nhật gửi lời cảm ơn đến Nhật Hoàng Akihito. (Hình: Reuter)
Nhật Hoàng Akihito, năm nay 85 tuổi, được quốc hội đồng ý cho thoái vị sau khi ông tuyên bố cảm thấy không thể hoàn thành nhiệm vụ vì tuổi cao và sức khỏe giảm sút.
Ông cũng là Nhật Hoàng đầu tiên lên ngôi theo một hiến pháp thời hậu chiến vốn quy định rằng nhà vua chỉ là biểu tượng của người dân mà không có quyền lực chính trị nào.
“Hôm nay, tôi sẽ kết thúc vai trò hoàng thượng,” Nhật Hoàng Akihito mở đầu bài diễn văn tại buổi lễ.
“Thật may mắn rằng tôi đã thực hiện được vai trò hoàng thượng bằng lòng tin tưởng sâu sắc cũng như lòng kính trọng với người dân Nhật trong 30 năm kể từ khi tôi lên ngôi. Với người dân đã chấp nhận và ủng hộ tôi là biểu tượng quốc gia, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành. Cùng với hoàng hậu, từ đáy lòng, tôi hy vọng đời vua Lệnh Hòa mới, bắt đầu ngày mai, sẽ thái bình và thành công. Chúng tôi cầu chúc đất nước chúng ta cũng như người dân khắp thế giới được an bình và hạnh phúc.”
Hoàng Gia Nhật Bản trong lễ thoái vị của Nhật Hoàng Akihito. (Hình: Reuter)
Trong diễn văn hồi đáp, Thủ Tướng Shinzo Abe thay mặt người dân Nhật gửi lời cảm ơn đến Nhật Hoàng Akihito.
“Theo Đạo luật đặc biệt của Hoàng Gia, Hoàng Thượng chính thức thoái vị kể từ hôm nay. Trong ngày lễ thoái vị này, chúng tôi tưởng nhớ đến những năm dài mà hoàng thượng đã ân cần chia sẻ niềm vui cũng như nỗi buồn với người dân Nhật Bản. Một lần nữa, chúng tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc.”
Nhật Hoàng Akihito được người dân vô cùng yêu mến. Trong 30 năm trị vì, ông đã góp phần giảm nhẹ nỗi đau của Nhật sau thất bại trong Đệ Nhị Thế Chiến, đồng thời, đưa Hoàng Gia đến gần hơn với người dân, kể cả những người bị gạt ra bên lề xã hội.
Người nối ngôi Nhật Hoàng Akihito là Thái tử Naruhito, 59 tuổi. Ông Naruhito sẽ là Nhật Hoàng thứ 126, lấy hiệu là Lệnh Hòa. Lễ lên ngôi được tổ chức ngày 1 Tháng Năm 2019. (Th.Long)

https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/nhat-hoang-akihito-thoai-vi-ket-thuc-30-nam-tri-vi-2/

Video: Tin Trong Ngày Mới Cập Nhật

Copyright © 2018, Người Việt Daily News
Lưu ý: Để mở âm thanh, xin bấm vào nút muted icon imagephía góc phải bên dưới của khung video.

zaterdag 27 april 2019

Koningsdag 27-4-2019 in Amersfoort trok 45.000 bezoekers [Ngày Vua (Hòa Lan) 27-4-2019 ở Amersfoort lôi cuớn 45.000 người

Lucas Bolsius: ’We hebben historie geschreven’

Koningsdag Amersfoort trok 45.000 bezoekers

Koning Willem-Alexander, koningin Máxima en de prinsessen Amalia, Alexia en Ariane en burgemeester Lucas Bolsius tijdens Koningsdag 2019 in Amersfoort.
Koning Willem-Alexander, koningin Máxima en de prinsessen Amalia, Alexia en Ariane en burgemeester Lucas Bolsius tijdens Koningsdag 2019 in Amersfoort.
AMERSFOORT - Burgemeester Lucas Bolsius van Amersfoort kijkt terug op „een fantastische Koningsdag.” Volgens de burgemeester kwamen er voor deze gelegenheid 45.000 mensen naar de stad.
Koning Willem-Alexander, koningin Máxima en de prinsessen Amalia, Alexia en Ariane en burgemeester Lucas Bolsius tijdens Koningsdag 2019 in Amersfoort.
Koning Willem-Alexander, koningin Máxima en de prinsessen Amalia, Alexia en Ariane en burgemeester Lucas Bolsius tijdens Koningsdag 2019 in Amersfoort.
Vanaf het moment dat de koninklijke familie in Amersfoort uit de bus stapte kwam er volgens Bolsius „veel energie en enthousiasme vrij” in de stad. „Je bent hier maanden mee bezig. Alles is bedacht en voorbereid, maar alles moet dan natuurlijk nog wel worden uitgevoerd. Dat is gelukt. We hebben historie geschreven”, aldus Bolsius.

vrijdag 26 april 2019

Quan hệ Anh Việt nhân sinh nhật thứ 93 của Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị ngày 24-5-2019

Anh - Việt

  • 25 tháng 4 2019
Giới chức Anh và Việt Nam ca ngợi quan hệ song phương trong dịp kỷ niệm sinh nhật thứ 93 của Nữ Hoàng Elizabeth Đệ Nhị.
Đại sứ Vương Quốc Anh tại Việt Nam Gareth Ward đã chào đón 500 khách mời trong nước và quốc tế tới dự Tiệc sinh nhật lần thứ 93 của Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị vào tối ngày 24 tháng 4 năm 2019, tại Bảo tàng Hà Nội.
Đại sứ Anh Gareth Ward nói: "Gia đình Hoàng Gia cũng có quan hệ thân thiết với Việt Nam. Hôm nay cũng là dịp để chúng ta nhìn lại mối quan hệ hợp tác giữa Vuơng Quốc Anh và Việt Nam đã chuyển biến như thế nào trong những năm gần đây và đặc biệt là mối liên kết của người dân hai nước".
Trong video được chiếu tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Công Tuấn đã chia sẻ về những mối liên hệ chặt chẽ giữa hai nước và cũng đồng thời, gửi những lời chúc tốt đẹp nhất tới Nữ hoàng Anh, gia đình Hoàng gia và Chính phủ Anh.

https://www.bbc.com/vietnamese/media-48056113

Anh - Việt: ‘Bức tranh tổng quan rất tích cực’

  • 21 tháng 6 2018
Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem

Đại sứ Anh nói về kỷ niệm ở Việt Nam

Đại sứ Anh nói về kỷ niệm ở Việt Nam
Đại sứ Anh tại Hà Nội nói với BBC về những gì ông thấy tự hào trong nhiệm kỳ làm việc của mình.
Anh Quốc kêu gọi thả ngay Mẹ Nấm
Việt Nam tiêu hủy 2 tấn ngà voi
Việt Nam: 7 sự kiện nổi bật năm 2017
Trong phỏng vấn dành cho phóng viên BBC tiếng Việt Nguyễn Hoàng thực hiện vào ngày 11/06, là ngày làm việc cuối cùng của mình tại Việt Nam, ông Giles Lever cũng nói về khoảnh khắc đáng nhớ mang tính cá nhân.
Ông Giles Lever nói một trong những điểm nhấn trong nhiệm kỳ của mình là chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng lúc đó là ông David Cameron vào năm 2015.
"Đây là chuyến thăm có ý nghĩa rất quan trọng bởi đó là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của một thủ tướng Anh đương nhiệm."

Hợp tác

Ông nói có nhiều lĩnh vực hai bên hợp tác và muốn dẫn chiếu tới ba lĩnh vực.
"Thứ nhất là hợp tác về khoa học và nghiên cứu. Khi tôi bắt đầu nhiệm kỳ tại Hà Nội thì gần như không có hợp tác gì đáng kể ngoài một chút về nghiên cứu genome lúa, nhưng trong vài năm qua đã có chương trình nghiên cứu chung với sự tham gia của giới khoa học gia và các nhà nghiên cứu của hai nước đối với các lĩnh vực như nông nghiệp bền vững, phòng chống thiên tai, bệnh truyền nhiễm… là những thách thức mà các nước đang phát triển phải xử lý."
"Thứ hai là từ thời điểm chúng tôi chỉ có một bộ phận nhỏ phụ trách về hợp tác quốc phòng trong sứ quán vào năm 2013 thì nay Anh đã có hợp tác sâu rộng với Việt Nam về quốc phòng."
Quân gìn giữ hòa bình VN sẽ sang Nam Sudan
Tính sẵn sàng của sỹ quan Quân đội VN 'rất cao’
Cuộc chiến ít biết của quân Anh ở Việt Nam
"Việt Nam đang triển khai việc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình và chuẩn bị gửi lực lượng đầu tiên tới Nam Sudan và tiếp quản lực lượng của Anh tại đây trong việc vận hành một bệnh viện dã chiến. Do đó hai nước làm việc hết sức chặt chẽ với nhau trong nhiệm vụ này. Và đó là ví dụ cho thấy Anh giúp Việt Nam đóng một vai trò lớn hơn và xây dựng hơn trên thế giới."
"Lĩnh vực thứ ba cũng có những tiến bộ đáng kể là nỗ lực phòng chống buôn bán trái phép động vật hoang dã, đây là ưu tiên của Chính phủ Anh cũng như Hoàng gia Anh."
"Và Việt Nam đăng cai hội nghị cấp cao về lĩnh vực này vào năm 2016 cũng như cho ra các văn bản luật pháp nghiêm khắc hơn và làm việc cùng nhiều tổ chức NGO và xã hội dân sự để có hành động."
Hoàng tử Anh William đọc diễn văn ở hội nghị Chống buôn bán động vật hoang dã Bất hợp pháp ở Hà Nội tháng 11/2016Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Hoàng tử Anh William đọc diễn văn ở hội nghị Chống buôn bán trái phép động vật hoang dã ở Hà Nội tháng 11/2016
Trả lời câu hỏi về lập trường của Anh với tranh chấp tại Biển Đông, ông Giles Lever nói chính phủ Anh luôn có quan điểm rất rõ ràng.
"Đối với việc tuyên bố chủ quyền tại các cấu trúc ở Biển Nam Trung Hoa hay Biển Đông theo cách gọi tại Việt Nam, Chính phủ Anh không đứng về bên nào. Lập trường của chúng tôi với tư cách là một trong các nước có ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an LHQ là ủng hộ các bên tuân theo luật quốc tế và giải quyết tranh chấp một cách hòa bình mà không sử dụng vũ lực hoặc dọa sử dụng vũ lực."
"Anh cũng có lập trường ủng hộ phán quyết của Toà Trọng tài Thường trực ở The Hague trong vụ Philippines kiện Trung Quốc và coi phán quyết này là ràng buộc thực thi đối với các bên vốn là thành viên của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS). Tất cả những hoạt động tự do đi lại hay tự do bay trên bầu trời cùng các quyền kinh tế cũng được nói trong UNCLOS và các bên tham gia công ước cần phải thực thi."
Khi được hỏi về đánh giá của mình về khả năng Việt Nam cải cách hơn về chính trị, ông Giles Lever nói ông không muốn bình luận về tương lai chính trị của một nước.
"Tôi tin là mỗi nước và công dân nước đó nên quyết định hệ thống chính trị của riêng họ. Tôi có thể nói rằng so với giai đoạn thập niên 1990 và với sự xuất hiện của Internet tại Việt Nam tôi thấy có thêm tranh luận tại Quốc hội và tranh luận giữa mọi người về các chủ đề mà công chúng thấy quan trọng và quan tâm."
"Quan điểm nhất quán của chúng tôi là quyền tự do biểu đạt, tự do lập hội đã có trong công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam là nước tham gia. Đồng thời chúng ta cũng cần thấy rõ và công nhận là trong 30 năm qua Chính phủ Việt Nam và giới lãnh đạo Đảng đã tạo ra được sự cải thiện đáng kể về đời sống và giảm nghèo trong khi giữ được nền kinh tế nhìn chung là ổn định và duy trì được đất nước bình yên và ổn định và đó là những thành tựu quan trọng."
Đại sứ Giles Lever tham dự buổi tiến hành tiêu hủy trên 2 tấn ngà voi, 70 kg sừng tê giác ở Hà Nội tháng 11/2016Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Đại sứ Giles Lever tham dự buổi tiến hành tiêu hủy trên 2 tấn ngà voi, 70 kg sừng tê giác ở Hà Nội tháng 11/2016

Bức tranh 'tích cực'

Liên quan tới kinh doanh, mậu dịch và đầu tư song phương, ông Giles Lever nói bức tranh tổng quan là rất tích cực.
"Kể từ 2010 mậu dịch song phương đã tăng hơn 250%, kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2008, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Anh vào Việt Nam tăng ở mức trung bình là 17% và Việt Nam là một trong những điểm trao đổi mậu dịch tăng mạnh nhất tại khu vực châu Á Thái Bình Dương đối với Anh.
"Tuy nhiên nếu xét về đầu tư của doanh nghiệp Anh vào các nước khu vực châu Á Thái Bình Dương thì đầu tư vào Việt Nam còn thua kém hơn. Chúng tôi hy vọng với đà phát triển như hiện nay thì các công ty tư nhân Việt Nam trong tương lai có thể hướng tới các nhà đầu tư Anh nhiều hơn bởi các công ty Anh rất mạnh về dịch vụ tài chính, giáo dục, dược, cơ khí hiện đại. Và tôi cũng luôn nói với các công ty Anh rằng họ nên vào Việt Nam sớm để tận dụng được các cơ hội.
Đại sứ Anh mới mãn nhiệm nói ông không nghĩ rằng Brexit có tác động tới quan hệ của Anh với Việt Nam.
"Khi Anh rời EU thì cũng là lúc chúng tôi cần hướng tới hợp tác về kinh tế và chính trị với những nơi nằm ngoài châu Âu và với những nền kinh tế mới nổi lên như Việt Nam." Ông Giles Lever nói.
Một Thủ tướng Anh, David Cameron, đã thăm Việt Nam tháng 7/2015Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Một Thủ tướng Anh, David Cameron, đã thăm Việt Nam tháng 7/2015
Ông Giles Lever nói ông rất lạc quan về tương lai kinh tế của Việt Nam.
"Đây là một đất nước thay đổi rất nhanh và tôi thấy rằng người dân Việt Nam rất quan tâm tới thế giới và khát vọng về tương lai. Tôi thấy rằng người dân Việt Nam bây giờ quan tâm rất lớn về các vấn đề môi trường."
"Chính phủ có thể có những chính sách về thay đổi kinh tế vĩ mô nhưng sự thay đổi quan trọng nhất là sự thay đổi cuộc sống hàng ngày của người dân. Khi tôi thấy nhiều tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam thể hiện sự quan tâm về việc bảo vệ môi trường thì điều đó làm cho tôi thấy rất lạc quan về tương lai."
"Có hai điều tôi thấy tự hào nhất [ngoài công việc chính là Đại sứ] là tham gia vào chương trình Rap News của vietnamplus và đã hát bài hát rap bằng tiếng Việt về việc phòng chống buôn bán trái phép động vật hoang dã, một kinh nghiệm rất hay. Hát bài hát rap bằng tiếng Việt thì không dễ đâu và tôi khá tự hào về điều đó."
"Thứ hai là bản thân tôi là người rất thích chạy bộ và luôn tham gia những giải chạy mạo hiểm trên núi tại Việt Nam."
"Và lần đầu tiên tôi đã hoàn thành cự ly 70km. Sapa, Vietnam Mountain Marathon và đó cũng là một trong những điểm nhấn quan trọng xét về mặt cá nhân của tôi ở Việt Nam," Đại sứ Giles Lever nói với BBC.
Ông Giles Lever sang Việt Nam nhậm chức tháng 7/2014 và nay hết nhiệm kỳ để chuyển sang công tác ở nơi khác.
Vị đại sứ Vương quốc Anh kế nhiệm, Gareth Edward Ward, sẽ sang Việt Nam vào tháng 8/2018.
Ông Ward cho đến nay phụ trách Vụ Trung Quốc ở Bộ Ngoại giao Anh và từng làm lãnh sự Anh tại St Petersburg, Liên bang Nga (2010-13).
Xem thêm về nước Anh:
Anh Quốc và hai mặt đối nghịch của Brexit
Đại sứ Anh Quốc tại EU từ chức
Khi công dân kiện thủ tướng thắng lợi
Anh quốc: Nô lệ hiện đại và buôn người 'nhan nhản'
Bộ Quốc Phòng xác nhận phi công VN tử nạn ở Anh

Tin liên quan

donderdag 25 april 2019

Mỗi ngày nên uống 2 lít nước... rất tốt cho sức khoẻ

Mỗi ngày nên uống bao nhiêu nước?

  • 22 tháng 4 2019
Getty ImagesBản quyền hình ảnh Getty Images
Hồi đầu Thế kỷ 19, con người ta phải đến khi cận kề cái chết rồi mới chịu uống nước. Chỉ những ai "túng thiếu đến mức cùng quẫn mới phải dùng nước để làm dịu cơn khát", theo Vincent Priessnitz, người sáng lập phương thức thủy liệu pháp, còn được biết đến với cái tên "dùng nước chữa lành bệnh".
Ông nói thêm, nhiều người chưa bao giờ uống quá 290ml nước hết luôn trong một lần.
'Tình yêu từ cái nhìn đầu tiên' có tồn tại không
Mẹo giúp chạy bộ nhanh và khỏe hơn
Điều gì xảy ra khi nhân loại không còn gì để ăn
Mọi thứ nay đã thay đổi. Ngày nay, người trưởng thành ở Anh uống nhiều nước hơn so với những năm trước, và gần đây, ở Mỹ doanh số bán nước đóng chai đã vượt qua doanh số soda.
Chúng ta thường xuyên nhận được những tin kiểu như uống vài lít nước mỗi ngày là bí quyết để có sức khỏe tốt, tràn đầy năng lượng hơn, có làn da mịn màng, và rằng uống nhiều nước sẽ giúp giảm cân, tránh ung thư.
Mọi người được khuyến khích mang theo chai nước khi đi tàu điện ngầm ở Luân Đôn, học sinh được khuyên nên mang nước khi đi học, và hiếm có cuộc họp văn phòng nào lại bắt đầu khi chưa có một bình nước lớn đặt giữa bàn.
Getty ImagesBản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Nhiều người trong chúng ta tin rằng chúng ta nên uống ít nhất tám ly nước mỗi ngày
Thói quen uống nhiều nước được đẩy mạnh lên là nhờ "quy tắc 8x8": lời khuyên bất thành văn theo đó nói ta nên uống tám ly nước 240ml mỗi ngày, tức là tổng cộng tới gần hai lít, nhiều hơn so với bất kỳ đồ uống nào khác.
Ăn gì để không bị trầm cảm
Con người uống sữa bò có hợp lẽ tự nhiên?
Cách ăn uống, vi khuẩn đường ruột và sức khoẻ
Tuy nhiên, quy tắc trên không hề được chứng minh bằng các nghiên cứu khoa học. Các chỉ dẫn chính thức của Anh và Liên hiệp châu Âu cũng không hề nói là ta cần phải uống nhiều đến vậy.
Vậy quy tắc này bắt nguồn từ đâu? Nhiều khả năng là từ việc diễn giải sai hai chỉ dẫn vốn được đưa ra từ vài thập niên trước.
Năm 1945, Hội đồng Thực phẩm và Dinh dưỡng Hoa Kỳ thuộc Uỷ ban Nghiên cứu Quốc gia khuyên người trưởng thành nên tiêu thụ một millilittre chất lỏng cho mỗi calorie thực phẩm, tương đương với hai lít cho phụ nữ với khẩu phần 2.000 calories/ngày và hai lít rưỡi cho nam giới, cần 2.500 calories/ngày.
Định lượng này không chỉ là tính riêng nước, mà bao gồm hầu hết các loại đồ uống khác - kể cả trái cây và rau quả, vốn có thể chứa tới 98% nước.
Getty ImagesBản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Trong lời khuyên ban đầu, khối lượng phân bố chất lỏng hàng ngày của bạn có thể bao gồm trái cây và rau quả
Vào năm 1974, cuốn sách "Dinh dưỡng cho sức khỏe tốt" của các đồng tác giả Margaret McWilliams và Frederick Stare khuyến nghị rằng trung bình một người trưởng thành nên uống từ sáu đến tám ly nước mỗi ngày. Nhưng, như các chuyên gia dinh dưỡng này viết trong sách, sáu đến tám ly nước bao gồm cả trái cây và rau, nước uống có caffein và nước ngọt, thậm chí kể cả bia.
Chế độ ăn kiểu Nhật giúp 'trường sinh bất lão'?
Nên dùng men vi sinh sau khi dùng kháng sinh?
Muỗi có say không sau khi hút máu người say
Nước dĩ nhiên cực kỳ quan trọng. Chiếm khoảng hai phần ba trọng lượng cơ thể chúng ta, nước mang chất dinh dưỡng và hỗ trợ đào thải chất độc, điều chỉnh thân nhiệt, hoạt động như một chất bôi trơn và giảm xóc trong khớp xương, đồng thời đóng vai trò trong hầu hết các trao đổi hóa học xảy ra bên trong cơ thể chúng ta.
Chúng ta không ngừng mất nước qua mồ hôi, hơi thở và nước tiểu. Đảm bảo chúng ta có đủ nước là một sự cân bằng tốt và tránh mất nước là điều quan trọng.
Sẽ bị coi là mất nước khi ta bị tiêu hao từ 1-2% lượng nước trong cơ thể và tiếp tục bị tiêu hao cho đến khi ta nạp chất lỏng vào. Trong các trường hợp hiếm gặp, tình trạng mất nước có thể gây tử vong.
Trong suốt nhiều năm, quy tắc 8x8 vô căn cứ khoa học đã khiến chúng ta tin rằng cảm thấy khát có nghĩa là chúng ta đã mất nước một cách nguy hiểm rồi. Song các chuyên gia đều đồng ý phần lớn rằng chúng ta không cần nhiều chất lỏng hơn số lượng mà cơ thể ra chỉ dấu báo hiệu, và rằng khi cơ thể cần tự khắc sẽ nảy sinh cảm giác khát nước.
"Sự kiểm soát của quá trình dung nạp nước là một trong những khâu tinh vi nhất mà loài người chúng ta đã phát triển trong quá trình tiến hóa kể từ khi tổ tiên chúng ta từ biển chuyển lên sống trên đất liền. Chúng ta dùng rất nhiều kỹ thuật tinh vi để đảm bảo duy trì đầy đủ nước cho cơ thể," ông Irwin Rosenburg, khoa học gia cao cấp tại Phòng thí nghiệm thần kinh và lão hóa thuộc Đại học Tufts ở Massachusetts, nói.
Trong một cơ thể khỏe mạnh, não phát hiện ngay khi cơ thể bắt đầu cần nước và chúng ta sẽ có cảm giác khát để kích thích uống vào. Cơ thể cũng đồng thời tiết ra một loại hormone báo hiệu cho thận để dành nước bằng cách hấp thụ lại nước trong nước tiểu.
"Nếu bạn để ý lắng nghe cơ thể mình, nó sẽ nói cho bạn biết khi bạn khát," Courtney Kipps, bác sĩ thể thao và là người giảng dạy chính tại Trung tâm Y dược, Tậy luyện và Y tế Thể thao và Đại học UCL, đồng thời là người phụ trách vấn đề y tế của cuộc đua ba môn phối hợp Blenheim and London, nói.
"Theo lời khuyên huyền thoại trên, khi bạn cảm thấy khát nước là lúc đã quá muộn, và nó được dựa trên giả định rằng cảm giác khát là một cảnh báo muộn màng đối với tình trạng thiếu hụt chất lỏng. Nhưng tại sao mọi cơ chế cảnh báo khác trong cơ thể luôn hoàn hảo mà cảm giác khát lại không hoàn hảo? Cơ chế cảnh báo của cơ thể đã luôn làm việc tuyệt hảo trong hàng ngàn năm tiến hóa của loài người cơ mà."
Getty ImagesBản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Nước là lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe, nhưng trà, cà phê và thậm chí cả đồ uống có cồn cũng góp phần cung cấp nước cho cơ thể
Đương nhiên, nước luôn là lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe vì nó không sinh ra calorie, song các loại đồ uống khác cũng giúp cung cấp nước cho chúng ta, bao gồm cả trà và cà phê.
Mặc dù chất caffeine có gây ra lợi tiểu nhẹ, nghiên cứu chỉ ra rằng trà và cà phê vẫn góp phần cung cấp nước cho cơ thể - cả đồ uống có cồn cũng vậy.

Uống để tốt cho sức khỏe

Không có mấy bằng chứng cho thấy việc uống nước nhiều hơn nhu cầu của cơ thể sẽ mang lại bất kỳ lợi ích gì trừ việc tránh mất nước.
Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy việc tránh để rơi vào giai đoạn đầu của tình trạng mất nước nhẹ sẽ đem đến một số lợi ích quan trọng. Chẳng hạn như một số nghiên cứu cho thấy việc uống đủ để tránh mất nước nhẹ giúp hỗ trợ chức năng hoạt động của não và cải thiện khả năng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể, như giải quyết vướng mắc vấn đề.
Một số nghiên cứu nói rằng việc uống chất lỏng có thể giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể.
Brenda Davy, giáo sư dinh dưỡng, thực phẩm và thể dục thể thao tại Đại học Bách khoa Virginia, Hoa Kỳ, đã tiến hành một vài nghiên cứu về mối liên hệ giữa việc uống chất lỏng và trọng lượng cơ thể.
Trong một nghiên cứu, bà đã phân bổ ngẫu nhiên các đối tượng tham gia vào một trong hai nhóm. Cả hai nhóm đều được yêu cầu thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh trong ba tháng, nhưng một nhóm sẽ uống một ly nước 500ml nửa giờ trước mỗi bữa ăn. Kết quả nhóm có uống nước giảm cân nhiều hơn nhóm kia.
Cả hai nhóm đều được yêu cầu thực hiện mục tiêu đi 10.000 bước mỗi ngày và kết quả là những người có uống ly nước 500ml trước mỗi bữa ăn tuân thủ yêu cầu tốt hơn.
Davy suy đoán rằng việc mất nước nhẹ, khoảng 1-2%, là khá phổ biến và nhiều người dường như không hề nhận ra mình đang trong tình trạng mất nước nhẹ - cho dù thậm chí mức độ nhẹ này đã có thể ảnh hưởng đến mức cân bằng tâm trạng và năng lượng của con người.
Thế nhưng Barbara Rolls, giáo sư chăm sóc y tế đặc biệt tại Đại học UCL ở London, nói rằng các trường hợp giảm cân liên quan đến việc uống nước nhiều khả năng là do nước đã được dùng thay thế cho thức uống có đường.
"Quan niệm rằng uống đầy bụng nước trước bữa ăn sẽ làm tan chảy cả kí lô trọng lượng cơ thể không phải là hay; nước không chứa calorie, cho nên nó sẽ trôi rất nhanh khỏi dạ dày. Nhưng nếu bạn tiêu thụ nhiều nước hơn thông qua thực phẩm ăn vào, chẳng hạn như súp, thì nó sẽ làm bạn no vì nước được bao chứa cùng với thức ăn sẽ lưu lại trong dạ dày lâu hơn," bà Barbara nói.
Getty ImagesBản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Nhiều người trong chúng ta không nhận ra mình đang trong tình trạng mất nước nhẹ
Một lợi ích sức khỏe khác được cho là của việc uống nhiều nước là cải thiện làn da và giữ ẩm tốt hơn. Nhưng điều này thiếu bằng chứng khoa học đáng tin cậy.

Quá tải hàng tốt thì sao?

Những ai đang uống tám ly nước mỗi ngày thì cứ yên tâm, bạn đang không gây hại gì cho bản thân. Nhưng quan niệm cho rằng chúng ta cần uống nhiều nước hơn so với nhu cầu cơ thể đôi khi có thể dẫn đến tình trạng trở nên nguy hiểm.
Nạp quá nhiều chất lỏng có thể trở nên nghiêm trọng khi dẫn đến việc làm loãng natri trong máu. Điều này gây ra phù não và sưng phổi vì chất lỏng phải dịch chuyển để cố cân bằng nồng độ natri trong máu.
Trong độ chừng một thập kỷ vừa qua, Kipps biết rằng ít nhất có 15 trường hợp vận động viên đã chết do uống quá nhiều nước khi tham gia các sự kiện thể thao. Bà nghi ngờ những trường hợp này một phần là do chúng ta không tin tưởng vào cơ chế báo hiệu khát của chính cơ thể mình và cho rằng cần phải uống nhiều hơn so với nhu cầu của cơ thể.
"Các y tá và bác sĩ tại bệnh viện hay gặp những bệnh nhân bị mất nước trầm trọng, những người trong tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, hoặc những người đã không được uống nước trong nhiều ngày. Tuy nhiên, những trường hợp này khác hoàn toàn so với tình trạng mất nước mà mọi người nghĩ tới trong cuộc đua marathon," bà nói.
Getty ImagesBản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Chúng ta thường không để ý, song việc nạp quá nhiều chất lỏng có thể gây ra tình trạng nguy hiểm
Johanna Pakenham tham gia chạy giải London Marathon 2018, là cuộc đua diễn ra trong thời gian nhiệt độ nóng tới mức kỷ lục. Nhưng cô hầu như không nhớ gì về giải đua đó bởi cô đã uống quá nhiều nước trong lúc chạy, khiến cơ thể rơi vào tình trạng dư thừa nước. Cô đã được đưa đi bệnh viện cấp cứu ngay hôm đó.
"Người bạn và bồ tôi nghĩ rằng tôi bị mất nước, thế là họ đưa cho tôi một ly nước lớn. Tôi đã ngất lịm đi, tim ngừng đập. Tôi được đưa đến bệnh viện bằng máy bay và bất tỉnh từ tối Chủ Nhật cho đến thứ Ba," cô kể lại.
Pakenham, vốn định sẽ lại tham gia giải marathon một lần nữa trong năm nay, nói rằng lời khuyên cho sức khỏe được bạn bè đưa ra và trên áp phích cổ động marathon vẫn là uống nhiều nước.
"Tất cả những gì cần để giúp tôi ổn khi đó là một vài viên thuốc điện giải, thứ làm tăng nồng độ natri trong máu. Tôi đã tham gia chạy vài giải marathon trước đó, vậy mà tôi đã không hề biết điều này," cô nói.
"Tôi thực sự muốn mọi người hiểu rằng có những thứ tuy rất đơn giản, nhưng lại có thể gây chết người."

Uống bao nhiêu là vừa đủ?

Ý kiến cho rằng chúng ta phải liên tục duy trì lượng nước trong cơ thể làm cho nhiều người mang theo nước mọi lúc mọi nơi và uống nhiều hơn mức cơ thể đòi hỏi.
"Tối đa một người ở nhiệt độ nóng nhất ngay giữa sa mạc có thể đổ 2 lít mồ hôi trong một giờ, song điều đó thực sự khó xảy ra trên thực tế," Hugh Montgomery, giám đốc nghiên cứu của Viện nghiên cứu Sức khỏe, Thể dục và Thể thao ở London, nói.
"Việc mang theo khoảng 500ml nước cho hành trình 20 phút khi đi tàu điện ngầm ở là quá nhiều - bạn sẽ không bao giờ bị nóng đến mức phải toát mồ hôi tới cỡ đó, kể cả khi mồ hôi chảy ròng ròng."
Đối với những người không buồn tuân thủ các chỉ dẫn chính thức mà thích thuận theo nhu cầu cơ thể thì NHS của Anh khuyên nên uống từ sáu đến tám ly chất lỏng mỗi ngày, trong đó bao gồm sữa ít béo và đồ uống không đường, và tính gồm cả trà và cà phê.
Getty ImagesBản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption NHS khuyên nên uống từ sáu đến tám ly chất lỏng mỗi ngày, tính cả trà và cà phê
Một điều không kém quan trọng cần phải nhớ là các cơ chế cảnh báo cơn khát của chúng ta trở nên kém nhạy cảm dần khi chúng ta trên 60 tuổi.
"Khi chúng ta có tuổi, cơ chế cảnh báo cơn khát tự nhiên của cơ thể trở nên kém nhạy cảm hơn và chúng ta dễ bị mất nước hơn so những người trẻ. Khi già đi, chúng ta có thể cần phải chú ý hơn đến thói quen nạp chất lỏng để giữ cho cơ thể đủ nước," bà Davy nói.
Hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng nhu cầu về chất lỏng ở mỗi người là khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, kích thước cơ thể, giới tính, môi trường và mức độ hoạt động thể chất riêng của người đó.
"Một trong những sai lầm của quy tắc 8x8 là đã đơn giản hoá quá mức, tới mức cứng nhắc về cách thức chúng ta phản ứng ra sao đối với môi trường sống xung quanh," Rhenburg nói. "Chúng ta cần phải coi nhu cầu chất lỏng trong cơ thể người giống như nhu cầu về năng lượng."
Hầu hết các chuyên gia có xu hướng đồng ý rằng chúng ta không cần phải lo lắng về việc cần uống đủ một lượng nước nhất định mỗi ngày: cơ thể chúng ta sẽ lên tiếng báo hiệu khi chúng ta khát, tương tự như khi chúng ta đói hoặc mệt vậy.
Có vẻ như ích lợi duy nhất cho sức khoẻ khi bạn uống nhiều hơn nhu cầu cơ thể là việc bạn sẽ tiêu tốn nhiều calorie hơn, bởi bạn sẽ phải chạy vào toilet thường xuyên hơn.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.

Chủ đề liên quan

Tin liên quan

Lão nông Đinh Văn Trọng (xã Cồn Thoi, Kim Sơn, Ninh Bình) tình nguyện nhặt cả nghìn xác thai nhi về chôn cất + Cà Mau xác minh thông tin hơn 300 xác thai nhi bỏ theo rác trong 7 năm

Chủ nhật, 5/6/2016, 02:00 (GMT+7)

Lão nông tình nguyện nhặt cả nghìn xác thai nhi về chôn cất

Xót xa khi nhìn những hài nhi xấu số bị vứt bỏ trong thùng rác hay những nơi hoang vắng, ông Trọng đi gom về chôn cất. 5 năm “vác tù và hàng tổng”, lão nông đã lượm được cả nghìn sinh linh xấu số.
Cuốn sổ cũ kỹ, nhòe màu ghi họ tên, ngày tháng nhặt được các thai nhi của ông Đinh Văn Trọng (xã Cồn Thoi, Kim Sơn, Ninh Bình) đã kín chữ. Trong hơn 5 năm đi xin xác thai nhi về chôn cất, con số ông ghi lại lên tới cả nghìn trẻ.
lao-nong-tinh-nguyen-nhat-ca-nghin-xac-thai-nhi-ve-chon-cat
Ông Đinh Văn Trọng bên khu mộ hài nhi bị bỏ rơi ở Cồn Thoi. Ảnh: Phương Vy.
“Cháu lớn nhất là 6 tháng, cháu bé nhất mới 3-4 tuần tuổi. Có những hài nhi mới chỉ như giọt máu lờ đờ, chưa rõ hình hài nhưng tất cả chung số phận chưa có ngày sinh đã có ngày tử”, người đàn ông tuổi lục tuần buồn rầu kể.
Ông Trọng ở xã Cồn Thoi, ngoài làm ruộng còn nuôi trồng thủy sản nên công việc bận rộn cả ngày. Một ngày 5 năm trước, ông xem truyền hình và biết được tỷ lệ nạo phá thai của giới trẻ Việt Nam đứng đầu các nước Đông Nam Á. Xác thai nhi sau đó bị vứt bỏ, hầu hết là cho vào thùng rác. “Nghĩ đến đó tôi thương lắm, các cháu bị cha mẹ vứt bỏ lúc còn nằm trong bào thai”, ông Trọng nói.
Bắt đầu công việc ông gặp rất nhiều khó khăn vì các phòng khám tư nhân không hợp tác. Rất nhiều người cho ông có ý đồ xấu hoặc đang theo dõi việc làm ăn của họ nên đuổi đi. Ông Trọng kể phải mất cả tháng trời vừa thuyết phục phòng khám vừa mật phục xem họ vứt thai nhi ở đâu thì tới lấy đem về chôn.
Ông Trọng thường đến các phòng khám trong xã Cồn Thoi, thị trấn Bình Minh và các xã lân cận. “Bây giờ làm quen rồi, các phòng khám đều có số điện thoại của tôi. Khi nào có người phá thai, phòng khám sẽ chủ động gọi đến nhận xác thai nhi đi chôn cất”, ông Trọng nói.
lao-nong-tinh-nguyen-nhat-ca-nghin-xac-thai-nhi-ve-chon-cat-1
Một ngôi mộ tập thể của những đứa trẻ xấu số nằm trong nghĩa trang xã Cồn Thoi. Tấm bia đá phía trước mộ phần chỉ ghi quãng thời gian và số lượng xác hài nhi được chôn cất. Ảnh: Phương Vy.
Nhìn những cháu bé còn chưa có ngày sinh đã có ngày tử nhiều lúc ông nghẹn ngào rơi nước mắt. Có thai nhi mới là giọt máu hồng chưa rõ hình hài, có em các bộ phận bằng hạt ngô. “Tôi đem thai nhi về bọc trong khăn rồi quấn túi nylon ở ngoài. Sau đó bỏ vào tủ đông bảo quản, hết một tháng mới tổ chức chôn cất”, ông Trọng nói rồi chỉ tay về chiếc tủ đông.
Sau khi biết việc làm thiện nguyện của ông Trọng, nhiều giáo dân của giáo xứ Cồn Thoi cùng tham gia. Trong nhóm thiện nguyện có cả vợ và các con ông Trọng. Từ đó đến nay, không kể mưa gió, khi có người gọi điện là mọi người thay nhau đến các phòng khám “làm việc”.
Một ngày ông Trọng nhận được 3-4 cuộc gọi. “Có cuộc gọi lúc tôi đang làm đồng, lúc đang ăn cơm, cũng có khi nửa đêm đang ngủ. Không do dự tôi bỏ mọi công việc để đến đón các cháu về, sợ để lâu thai nhi hư hại hoặc lại bị vứt bừa bãi đâu đó”, ông Trọng nói và cho biết thêm cứ sau ngày lễ khoảng một tháng thì số lượng thai nhi bị vứt bỏ ở các phòng khám tư nhân cũng tăng đột biến.
Các thai nhi được đặt những cái tên rất đẹp như Hồng, Hạnh, Hoa, Quang, Quân, Huy… dù không biết chính xác là trai hay gái. 
lao-nong-tinh-nguyen-nhat-ca-nghin-xac-thai-nhi-ve-chon-cat-2
Những ngôi mộ tập thể chôn hàng trăm thai nhi không tên, chỉ có số lượng hài nhi và ngày tháng chôn cất. Ảnh: Phương Vy.
Khu mộ phần của các thai nhi xấu số rộng khoảng 80 m2 nằm trong nghĩa trang xã Cồn Thoi. Đã có hai ngôi mộ chôn gần 500 thai nhi được xây kiên cố, đề số lượng và ngày tháng thu gom được. Trong khu mộ đặc biệt này có hàng chục hố chôn đào sẵn. Hàng tháng nhóm của ông Trọng chôn cất khoảng 30-40 thai nhi một lần. Cứ 3-4 tháng thì đầy một hố, một năm thì xây mộ thai nhi.
“Trước khi đem chôn, chúng tôi làm lễ, đọc kinh, cầu nguyện như nghi thức tiễn biệt những người bình thường khác”, ông Trọng nói.
Ông Nguyễn Minh Lý, Chủ tịch Hội chữ thập đỏ xã Cồn Thoi cho biết, nhóm thiện nguyện bác ái của ông Trọng hoạt động tự nguyện hơn 5 năm nay. “Đây là việc làm mang ý nghĩa nhân đạo. Mọi kinh phí để chôn cất hài nhi cũng do các ông bỏ ra hoặc từ nguồn ủng hộ”, ông Lý nói.
Phương Vy

https://vnexpress.net/thoi-su/lao-nong-tinh-nguyen-nhat-ca-nghin-xac-thai-nhi-ve-chon-cat-3413382.html?vn_source=rcm_detail&vn_medium=thoisu&vn_campaign=rcm&ctr=rcm_detail_env_4_click_thoisu

Thứ hai, 31/10/2011, 00:41 (GMT+7)

Xác thai nhi trong xe rác tại thủ đô

Sáng 29/10, người phụ nữ nhặt ve chai hoảng hốt khi thấy trong xe chở rác ở ngõ Văn Chương, phố Khâm Thiên (Hà Nội) xác thai nhi khoảng 6 tháng tuổi.
Người phụ nữ nhặt ve chai cho biết, khoảng 6h sáng, như thường lệ chị đi bới các thùng rác để tìm phế liệu thì thấy một túi ni lông màu xanh. "Nhìn bên trong túi, tôi hoảng hốt khi thấy xác thai nhi đẻ non, còn nguyên cả nhau thai chưa cắt", người phụ nữ kể.
Chiếc xe rác, nơi phát hiện ra xác hài nhi.
Chiếc xe rác, nơi phát hiện ra xác thai nhi. Ảnh: SP
Nghe tiếng hô hoán, người dân xung quanh đổ tới hiện trường. Một số người đã mang xác thai nhi đi tắm rửa sau đó mua sắm tiền vàng, hoa quả để thắp hương ngay trên thùng rác đã phát hiện thi thể.
Cơ quan chức năng đang điều tra vụ việc.
Sơn Phương

https://vnexpress.net/thoi-su/xac-thai-nhi-trong-xe-rac-tai-thu-do-2209527.html

Thứ năm, 25/4/2019, 12:39 (GMT+7)

Cà Mau xác minh thông tin hơn 300 xác thai nhi bỏ theo rác trong 7 năm

Chủ Nhà máy xử lý rác báo với chính quyền Cà Mau việc phát hiện hàng trăm xác thai nhi bị bỏ lẫn trong rác suốt nhiều năm qua.
Công nhân nhà máy chỉ nơi chôn cất hơn 300 xác thai nhi trong khuôn viên nhà máy. Ảnh: Hoàng Hạnh.
Công nhân nhà máy chỉ nơi chôn cất hơn 300 xác thai nhi trong khuôn viên nhà máy. Ảnh: Hoàng Hạnh.
Ngày 25/4, Chủ tịch UBND TP Cà Mau Phan Hoàng Vũ cho biết đã thành lập tổ kiểm tra, xác minh việc ông Tô Hoài Dân, Tổng giám đốc Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại - Du lịch Công Lý (chủ đầu tư Nhà máy xử lý rác thải TP Cà Mau) trình báo phát hiện hàng trăm xác thai nhi lẫn trong rác vào nhà máy từ năm 2013 đến nay.
"Chúng tôi sẽ chỉ đạo khai quật những nơi mà chủ nhà máy nói chôn cất xác thai nhi, xem con số có phải hơn 300 hay không", ông Vũ nói và cho biết, đúng ra khi phát hiện, nhà máy phải báo cho công an địa phương để xử lý ngay từ đầu theo quy định.
Chín hôm trước, chủ đầu tư Nhà máy xử lý rác thải TP Cà Mau gửi tờ trình đến UBND tỉnh Cà Mau về vấn đề nhức nhối mà đơn vị đang gặp phải là tình trạng thai nhi bị bỏ theo rác thải hàng ngày tập kết về nhà máy. Hơn 300 xác thai nhi lẫn trong rác được đơn vị chôn cất quanh khuôn viên nhà máy.
"Bảy năm trước chúng tôi đã báo tỉnh về việc phát hiện xác thai nhi bị bỏ lẫn trong rác thải, nhưng không nhận được câu trả lời", ông Tô Hoài Dân, Tổng giám đốc Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại - Du lịch Công Lý, cho biết.
Ông Dân cho rằng, công ty không tính toán chi phí chôn cất xác các thai nhi, việc trình báo nhằm mục đích để cơ quan chức năng có biện pháp xử lý triệt để; đồng thời mong muốn tỉnh hỗ trợ đất chôn cất các cháu xấu số đàng hoàng vì mục đích nhân đạo.
Một vị trí chôn cất xác thai nhi tại nhà máy. Ảnh: Hoàng Hạnh.
Một vị trí chôn cất xác thai nhi tại nhà máy. Ảnh: Hoàng Hạnh.
Theo công nhân phân loại rác tại nhà máy, các thai nhi thường nằm trong túi rác to, màu đen có nguồn gốc thu gom từ bệnh viện. "Do làm lâu năm nên tôi biết rác nào là rác thải sinh hoạt hay rác thải y tế. Những lần đầu phát hiện xác thai nhi, chúng tôi đều rất sợ, nhưng về sau thì quen dần", một công nhân nói.
Ông Nguyễn Văn Dũng, quyền Giám đốc Sở Y tế Cà Mau cho biết khá bất ngờ với thông tin này, vì theo quy định khi các thai nhi được xác nhận đã tử vong, bệnh viện sẽ bàn giao cho gia đình, hồ sơ có người nhà ký tên đưa về chôn cất.
"Trường hợp không có người nhà, các bệnh viện cũng làm đúng quy định, không có chuyện bỏ xác thai nhi vào rác được", ông Dũng khẳng định.
Chánh văn phòng UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Đức Thánh cho biết lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo khẩn trương điều tra sự việc. "Năm 2013, chủ nhà máy có báo cáo về việc này, tỉnh đã chỉ đạo cho TP Cà Mau giải quyết nhưng không nhớ rõ thành phố có báo cáo lại hay không vì quá lâu", ông Thánh nói.
Nhà máy xử lý rác thải này đi vào hoạt động năm 2012, thu gom rác trên toàn tỉnh Cà Mau. Năm 2018, nhà máy đã ngưng hoạt động nhiều tháng để bảo trì khiến rác thải dồn ứ nhiều nơi. Đơn vị này cũng từng yêu cầu tỉnh tăng mức hỗ trợ xử lý rác, giao thêm 10 ha đất theo kế hoạch... nhưng chưa được chấp thuận.
Hoàng Hạnh

Thượng đỉnh Con đường tơ lụa mới ở Bắc Kinh 25-27/4/2019 : Chiến dịch truyền thông của Trung Quốc

Thượng đỉnh Con đường tơ lụa mới : Chiến dịch truyền thông của Trung Quốc

mediaKế hoạch "Con đường tơ lụa mới" của Trung Quốc.Reuters
Thượng đỉnh thứ hai về dự án Con đường tơ lụa mới của Trung Quốc hôm nay 25/04/2019 khai mạc tại Bắc Kinh trong bối cảnh nhiều nước nâng cao cảnh giác trước các dự án của Trung Quốc.
Trong bài viết « Bắc Kinh bảo vệ dự án gây nhiều tranh cãi về những con đường tơ lụa mới », báo kinh tế Les Echos gọi thượng đỉnh lần này là chiến dịch truyền thông lớn của Bắc Kinh, nhấn mạnh đây là hội nghị thượng đỉnh để xóa mờ những mối nghi ngờ và những lời chỉ trích của quốc tế.
Có ít nhất 37 nguyên thủ nhà nước và lãnh đạo chính phủ tham dự thượng đỉnh, so với con số 29 nhà lãnh đạo tham dự thượng đỉnh đầu tiên hồi năm 2017. Đáng chú ý nhất trên « thảm đỏ » là tổng thống Nga Vladimir Putin và thủ tướng Ý Giuseppe Conte. Ý là nước đầu tiên trong nhóm G7 tham gia siêu dự án của Trung Quốc. Phần lớn các nước Tây Âu khác chỉ cử bộ trưởng tới dự, chẳng hạn ngoại trưởng Jean-Yves Le Drian của Pháp. Trong khi đó, không có đại diện cấp cao nào của Hoa Kỳ - quốc gia chỉ trích ngày càng mạnh dự án của Bắc Kinh - tham dự hội nghị.
Trung Quốc đặc biệt muốn chứng tỏ là ngày càng có nhiều nước gia nhập dự án do chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng cách nay 5 năm. Theo số liệu mới nhất của Bắc Kinh, có tổng cộng 125 nước và 29 tổ chức quốc tế đã ký thỏa thuận hợp tác với Bắc Kinh trong khuôn khổ dự án, và trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và các nước tham gia Con đường tơ lụa mới đã vượt qua con số 6.000 tỉ đô la từ năm 2013.
Mặc dù dự án Con đường tơ lụa mới được biết đến nhiều nhất ở phần lớn các nước đang phát triển, nhưng Bắc Kinh lo ngại là một số dự án lớn bị thu hẹp tại nhiều nước đối tác như Malaysia, Pakistan hay Miến Điện. Trong khi đó, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế và Ngân Hàng Thế Giới kêu gọi Bắc Kinh minh bạch hơn về khoản tiền và kỳ hạn cho các nước đối tác vay nợ và lưu ý các quốc gia về nguy cơ nợ Trung Quốc tăng.
Les Echos kết luận là giới quan sát và các nhà ngoại giao sẽ chú ý lắng nghe bài phát biểu của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để xem Bắc Kinh có đưa ra các cam kết rõ ràng hơn trong việc hợp tác với cộng đồng quốc tế về các vấn đề có liên quan hay không.
Tổng thống tân cử Ukraina danh hài Zelensky không khiến Matxcơva cười
Nhìn sang châu Âu, báo Le Monde chú ý đến mối quan hệ Nga - Ukraina. Ngày 21/04/2019, ông Volodymyr Zelensky đắc cử tổng thống Ukraina với 70% số phiếu bầu trước đối thủ là tổng thống mãn nhiệm Porochenko. Là một diễn viên hài, nhưng « Zelensky không khiến Matxcơva cười ». Đó là nhận định của báo Le Monde.
Nếu như tổng thống tiền nhiệm Porochenko vốn có sợi dây gắn kết với Liên Xô, từng phục vụ quân đội Liên Xô tại Kazakhstan, « được đúc trong cùng một khuôn » với tổng thống Nga Vladimir Putin, vì thế mà có thể chia sẻ những nét chung về văn hóa, quy tắc, lịch sử với chủ nhân điện Kremlin, thì Zelensky mới chỉ 13 tuổi vào thời điểm Liên Xô tan rã. Theo nhà báo Sylvie Kauffman, tổng thống tân cử Ukraina Zelensky sẽ mang lại cho Putin, chủ nhân điện Kremlin từ 19 năm nay, một trải nghiệm mới : Zelensky đại diện cho một thế hệ không có mối liên hệ với Liên Xô.
Zelensky nói tiếng Nga, nhưng đối với chính quyền Matxcơva, chính điều này lại khiến tổng thống tân cử Ukraina nguy hiểm cho điện Kremlin hơn là so với người tiền nhiệm. Nếu khi còn làm tổng thống, ông Porochenko đề cao tư tưởng dân tộc trong tôn giáo, quân đội và ngôn ngữ, gây chia rẽ đất nước, thì ông Zelensky lại chủ trương thắt chặt tình đoàn kết của người dân miền đông và tây, làm dịu các căng thẳng, xung đột và đặt cược vào cuộc chiến chống tham nhũng. Ai cũng biết rằng một đất nước đoàn kết sẽ hùng mạnh hơn một đất nước bị chia rẽ.
Đối với tổng thống Nga Putin, ông Zelensky là người làm ngắt mạch nối với thời Xô Viết. Zelensky là thế hệ tiếp nối cuộc Cách mạng Maidan 2014 ủng hộ Ukraina gia nhập Liên Hiệp Châu Âu và lật đổ vị tổng thống thân Nga. Điều đáng lo hơn nữa là Zelensky là kết quả của kỳ bầu cử theo lá phiếu đại đa số cử tri và dân chủ.
Ngay từ hôm 21/04, tại Nga, giới trẻ đã dám đặt câu hỏi tại sao điều đã diễn ra ở Kiev lại không thể xảy ra ở Matxcơva. Chắc chắn là nhiều thanh niên Belarus và Kazakhstan cũng có câu hỏi tương tự. Dường như đã cảm nhận được những thắc mắc nói trên, Zelensky, ngay tối hôm đắc cử tổng thống, đã gửi một thông điệp đến người dân các nước thành viên cũ của Liên Xô : « Tất cả đều có thể ». Theo Le Monde, đó mới là cơn ác mộng tồi tệ nhất cho điện Kremlin.
Cuộc phiêu lưu của Zelensky mới chỉ bắt đầu và có thể sẽ có những yếu tố khiến mọi chuyện trở nên tồi tệ, chẳng hạn nhân tố Nga, khó khăn tài chính của Ukraina, sự thiếu kinh nghiệm của tân tổng thống, sự mù mờ trong chương trình tranh cử của Zelensky … Nhưng một số nhà quan sát lạc quan nói về niềm hy vọng thay đổi của Kiev với dàn cố vấn trẻ, có năng lực quanh tân tổng thống, những vị bộ trưởng kinh tế và tài chính Ukraina được quốc tế đánh giá cao … Kiev cũng hy vọng châu Âu sẽ giúp Ukraina thoát khỏi thời hậu Xô Viết.
Thuốc diệt cỏ có chất glyphosate vẫn được sử dụng rộng rãi trên thế giới
Trong lĩnh vực nông nghiệp, theo báo La Croix, rất nhiều tổ chức phi chính phủ đang đấu tranh để chất diệt cỏ glyphosate bị cấm sử dụng, nhưng hoạt chất này vẫn được đa phần nông dân ưa chuộng. Trong bài viết « Glyphosate, một chất diệt cỏ vẫn còn được sử dụng ồ ạt », tác giả cho biết vào năm 2015, một năm trước khi tập đoàn Đức Bayer mua lại hãng Monsanto của Mỹ, cứ mỗi giây Monsanto kiếm được số tiền tương đương 134 euro, nhờ thuốc diệt cỏ Roundup có chất glyphosate. Trong năm đó, thuốc trừ cỏ Roundup mang lại cho tập đoàn Mỹ tổng cộng 4,3 tỉ euro, tương đương 30% doanh thu của hãng trên toàn thế giới.
La Croix nhắc lại là thuốc diệt cỏ Roundup được tung ra thị trường từ năm 1974, nhưng được sử dụng nhiều bắt đầu từ những năm 1990 khi Monsanto, nhà sản xuất giống cây trồng lớn thứ hai toàn cầu, bắt đầu bán các giống cây biến đổi gien. Theo một nghiên cứu được tạp chí Environnemental Sciences Europe công bố, từ năm 1994 đến năm 2004, lượng thuốc diệt cỏ bán được đã tăng gấp 15 lần. Trong năm 2015, Monsanto bán được 850.000 tấn thuốc diệt cỏ trên toàn thế giới, 37% là cho khách hàng châu Âu.
Năm 2015, tổ chức Y Tế Thế Giới xếp thuốc diệt cỏ chứa glyphosate là chất có thể gây ung thư, Monsanto nhiều lần bị khởi kiện, đặc biệt tại Mỹ. Tuy nhiên, những điều đó không làm tổn hại đến sự thành công của Roundup. Hồi cuối năm 2017, Ủy Ban Châu Âu, vào thời điểm quyết định triển hạn 5 năm việc cho phép sử dụng chất glyphosate, đã nhấn mạnh « đó là thuốc diệt cỏ được sử dụng nhiều nhất trên toàn thế giới và cả ở châu Âu ».
Pháp là một trong những nước châu Âu sử dụng nhiều thuốc diệt cỏ glyphosate nhất. Từ năm 2016, cho dù chính quyền cấm sử dụng glyphosate tại các nơi công cộng và tư gia, tổng thống Macron cũng cam kết sẽ loại trừ hoàn toàn chất glyphosate từ nay đến năm 2023, nhưng sản phẩm vẫn được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp. Trong năm 2017, Pháp sử dụng hơn 8.600 tấn glyphosate, con số này chỉ là khoảng 7.300 tấn vào năm 2011.
Điều này đã thúc đẩy các tổ chức phi chính phủ đấu tranh. Bà Caroline Faraldo, thuộc Quỹ bảo vệ thiên nhiên và con người, nhấn mạnh là đã 9 tháng trôi qua kể từ khi chính phủ Pháp công bố kế hoạch ngưng sử dụng chất glyphosate tại Pháp, nhưng không có bước tiến quan trọng nào được ghi nhận. Vì thế, chuyên gia Caroline Faraldo đề nghị phải khẩn trương đưa việc cấm chất glyphosats vào luật.
Tuy nhiên, theo nhà báo Antoine d’Abbundo của La Croix, điều này sẽ khó được thực hiện ở các nước khác. Trên thực tế, nhiều quốc gia đã từng có ý định cấm glyphosate, chẳng hạn Salvador hồi năm 2013, Sri Lanka hồi năm 2015, nhưng chính quyền các nước này đều vấp phải sự phản đối của các nhà công nghiệp và các tổ chức nông nghiệp. Họ cho rằng hiện không có bằng chứng khoa học về tính nguy hiểm của chất glyphosate.
La Croix kết luận là hiện nay, mới chỉ có Việt Nam chính thức loại glyphosate khỏi danh mục các chất diệt cỏ được phép sử dụng, kể từ ngày 10/04/2019. Từ nhiều năm nay, Việt Nam chiến đấu trên mặt trận pháp lý với Monsanto, nhà sản xuất « chất da cam », một chất độc làm rụng lá mà quân đội Mỹ đã rải xuống Việt Nam từ năm 1961 đến năm 1971, khiến 3 triệu người Việt cho đến nay vẫn phải gánh chịu hậu quả.
Trang nhất các báo Pháp
Báo Le Monde quan tâm tới thời sự nước Pháp qua hàng tựa « Macron đối mặt với tính hoài nghi của người Pháp ». Tối hôm nay 25/04/2019, tổng thống Pháp sẽ có buổi họp báo đầu tiên tại điện Elysée kể từ khi ông lên nắm quyền lãnh đạo để trình bày chi tiết về các biện pháp mà ông ban hành để cải thiện tình hình nước Pháp. Theo kết quả một thăm dò ý kiến mà báo Le Monde công bố, người dân Pháp ủng hộ những biện pháp mới mà báo chí tiết lộ trong những ngày qua, nhưng không trông chờ là chủ nhân điện Elysée sẽ tạo ra một sự thay đổi cụ thể. Còn báo Le Figaro lại chú ý đến mối họa đang rình rập các nhà thờ Thiên Chúa Giáo tại Pháp : « Hơn 5.000 nhà thờ có nguy cơ biến thành đống đổ nát ».
Báo Libération dành hồ sơ đặc biệt nói về « Đội quân mật vây bắt những kẻ Hồi Giáo cực đoan ». Từ Raqqa, Syria cho đến Gottingen, Đức, một đơn vị gồm những người Syria lưu vong truy lùng những người kẻ từng là thành viên của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo và hiện đang ẩn náu tại châu Âu.
Trong khi đó, báo La Croix hướng đến vụ tập đoàn Bayer của Đức sáp nhập công ty Monsanto và chơi chữ qua hàng tựa : « Monsanto, gánh nặng làm điêu đứng Bayer ». Những vụ kiện liên quan đến chất glyphosate đang khiến các cổ đông giận dữ và làm hỏng « cuộc hôn nhân » giữa Bayer và Monsanto. Còn báo kinh tế Les Echos đi tìm « Những lý do khiến thị trường chứng khoán thế giới có sự phục hồi ấn tượng ».

 http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190425-thuong-dinh-con-duong-to-lua-moi-chien-dich-truyen-thong-cua-trung-quoc