zaterdag 30 september 2023

Linh mục Michael Phạm được tấn phong giám mục ở San Diego, California

 Linh mục Michael Phạm được tấn phong giám mục ở San Diego

 

Linh mục Michael Phạm được tấn phong giám mục ở San Diego

Hàng ngàn người có mặt tại nhà thờ Thánh Teresa Carmel thuộc Giáo Phận San Diego hôm Thứ Năm, 28 Tháng Chín, để dự lễ tấn phong hai tân giám mục, trong đó có Linh Mục Michael Phạm, và đây là lần đầu tiên giáo phận này có giám mục gốc Việt.

Linh mục Michael Phạm được tấn phong giám mục ở San Diego (nguoi-viet.com)

donderdag 28 september 2023

California tăng lương tối thiểu $20/giờ cho công nhân fast food

 California tăng lương tối thiểu $20/giờ cho công nhân fast food

SACRAMENTO, California (AP) – Một đạo luật mới ở California vừa được Thống Đốc Gavin Newsom ký chuẩn thuận sẽ tăng mức lương tối thiểu cho công nhân kỹ nghệ fast food lên $20/ giờ vào năm tới, theo AP loan tin hôm Thứ Năm, 28 Tháng Chín.

Khi luật có hiệu lực từ ngày 1 Tháng Tư, 2024, công nhân fast food ở California sẽ có mức lương cơ bản được bảo đảm cao nhất trong ngành. 

Thống Đốc Gavin Newsom (giữa) cùng người ủng hộ sau khi ký luật tăng lương $20/giờ cho công nhân fast food hôm Thứ Năm. (Hình: Office of the Governor of California)

Mức lương tối thiểu của tiểu bang California cho tất cả những người lao động khác, $15.50/giờ, vốn thuộc hàng cao nhất ở Mỹ.

Thống đốc Đảng Dân chủ Gavin Newsom đã ký luậtb này hôm Thứ Năm tại thành phố Los Angeles trong tiếng reo hò cổ vũ của đám đông công nhân và các lãnh đạo bảo vệ quyền lợi giới lao động.

Thống Đốc Newsom bác bỏ quan điểm phổ biến cho rằng làm việc trong kỹ nghệ fast food là bước đầu để thanh thiếu niên tìm kiếm kinh nghiệm làm việc.

“Đó là câu chuyện được lãng mạn hóa của một thế giới không tồn tại,” ông Newsom nói. “Chúng ta có cơ hội khen thưởng sự đóng góp đó, khen thưởng sự hy sinh đó và giúp ổn định một nền kỹ nghệ.”

Chữ ký của Newsom phản ánh quyền lực và ảnh hưởng của các liên đoàn lao động ở bang đông dân nhất nước này, những tổ chức đã nỗ lực tổ chức những người lao động làm đồ ăn nhanh trong nỗ lực cải thiện tiền lương và điều kiện làm việc của họ.

Theo Cục Thống Kê Lao Động Mỹ, hiện nay, những người làm công việc bán đồ ăn nhanh ở California kiếm được trung bình $16.60/giờ, hay chỉ hơn $34,000/năm. 

Mức thu nhập này thấp hơn Tiêu Chuẩn Nghèo Đói của tiểu bang California dành cho một gia đình bốn người.

Mức lương tối thiểu $20/giờ mới chỉ là điểm khởi đầu. Một Hội Đồng Kỹ Nghệ Fast Food, được thành lập nhờ đạo luật, có quyền tăng mức lương đó 3.5% mỗi năm cho đến năm 2029 hoặc thay đổi theo lạm phát đối với người làm công ăn lương ở thành thị và nhân viên văn phòng, tùy theo mức nào thấp hơn. (MPL)

California tăng lương tối thiểu $20/giờ cho công nhân fast food (nguoi-viet.com)

Ra mắt Nhà máy thức ăn chăn nuôi hiện đại nhất tập đoàn tại châu Á, đại gia Cargill tự tin: Không thua kém đối thủ, đặt mục tiêu phục vụ tốt khách hàng, còn thị phần là chuyện theo sau

 Ra mắt Nhà máy thức ăn chăn nuôi hiện đại nhất tập đoàn tại châu Á, đại gia Cargill tự tin: Không thua kém đối thủ, đặt mục tiêu phục vụ tốt khách hàng, còn thị phần là chuyện theo sau

26/09/2023 16:18 PM | KINH DOANH
Ngày 25/9, Tập đoàn Cargill đến từ Hoa Kỳ đã tổ chức khánh thành Nhà máy Provimi Premix tại Khu công nghiệp Giang Điền, tỉnh Đồng Nai.
Ra mắt Nhà máy thức ăn chăn nuôi lớn nhất châu Á tại Đồng Nai, đại gia Cargill tự tin: Không thua kém đối thủ, đặt mục tiêu phục vụ tốt khách hàng, còn thị phần là chuyện theo sau - Ảnh 1.

Provimi Premixlà nhà máy sản xuất vi chất bổ sung cho thức ăn chăn nuôi hiện đại nhất châu Á của Cargill, với tổng số vốn đầu tư lên đến 28 triệu USD. Nhà máy này cung ứng các dòng sản phẩm bao gồm sản phẩm dinh dưỡng vật nuôi từ premix tiêu chuẩn đến gói giải pháp dinh dưỡng basemix; các loại chất bổ sung tăng cường sức khoẻ và đề kháng vật nuôi; hoạt chất đặc biệt phục vụ người chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ hải sản và các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi trên cả nước.

Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện ngắn với ông Phạm Đức Thắng - Tổng Giám đốc ngành Dinh dưỡng Vật nuôi của Cargill Thái Lan & Việt Nam, về định hướng phát triển cũng như kế hoạch sắp tới của Cargill Việt Nam sau khi nhà máy Provimi Premix đi vào hoạt động.

- Được biết, quy mô diện tích của Nhà máy Provimi mới khai trương lớn gấp 9 lần nhà máy cũ. Với diện tích gấp 9 lần như vậy, công suất vận hành của nhà máy mới này lớn hơn nhà máy cũ ra sao, thưa ông?

Đây là nhà máy hiện đại nhất của Tập đoàn Cargill ở châu Á, có diện tích 30 nghìn mét vuông, rộng  gấp 9 lần nhà máy cũ ở Thành phố Biên Hoà. Nhà máy mới sẽ có công suất 40 nghìn tấn/năm và tỷ lệ tự động hóa hơn 95%. Về mặt công suất thiết kế ban đầu, hoạt động mỗi một ca sẽ gấp đôi nhà máy cũ. Tuy nhiên nếu hoạt động đủ 3 ca thì gần như cao gấp 5, gấp 6 lần nhà máy cũ. Thực tế, công suất sẽ liên quan nhiều đến khu vực máy chính, sản xuất chính, đó là phần tháp chứ không tỷ lệ thuận theo diện tích. Nhà máy mới được xây rộng với nhiều công trình phụ trợ hơn.

Hiện nay 2 nhà máy vẫn đang làm việc song song, tới khoảng tháng 12 sẽ hoàn tất quá trình chuyển giao từ nhà máy cũ sang nhà máy mới. Tổng công suất của nhà máy cũ khoảng 10-12 nghìn tấn/năm. Khi nhà máy mới hoạt động, nhà máy cũ sẽ được cho dừng, do đó công suất sẽ không chung nữa.

Ra mắt Nhà máy thức ăn chăn nuôi lớn nhất châu Á tại Đồng Nai, đại gia Cargill tự tin: Không thua kém đối thủ, đặt mục tiêu phục vụ tốt khách hàng, còn thị phần là chuyện theo sau - Ảnh 2.

Ông Phạm Đức Thắng - Tổng Giám đốc ngành Dinh dưỡng Vật nuôi của Cargill Thái Lan & Việt Nam.

- Nhà máy mới Provimi dự kiến phân phối tỷ lệ phần trăm dành cho thị trường trong nước và xuất khẩu là bao nhiêu?

Nhà máy mới được thành lập nhằm phục vụ thị trường Việt Nam là chính, tuy nhiên, chúng tôi cũng có tham vọng xuất khẩu ra các nước trong khu vực. Theo tính toán và dự định ban đầu, khoảng 20% công suất sẽ phục vụ cho xuất khẩu và 80% phục vụ cho thị trường Việt Nam. Đó là một quá trình lâu dài vì công suất nhà máy rất lớn, không hạn chế năng lực xuất khẩu, cũng như phục vụ tại thị trường nội địa. Tùy theo tình hình và tiến độ phát triển thị trường, chúng tôi sẽ tăng lượng xuất khẩu lên dần.

Trong ngành sản xuất cám có 2 phần sản xuất chính: sản xuất cám tổng hợp (cám viên hoàn chỉnh để cho động vật ăn liền) và sản xuất sản phẩm dinh dưỡng để phục vụ cho sản xuất cám. Nhà máy Provimi mới chính là nhà máy sản xuất sản phẩm dinh dưỡng vật nuôi chuyên nghiệp, cung cấp sản phẩm đầu vào cho các nhà máy cám khác.

- Đối tượng khách hàng mục tiêu mà Provimi hướng tới là gì, thưa ông?

Đối tượng phục vụ của nhà máy này thứ nhất là là các nhà máy sản xuất cám khác, trong đó có những nhà máy sản xuất cám thương hiệu Cargill, cũng như các khách hàng thương hiệu khác trên thị trường.

Đối tượng thứ hai là những trang trại cực kỳ lớn. Những đối tượng này thường có năng lực tự trộn cám của họ. Để tự trộn, họ thường mua những thành phần dinh dưỡng cơ bản, vi lượng. Những nhà máy đơn giản thường không có năng lực sản xuất những thành phần này, họ phải mua qua nhà máy mới của chúng tôi. Thành phần dinh dưỡng là thành phần lõi của sản xuất cám hỗn hợp. Ví dụ để sản xuất cám hỗn hợp chứa 100% nguyên liệu thì có đến 70-80% các nguyên liệu khô (bắp, đậu nành, sắn, lúa mì…) rất dễ trộn vào. Tuy nhiên 20% lõi dinh dưỡng gồm có vi lượng, phụ gia, vitamin, khoáng… rất khó sản xuất. Vì vậy, nhà máy mới để sản xuất những sản phẩm vi lượng này.

Ra mắt Nhà máy thức ăn chăn nuôi lớn nhất châu Á tại Đồng Nai, đại gia Cargill tự tin: Không thua kém đối thủ, đặt mục tiêu phục vụ tốt khách hàng, còn thị phần là chuyện theo sau - Ảnh 3.

Premix là hỗn hợp được trộn sẵn những sản phẩm vi lượng để các nhà máy khác trộn thêm các thành phần dinh dưỡng thô vào cùng. Premix chỉ là một phần. Ví dụ về sản phẩm Provisoy. Đây là loại đậu nành lên men được nấu chín sẵn qua một giai đoạn công nghệ đặc biệt để giúp đậu nành thô ban đầu trở thành sản phẩm dễ tiêu hóa hơn cho heo, đặc biệt là heo con. Đối với các nhà máy cám, thay vì trộn đậu nành thô thì họ trộn đậu nành đã được nấu chín và đã qua quy trình xử lý, giúp heo con, gà con, vịt con… có thể tiêu hóa tốt hơn. Đó là ví dụ về sản phẩm chuyên biệt, đặc thù.

- Ông có ngại khi nói về việc cạnh tranh trong thị trường không, khi thị phần của C.P. Việt Nam là 20%, còn Cargill Việt Nam là 10%? Cargill có chiến lược như thế nào để cải thiện vị thế của mình?

Để nói về thị phần thì còn phụ thuộc vào góc nhìn và biến động theo thời gian. C.P. có một mảng rất lớn về tự chăn nuôi. Họ có trang trại riêng, vừa sản xuất, vừa chăn nuôi và bán sản phẩm thành một chu trình khép kín. Trong khi đó, Cargill không tham gia lĩnh vực chăn nuôi. Do đó xét trên tổng thị trường thì C.P có thị trường rất lớn, nhưng chủ yếu là về mảng tự nuôi, có nghĩa là lượng heo gà vịt họ cung cấp do họ tự nuôi chiếm khá lớn. Nếu chỉ nhìn vào việc phục vụ các khách hàng chăn nuôi độc lập thì thị phần của Cargill cũng khá lớn, đứng thứ hạng cao trong ngành chứ không thua xa C.P.

Đối với Cargill, chúng tôi luôn hướng tới mục tiêu phục vụ tốt khách hàng, còn thị phần là chuyện theo sau, chúng tôi không quá đặt nặng.

- Hiện nay mô hình liên kết trong gia công được nhiều đơn vị thực hiện hiệu quả. Cargill có dự định kết hợp chăn nuôi, đưa thức ăn chăn nuôi tới tận nơi sản xuất cho bà con hay không?

Về tiêu chí hoạt động của Cargill trong ngành dinh dưỡng vật nuôi, chúng tôi không chọn hướng tự nuôi mà giúp đỡ người nông dân nuôi độc lập làm sao đạt được hiệu quả chăn nuôi tốt nhất. Bên cạnh bán cám, chúng tôi có rất nhiều dịch vụ hướng dẫn cách nuôi, cách chọn giống, cách bảo vệ an toàn sinh học. Hàng năm, Cargill thực hiện rất nhiều đợt huấn luyện trực tiếp cho cả triệu người nông dân.

Ra mắt Nhà máy thức ăn chăn nuôi lớn nhất châu Á tại Đồng Nai, đại gia Cargill tự tin: Không thua kém đối thủ, đặt mục tiêu phục vụ tốt khách hàng, còn thị phần là chuyện theo sau - Ảnh 4.

- Ông đánh giá như thế nào về nhu cầu thức ăn chăn nuôi tại thị trường Việt Nam?

Mỗi năm, ngành chăn nuôi gia cầm, gia súc Việt Nam sẽ cần 20 triệu tấn cám hỗn hợp. Để sản xuất lượng cám hỗn hợp đó thì mỗi tấn đều cần đến 20% lõi dinh dưỡng. Và 20 triệu tấn đó sẽ chia ra cho một phần lớn nhà máy sản xuất cám, còn lại những trang trại lớn họ sẽ tự trộn.

Theo dự đoán, mỗi năm, lượng cám hỗn hợp sẽ tăng trưởng thêm 3-5% và tăng đều theo doanh số phát triển, theo kinh tế phát triển. Cho nên thị trường cám hỗn hợp sẽ tiếp tục tăng trưởng.

Nhu cầu thứ hai là yêu cầu về sản phẩm ngày càng cao. Yêu cầu về mặt dinh dưỡng, công nghệ trong phần lõi dinh dưỡng ngày càng cao. Nhà máy Provimi đạt yêu cầu để đáp ứng những yếu tố kể trên. Lúc trước, việc trộn vi lượng khá đơn giản nhưng càng ngày, vì nhu cầu năng suất, phòng bệnh, trị bệnh, thay thế kháng sinh… cần rất nhiều những công nghệ mới. Nhà máy này đạt được năng lực sản xuất những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao như vậy.

- Thời gian qua, thức ăn cho vật nuôi trở thành gánh nặng đối với người nông dân do tất cả đều phải nhập khẩu. Cargill có sử dụng nguyên liệu trong nước cho đầu vào nhằm giải quyết được bài toán này hay không? Việc sản xuất trong nước đóng vai trò như thế nào trong việc giảm áp lực chi phí?

Giá của nguyên liệu là một bài toán khó của toàn bộ ngành chăn nuôi trong nước và trên thế giới trong 2 năm qua. Tại Cargill, chúng tôi thực hiện hai việc:

Thứ nhất, tối ưu hóa sản phẩm. Về nguyên liệu, chúng tôi chọn nguồn nguyên liệu giá tốt nhất, nguyên liệu có hàm lượng dinh dưỡng đạt yêu cầu và sản xuất tại Việt Nam với giá rẻ hơn thì công ty sẽ ưu tiên sử dụng để tối ưu hoá chi phí giá thành.

Thứ hai, Cargill tăng hàm lượng công nghệ của sản phẩm lên nhằm tối ưu hiệu quả và năng suất, đảm bảo sản phẩm đứng đầu về chỉ số chuyển hóa thức ăn. Ví dụ, với cùng một con heo đó, cùng một giống vật nuôi, một kí lô cám của Cargill có hiệu suất chuyển hóa thành nhiều kí lô thịt nhất. Chúng tôi nỗ lực đưa ra các sản phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, tiết kiệm cho người nông dân nhất có thể.

Ra mắt Nhà máy thức ăn chăn nuôi lớn nhất châu Á tại Đồng Nai, đại gia Cargill tự tin: Không thua kém đối thủ, đặt mục tiêu phục vụ tốt khách hàng, còn thị phần là chuyện theo sau - Ảnh 5.

- Cargill có áp dụng công nghệ như thế nào vào sản xuất và vận hành?

Cargill ứng dụng rất nhiều công nghệ vào sản xuất và vận hành. Một trong những công nghệ, tạm gọi là kỹ thuật số, Cargill có hai nhóm sản phẩm liên quan đến công nghệ này. Trong đó, một nhóm là sản phẩm phục vụ cho trang trại, tức là người nuôi, và nhóm thứ hai là những công nghệ kỹ thuật số để giúp về mặt quản lý sản xuất.

Về mặt trang trại, chúng tôi ứng dụng phần mềm quản lý, đơn cử như phần mềm Agriness – vốn được nông dân Mỹ ưa sử dụng. Theo đó, người chủ chỉ cần nhìn điện thoại ở mọi thời điểm cũng có thể biết được ở từng chuồng tình trạng con heo ra sao, ăn uông thế nào, năng suất, hiệu suất chăn nuôi như thế nào. Với từng lứa heo từ lúc mang thai tới lúc đẻ, từ trên điện thoại có thể biết được từng chuồng heo đẻ được bao nhiêu heo con, heo con lớn lên như thế nào, chuồng nào có hiệu suất thấp, lý do tại sao, rất nhanh chóng sẽ có đội ngũ kỹ thuật tới để chỉnh sửa quy trình chăn nuôi. Đó là một trong những công nghệ kỹ thuật số giúp chủ trang trại quản lý trại của mình một cách tự động mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, có rất nhiều phần mềm tiên tiến nhưng chưa phù hợp cho điều kiện nuôi ở Việt Nam, nhưng chúng tôi có thể sẽ nghiên cứu ứng dụng ở tương lai gần.

Ra mắt Nhà máy thức ăn chăn nuôi lớn nhất châu Á tại Đồng Nai, đại gia Cargill tự tin: Không thua kém đối thủ, đặt mục tiêu phục vụ tốt khách hàng, còn thị phần là chuyện theo sau - Ảnh 6.

Các công nghệ để phục vụ cho sản xuất, cũng là một trong những dịch vụ Provimi cung cấp. Cargill cũng có những bộ sản phẩm/giải pháp giúp quản lý vận hành nhà máy cám từ nhiều yếu tố, từ việc sử dụng nguyên liệu và sản xuất sao cho tối ưu để ra được sản phẩm đúng theo yêu cầu và có nhiều bộ sản phẩm để phục vụ vận hành nhà máy. Ví dụ như nhà máy Provimi Premix chúng ta ngồi đây, mỗi ca sản xuất trực tiếp chỉ cần điều hành bởi 8 người để vận hành công đoạn sản xuất của nhà máy, với mức tự động hoá rất cao.

Ở một số khâu như kho bãi hay điều khiển xe nâng vẫn cần có người thao tác, nhưng vận hành, phần chính của sản xuất đã được tự động hoá hoàn toàn, do nhân lực trình độ cao điều khiển chứ không cần trực tiếp đứng máy.

Trên toàn cầu, chúng tôi có khoảng 300 chuyên gia, phát triển khoảng 80 giải pháp kỹ thuật số trong ngành dinh dưỡng và sức khoẻ vật nuôi. Trong tương lai chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và tìm tòi để có thể chuyển giao được thêm những công nghệ từ toàn cầu đưa cho về cho thị trường và người chăn nuôi tại Việt Nam.

Cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!

Ngọc Tú

https://cafebiz.vn/ra-mat-nha-may-thuc-an-chan-nuoi-lon-nhat-chau-a-tai-dong-nai-dai-gia-cargill-tu-tin-khong-thua-kem-doi-thu-dat-muc-tieu-phuc-vu-tot-khach-hang-con-thi-phan-la-chuyen-theo-sau-176230926160539792.chn?fbclid=IwAR3wFcGdh2lS1DGjPPbVX8MfSkZNQEmI35bJQ355xneBubu103BF6hMZ9QI

Đài Loan ra mắt tàu ngầm tự chế đầu tiên mang tên Narwhal (Kỳ lân biển)

 

Đài Loan ra mắt tàu ngầm tự chế đầu tiên

28/09/2023
Hải quân chụp ảnh bên cạnh Narwhal, tàu ngầm tự chế đầu tiên của Đài Loan, sau lễ hạ thủy ở Cao Hùng, Đài Loan, vào ngày 28 tháng 9 năm 2023.

Đài Loan hôm thứ Năm (28/9) công bố tàu ngầm được phát triển trong nước đầu tiên, một bước tiến quan trọng trong kế hoạch tăng cường khả năng phòng thủ và răn đe của hòn đảo trước hải quân Trung Quốc, mặc dù tàu này hai năm nữa mới được đưa vào sử dụng.

Đài Loan, đảo quốc dân chủ mà Trung Quốc luôn tuyên bố là lãnh thổ của mình, đã biến chương trình tàu ngầm nội địa trở thành một phần quan trọng trong dự án đầy tham vọng nhằm hiện đại hóa lực lượng vũ trang của mình khi Bắc Kinh tiến hành các cuộc tập trận quân sự gần như hàng ngày để khẳng định chủ quyền.

Tổng thống Thái Anh Văn, người khởi xướng kế hoạch này khi bà nhậm chức vào năm 2016, hôm thứ Năm đã giới thiệu chiếc đầu tiên trong số 8 chiếc tàu ngầm mới tại thành phố Cao Hùng ở phía nam.

“Trước đây, chế tạo tàu ngầm trong nước được coi là một nhiệm vụ bất khả thi. Nhưng hôm nay, một chiếc tàu ngầm do người dân nước ta thiết kế và sản xuất đã hiện ra trước mắt chúng ta”, bà Thái nói và cho biết thêm rằng nó sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc củng cố sức mạnh về “khả năng chiến tranh bất đối xứng” của hải quân.

“Ngay cả khi có rủi ro và dù có bao nhiêu thách thức, Đài Loan vẫn phải thực hiện bước này và cho phép chính sách quốc phòng tự lực được phát triển trên đất của chúng ta”, bà Thái nói khi đứng trước con tàu mang tên Narwhal (Kỳ lân biển), và lá cờ đỏ của Đài Loan, có hình mặt trời trắng trên nền trời xanh, quấn quanh mũi tàu.

Bà Thái cho biết Narwhal sẽ đi vào hoạt động vào năm 2025, cùng với hai tàu ngầm hiện có được mua từ Hà Lan vào những năm 1980.

Phản ứng về việc này, khi trả lời câu hỏi tại cuộc họp báo thường kỳ hàng tháng về tàu ngầm và khả năng nó có thể ngăn chặn Trung Quốc bao vây hòn đảo, Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói Đài Loan đã “đánh giá quá cao về bản thân và cố gắng làm điều bất khả thi”.

Người phát ngôn Ngô Khiêm nói với các phóng viên ở Bắc Kinh: “Nói về việc ngăn chặn Quân đội Giải phóng Nhân dân tiến vào Thái Bình Dương thì đây là điều vô nghĩa xuẩn ngốc”.

ĐỘT PHÁ NGOẠI GIAO

Chương trình tàu ngầm nội địa đã dựa trên chuyên môn và công nghệ từ một số quốc gia, một bước đột phá đối với Đài Loan vốn bị cô lập về mặt ngoại giao.

Cheng Wen-lon, người đứng đầu tập đoàn CSBC của Đài Loan, đơn vị đứng đầu việc chế tạo tàu ngầm, cho biết hàm lượng nội địa của tàu chiếm khoảng 40%. Ông không đề cập rõ ràng đến sự tham gia của nước ngoài trong bài phát biểu của mình tại Cao Hùng.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ an ninh của Hoa Kỳ với hòn đảo mặc dù thiếu quan hệ chính thức, đại sứ Hoa Kỳ trên thực tế tại Đài Loan, Sandra Oudkirk, đã tham dự buổi lễ. Mỹ là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Đài Loan.

Phát biểu với các phóng viên ở Đài Bắc, Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan Joseph nói trước mối đe dọa ngày càng tăng từ chiến thuật gây áp lực “vùng xám” của quân đội Trung Quốc gần hòn đảo bằng các hoạt động trên không và trên biển, Đài Loan phải tăng cường phòng thủ.

Đài Loan hy vọng sẽ triển khai ít nhất hai tàu nội địa như vậy vào năm 2027 và có thể trang bị tên lửa cho các mẫu sau này, người đứng đầu chương trình cho biết trong tháng này.

Chiếc tàu ngầm đầu tiên có giá 49,36 tỷ Đài tệ (1,53 tỷ USD) sẽ sử dụng hệ thống chiến đấu của tập đoàn Lockheed Martin và mang theo ngư lôi hạng nặng Mark 48 do Mỹ sản xuất. Nó sẽ bước vào giai đoạn thử nghiệm trên biển vào tháng tới trước khi giao cho hải quân vào cuối năm 2024.

Đô đốc Huang Shu-kuang, cố vấn an ninh của bà Thái và là người dẫn đầu chương trình, mô tả các tàu ngầm này là một “công cụ răn đe chiến lược” cũng có thể giúp duy trì “huyết mạch” của hòn đảo với Thái Bình Dương bằng cách giữ cho các cảng dọc theo bờ biển phía đông của Đài Loan luôn rộng mở.


Đài Loan ra mắt tàu ngầm tự chế đầu tiên (voatiengviet.com)