dinsdag 26 december 2017

Rotterdam: thành phố Dubai giữa lòng... Hà Lan

Rotterdam: thành phố Dubai giữa lòng Hà Lan

  • 25 tháng 12 2017EschCollection/Getty ImagesBản quyền hình ảnh EschCollection/Getty Images
Image caption Markhal của Rotterdam cò hình dáng đơn giản nhưng vô cùng độc đáo
Bạn rất nên tới Rotterdam bằng tàu hỏa. Đi tàu thì khi ra khỏi nhà ga, bạn có thể xoay người, đặt túi xuống rồi ngắm nhìn một trong những tòa nhà vui vẻ nhất thế giới.
Đó là nhà ga được thiết kế một cách hứng khởi nhất kể từ sau Trung tâm Bay TWA tại Nhà ga Idlewild (mà sau này được đổi tên thành sân bay JFK) của kiến trúc sư Eero Saarinen.
Nhà ga Rotterdam vươn lên, phớt lờ lực hấp dẫn, tạo thành một bước nhảy duyên dáng với chất liệu thép, kính và gỗ.
Lithuania: Ngọn đồi Thánh giá và biểu tượng niềm tin
Những người hậu duệ xứ Sparta
Cộng sản, Sa hoàng, cướp biển Viking và nước Nga
Nếu là ở bất kỳ thành phố nào khác thì nó sẽ trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý, giống như Guggenheim của Bilbao hoặc Tòa thị chính của Toronto.
Thế nhưng tại Rotterdam, nó phù hợp với vị trí hiện tại. Đây là thành phố của những thử nghiệm hoang dại, là cái bếp thí nghiệm các mẫu kiến trúc của châu Âu, một Dubai hay Doha thời hậu chiến, nhưng được làm đẹp hơn nhiều.
Thay vì được một thế hệ những người giàu có tung tiền ra để tạo thanh thế toàn cầu cho thành phố, Rotterdam tiến hóa qua ba phần tư thế kỷ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của người dân thành phố và của những khoảng thời gian người ta trải qua.
Đó là một thành phố sôi động, nơi ta có thể đi bộ hoặc đi xe đạp một cách thuận tiện. Nhưng đó cũng là thành phố, giống như các thành phố Vùng Vịnh được đăng nhiều trên instagram, được thiết kế và quản lý nhằm gây ấn tượng ở mọi ngõ ngách.

Bị bom đạn san phẳng

Vào lúc 1:28 chiều ngày 14/5/1940, một thứ âm thanh vo vo đáng sợ vang lên trên các đường phố, phát ra từ phía đông. Đó là thứ âm thanh khiến cư dân sợ hãi. Chỉ vài phút sau, một dàn phi cơ quần đảo trên bầu trời thành phố chị em sinh đôi của Amsterdam. Rotterdam là cỗ máy công nghiệp của Hà Lan và là cảng biển lớn nhất thế giới.
Chỉ 15 phút sau, các phi cơ quay bỏ đi, để lại thành phố trong biển lửa, cháy liên tục trong sáu ngày cho tới khi ngọn lửa thiêu trụi tất cả: 250 hecta, 25 ngàn ngôi nhà, 11 ngàn tòa nhà thương mại biến thành tro bụi. Rotterdam bị phá hủy toàn bộ.
Walter Bibikow/Getty ImagesBản quyền hình ảnh Walter Bibikow/Getty Images
Image caption Nhà ga Rotterdam là một trong những viên ngọc quý trong kiến trúc của thành phố
Gần như là vậy. Những ngọn lửa thậm chí còn chưa tắt hết khi các quan chức thành phố nhóm họp vào hôm 18/5 để quyết định xem cần làm gì tiếp. Tuy những bức tường hầu như đều sụp đổ, nhưng vẫn còn chút ít sót lại, đủ để tái thiết. Đó là sự lựa chọn đầy logic. Đó cũng là sự lựa chọn của Coventry của Anh, Warsaw của Ba Lan và nhiều thành phố, thị trấn của Đức trong những năm sau đó.
Tuy nhiên đã có một số cuộc tranh luận và một số lời kêu gọi tha thiết là hãy phục chế thành phố có từ thế kỷ 14 này thành nơi có thể tạo cảm giá thoải mái, ổn định cho các thế hệ gia đình, và quyết định được đưa ra là sẽ san phẳng toàn bộ rồi xây mới. Kiến trúc sư trưởng thành phố, Willem Witteveen, đã ngay lập tức bắt tay vào việc. Sẽ là một thành phố mới, nhưng gợi đầy kỷ niệm và hoành tráng.
Những phụ nữ đeo mặt nạ bí ẩn ở Trung Đông
Thủ phủ băng giá thế giới
Vì sao tiếng Ý trở thành ngôn ngữ của tình yêu
Thế rồi lại xảy ra một chuyện còn đáng nhớ hơn. Vào 1944, khi thành phố vẫn đang dưới sự chiếm đóng của Đức tuy vị thế của Đức đã được nhìn rõ là đang đi tới hồi kết, nhà tư bản công nghiệp Cees van der Leeuw đã kêu gọi tổ chức một cuộc họp khác, lần này là họp kính, trong một phòng trà rất quyến rũ nằm bên trên nhà máy sản xuất trà, cà phê và thuốc lá Van Nelle của ông.
Nhà máy này là tác phẩm kiến trúc hiện đại đầu tiên của thành phố (Le Corbusier gọi đó là 'cảnh tượng đẹp đẽ nhất trong thời hiện đại') và nằm đủ xa trung tâm thành phố để không bị chiến tranh tàn phá.
"Những người đứng đầu ngành công nghiệp này nghĩ rằng nó hay hơn, bởi linh hoạt hơn so với kế hoạch của Witteveen," sử gia chuyên nghiên cứu về kiến trúc của Rotterdam, Michelle Provoost nói, và chỉ ra rằng việc hiện đại hóa theo nhu cầu kinh doanh này đã bắt đầu tại thành phố thậm chí còn từ trước khi có chiến tranh, với các tòa nhà như Café Unie (bị phá hủy và sau được xây lại). "Kế hoạch của ông ấy bị coi là quá chặt chẽ."
Viễn kiến của Witteveen không đủ lớn, không đủ hiện đại để đáp ứng giới doanh nhân hay người Đức chiếm đóng, những người thích ý tưởng san phẳng đi để xây lại một thành phố mới theo phong cách Đệ tam Đế chế (là ý tưởng chưa từng được triển khai).
Keystone-France/Getty ImagesBản quyền hình ảnh Keystone-France/Getty Images
Image caption Năm 1940, Rotterdam bị bom Đức phá hủy, chỉ còn là một đống tro tàn và đổ nát
Van der Leeuw thuyết phục thành phố hãy sa thải Witteveen và tuyển trợ lý của ông là Cornelis van Traa để đưa ra một kế hoạch cực đoan hơn.
"Van Traa trình bày ý tưởng xây dựng một thành phố với kiến trúc phóng khoáng," Provoost nói.
Đó là lúc tân Rotterdam - thành phố có kiến trúc nghiêm túc, chỉn chu, vui vẻ và sôi nổi nhất thế giới - ra đời.
Nhà thờ đá Ethiopia và truyền kỳ 'thiên thần trợ giúp'
Ngôi đền Hồi giáo rực rỡ nhất thế giới
Những nơi bí ẩn nhất thế giới

Thành phố của những công trình kiến trúc độc đáo

Sau khi ngắm xong Nhà ga Rotterdam, bạn hãy lên một trong những chuyến tàu điện tới ga Blaak để cảm nhận được đầy đủ về thành phố. Đi bộ dưới đường hầm có mái che hình đuôi công của nhà ga, bạn sẽ thấy hai tác phẩm kiến trúc có từ cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21.
Phía bên phải bạn là Kubuswoningen của Piet Blom (1980-84), các ngôi nhà 39 khối lập phương, chồng nghiêng và được giữ thăng bằng trên đỉnh mỗi khối, trông như một khu rừng bê tông.
Phía bên trái là Markthal (MVRDV, 2014), một khu chợ hình móng ngựa khổng lồ với các căn hộ và nhà chung cư được xây mỗi bên. Trong chợ là đủ các thứ để mua sắm, ăn uống. Ngoài việc là một địa điểm mang tính biểu tượng - có hình dáng đơn giản nhưng độc đáo - đó còn là sự tiến hóa đầy logic của khu chợ thành phố, nơi mọi người tới để gặp gỡ, ăn uống và sinh sống.
Thế nhưng điều tuyệt vời nhất về Rotterdam là những thứ bạn có thể nhìn thấy, nằm chen giữa những tác phẩm lớn.
Quay trở lại, đi về phía bến tàu điện, bạn sẽ nhìn thấy Blaak 8 (Group A architectures, 2012). Đó chỉ là một tòa nhà công sở. Thực sự thì nó không cần phải đẹp đến thế, thế nhưng quả là với những cửa sổ hình thang, hình dạng tòa nhà thay đổi theo từng vài tầng một.
Và nhìn về phía bên phải, bạn sẽ thấy một tòa nhà công sở nữa, Blaak 31, nơi có một nhà hàng Ý ở tầng trệt và ngay trên đó là các bậc thang cao chừng ba tầng nhà vươn lên vô cớ.
Geography Photos/Getty ImagesBản quyền hình ảnh Geography Photos/Getty Images
Image caption Rotterdam giống như Disneyland với những thiết kế kỳ quặc
Công ty thuế, hãng chiếm phần lớn diện tích sử dụng của tòa nhà này, vừa tuyên bố rằng họ đang xây trụ sở mới với hình dạng của một chiếc đồng hồ cát, chỉ bởi họ thích thế.
Thường thì khi đi lại, tôi hay chọn khách sạn dựa theo vị trí, lịch sử hay do tiện nghi. Tại Rotterdam, tôi chọn vì lý do kiến trúc. Trong chuyến đi đầu tiên của tôi tới thành phố cách đây vài năm, tôi chọn Citizen M, thuộc chuỗi khách sạn châu Âu có thiết kế cao cấp nhưng lại kém tiện nghi. Khách sạn này thấp, rộng về bề mặt, trông như một sự pha trộn giữa nhà kho với trường học cấp một thời thập niên 1970 và một ghế thấp có đệm.
Chagos: Nơi dân đảo bị đuổi khỏi quê hương
Ngôi làng Đức, nơi từng đe dọa hủy diệt châu Âu
Vì sao người Tây Ban Nha ăn tối vào 10 giờ đêm?
Lần này, tôi chọn nghỉ đêm đầu tiên tại Marriott trong tòa nhà Millenium Tower (WZMH, 2000), một tòa nhà có từ cuối thời hậu hiện đại hóa nằm kế bên nhà ga Rotterdam.
Đêm thứ hai, tôi chuyển sang địa chỉ mới nhất trong thành phố, khách sạn một phòng có tên gọi Wikkelboat. Căn phòng nổi này, được neo đầu trong bến tàu, được làm từ 24 lớp bìa carton được bọc lại với nhau, có khoang ngồi và chỗ làm thịt nướng BBQ. Nó đậu bập bềnh dưới Red Apple (KCAP, 2009), một khu tổ hợp đa chức năng có mái đỡ bao lơn làm bằng nhôm đã ngả sang màu đỏ theo thời gian.
Rotterdam yêu những tòa nhà của mình như Santa Monica yêu các bãi biển. Quán cà phê hay nhất thành phố, nằm ở tầng dưới cùng của tòa nhà xây bằng gạch thời hậu chiến Bauhaus với một góc lượn con duyên dáng, có tên là quán Dudok, được đặt theo tên của kiến trúc sư thiết kế quán.
Quán bar đồng thời là hộp đêm Hugh nằm ở Hilton (1962) thì được đặt tên theo Hugh Maaskant, kiến trúc sư hậu chiến tài năng của thành phố (người cũng là tác giả của Euromast, tòa tháp lớn trong thành phố).
Rotterdam giống như Disneyland nếu nói về mặt kiến trúc. Đến thăm thành phố, bạn sẽ thấy giống như về nhà và sẽ băn khoăn tự hỏi tại sao các thành phố khác của chúng ta lại không thể ít nhiều giống nơi này.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.

Tin liên quan

http://www.bbc.com/vietnamese/vert-tra-42461908

  1. Welcome to my hometown – ROTTERDAM - Duur: 4:17.

    • 3 jaar geleden
    • 544.409 weergaven
    Rotterdam may crown itself as the best European city of 2015. The award was given by the international Academy of Urbanism from
  1. What to do in ROTTERDAM, The Netherlands - Duur: 12:31.

    • 1 jaar geleden
    • 65.725 weergaven
    Alex and Marko explore Rotterdam, Netherlands and it's renovation as one of the greenest cities in Europe, come along! ---
    • Ondertiteling
  2. Rotterdam by Drone - Duur: 3:01.

    • 1 jaar geleden
    • 127.695 weergaven
    This drone video is from my hometown Rotterdam. After a few years of collecting content, I thought it was time to share this. So enjoy
  3. In naam van Rotterdam - Duur: 3:17.

    • 2 jaar geleden
    • 141.928 weergaven
    Gers! presenteert: 'In Naam van Rotterdam' Ter herinnering aan het bombardement van Rotterdam, dit jaar 75 jaar geleden,
  4. Rotterdam City Guide - The Way Away - Duur: 13:55.

    • 1 maand geleden
    • 9.349 weergaven
    Use this Rotterdam City Guide to visit Rotterdam if you come to the Netherlands. Only a short train ride away, Rotterdam is easy to 

Tám sự kiện khoa học nổi bật năm 2017

Tám sự kiện khoa học nổi bật năm 2017

  • 7 giờ trước

Khoa học, môi trường, sự kiện nổi bật, 2017Bản quyền hình ảnh PA
Image caption Khoảnh khắc ấn tượng khi hai ngôi sao va chạm

Tàu vũ trụ Cassini kết thúc sứ mệnh 13 năm hay phát hiện sóng hấp dẫn từ vụ va chạm thảm khốc của hai ngôi sao chết là hai trong số các sự kiện khoa học, môi trường nổi bật năm 2017.

Va chạm giữa hai vì sao chết

Năm 2017, các nhà khoa học dò ra sóng hấp dẫn của Einstein từ một nguồn mới - sự va chạm của hai ngôi sao chết, hay còn gọi là sao neutron. Phát hiện đầu tiên về sóng này được công bố năm 2016, khi nhóm nghiên cứu thuộc dự án LIGO mô tả sự giãn nở của không gian thông qua sự hợp nhất của hai lỗ đen cách xa nhau. Kết quả được ca ngợi như là xuất phát điểm cho một ngành mới của thiên văn học, sử dụng sóng hấp dẫn để thu thập dữ liệu về các hiện tượng vũ trụ.
Nasa muốn 'ném thiên thạch' về phía Trái Đất
Trái Đất sắp hết chỗ cho con người ở?
Năm con số quyết định 100 năm tới
Trái Đất: Khối cầu rực rỡ giữa không trung
Vụ nổ xảy ra trong một dải thiên hà thuộc chòm sao Hydra cách trái đất hàng tỷ tỷ kilomet. Một số thông số đáng kinh ngạc được ghi nhận xung quanh vụ va chạm này. Chẳng hạn, sao nơtron đậm đặc đến nỗi một thìa cà phê có thể cân nặng một tỉ tấn. Nhóm nghiên cứu cũng xác nhận những vụ va chạm như vậy dẫn tới việc sản sinh ra vàng và bạch kim tồn tại trong vũ trụ.

Sứ mệnh cuối của tàu vũ trụ Cassini


Khoa học, môi trường, sự kiện nổi bật, 2017Bản quyền hình ảnh NASA/JPL-CALTECH
Image caption Tàu vũ trụ Cassini hoàn thành sứ mệnh 13 năm khám phá Sao Thổ
Tàu vũ trụ Cassini bắt đầu chuyến thám hiểu Sao Thổ năm 2004. Trong 13 năm hoạt động, nó đã thay đổi hiểu biết của chúng ta về hành tinh và mặt trăng. Chuyến thám hiểm giúp phát hiện các vòi phun nước từ mặt trăng Enceladus của Sao Thổ, xác nhận một đại dương ẩn dấu dưới bề mặt băng. Nó cũng giúp phát hiện các biển và hồ mê tan trên mặt trăng Titan lớn nhất của sao Thổ.
Tuy nhiên khi các thùng nhiên liện dần cạn, để ngăn chặn khả năng Cassini đâm vào hai mặt trăng có thể tồn tại sự sống quay quanh Sao Thổ - Titan và Enceladus, NASA buộc phải ngừng sứ mệnh của con tàu này. Ngày 15/9, Cassini lao vào bầu khí quyển, bốc cháy dưới áp suất và nhiệt độ cao của khí quyển Sao Thổ, vỡ ra thành hàng triệu mảnh.
Mỹ rút khỏi Thỏa thuận chung Paris

Khoa học, môi trường, sự kiện nổi bật, 2017Bản quyền hình ảnh EPA
Khi còn đang trong chiến dịch tranh cử, ông Donald Trump nói ông sẽ đưa Hoa Kỳ 'rút khỏi' thỏa thuận chung Paris về biến đổi khí hậu. Nhưng sau khi trở thành tổng thống tháng 11 năm đó, ông đưa ra vài tuyên bố công khai về chủ đề biến đổi khí hậu. Các báo cáo lộ ra việc các cố vấn của ông Trump bị chia rẽ về vấn đề này, khiến một số nhà bình luận đặt câu hỏi liệu Tổng thống có thể bị thuyết phục để ở lại trong tiến trình này hay không.
Tuy nhiên, vào 1/6, Tổng thống Trump tổ chức họp báo ở Rose Garden của Nhà Trắng tuyên bố Hoa Kỳ rút khỏi hiệp định nói trên. Ông Trump nói: "Để hoàn thành nghĩa vụ thiêng liêng là bảo vệ đất nước và công dân Hoa Kỳ, Hoa Kỳ sẽ rút khỏi hiệp định khí hậu Paris ... nhưng bắt đầu các cuộc đàm phán để quay trở lại hoặc là hiệp định Paris hoặc là một thỏa thuận mới với các điều khoản công bằng cho Hoa Kỳ".
Tuyên bố này vấp phải chỉ trích mạnh mẽ từ đảng Dân chủ và các nhà lãnh đạo thế giới như cựu Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Ngoại trưởng John Kerry.
Phát hiện thêm nhiều "trái đất"

Khoa học, môi trường, sự kiện nổi bật, 2017Bản quyền hình ảnh NATURE
Image caption Các hành tinh có kích cỡ Trái Đất mới được phát hiện cùng quay quanh một ngôi sao
Trong số 3.500 hành tinh được ghi nhận tồn tại ngoài Hệ Mặt trời, có một số hành tinh khá 'kỳ quặc'. Trước kia, đó là hành tinh mang tên J1407b có vành đai bụi lớn gấp 200 lần so với vành đai quanh sao Thổ.
Nhưng năm nay, các nhà thiên văn học phát hiện ra một hệ thống hành tinh với bảy hành tinh có cùng kích cỡ với Trái Đất. Những hành tinh này quay quanh một ngôi sao chủ. Điều thú vị là, ba trong số các hành tinh có thể có nước trên bề mặt, một dấu hiệu quan trọng của sự sống.
Họ hàng gần đây của con người

Khoa học, môi trường, sự kiện nổi bật, 2017Bản quyền hình ảnh PHILIPP GUNZ/MPI EVA LEIPZIG
Image caption Việc tái tạo hộp sọ Homo sapiens dựa trên việc thông tin từ vô số nguyên bản hóa thạch
Vào tháng Bảy, các nhà nghiên cứu công bố năm hóa thạch cổ đại tại Bắc Phi cho thấy loài người - Homo sapiens - xuất hiện sớm hơn ít nhất 100.000 năm so với khái niệm trước đó. Những phát hiện này gợi ý rằng loài người chúng ta không tiến hóa trong một "cái nôi" duy nhất ở Đông Phi. Thay vào đó, con người hiện đại có thể đã tiến hoá theo cùng một hướng trên toàn lục địa.
Năm nay cũng có nhiều tin tức chấn động khác về sự tiến hóa của loài người. Năm 2015, khi các nhà khoa học công bố tìm thấy phần còn lại của 15 bộ xương thuộc một loài mới, Homo naledi, nó đã trở chủ đề nóng hổi trên khắp thế giới. Vào thời điểm đó, các nhà nghiên cứu không thể nói chắc các mẫu vật này bao nhiêu tuổi, nhưng cho rằng một số đặc điểm nguyên thủy cho thấy chúng có thể lên đến ba triệu năm tuổi.
Năm nay, trưởng nhóm nghiên cứu Lee Berger tuyên bố rằng những hóa thạch này chỉ khoảng 200.000-300.000 năm tuổi và có thể không phải là tổ tiên của loài người hiện đại. Homo naledi thậm chí có thể đã từng gặp gỡ các các thành viên sơ khai của loài người hiện đại - Homo sapiens.

Nhật thực


Khoa học, môi trường, sự kiện nổi bật, 2017Bản quyền hình ảnh Getty Images
Ngày 21/8, Hoa Kỳ chứng kiến nhật thực toàn phần kể từ khi tuyên bố độc lập năm năm 1776. Trong kỳ nhật thực này, bóng của Mặt trăng đi qua 14 bang của Hoa Kỳ, kéo dài từ bờ biển phía Đông sang bờ biển phía Tây nước Mỹ trong 99 năm qua.

Khách phương xa


Khoa học, môi trường, sự kiện nổi bật, 2017Bản quyền hình ảnh ESO/M. KORNMESSER
Image caption Tiểu hành tinh được đặt tên "Oumuamua", nghĩa là "sứ giả đầu tiên từ phương xa "
Mặc dù các nhà khoa học đã dự đoán suốt nhiều năm qua về khả năng một tiểu hành tinh sẽ ghé thăm trái đất, năm 2017 là lần đầu tiên chúng ta phát hiện một 'vị khách' như vậy. Một nhóm nhà nghiên cứu đã phát hiện ra vật thể lạ hồi tháng Mười. Họ cũng sớm chắc chắn rằng tốc độ và quỹ đạo của hành tinh này cho thấy nó có nguồn gốc ngoài Hệ Mặt Trời. 'Vị khách' được đặt tên là "Oumuamua", nghĩa là "sứ giả đầu tiên từ phương xa ".
Hành tinh mới phát hiện có màu hơi đỏ, giống với các vật thể ở vùng ngoài Hệ Mặt Trời. Ước tính hành tinh nhỏ này có chiều dài gấp 10 lần chiều rộng, đặc điểm nổi bật chưa từng thấy ở các tiểu hành tinh Hệ Mặt Trời vốn không dài đến thế.

Núi băng trôi khổng lồ


Khoa học, môi trường, sự kiện nổi bật, 2017Bản quyền hình ảnh COPERNICUS SENTINEL (2017) ESA/ANDREW FLEMMING
Image caption Vệ tinh phát hiện vết nứt lớn trên thềm băng Larsen C
Một trong những tảng băng trôi lớn nhất tách khỏi thềm băng Larsen C của Nam Cực vào tháng Bảy. Các nhà khoa học đã theo dõi sự phát triển của vết nứt lớn trên thềm băng trong suốt hơn một thập kỷ. Khối băng trôi khổng lồ ước tính bao phủ diện tích khoảng 6.000 km vuông - khoảng một phần tư diện tích xứ Wales.
Các tảng băng tách khỏi Nam Cực là hoạt động tự nhiên. Tuy nhiên giới khoa học cho rằng thềm băng Larsen C có kích cỡ nhỏ nhất kể từ cuối kỷ băng hà khoảng 11.700 năm trước . Họ cũng cho rằng cần có các nghiên cứu trong tương lai để tìm hiểu việc thềm băng đáp ứng với việc khí hậu ấm lên như thế nào.

Tin liên quan

Thế giới đón mừng Giáng sinh 2017

Ngắm Trái Đất kỳ ảo từ trên cao

Ngắm Trái Đất kỳ ảo từ trên cao

  • 18 tháng 5 2017Google EarthBản quyền hình ảnh Google Earth
Những hình ảnh mới cập nhật trên Google Earth cho thấy nhiều hình ảnh đẹp nhất của hành tinh từ trên cao, từ những cảnh tượng tự nhiên đến khung cảnh do con người tạo ra thành những tác phẩm đẹp như tranh vẽ.
Đừng tìm kiếm vẻ đẹp trong đời thường bằng cách tiến tới quá gần - hãy ngắm nhìn từ xa. Trái Đất luôn rải rác đâu đó những cảnh tượng kỳ vĩ, nhưng góc nhìn hành tinh từ trên cao khiến người ta hỏi liệu đó là nghệ thuật bắt chước tự nhiên hay là điều ngược lại?
'Hành trình Sinbad' qua biển băng Bắc Cực
Thế giới ngầm dưới lòng thành phố Naples, Ý
Đại bàng và thợ săn trên thảo nguyên
Qua hình ảnh vệ tinh tuyệt đẹp, ứng dụng Google Earth vừa được cập nhật cho phép con người khám phá những viên ngọc bí ẩn trên khắp địa cầu và nhìn hành tinh từ góc độ mới. Nhiều cảnh tượng có vẻ không có gì đặc biệt từ mặt đất nhưng lại bùng nổ thành vô số màu sắc đầy tràn, hình dáng trừu tượng và vô cùng rực rỡ khi nhìn từ trên không. Nhìn gần hơn một chút, ta sẽ thấy một thế giới tuyệt đẹp bên dưới cần khám phá.

Bari, Ý

Google EarthBản quyền hình ảnh Google Earth
Image caption Bari
Tỉnh Bari là một trung tâm thương mại ở miền nam nước Ý - thủ phủ trùng tên của tỉnh này chỉ xếp thứ hai sau Naples về hoạt động kinh tế. Đời sống cũ nằm ngay bên cạnh những điều mới mẻ trong thành phố, nơi đây có những di sản có từ thế kỷ 12 như lâu đài Castello Normanno-Svevo và Nhà thờ Basilica di San Nicola, cũng như sân bay hiện đại Karol Wojtyla và Đại học Bari Aldo Moro danh tiếng. Du khách có thể khám phá những con đường hẹp và kiến trúc thời trung cổ ở Phố cổ Bari và trải nghiệm các thú vui chơi về đêm thời thượng trong thành phố.
Thế giới ngầm dưới lòng thành phố Naples, Ý
Nơi Hồi giáo và Thiên chúa giáo là bạn
Thụy Sỹ, nơi đúng giờ tuyệt đối
Nhìn từ trên cao xuống, quang cảnh Bari tựa như một trong những bức tranh phong cảnh theo trường phái Hậu Ấn Tượng của Paul Cezanne. Nhưng những mảnh nông trang này chính là đại diện cho các mặt hàng xuất khẩu chính của tỉnh, gồm oliu, nho và hạnh nhân.

Shadegan, Iran

Google EarthBản quyền hình ảnh Google Earth
Image caption Shadegan
Vùng đầm lầy Shadegan ở phía tây-nam Iran có diện tích khoảng 400.000 hectares, là vùng đầm lầy lớn nhất nước. Đầm lầy là tập hợp của một hệ thống nhiều hồ, vụng nước nông, đầm phá, và một số nơi tạo thành các đường thoát nước trông như những nhánh cây tỏa ra từ nhiều cành lá.
Thuật ứng xử của người Ba-tư
Nơi Hồi giáo và Thiên chúa giáo là bạn
Ngôi đền Hồi giáo rực rỡ nhất thế giới
Nằm ở khu vực màu mỡ của Iran, đầm lầy Shadegan được bao quanh bởi những vườn cây chà là nổi tiếng với vị ngọt, những nông trại gia súc và các cánh đồng mía đường. Shadegan cũng nổi tiếng vì hệ sinh thái đa dạng, Khu bảo tồn Động vật Hoang dã Shadegan là nơi cư trú của nhiều loài động vật như vịt cẩm thạch, một loài vịt lặn tìm thức ăn được Liên đoàn Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên (IUCN) đưa vào sách đỏ những loài đang bị đe dọa và dễ bị tổn thương.

Al Gharbia, Các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất

Google EarthBản quyền hình ảnh Google Earth
Image caption Abu Dhabi
Ở phía tây Abu Dhabi là Al Gharbia (còn gọi là Vùng Al Dhafra), một khu vực nhìn từ trên cao xuống trông như một tác phẩm nghệ thuật trừu tượng. Mặc dù cấu thành hầu hết khu vực đất đai của Abu Dhabi, Al Gharbia chỉ có lượng dân cư thưa thớt và nằm bên rìa Rub' al-Khali, nổi tiếng với tên gọi Empty Quarter (khu vực trống không), là sa mạc trải dài lớn nhất trên thế giới.
Al Gharbia có một trong số những đụn cát cao nhất thế giới, có tám ốc đảo với động vật hoang dã. Lớn nhất trong số các đảo là Sir Bani Yas, được vinh danh là Điểm đến Du lịch Sinh thái Hàng đầu Thế Giới từ năm 2014, do Giải thưởng Du lịch Thế giới trao tặng. Phần lớn đảo Sir Bani Yas là Công viên Quốc gia Ả-rập, là nơi có 10.000 con thú sống tự do như hươu cao cổ, báo đốm, linh cẩu và nai.
Khu vực này nổi tiếng vì tổ chức cuộc thi hoa hậu lạc đà duy nhất trên thế giới, một sự kiện kéo dài hai tuần vinh danh những chú lạc đà chạy nhanh nhất và có vẻ đẹp thẩm mỹ nổi bật nhất trong khu vực.

Al Jouf, Ả-rập Saudi

Google EarthBản quyền hình ảnh Google Earth
Image caption Ả-rập Saudi
Người ta có thể nói vùng Al Jouf ở bắc Ả-rập Saudi đã bị xả đầy những vòng tròn đồng ruộng. Tuy nhiên, không giống dấu vết bí ẩn từ các trang trại sẵn có, những vòng tròn trên mặt đất này thực ra là các vị trí được thiết kế tỉ mỉ để tưới tiêu trên mặt đất hoang mạc khô cằn, tạo ra sự tương phản hình ảnh của màu xanh đầy sức sống với màu cát bụi bặm trong ảnh. Những nông trại dạng tròn được tạo ra trong quá trình có tên gọi hệ thống thủy lợi xoay quanh trục trung tâm. Hệ thống này lấy nước từ sâu trong lòng đất và bắt đầu tưới tiêu cho hoa màu từ trung tâm cánh đồng. Các cánh đồng khác nhau về kích cỡ và có thể mở rộng đến 3km đường kính. Phương pháp này đã tạo ra những cánh đồng dạng tròn bùng nổ khắp nơi trên hoang mạc Ả-rập Saudi một thời.
Dự án Nông nghiệp Al Jouf được triển khai trên diện tích 30 ngàn hecta ở gần thị trấn Tabarjal, và dựa vào phương pháp tưới tiêu trung tâm này để trồng trọt lúa mạch, lúa mỳ, oliu, cà chua và các loại rau quả khác. Dự án tích trữ nước mưa và nước còn sót lại từ Kỷ Băng hà vốn đọng lại dưới lòng đất từ hàng trăm ngàn năm qua do tác động của việc dịch chuyển cát trong sa mạc. Hiện người ta chưa rõ lượng nước có tại phần này của sa mạc là bao nhiêu, nhưng các nhà khoa học ước tính đủ dùng cho 50 năm.

Yellowstone, Hoa Kỳ

Google EarthBản quyền hình ảnh Google Earth
Image caption Yellowstone
Có đường kính gần 113m, hồ nước nóng Grand Prismatic Spring ở Công viên Quốc gia Yellowstone là hồ nước nóng lớn nhất Hoa Kỳ và lớn thứ ba trên thế giới. Khi lần đầu tiên phát hiện ra nơi này vào năm 1871, nhà địa chất Hoa Kỳ Ferdinand Hayden viết: "Không gì được tạo ra từ nghệ thuật của loài người có thể sánh với vẻ sống động kỳ diệu và sự tinh tế của màu sắc của những suối nước nóng ấn tượng này."
Nhà Trắng, công trình do người da đen xây
Hồ nước ở nơi tận cùng thế giới
Hồ có các vòng màu đa sắc - là hình ảnh đặc biệt ấn tượng khi nhìn từ trên cao xuống - được tạo ra từ những loại vi khuẩn khác nhau. Mỗi loại vi khuẩn phát triển mạnh ở mức nhiệt độ khác nhau, màu sắc của chúng thể hiện nhiệt độ khác nhau ở những vị trí khác nhau trong hồ nước nóng. Ở trung tâm hồ nước nóng, nhiệt độ có thể lên đến 87 độ C, trong khi ở ngoài rìa, vị trí mát nhất là khoảng 55 độ C.
Theo trang web của Công viên Yellowstone, Hồ nước nóng Grand Prismatic Spring là địa điểm được chụp ảnh nhiệt nhiều nhất.

Sông Darling, Úc

Google EarthBản quyền hình ảnh Google Earth
Image caption Sông Darling
Uốn khúc ở miền tây nam, chảy xuyên qua vùng xa xôi khô cằn của Úc, sông Darling (trong ảnh) là dòng sông dài thứ ba ở Úc, trải dài hơn 2.700km ở vùng đông nam nước Úc.
Dọc theo bờ sông là đường Darling River Run, một tuyến đường lái xe tuyệt đẹp kéo dài 730km đưa du khách đến nhiều công viên quốc gia như Công viên Quốc gia Mungo và Công viên Quốc gia Gundabooka. Tuyến đường cũng băng qua các khu vực thị trấn xa đặc sắc về văn hóa và lịch sử. Chẳng hạn như tại Brewarrina, những người mê thám hiểm có thể tìm thấy những bẫy cá sơ khai chừng 40.000 năm tuổi, và Vùng Hồ Wilandra là khu vực tìm ra Người đàn ông Mungo 60.000 năm tuổi.

Đảo san hô Kure, Hoa Kỳ

Google EarthBản quyền hình ảnh Google Earth
Image caption Đảo san hô Kure
Đảo san hô Kure là một rạn san hô dạng hình cầu, ở phần xa xôi nhất ở Quần Đảo Tây bắc Hawai. Nằm cách Honolulu chừng 1.380 dặm, Kure là một phần của Khu Di tích Quốc gia Hàng hải Papahānaumokuākea, một trong những khu bảo tồn hàng hải lớn nhất thế giới. Đảo Xanh (Green Island) là đảo duy nhất trong đảo san hô, và mặc dù nơi này có mở cửa đón khách du lịch, vẫn không có cư dân nào lưu trú thường xuyên ở đây.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy một vòng màu xanh lam, nhưng với tàu bè qua khu vực này, rạn san hô sáu dặm gần như chìm sâu dưới đáy và là sự nguy hiểm vô hình. Một trong những vụ đắm tàu xa xưa nhất của Hawaii đã xảy ra tại đây và vẫn còn xác tàu trong rạn san hô đến ngày nay, trong đó có tàu USS Saginaw năm 1870 và tàu New Bedford whaler Parker năm 1842. Gần đây hơn, trong thập niên 1870, tàu săn cá voi của Nhật tên Hoei Maru đi vòng quanh rạn đá Kure và sau đó bị vỡ làm đôi vì thời tiết nguy hiểm. Phần trước con tàu bị sóng xô vào phần trong của bãi san hô, nơi nó vẫn nhô ra từ sóng nước đến tận ngày nay.

Al Sinniyah, Các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất

Google EarthBản quyền hình ảnh Google Earth
Image caption Al Sinniyah
Là nơi sinh sống của hơn 100.000 người, Umm al Qaiwain là nơi thưa dân nhất trong Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất. Dù luôn được ca tụng là công viên nước lớn nhất trong UAE và sở hữu những địa danh lịch sử xa xưa từ thời 200 năm trước công nguyên, Umm al Qaiwain hầu như chỉ là một nhóm các làng đánh cá truyền thống, và đem lại không khí tĩnh lặng và chậm rãi khác hẳn với Dubai nằm bên cạnh.
Bảy hòn đảo nằm rải rác khắp vùng biển Umm al Qaiwain, mỗi đảo bị chia tách bởi các lạch nước và rừng ngập mặn, với những vụng nước tuyệt đẹp và bờ bãi cát. Đảo lớn nhất trong bảy đảo, Al Sinniyah (hay còn gọi là Jazirat Mallah) có chiều dài 10km và rộng 4km. Nhìn từ trên cao, những vùng nước nông của đảo trông như những dải màu xanh chảy tràn ra như màu nước, và những bãi cát trông như những đường cọ xoắn trên toan vẽ.
Hơn nửa hòn đảo không người ở này nằm trong khu bảo tồn tự nhiên nổi tiếng với những người thích ngắm chim vì sự đa dạng các loài cư trú vì vùng nước nông của nơi này. Nhóm bảo tồn Đời sống Chim Quốc tế (BirdLife International) liệt kê Al Sinniyah là "vùng quan trọng toàn cầu" vì là một trong những nơi có số lượng chim còng cọc Socotra đông đúc nhất thế giới, là loài hiện đang bị đe dọa tuyệt chủng.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.

Tin liên quan