EU hoạt động như thế nào?
Liên hiệp châu Âu (EU) gồm các quốc gia thành viên đồng ý áp dụng chung các tiêu chuẩn, chính sách và pháp luật trong những lĩnh vực cụ thể. Cách thức hoạt động của EU rất khác so với các tổ chức chính trị và hệ thống chính trị các nước.
Nếu bạn là phóng viên tường thuật về EU, hãy hình dung trình tự ra quyết định theo mô hình tam giác này: Hội đồng Liên hiệp châu Âu (Council of the European Union), Ủy hội châu Âu (European Commission) và Nghị viện châu Âu (European Parliament).
Hội đồng Bộ trưởng
Chính phủ các nước là bộ phận quyền lực nhất trong EU và là cơ quan chủ chốt trong việc ra các quyết định của EU.
Các bộ trưởng chịu trách nhiệm về từng lĩnh vực cụ thể, như công nghiệp, giao thông, hay nông nghiệp, và nhóm họp đều đặn tại Brussels trong các phiên họp của Hội đồng Bộ trưởng, hay còn được biết đến với cái tên chính thức là Hội đồng Liên hiệp châu Âu.
Hội đồng ra luật mới, nhưng không làm việc đơn lẻ.
Bạn nên lưu ý không lẫn lộn giữa cơ quan này với Ủy ban châu Âu (European Council), là tổ chức gồm 28 thủ tướng và tổng thống của EU. Ủy ban châu Âu họp thượng đỉnh ít nhất bốn lần mỗi năm.
Ủy hội châu Âu (European Commission)
Ủy hội châu Âu là 'phòng máy' của EU, thực hiện hầu hết các công việc hàng ngày và bảo vệ các lợi ích của EU.
Ủy hội là cơ quan duy nhất trong EU có quyền đề xuất luật mới, tuy không có quyền đưa ra cho Nghị viện châu Âu (EU Parliament) thông qua.
Việc ra luật là công việc của Hội đồng Bộ trưởng và của Nghị viện châu Âu.
Nghị viện châu Âu (European Parliament)
Đây là bộ phận duy nhất của EU được bầu cử trực tiếp. Năm năm một lần, cử tri bầu chọn các dân biểu thay mặt mình tham dự Nghị viện châu Âu (MEP).
Đóng tại Brussels và Strasbourg, Nghị viện châu Âu đã có quyền lực gia tăng đáng kể và có tác động to lớn tới đời sống chúng ta. Các dân biểu châu Âu ra quyết định có ảnh hưởng tới hệ thống y tế, môi trường, cuộc sống của các gia đình, công ăn việc làm, và cả mức người dân phải trả bao nhiêu tiền cho một số loại dịch vụ.
Giống như Hội đồng Bộ trưởng, Nghị viện ra luật theo tiến trình 'đồng quyết định'. Nói cách khác, cả hai cơ quan này phải cùng đồng ý thì một luật mới mới được thông qua.
Bên cạnh chức năng làm luật, cơ quan này còn có trách nhiệm trong hai lĩnh vực khác, gồm:
-
Các dân biểu EU có quyền thông qua ngân sách EU, nhưng quyết định này chỉ có hiệu lực sau khi được Chủ tịch Nghị viện ký
-
Nghị viện cũng có vai trò giám sát các tổ chức khác của EU, gồm cả quyền phê chuẩn hoặc bác bỏ chủ tịch và các cao ủy viên của Ủy hội.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten