Pháp điều tra hậu quả chất da cam ở Việt Nam
Tẩy rửa chất độc da cam tại Đà Nẵng. Ảnh chụp ngày 17/06/2011REUTERS/Kham
Chất độc da cam một lần nữa trở thành chủ đề thời sự. Lần đầu tiên, một dự án nghiên cứu, đánh giá trên thực địa về hậu quả của chất độc da cam sẽ được tiến hành tại Việt Nam và Đông Nam Á. Theo nhật báo Libération (25/10/2018), « Chất độc da cam sẽ được dò xét kỹ lưỡng tại Việt Nam ».
Về hậu quả của chất độc da cam và chất distilben, bác sĩ nội tiết nhi khoa Charles Sultan nhấn mạnh với Libération rằng đó là « những chất gây rối loạn nội tiết cực mạnh, cần được sử dụng làm bằng chứng cho thấy các chất này có khả năng nhiễm vào môi trường tự nhiên và gây hậu quả di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác… Không loại trừ khả năng chất glyphosate và nhiều loại thuốc trừ sâu khác được dùng trong nông nghiệp hiện nay có cùng hậu quả ».
Libération nhắc lại, tại Việt Nam, trong giai đoạn 1961-1971, quân đội Mỹ rải khoảng 100 triệu lít thuốc diệt cỏ có chứa chất độc da cam trong chiến dịch « Ranch Hand ». Loại chất này chứa chất dioxin Severo (2,3,7,8-TCDD) vô cùng mạnh và gây hậu quả lâu dài. Khoảng 2 đến 5 triệu người bị nhiễm chất độc này.
Dự án có kinh phí 300.000 euro do một nhóm nghiên cứu khoa học đa ngành (khoa học xã hội, các bác sĩ và các hiệp hội) đề xuất và được đệ trình ngày 25/10/2018 để thông qua tại Nhà Khoa Học về Con Người ở thành phố Montpellier (miền nam Pháp). Mục tiêu của dự án : điều tra về hậu quả của chất độc da cam được quân đội Mỹ sử dụng trong cuộc chiến ở Việt Nam ; hậu quả của các loại thuốc trừ sâu đang được sử dụng trong ngành nông nghiệp ở Đông Nam Á.
Đầu tiên, nhóm nghiên cứu sẽ thẩm định hiện trạng về chất độc da cam tại Việt Nam : xác định các nạn nhân, các loại bệnh mắc phải, các khuyết tật, các vùng bị nhiễm nặng nhất. Tiếp theo, nhóm sẽ tiến hành nghiên cứu với các mẫu trẻ bị nhiễm chất độc da cam để so sánh với trẻ bình thường. Theo bác sĩ Charles Sultan, nghiên cứu này chưa từng được thực hiện.
Bước thứ ba là nghiên cứu mẫu máu để « làm nổi bật dư lượng chất dioxine, thuốc trừ sâu » nhằm tìm hiểu liệu nạn nhân bị nhiễm trực tiếp từ thức ăn, hay do di truyền. Cuối cùng, một phòng thí nghiệm sẽ lấy mẫu tóc để nghiên cứu tác động của thuốc trừ sâu tại Việt Nam, cũng như ở Cam Bốt, Thái Lan và Lào.
Sử gia Pierre Journoud hoan nghênh sự ủng hộ của chính quyền Việt Nam và việc được truy cập nhiều tài liệu lưu trữ mới. Theo ông, mục đích là « xem xét lại cuộc chiến hóa học và thoát khỏi định hướng thuần túy mang tính nhân đạo. Chính quyền miền Nam Việt Nam đóng vai trò như thế nào trong việc sử dụng hàng loạt các loại thuốc diệt cỏ này ? » Sử gia người Pháp ý thức được rằng đây là chủ đề nhạy cảm giữa Mỹ và Việt Nam, cũng như nguy cơ « đấu với cối xay gió » khi đề cập đến việc sử dụng thuốc trừ sâu trong xã hội ngày nay.
Libération trở lại vụ kiện trường kỳ của bà « Trần Tố Nga, một cuộc đời bị đầu độc ». Từ Pháp, cựu phóng viên của hãng thông tấn Giải Phóng kiện các công ty Mỹ đã cung cấp thuốc diệt cỏ cho quân đội Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam. Hậu quả của chất độc da cam đối với người dân Việt và với chính bà, được Trần Tố Nga kể lại trong cuốn Ma Terre empoisonée (tạm dịch : Mảnh đất nhiễm độc của tôi).
Nhật-Trung ngoạn mục xích lại gần nhau
Phải chăng tổng thống Mỹ Donald Trump đang đẩy Trung Quốc và Nhật Bản gần nhau hơn ? Sau bốn năm không có bất kỳ cuộc họp thượng đỉnh nào, ngày 25/10/2018, chủ tịch Tập Cận Bình tiếp đón thủ tướng Shinzo Abe tại Bắc Kinh.
Le Figaro đánh giá cuộc gặp cấp cao này là « sự xích lại gần nhau ngoạn mục giữa Nhật Bản và Trung Quốc », đánh dấu « bình thường hóa quan hệ ngoại giao », đúng dịp kỷ niệm 40 năm hiệp định hòa bình và hữu nghị (1978) giữa hai nước.
Theo nhà nghiên cứu Yun Sun, thuộc Trung tâm Stimson ở Washington, « chính sách thương mại Mỹ đã tạo điều kiện cho sự xích lại gần nhau này. Mỗi bên đang tìm kiếm các đối tác mới ». Trung Quốc muốn giảm phụ thuộc xuất khẩu vào Mỹ. Nhật Bản tìm kiếm tăng trưởng ở nước ngoài và bị thu hút bởi thị trường khổng lồ của Trung Quốc. Vì vậy, hai nhà lãnh đạo sẽ ký nhiều thỏa thuận kinh tế, nhiều dự án đầu tư chung tại các nước trong vùng, như tại Thái Lan.
Nga : TT Putin loay hoay thúc đẩy tăng trưởng, giảm cách biệt giầu nghèo
Về thời sự Nga, Les Echos điểm lại kết quả những lời hứa khôi phục nền kinh tế Nga của tổng thống Putin trong bài viết : « Tăng trưởng, bất bình đẳng : những lời hứa của Putin khó được thực hiện ».
Có một thực tế không thể bác bỏ, dù Nga đang đối mặt với trì trệ và cấm vận của phương Tây, số lượng tỉ phú ngày càng tăng. Theo ngân hàng Crédit Suisse, chỉ trong năm 2018, Nga đã có thêm 5 tỉ phú mới, nâng tổng số lên thành 74 tỉ phú. Khoảng 10% người giầu nhất Nga nắm trong tay 80% của cải. Đầu năm 2018, khi tranh cử thêm một nhiệm kỳ tổng thống, ông Putin hứa thúc đẩy tăng trưởng, giảm bất cân bằng xã hội. Tuy nhiên, theo Les Echos, những lời hứa này khó thực hiện được.
Thứ nhất, về giảm chênh lệch giầu-nghèo, tổng thống Nga đặt mục tiêu đến năm 2025, giảm một nửa tình trạng nghèo khó, trong khi tình trạng này không ngừng xấu đi từ khi kinh tế suy thoái và sức mua giảm trong giai đoạn 2014-2016.
Mục tiêu thứ hai là đạt tăng trưởng hàng năm ở mức 4% cũng có vẻ không chắc. Tuy nền kinh tế được phục hồi phần nào, nhưng hiện Nga vẫn bị chững lại ở mức tăng 2%. Lạm phát tăng trở lại sau khi được kìm hãm ở mức 2,2% vào đầu năm 2018, nhưng sau đó lại tăng thành 3% vào mùa hè và hiện ở mức 3,5% và Nga đang cố duy trì lạm phát dưới mức 4% từ nay đến cuối năm. Tuy nhiên, tỉ lệ lạm phát sẽ còn tăng hơn trong năm 2019 do việc áp dụng một số biện pháp được chính phủ công bố vào mùa hè, dù không được lòng dân. Để bù các khoản chi phí xã hội và quân sự, thuế giá trị gia tăng VTA đang là 18% sẽ tăng thành 20% kể từ ngày 01/01/2019.
Một điều bất trắc khác trong năm 2019 là những biện pháp trừng phạt mới, được cho là « khắt khe », của Hoa Kỳ nhắm vào Nga sẽ được công bố sau kỳ bầu cử bán phần Quốc Hội Mỹ. Chính phủ Nga tỏ ra vững tin vì giá dầu tăng trở lại, với giá 70 đô la/thùng. Chất đốt, dầu lửa là nguồn thu quan trọng của Nga, chiếm 30% GDP và 50% ngân sách.
Tuy nhiên, nhiều chỉ số cho thấy nền kinh tế Nga bị tình trạng trì trệ đe dọa. Khối lượng bán lẻ trong tháng Chín tăng 2,2%, thấp hơn so với 3 tháng trước. Thu nhập thật của người dân giảm 1,5%. Sản xuất công nghiệp tiếp tục chậm lại. Như vậy, kết quả này bỏ xa những mục tiêu mà tổng thống Nga đã hứa để thúc đẩy tăng trưởng.
Bất đồng ngân sách Roma-Bruxelles : Ly hôn kiểu Ý
Ủy Ban Châu Âu bác dự thảo ngân sách của Ý với tỉ lệ thâm hụt ngân sách 2,4% cho năm 2019. Bruxelles cho Roma ba tuần, đến ngày 14/11, để điều chỉnh lại ngân sách. Tuy nhiên, chính phủ dân túy Ý tuyên bố « không có phương án B ».
Nhật báo Le Monde nhận định : « Trước Roma, Bruxelles có ít khả năng hành động ». Ủy Ban Châu Âu không có quyền áp đặt một ngân sách cho một nước thành viên, đi ngược với nguyện vọng của chính phủ nước đó. Nếu ngày 14/11, Ý không thay đổi ngân sách, thì đây là lần đâu tiên một nước thành viên cố tình từ chối luật chơi trong hiệp ước về ổn định và tăng trưởng của Liên Hiệp Châu Âu. Khả năng trừng phạt tài chính Ý, về mặt chính trị, có vẻ cũng sẽ không thực hiện được.
Trong xã luận của Libération, « Giữa Roma và Bruxelles là vụ ly hôn kiểu Ý », tác giả bài viết không đồng tình với việc Liên Hiệp Châu Âu đi ngược lại với ý nguyện của người dân và muốn bắt những người nghèo khó nhất phải hy sinh thêm lần nữa. Tuy nhiên, Libération cho rằng hai bên nên tìm ra một thỏa thuận giữa một chính phủ Ý nghiêm túc hơn và một Ủy Ban Châu Âu bớt cứng nhắc hơn. Nhưng từ giờ đến ngày 14/11, hai bên còn đủ thời gian không ?
« Sau khi Bruxelles bác ngân sách, Roma đi tìm hậu thuẫn của Matxcơva ». Theo Le Figaro, chỉ một ngày sau khi Bruxelles bác ngân sách Ý, thủ tướng Giuseppe Conte đã đến Nga và được tổng thống Putin tiếp đón ngày 24/10. Thủ tướng Conte là nhà lãnh đạo Ý thứ ba gặp nguyên thủ Nga chỉ trong vòng một tháng.
Xe điện : Tương lai ngành sản xuất ô tô
Loạt tiêu chuẩn mới của Liên Hiệp Châu Âu ; nhiều đô thị lớn cấm xe chạy diesel ; chi phí doanh nghiệp cho xe chạy bằng diesel cao hơn ; lần đầu tiên kể từ năm 1970, số lượng xe hơi chạy diesel đạt dưới 80% tổng số xe bán ra… hàng loạt thay đổi đã buộc ngành sản xuất ô tô nghĩ đến tương lai xe chạy điện.
Le Monde dành nguyên phụ trang « Flottes d’entreprise » để nói về tương lai của ô tô điện. Châu Âu đề ra mức hạn chế phát thải khí CO2, nên các nhà sản xuất xe hơi phải đầu tư vào các động cơ ít gây ô nhiễm hơn trước năm 2021.
Chi phí sản xuất xe điện tốn kém hơn xe chạy bằng diesel, nhưng các nhà sản xuất cố đưa ra mức giá tương đương để khuyến khích khách hàng. Theo thẩm định của AlixPartners, sẽ có khoảng 2,6 triệu xe được bán ra trong năm 2025, như vậy nâng tổng số xe điện lên thành 6,5 triệu xe từ nay đến năm 2030.
Trang nhất các nhật báo
Nhật báo Le Monde đặt câu hỏi lớn trên trang nhất : Tại sao Pháp vẫn mất dần việc làm trong lĩnh vự công nghiệp ? Với Le Figaro, tăng thuế xăng dầu gợi lại sự ngán ngẩm về thuế. Les Echos chú ý đến sự tăng trưởng của khối đồng euro và châu Âu sắp cấm một số sản phẩm nhựa. La Croix trở lại số phận của những người đánh động giúp đưa ra ánh sáng nhiều vụ tai tiếng tài chính. Dường như họ ngay càng bị đơn độc.
Libération dành trang nhất và nhiều trang trong mục sự kiện để nói về một trò chơi điện tử mới, Red Dead Redemption 2, đang rất được ưa chuộng và buổi phỏng vấn với Dan Houser, nhà đồng sáng lập studio Rockstar Games.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20181025-mot-nhom-nghien-cuu-phap-dieu-tra-hau-qua-chat-doc-da-cam-o-viet-nam
Vụ kiện chất da cam tại Pháp: Con đường còn dài
Vào ngày 07/01/2016, thẩm phán chủ trì phiên tòa tại Tòa đại hình thành phố Evry, ngoại ô Paris, Pháp đã ra quyết định là ngày 3/3 sẽ diễn ra phiên tranh tụng đầu tiên giữa luật sư các bên trong vụ kiện 26 công ty hóa chất Mỹ sản xuất chất độc da cam, tức là chất khai quang mà quân đội Mỹ sử dụng trong thời gian chiến tranh Việt Nam, từ 1961 đến 1971.
Đây chỉ là một bước mới trong một vụ kiện chắc là sẽ còn kéo dài rất lâu, bởi lẻ chất da cam là một hồ sơ rất phức tạp và các công ty Mỹ sẻ tìm đủ mọi cách để không bị gán trách nhiệm của họ trong việc sản xuất các chất da cam có chứa độc chất dioxine, bị xem là đã và đang tiếp tục gây hậu quả nghiêm trọng cho con người và môi trường tại Việt Nam.
Các cơ quan y tế ở Việt Nam ước tính khoảng 400.000 người đã bị giết hoặc tàn tật, khoảng 500.000 trẻ em sinh ra bị dị dạng, dị tật bởi chất độc hóa học này. Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam ước lượng khoảng 1 triệu nạn nhân đã bị tàn phế hoặc bệnh tật vì chất độc da cam. Chất độc da cam còn làm tổn thương sức khỏe của những người lính Mỹ cũng như lính thuộc quân đồng minh của Mỹ Úc, Hàn Quốc, Canada, New Zealand có tiếp xúc với chất này, cũng như con cháu họ. Nhiều nạn nhân trong số đó đã kiện và được bồi thường, nhưng cho tới nay các nạn nhân Việt Nam chưa bao giờ thắng kiện và được bồi thường.
Người đại diện cho các nạn nhân chất da cam dioxin Việt Nam đứng ra khởi kiện 26 công ty hóa chất Mỹ, bà Trần Tố Nga, là một công dân Pháp gốc Việt. Vào giữa thập niên 60, bà làm phóng viên chiến trường ở miền Nam cho Thông tấn xã Giải phóng trong thời gian chiến tranh Việt Nam và bà khẳng định đã bị nhiễm chất độc da cam dioxine vào thời gian đó.
Năm 1968, bà sinh đứa con gái đầu tiên, nhưng đứa bé cũng này chỉ sống mới hơn một tuổi thì chết yểu. Năm 1971, bà Trần Tố Nga hạ sinh bé gái thứ hai cũng tại khu rừng bị chất da cam tàn phá, nhưng đứa bé cũng bị nhiễm bệnh do chất dioxine từ mẹ. Đứa bé gái thứ ba ra đời vào năm 1971 cũng bị bệnh về da do chất dioxine. Nay bản thân bà Trần Tố Nga mang những chứng bệnh được giới y khoa Mỹ công nhận là có liên quan đến chất da cam.
Vụ kiện tại Pháp đã bắt đầu từ năm 2014 sau những thất bại của những vụ kiện trước tại Mỹ. Đứng đằng sau để yểm trợ bà Trần Tố Nga trong vụ kiện này là Uỷ ban quốc tế ủng hộ các nạn nhân Việt Nam của chất da cam. Trả lời phỏng vấn ban Việt ngữ nhân dịp ông ghé đài RFI tháng 12 vừa qua, ông André Bouny, chủ tịch ủy ban này cho biết:
“ Tôi đã lập Uỷ ban quốc tế ủng hộ các nạn nhân Việt Nam của chất da cam từ khi bắt đầu vụ kiện ở Hoa Kỳ vào năm 2004. Lúc đó tôi không hề nghĩ là sẽ vụ kiện này đạt kết quả tích cực và thực tế đúng là như thế.
Tôi đã tìm cách quy tụ những chuyên gia về những lĩnh vực liên quan đến chất da cam ở khắp thế giới, cũng như các nghệ sĩ. Nay ủy ban đã được thành lập, tôi đã khởi kiện ở Pháp, với một nạn nhân của chất da cam được xác định là bà Trần Tố Nga. Đúng hơn, chiếu theo luật pháp của Pháp, phải gọi đây là “người được coi là nạn nhân” ( victime supposée ). Trên thực tế, bà Nga có những triệu chứng được công nhận là có liên quan đến chất dioxine TCDD trong chất da cam, theo kết quả giám định của Viện Y khoa của Viện hàn lâm khoa học quốc gia Washington.
Chúng tôi đã khởi kiện kể từ mùa Xuân năm 2014. Chính luật sư William Bourdon và các cộng sự viện của ông tiến hành vụ kiện. Đơn kiện được nộp lên tòa án Evry ( ngoại ô Paris ). Tổng cộng có 26 công ty bị kiện. Các công ty này đã chọn các luật sư giỏi nhất ở Paris để bảo vệ cho họ. Các luật sư này đã ngay lập tức gây rắc rối thủ tục, khiến vụ kiện bị trễ nãi nhiều tháng và gây thêm tốn kém chi phí. Nói chung, đây là một mưu toan nhằm “giết” vụ kiện ngay từ trong trứng nước.”
Sở dĩ đến nay Uỷ ban ủng hộ các nạn nhân Việt Nam do chất da cam mới có thể tiến hành vụ kiện này, đó là vì những trở ngại liên quan đến thẩm quyền các thẩm phán của Pháp về luật pháp quốc tế.
Ở các nước châu Âu khác như Bỉ và Tây Ban Nha, các thẩm phán có thẩm quyền rất lớn về mặt công pháp quốc tế. Nước Bỉ trước đây thậm chí còn trao cho các thẩm phán của họ thẩm quyền toàn cầu, có nghĩa là bất cứ công dân nào trên thế giới cũng có quyền yêu cầu ngành tư pháp của Bỉ đưa bất cứ lãnh đạo nào trên thế giới ra xét xử. Nhưng cuối cùng, trước nguy cơ gây rắc rối ngoại giao và trả đủa kinh tế, Bỉ đã từ bỏ việc trao thẩm quyền toàn cầu cho các thẩm phán. Tây Ban Nha cũng đã gặp tình trạng tương tự và cũng đã đi bước lùi như Bỉ.
Còn tại Pháp, vào năm 2010, dưới thời tổng thống Nicolas Sarkozy, Quốc hội Pháp đã đề ra bốn chốt chặn khiến cho thẩm quyền của các thẩm pháp Pháp về luật quốc tế bị hạn chế rất nhiều.
Nhưng trong cuộc vận động tranh cử tổng thống năm 2012, ứng cử viên François Hollande đã đưa vào chương trình của ông các đề nghị nhằm tháo dỡ những rào cản do Quốc hội đặt ra vào năm 2010. Thứ nhất, bỏ điều kiện là nghi phạm phải cư trú thường xuyên ở Pháp. Thứ hai, không đòi hỏi là những vụ việc đó nhất thiết bị trừng trị bởi luật pháp của quốc gia nơi xảy ra vi phạm. Thứ ba, Viện công tố không còn đòi là Tòa án hình sự quốc tế phải ra phán quyết trước. Nhưng còn chốt chặn thứ tư là độc quyền của Viện Công tố thì vẫn được giữ nguyên, cũng chính là để ngăn chận tình trạng đơn kiện toàn thế giới ồ ạt đổ đến Pháp.
Tuy vậy, kể từ nay không ai có thể cản trở một nạn nhân có quốc tịch Pháp đệ đơn kiện về một vụ xảy ra bên ngoài lãnh thổ Pháp, do một bên thứ ba nước ngoài gây ra. Có điều, theo lời ông André Bouny, nếu kiện ra tòa hình sự, thì vụ kiện chắc chắn sẽ gặp nhiều trở ngại không thể vượt qua được, cho nên họ đã chuyển qua kiện về dân sự. Nhưng dù là kiện dân sự, bên bị đơn cũng có thể bị kết án trả tiền bồi thường thiệt hại vật chất, tinh thần, thể xác cho bên nguyên đơn.
Theo ông André Bouny, có đầy đủ chứng cứ là bà Trần Tố Nga đã bị nhiễm chất da cam trong thời gian ở chiến trường và bà mang những chứng bệnh đã được Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ thừa nhận là do chất da cam gây ra:
“Chúng tôi có đến 13 nhân chứng xác nhận rằng bà Trần Tố Nga đã làm việc tại những khu rừng bị rải chất da cam trong nhiều năm. Bà đã sinh một bé gái trong khu rừng bị nhiễm chất da cam. Bé gái này đã chết vào lúc 18 tháng tuổi do bị một dạng dị tật bẩm sinh về tim đã được Viện khoa học quốc gia Washington thừa nhận là do chất da cam gây ra. Sau đó, bà Nga có thêm hai con gái bị những chứng bệnh cũng bị nghi là do chất da cam. Bản thân bà cũng bị nhiều chứng bệnh, nhất là tiểu đường type 2, cũng được Viện hàn lâm khoa học Washington thừa nhận có liên quan đến chất da cam. Bà Nga cũng bị một chứng bệnh dưới da, hiếm thấy ở Pháp, nhưng rất phổ biến ở Việt Nam và những quốc gia có nạn nhân chất da cam. Bà còn bị một chứng bệnh làm thay đổi thành phần của máu và bà đã truyền bệnh này cho hai người con gái, một người đang sống ở Mỹ, người kia sống ở Úc, nay đã trở về Việt Nam.
Một điểm cần phải nhấn mạnh, đó là 99% binh lính Mỹ ( tham chiến ở Việt Nam ) là nam giới, mà nam giới thì không sinh nở, trong khi trong quân đội Việt Nam có khá nhiều phụ nữ và trong số các nạn nhân thường dân của chất da cũng có nhiều phụ nữ. Những người đó đã sinh con, mà theo các chuyên gia độc chất học, khi sinh đứa con đầu tiên, người phụ nữ thải ra 60% chất dioxine trong cơ thể. Nếu sinh đứa thứ hai, như trường hợp của bà Trần Tố Nga, thì người mẹ thải ra 80% lượng dioxine còn lại và sinh đứa thứ ba thì tiếp tục thải ra 25% lượng dioxine còn lại sau hai lần sinh nở. Nói chung, bà Nga đúng là một nạn nhân có những chứng bệnh mà Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Washington thừa nhận là do chất da cam gây ra.”
Theo lời ông André Bouny, Uỷ ban Ủng hộ các nạn nhân Việt Nam của chất da cam đã nhờ các chuyên gia về độc chất học giám định tình hình sức khỏe của bà Nga. Phía đối phương cũng sẽ yêu cầu giám định lại bởi những chuyên gia mà chắc chắn là có cái nhìn khác.
Nhưng các công ty Mỹ bị kiện không dễ mà để bị áp đảo. Theo báo chí Việt Nam, các luật sư bảo vệ quyền lợi cho bà Trần Tố Nga cho biết là tại buổi làm việc ngày 15/10 năm ngoái ở Tòa đại hình Evry, các luật sư đại diện cho 26 công ty Mỹ từng tham gia sản xuất chất độc da cam, một lần nữa lại yêu cầu bà Trần Tố Nga phải đưa ra những giấy tờ xác nhận bà từng làm việc tại những khu vực bị rải chất độc da cam trong những năm chiến tranh chẳng hạn như Hợp đồng lao động, Giấy biên nhận trả lương hoặc những bằng chứng xác nhận mối liên hệ giữa chất khia quang và các căn bệnh mà bà đang mang trong mình. Đối với ông André Bouny, đó là cách để các công ty Mỹ cản trở hoặc làm chậm trễ vụ kiện:
« Họ đòi đủ thứ giấy tờ, kể cả những giấy tờ không hề có, để cố cản trở hoặc làm chậm trễ vụ kiện. Họ nắm rất rõ về những chứng bệnh liên quan đến chất da cam, thế mà vẫn yêu cầu chúng tôi dịch cho các luật sư Pháp của họ những báo cáo hai năm một lần của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Washington từ năm 1991 đến năm 2014, có nghĩa là dịch tổng cộng 4 ngàn trang, rất tốn kém. Họ làm đủ mọi cách để kéo dài thời gian, vì biết rằng tuổi của bà Nga ngày càng lớn, nếu bà qua đời thì phiên tòa chấm dứt.”
Nhưng khác với những phiên tòa ở Hoa Kỳ, phiên tòa lần này diễn ra tại Pháp, một nước thứ ba, không có liên hệ trực tiếp với hồ sơ chất da cam, nên ông hy vọng tòa sẽ không tỏ ra thiên vị:
« Ủy ban mà tôi thành lập có nhiều chuyên gia ở khắp năm châu, gồm các luật gia, các bác sĩ và chúng tôi nắm trong tay nhiều bằng chứng. Chúng tôi cũng thấy rằng trong các vụ kiện của các cựu chiến binh ở Mỹ, chính quyền và ngành tư pháp Hoa Kỳ đều cố dàn xếp một giải pháp ổn thỏa, nhằm không tạo ra một tiền lệ trở thành án lệ.
Trong chiều hướng đó, họ đã đạt được thỏa thuận đóng góp 180 triệu đôla cho một quỹ bồi thường cho các nạn nhân chất da cam. Nhưng tiền bồi thường này đã nhanh chóng cạn kiệt, vì nó cũng giống như tiền pourboire, chứ không đáp ứng nhu cầu thật sự. Cũng đã có những vụ kiện khác. Cho nên, các công ty hóa chất Mỹ nắm rất rành những lập luận để tranh cãi và họ sẽ dùng những lập luận đó trong vụ kiện của bà Trần Tố Nga.
Cho dù các chứng bệnh đã được thừa nhận là do chất da cam gây ra, nhưng họ vẫn đòi chúng tôi đưa ra bằng chứng, vì họ cho rằng, những bằng chứng đối với các cựu chiến binh Mỹ không thể được sử dụng đối với người Việt Nam, làm như thể là người Việt Nam không phải là con người! Họ sẽ sử dụng cùng những lập luận đó, nhưng chỉ có cái khác là lần này phiên tòa diễn ra ở một nước thứ ba, một quốc gia không có liên can trực tiếp đến hồ sơ chất da cam, trong khi các vụ kiện khác diễn ra hoặc là ở Hoa Kỳ hoặc là tại những nước từng là đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam, như Hàn Quốc.
Vì Pháp là nước độc lập với hồ sơ chất da cam, cho nên trên nguyên tắc họ sẽ xét xử không thiên vị và chúng tôi hy vọng sẽ mang lại công lý. “ Phiên tòa sẽ tiếp diễn, chưa biết là sẽ kéo dài bao bâu. Nhưng dù kết quả như thế nào, thì sẽ có kháng cáo. Nếu thua kiện, chắc chắc là các công ty hóa chất sẽ kháng cáo. Còn nếu bà Nga thua kiện bà cũng sẽ kháng cáo, nếu bà còn sống đến lúc đó. Vấn đề là bà Nga nay đã 75 tuổi và đang bệnh nặng. Bà Nga vẫn nói đó là trận chiến cuối cùng của bà và bà quyết tâm giành chiến thắng trong trận chiến này. Ở tuổi này, bà tiến hành vụ kiện không phải để kiếm tiền, để trở thành giàu có, mà là kiện cho toàn bộ các nạn nhân của chất da cam, với hy vọng các nạn nhân khác cũng tự họ mở ra những cánh cửa khác.
Chúng tôi tiến hành vụ kiện không phải là để lên án công ty này hay công ty kia, mà chỉ muốn là công lý được thi hành đối với những nạn nhân chất da cam. Nếu một quốc gia ra phán quyết rằng các công ty hóa chất Mỹ phải chịu trách nhiệm, sẽ không ai có thể chống lại, cản trở hoặc ngăn cấm việc thực hiện phán quyết này.”
Người đại diện cho các nạn nhân chất da cam dioxin Việt Nam đứng ra khởi kiện 26 công ty hóa chất Mỹ, bà Trần Tố Nga, là một công dân Pháp gốc Việt. Vào giữa thập niên 60, bà làm phóng viên chiến trường ở miền Nam cho Thông tấn xã Giải phóng trong thời gian chiến tranh Việt Nam và bà khẳng định đã bị nhiễm chất độc da cam dioxine vào thời gian đó.
Năm 1968, bà sinh đứa con gái đầu tiên, nhưng đứa bé cũng này chỉ sống mới hơn một tuổi thì chết yểu. Năm 1971, bà Trần Tố Nga hạ sinh bé gái thứ hai cũng tại khu rừng bị chất da cam tàn phá, nhưng đứa bé cũng bị nhiễm bệnh do chất dioxine từ mẹ. Đứa bé gái thứ ba ra đời vào năm 1971 cũng bị bệnh về da do chất dioxine. Nay bản thân bà Trần Tố Nga mang những chứng bệnh được giới y khoa Mỹ công nhận là có liên quan đến chất da cam.
Vụ kiện tại Pháp đã bắt đầu từ năm 2014 sau những thất bại của những vụ kiện trước tại Mỹ. Đứng đằng sau để yểm trợ bà Trần Tố Nga trong vụ kiện này là Uỷ ban quốc tế ủng hộ các nạn nhân Việt Nam của chất da cam. Trả lời phỏng vấn ban Việt ngữ nhân dịp ông ghé đài RFI tháng 12 vừa qua, ông André Bouny, chủ tịch ủy ban này cho biết:
“ Tôi đã lập Uỷ ban quốc tế ủng hộ các nạn nhân Việt Nam của chất da cam từ khi bắt đầu vụ kiện ở Hoa Kỳ vào năm 2004. Lúc đó tôi không hề nghĩ là sẽ vụ kiện này đạt kết quả tích cực và thực tế đúng là như thế.
Tôi đã tìm cách quy tụ những chuyên gia về những lĩnh vực liên quan đến chất da cam ở khắp thế giới, cũng như các nghệ sĩ. Nay ủy ban đã được thành lập, tôi đã khởi kiện ở Pháp, với một nạn nhân của chất da cam được xác định là bà Trần Tố Nga. Đúng hơn, chiếu theo luật pháp của Pháp, phải gọi đây là “người được coi là nạn nhân” ( victime supposée ). Trên thực tế, bà Nga có những triệu chứng được công nhận là có liên quan đến chất dioxine TCDD trong chất da cam, theo kết quả giám định của Viện Y khoa của Viện hàn lâm khoa học quốc gia Washington.
Chúng tôi đã khởi kiện kể từ mùa Xuân năm 2014. Chính luật sư William Bourdon và các cộng sự viện của ông tiến hành vụ kiện. Đơn kiện được nộp lên tòa án Evry ( ngoại ô Paris ). Tổng cộng có 26 công ty bị kiện. Các công ty này đã chọn các luật sư giỏi nhất ở Paris để bảo vệ cho họ. Các luật sư này đã ngay lập tức gây rắc rối thủ tục, khiến vụ kiện bị trễ nãi nhiều tháng và gây thêm tốn kém chi phí. Nói chung, đây là một mưu toan nhằm “giết” vụ kiện ngay từ trong trứng nước.”
Sở dĩ đến nay Uỷ ban ủng hộ các nạn nhân Việt Nam do chất da cam mới có thể tiến hành vụ kiện này, đó là vì những trở ngại liên quan đến thẩm quyền các thẩm phán của Pháp về luật pháp quốc tế.
Ở các nước châu Âu khác như Bỉ và Tây Ban Nha, các thẩm phán có thẩm quyền rất lớn về mặt công pháp quốc tế. Nước Bỉ trước đây thậm chí còn trao cho các thẩm phán của họ thẩm quyền toàn cầu, có nghĩa là bất cứ công dân nào trên thế giới cũng có quyền yêu cầu ngành tư pháp của Bỉ đưa bất cứ lãnh đạo nào trên thế giới ra xét xử. Nhưng cuối cùng, trước nguy cơ gây rắc rối ngoại giao và trả đủa kinh tế, Bỉ đã từ bỏ việc trao thẩm quyền toàn cầu cho các thẩm phán. Tây Ban Nha cũng đã gặp tình trạng tương tự và cũng đã đi bước lùi như Bỉ.
Còn tại Pháp, vào năm 2010, dưới thời tổng thống Nicolas Sarkozy, Quốc hội Pháp đã đề ra bốn chốt chặn khiến cho thẩm quyền của các thẩm pháp Pháp về luật quốc tế bị hạn chế rất nhiều.
Nhưng trong cuộc vận động tranh cử tổng thống năm 2012, ứng cử viên François Hollande đã đưa vào chương trình của ông các đề nghị nhằm tháo dỡ những rào cản do Quốc hội đặt ra vào năm 2010. Thứ nhất, bỏ điều kiện là nghi phạm phải cư trú thường xuyên ở Pháp. Thứ hai, không đòi hỏi là những vụ việc đó nhất thiết bị trừng trị bởi luật pháp của quốc gia nơi xảy ra vi phạm. Thứ ba, Viện công tố không còn đòi là Tòa án hình sự quốc tế phải ra phán quyết trước. Nhưng còn chốt chặn thứ tư là độc quyền của Viện Công tố thì vẫn được giữ nguyên, cũng chính là để ngăn chận tình trạng đơn kiện toàn thế giới ồ ạt đổ đến Pháp.
Tuy vậy, kể từ nay không ai có thể cản trở một nạn nhân có quốc tịch Pháp đệ đơn kiện về một vụ xảy ra bên ngoài lãnh thổ Pháp, do một bên thứ ba nước ngoài gây ra. Có điều, theo lời ông André Bouny, nếu kiện ra tòa hình sự, thì vụ kiện chắc chắn sẽ gặp nhiều trở ngại không thể vượt qua được, cho nên họ đã chuyển qua kiện về dân sự. Nhưng dù là kiện dân sự, bên bị đơn cũng có thể bị kết án trả tiền bồi thường thiệt hại vật chất, tinh thần, thể xác cho bên nguyên đơn.
Theo ông André Bouny, có đầy đủ chứng cứ là bà Trần Tố Nga đã bị nhiễm chất da cam trong thời gian ở chiến trường và bà mang những chứng bệnh đã được Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ thừa nhận là do chất da cam gây ra:
“Chúng tôi có đến 13 nhân chứng xác nhận rằng bà Trần Tố Nga đã làm việc tại những khu rừng bị rải chất da cam trong nhiều năm. Bà đã sinh một bé gái trong khu rừng bị nhiễm chất da cam. Bé gái này đã chết vào lúc 18 tháng tuổi do bị một dạng dị tật bẩm sinh về tim đã được Viện khoa học quốc gia Washington thừa nhận là do chất da cam gây ra. Sau đó, bà Nga có thêm hai con gái bị những chứng bệnh cũng bị nghi là do chất da cam. Bản thân bà cũng bị nhiều chứng bệnh, nhất là tiểu đường type 2, cũng được Viện hàn lâm khoa học Washington thừa nhận có liên quan đến chất da cam. Bà Nga cũng bị một chứng bệnh dưới da, hiếm thấy ở Pháp, nhưng rất phổ biến ở Việt Nam và những quốc gia có nạn nhân chất da cam. Bà còn bị một chứng bệnh làm thay đổi thành phần của máu và bà đã truyền bệnh này cho hai người con gái, một người đang sống ở Mỹ, người kia sống ở Úc, nay đã trở về Việt Nam.
Một điểm cần phải nhấn mạnh, đó là 99% binh lính Mỹ ( tham chiến ở Việt Nam ) là nam giới, mà nam giới thì không sinh nở, trong khi trong quân đội Việt Nam có khá nhiều phụ nữ và trong số các nạn nhân thường dân của chất da cũng có nhiều phụ nữ. Những người đó đã sinh con, mà theo các chuyên gia độc chất học, khi sinh đứa con đầu tiên, người phụ nữ thải ra 60% chất dioxine trong cơ thể. Nếu sinh đứa thứ hai, như trường hợp của bà Trần Tố Nga, thì người mẹ thải ra 80% lượng dioxine còn lại và sinh đứa thứ ba thì tiếp tục thải ra 25% lượng dioxine còn lại sau hai lần sinh nở. Nói chung, bà Nga đúng là một nạn nhân có những chứng bệnh mà Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Washington thừa nhận là do chất da cam gây ra.”
Theo lời ông André Bouny, Uỷ ban Ủng hộ các nạn nhân Việt Nam của chất da cam đã nhờ các chuyên gia về độc chất học giám định tình hình sức khỏe của bà Nga. Phía đối phương cũng sẽ yêu cầu giám định lại bởi những chuyên gia mà chắc chắn là có cái nhìn khác.
Nhưng các công ty Mỹ bị kiện không dễ mà để bị áp đảo. Theo báo chí Việt Nam, các luật sư bảo vệ quyền lợi cho bà Trần Tố Nga cho biết là tại buổi làm việc ngày 15/10 năm ngoái ở Tòa đại hình Evry, các luật sư đại diện cho 26 công ty Mỹ từng tham gia sản xuất chất độc da cam, một lần nữa lại yêu cầu bà Trần Tố Nga phải đưa ra những giấy tờ xác nhận bà từng làm việc tại những khu vực bị rải chất độc da cam trong những năm chiến tranh chẳng hạn như Hợp đồng lao động, Giấy biên nhận trả lương hoặc những bằng chứng xác nhận mối liên hệ giữa chất khia quang và các căn bệnh mà bà đang mang trong mình. Đối với ông André Bouny, đó là cách để các công ty Mỹ cản trở hoặc làm chậm trễ vụ kiện:
« Họ đòi đủ thứ giấy tờ, kể cả những giấy tờ không hề có, để cố cản trở hoặc làm chậm trễ vụ kiện. Họ nắm rất rõ về những chứng bệnh liên quan đến chất da cam, thế mà vẫn yêu cầu chúng tôi dịch cho các luật sư Pháp của họ những báo cáo hai năm một lần của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Washington từ năm 1991 đến năm 2014, có nghĩa là dịch tổng cộng 4 ngàn trang, rất tốn kém. Họ làm đủ mọi cách để kéo dài thời gian, vì biết rằng tuổi của bà Nga ngày càng lớn, nếu bà qua đời thì phiên tòa chấm dứt.”
Nhưng khác với những phiên tòa ở Hoa Kỳ, phiên tòa lần này diễn ra tại Pháp, một nước thứ ba, không có liên hệ trực tiếp với hồ sơ chất da cam, nên ông hy vọng tòa sẽ không tỏ ra thiên vị:
« Ủy ban mà tôi thành lập có nhiều chuyên gia ở khắp năm châu, gồm các luật gia, các bác sĩ và chúng tôi nắm trong tay nhiều bằng chứng. Chúng tôi cũng thấy rằng trong các vụ kiện của các cựu chiến binh ở Mỹ, chính quyền và ngành tư pháp Hoa Kỳ đều cố dàn xếp một giải pháp ổn thỏa, nhằm không tạo ra một tiền lệ trở thành án lệ.
Trong chiều hướng đó, họ đã đạt được thỏa thuận đóng góp 180 triệu đôla cho một quỹ bồi thường cho các nạn nhân chất da cam. Nhưng tiền bồi thường này đã nhanh chóng cạn kiệt, vì nó cũng giống như tiền pourboire, chứ không đáp ứng nhu cầu thật sự. Cũng đã có những vụ kiện khác. Cho nên, các công ty hóa chất Mỹ nắm rất rành những lập luận để tranh cãi và họ sẽ dùng những lập luận đó trong vụ kiện của bà Trần Tố Nga.
Cho dù các chứng bệnh đã được thừa nhận là do chất da cam gây ra, nhưng họ vẫn đòi chúng tôi đưa ra bằng chứng, vì họ cho rằng, những bằng chứng đối với các cựu chiến binh Mỹ không thể được sử dụng đối với người Việt Nam, làm như thể là người Việt Nam không phải là con người! Họ sẽ sử dụng cùng những lập luận đó, nhưng chỉ có cái khác là lần này phiên tòa diễn ra ở một nước thứ ba, một quốc gia không có liên can trực tiếp đến hồ sơ chất da cam, trong khi các vụ kiện khác diễn ra hoặc là ở Hoa Kỳ hoặc là tại những nước từng là đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam, như Hàn Quốc.
Vì Pháp là nước độc lập với hồ sơ chất da cam, cho nên trên nguyên tắc họ sẽ xét xử không thiên vị và chúng tôi hy vọng sẽ mang lại công lý. “ Phiên tòa sẽ tiếp diễn, chưa biết là sẽ kéo dài bao bâu. Nhưng dù kết quả như thế nào, thì sẽ có kháng cáo. Nếu thua kiện, chắc chắc là các công ty hóa chất sẽ kháng cáo. Còn nếu bà Nga thua kiện bà cũng sẽ kháng cáo, nếu bà còn sống đến lúc đó. Vấn đề là bà Nga nay đã 75 tuổi và đang bệnh nặng. Bà Nga vẫn nói đó là trận chiến cuối cùng của bà và bà quyết tâm giành chiến thắng trong trận chiến này. Ở tuổi này, bà tiến hành vụ kiện không phải để kiếm tiền, để trở thành giàu có, mà là kiện cho toàn bộ các nạn nhân của chất da cam, với hy vọng các nạn nhân khác cũng tự họ mở ra những cánh cửa khác.
Chúng tôi tiến hành vụ kiện không phải là để lên án công ty này hay công ty kia, mà chỉ muốn là công lý được thi hành đối với những nạn nhân chất da cam. Nếu một quốc gia ra phán quyết rằng các công ty hóa chất Mỹ phải chịu trách nhiệm, sẽ không ai có thể chống lại, cản trở hoặc ngăn cấm việc thực hiện phán quyết này.”
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20160222-vu-kien-chat-da-cam-tai-phap-con-duong-con-dai
Chất độc da cam ở Việt Nam : Hàn Quốc buộc Monsanto bồi thường cựu binh
Biểu tình tố cáo chất độc da cam của hãng Monsanto.DR
Tòa án Tối cao Hàn Quốc, hôm nay 12/07/2013, đã buộc tập đoàn Monsanto và Dow Chemicals phải bồi thường cho 39 cựu chiến binh Hàn Quốc bị bệnh, vì nhiễm chất độc màu da cam, được người Mỹ rải xuống Việt Nam trong thời chiến tranh.
Tòa án cho rằng có sự tương quan giữa hóa chất làm rụng lá trên và các chứng bệnh về da mà các cựu chiến binh này mắc phải, sau thời gian chiến đấu bên cạnh lính Mỹ chống lại Việt Cộng. Tư pháp Hàn Quốc đã buộc Monsanto và Dow Chemicals, hai công ty sản xuất ra chất độc màu da cam phải bồi thường 466 triệu won (khoảng 315.000 euro) cho các nguyên đơn – số tiền mà có lẽ họ sẽ chẳng bao giờ nhận được.
Theo hãng tin Yonhap, Dow Chemicals phản bác các kết luận của tòa án Hàn Quốc, và nêu ra các quyết định trước đây của tư pháp Mỹ.
Ngược lại, Tòa án Tối cao Hàn Quốc đã bác bỏ một quyết định của cấp phúc thẩm, công nhận quyền được bồi thường của nhiều ngàn cựu chiến binh khác. Tổng cộng có 16.000 cựu chiến binh Hàn Quốc đã nộp đơn vào năm 1999 kiện các công ty hóa chất Mỹ trên đây, đòi bồi thường thiệt hại 3,4 tỉ euro.
Trong chiến tranh Việt Nam, Hàn Quốc đã huy động 300.000 quân nhân chiến đấu bên cạnh quân Mỹ. Về phía Hà Nội khẳng định có ba triệu người Việt bị nhiễm chất dioxin trong chất độc màu da cam, và một triệu người trong số đó gặp các vấn đề trầm trọng về sức khỏe, 150.000 trường hợp quái thai.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20130712-chat-doc-da-cam-o-viet-nam-han-quoc-buoc-monsanto-boi-thuong-cuu-chien-binh
Geen opmerkingen:
Een reactie posten