zondag 21 oktober 2018

Tổng thống Trump rút khỏi hiệp định về vũ khí hạt nhân đã ký kết từ thời Chiến tranh Lạnh với Nga + Gorbachev cảnh báo + Mỹ rút khỏi hiệp ước INF để đối phó với Trung Quốc?

Tổng thống Trump rút khỏi hiệp định hạt nhân với Nga



A Russian missile is fired during military exercises Bản quyền hình ảnh EPA
Image caption Nga bác bỏ việc chế tạo tên lửa mới và vi phạm nội dung hiệp định INF

Nga đã lên án việc Mỹ định rút khỏi hiệp định về vũ khí hạt nhân mà hai bên ký kết từ thời Chiến tranh Lạnh, và đe dọa sẽ trả đũa đối với "bước đi rất nguy hiểm".
Trước đo, Tổng thống Donald Trump xác nhận rằng Hoa Kỳ sẽ rút khỏi hiệp ước quan trọng về vũ khí hạt nhân với Nga.
Phát biểu với các phóng viên, ông Trump nói rằng Nga đã "vi phạm" Hiệp định Vũ khí Tên lửa Hạt nhân Tầm trung (INF) ký năm 1987.
Hiệp định này cấm triển khai và thử toàn bộ các loại tên lửa tầm trung phóng từ trên mặt đất, với tầm bắn từ 500 đến 5.500km.
Hoa Kỳ sẽ không để Nga "ra ngoài và sản xuất vũ khí [trong khi] chúng ta thì không được phép," ông Trump nói.
"Tôi không hiểu sao Tổng thống [Barack] Obama không đàm phán hoặc rút lui," ông Trump nói. "Họ đã vi phạm trong nhiều năm."
Hồi 2014, Tổng thống Obama cáo buộc Nga vi phạm INF sau khi Moscow bị cho là đã thử phóng đi từ mặt đất một tên lửa tuần du. Ông đã chọn không rút khỏi hiệp định do áp lực từ phía các lãnh đạo châu Âu, những người nói rằng hành động đó có thể dẫn tới việc tái khởi động cuộc chạy đua vũ trang.
Một nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Nga nói rằng bước đi của Mỹ xuất phát từ động cơ "mơ có một thế giới đơn cực", nơi chỉ có một siêu cường thế giới, hãng thông tấn nhà nước RIA Novosti tường thuật.
Mỹ nói rằng Nga đã vi phạm hiệp định, đã phát triển một loại tên lửa tầm trung mới có tên Novator 9M729, được Nato biết đến với tên gọi SSC-8.
Loại vũ khí mới này sẽ cho phép Nga tấn công hạt nhân vào các nước Nato rất nhanh ngay sau khi ra thông báo.
Nga không mấy nói gì tới loại tên lửa mới của mình, ngoại trừ việc bác bỏ cáo buộc theo đó nói Moscow đã vi phạm thỏa thuận.
Các nhà phân tích nói Nga coi các vũ khí đó là lựa chọn rẻ hơn so với các vũ khí quy ước.


Mikhail Gorbachev and Ronald Reagan signing the INF treaty in 1987 Bản quyền hình ảnh AFP
Image caption Nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev và Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan ký hiệp định INF hồi 1987

Có những yếu tố khác có thể tác động tới quyết định của Tổng thống Trump.
Đây là hiệp định song phương giữa Washington và Moscow. Trung Quốc không tham gia ký kết hiệp định, cho nên có thể phát triển các tên lửa tầm trung mà không bị hạn chế gì.
Tờ New York Times hôm thứ Sáu tường thuật rằng Mỹ đang cân nhắc việc rút khỏi hiệp định này nhằm đối phó với sự hiện diện quân sự đang ngày càng mở rộng của Trung Quốc tại tây Thái Bình Dương.
Tổng thống Trump nói: "Trừ phi là Nga đến chỗ chúng ta, Trung Quốc đến chỗ chúng ta, tất cả họ đều đến và nói, 'Hãy để chúng ta trở nên khôn ngoan, không ai trong chúng ta phát triển những thứ vũ khí đó,' thế nhưng nếu Nga đang phát triển, Trung Quốc đang phát triển còn chúng ta lại chịu bó buộc với cái thỏa thuận này, thì thật là không thể chấp nhận được. Cho nên chúng ta có một khoản tiền khủng để chi cho quân sự."
Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton được trông đợi sẽ nói với phía Nga về việc Mỹ rút khỏi hiệp định trong các cuộc thảo luận sẽ diễn ra trong tuần này.
Lần cuối cùng Mỹ rút khỏi một hiệp định kiểm soát khí quan trọng là hồi 2002, khi Tổng thống George W Bush đưa Hoa Kỳ ra kỏi Hiệp ước Chống Tên lửa Đạn đạo.
Bước đi của chính quyền ông Bush nhằm tạo một lá chắn tên lửa tại châu Âu đã khiến Kremlin báo động, và sau đã bị chính quyền ông Obama dỡ bỏ vào 2009. Nó được thay thế bằng một hệ thống phòng thủ được điều chỉnh lại hồi 2016.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-45933354

Mỹ rút khỏi hiệp ước INF để đối phó với Trung Quốc?

media(Ảnh minh họa) Tổng thống Mỹ trong cuộc vận động bầu cử tại sân bay Phoenix-Mesa Gateway, Mesa, bang Arizona, ngày 19/10/2018REUTERS/Jonathan Ernst
Ngày 20/10/2018, tổng thống Donald Trump xác nhận rút Hoa Kỳ ra khỏi hiệp ước vũ khí hạt nhân tầm trung (Intermediate-range Nuclear Forces Treaty - INF), được ký vào năm 1987 giữa Washington và Matxcơva. Theo giới chuyên gia, với quyết định này của ông Donald Trump, chính quyền Washington đang tăng tốc cuộc đọ sức chiến lược dài hạn với Bắc Kinh.
Cách nay 31 năm, tổng thống Mỹ Ronald Reagan và tổng bí thư đảng cộng sản Liên Xô lúc bấy giờ là ông Mikhail Gorbatchev đã đặt dấu chấm hết cho cuộc chiến tranh lạnh khi ký kết hiệp ước INF năm 1987. Đôi bên cam kết ngưng phát triển nhiều loại tên lửa tầm trung có tầm bắn từ 500-5.500 km. Hiệp ước được phê chuẩn sau khi bùng nổ cuộc khủng hoảng do việc Liên Xô triển khai tên lửa SS-20 mang đầu đạn hạt nhân có thể bắn tới nhiều nước Tây Âu.
Thông báo rút ra khỏi INF được Hoa Kỳ giải thích là do phía Nga đã vi phạm hiệp ước, tiếp tục chế tạo hay thử nghiệm nhiều loại tên lửa hành trình có khả năng đạt tầm bắn trong khoảng từ 500-5.500 km, căn cứ theo một báo cáo thường niên của bộ Ngoại Giao Mỹ năm 2014. Nga đã bác bỏ cáo buộc này và khẳng định không vi phạm hiệp ước.
Giải thích của Mỹ không được nhiều chuyên gia, trong đó có một số nhà phân tích Trung Quốc, tán đồng. Họ cho rằng mục tiêu chính của Hoa Kỳ khi quyết định rút ra khỏi INF là đối phó với Trung Quốc, vào lúc quan hệ Washington – Bắc Kinh không chỉ căng thẳng trong vấn đề thương mại mà cả trong lĩnh vực quân sự.
Theo nhận định của tờ New York Times, quyết định rút này « sẽ cho phép Mỹ đối phó với việc Trung Quốc trang bị vũ khí tại Thái Bình Dương ». Đặc biệt là tại vùng Biển Đông đang có tranh chấp, Trung Quốc đã cho cải tạo, bồi đắp nhiều bãi đá ngầm thành những đảo tiền tiêu quân sự.
Hoa Kỳ lo ngại Trung Quốc có thể triển khai các loại tên lửa đạn đạo mà không sợ bị khống chế vì nước này không ký kết INF. Loạt tên lửa DF và HN của Trung Quốc có tầm bắn đến 15.000km và như vậy có thể bắn tới lãnh thổ Hoa Kỳ.
Theo ông Lưu Vệ Đông (Liu Weidong), chuyên nghiên cứu về nước Mỹ thuộc Học viện Khoa Học Xã Hội Trung Quốc, quyết định này của Donald Trump sẽ giúp cho quân đội Mỹ tự do phát triển cũng như là triển khai các loại vũ khí thông thường và hạt nhân trong khu vực.
Chỉ có điều, như lưu ý của chuyên gia Collin Koh, thuộc Đại học Công nghệ Nanyang tại Singapore, khi thông báo rút Hoa Kỳ ra khỏi hiệp ước INF, Nga và Trung Quốc có thể tận dụng cơ hội này như là một chất xúc tác để đẩy nhanh hơn nữa các chương trình phát triển vũ khí của mình.
Và như vậy, « lần đầu tiên kể từ năm 1972, nhân loại có nguy cơ rơi vào một thế giới ở đó sẽ không tồn tại một giới hạn nào đối với các nước trong việc phát triển vũ khí hạt nhân », như cảnh báo của ông Malcolm Chalmers, giám đốc học viện Royal United Services Institute, chuyên nghiên cứu về quốc phòng, với tờ báo Anh The Guardian.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20181022-hoa-ky-rut-ra-khoi-hiep-uoc-inf-voi-nga-de-doi-pho-voi-trung-quoc

Gorbachev cảnh báo việc Mỹ bỏ thỏa thuận hạt nhân



A Russian missile is fired during military exercises Bản quyền hình ảnh EPA
Image caption Russia denies building missiles that violate the accord

Nga lên án quyết định rút khỏi hiệp định hạt nhân đã ký với Nga hồi 1987 là một "bước đi rất nguy hiểm".
Hôm thứ Bảy, Tổng thống Trump nói ông có ý định "chấm dứt" Hiệp định Vũ khí Tên lửa Hạt nhân Tầm trung (INF) được ký từ hơn ba thập niên trước.
Ông nói Nga đã "vi phạm hiệp định trong nhiều năm".
Hiệp định này cấm triển khai và thử toàn bộ các loại tên lửa tầm trung phóng từ trên mặt đất, với tầm bắn từ 500 đến 5.500km.
Trong năm thập niên qua, Hoa Kỳ và Nga đã ký một loạt các thỏa thuận chung nhằm hạn chế và giảm bớt các khu vũ khí hạt nhân lớn của mình.
Việc từ bỏ INF - vốn do Tổng thống Ronald Reagan và nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đàm phán hồi 1987 - là bước thụt lùi lớn trong vấn đề kiểm soát vũ khí, các nhà phân tích nói.
Hiệp định này được ký vào lúc gần kết thúc Chiến tranh Lạnh, là giai đoạn từ 1945 đến 1989, đánh dấu mức độ căng thẳng quốc tế và thế giới luôn bị đe dọa bởi cuộc xung đột hạt nhân.

Phản ứng của Nga

Phát biểu với Interfax hôm Chủ Nhật, 21/10, ông Gorbachev mô tả quyết định của ông Trump là một "sai lầm" và cảnh báo nó sẽ làm xói mòn các nỗ lực giải giáp vũ khí.
Thế còn Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov thì nói: "Đây sẽ là một bước đi rất nguy hiểm mà tôi tin là sẽ không chỉ được cộng đồng quốc tế nhận thấy mà nó sẽ còn dẫn đến những lời lên án nghiêm khắc."


Russia's Deputy Foreign Minister Sergei Ryabkov pictured in February 2018 Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Thứ trưởng ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cáo buộc Mỹ "dùng biện pháp tống tiền"

Hiệp định có vai trò "quan trọng cho an ninh quốc tế và an ninh trong vấn đề vũ khí hạt nhân, để duy trì ổn định chiến lược," ông nói với hãng thông tấn nhà nước Tass.
Ông Ryabkov nói Nga lên án các nỗ lực của Hoa Kỳ trong việc đòi những sự nhân nhượng "thông qua biện pháp tống tiền".
Ông cũng nói với hãng thông tấn RIA Novosti rằng nếu Mỹ tiếp tục hành xử "khó coi và thô lỗ" và nuốt lời đối với các thỏa thuận quốc tế, thì "khi đó chúng tôi không có cách nào khác là phải có các biện pháp trả đũa, gồm cả biện pháp liên quan đến công nghệ quân sự".
"Nhưng chúng tôi không muốn tiến tới bước đó," ông nói thêm.


Mikhail Gorbachev and Ronald Reagan signing the INF treaty in 1987 Bản quyền hình ảnh AFP
Image caption Nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev và Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan ký hiệp định INF hồi 1987

Quan điểm của Anh

Nước Anh tuyên bố hoàn toàn sát cánh bên Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson nói sau khi ông Trump ra tuyên bố về việc sẽ Hoa Kỳ ra khỏi hiệp định đã ký với Nga.
Ông được báo The Guardian của Anh dẫn lời nói đã quy trách nhiệm cho Nga trong việc làm gây tổn hại tới hiệp định INF, và kêu gọi Điện Kremlin hãy "giữ trật tự nội bộ".
Ông Williamson hiện đang ở Mỹ, đúng vào lúc chiếc hàng không mẫu hạm của Hải quân Hoàng gia Anh HMS Elizabeth đang có chuyến thăm New York.
"Tất nhiên là chúng tôi muốn thấy hiệp định này tiếp tục được duy trì, nhưng điều đó đòi hỏi cam kết từ cả hai phía tham gia ký kết và vào lúc này thì quý vị [Nga] là bên đã phớt lờ nó," The Guardian trích dẫn lời Bộ trưởng Williamson.

Quan ngại Trung Quốc?

Có những yếu tố khác có thể tác động tới quyết định của Tổng thống Trump.
Đây là hiệp định song phương giữa Washington và Moscow. Trung Quốc không tham gia ký kết hiệp định, cho nên có thể phát triển các tên lửa tầm trung mà không bị hạn chế gì.
Tổng thống Trump nói: "Trừ phi là Nga đến chỗ chúng ta, Trung Quốc đến chỗ chúng ta, tất cả họ đều đến và nói, 'Hãy để chúng ta trở nên khôn ngoan, không ai trong chúng ta phát triển những thứ vũ khí đó,' thế nhưng nếu Nga đang phát triển, Trung Quốc đang phát triển còn chúng ta lại chịu bó buộc với cái thỏa thuận này, thì thật là không thể chấp nhận được. Cho nên chúng ta có một khoản tiền khủng để chi cho quân sự."
Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton được trông đợi sẽ nói với phía Nga về việc Mỹ rút khỏi hiệp định trong các cuộc thảo luận sẽ diễn ra trong tuần này.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-45933354

Chủ đề liên quan

Geen opmerkingen:

Een reactie posten