Kỳ hoa dị thảo: bông anh túc xanh Himalaya
Vào những hôm trời quang đãng, từ chỗ tôi đứng ta có thể nhìn được toàn bộ dãy núi Jomolhari, trong đó đỉnh núi cao thứ hai của Bhutan và là một trong những địa điểm linh thiêng nhất ở đất nước này.
Nhưng trong một buổi chiều âm u và lạnh lẽo, tất cả những gì tôi có thể thấy là màn sương chói lóa và bầu trời xám xịt.Tôi đang đứng trên ngọn đèo Chela La cao 3.780 mét ở miền tây Bhutan. Bất chấp thời tiết gió mùa báo hiệu mọi việc sẽ không tốt đẹp, Raj Lama, hướng dẫn viên của tôi tiếp tục đưa tôi đi theo một lối mòn khác để chiêm ngưỡng quang cảnh ngoạn mục hơn. Tôi không thấy ấn tượng lắm!
Phát hiện bất ngờ
Lama và tôi thường xuyên tranh luận trong suốt thời gian một tuần tôi ở vương quốc nằm trên dãy Himalaya này. Một trong những điều tranh luận đầu tiên là chuyện Lama tin rằng phụ nữ Ấn Độ không trèo đèo lội suối giỏi. Tôi chứng minh Lama đã sai bằng cách leo lên đến Thiền viện Hang Cọp một cách rất nhẹ nhàng vào ngày hôm trước.Nhưng hóa ra việc hai chúng tôi cứ tranh luận liên tục lại có mặt tích cực là nó đã giúp tôi phát hiện ra một trong những loài hoa hiếm nhất trên Trái Đất.
Hoa anh túc xanh Himalaya (Meconopsis Grandis), quốc hoa của Bhutan, có một màu xanh thật quyến rũ đến nỗi nó thu hút tôi phải nhìn chăm chú ngay từ khi nhìn thấy. Chỉ mọc ở môi trường khắc nghiệt ở độ cao từ 3.500 mét cho đến 4.500 mét, mỗi năm nó chỉ nở một lần trong mùa gió mùa, khoảng từ cuối tháng Năm cho đến tháng Bảy. Sau đó nó phát tán hạt và chết.
Loài hoa này hiếm đến nỗi nó từng được cho là một huyền thoại ở vùng Himalaya, giống như loài bò lông dài Yeti. Chỉ đến năm 1933 sự tồn tại của loài hoa này mới được nhà thực vật học George Sherriff xác nhận và cho đến ngày nay nó khơi gợi sự tò mò đối với loài báo tuyết vốn được gọi là hồn ma của dãy Himalaya.
Thế giới hoa
Khi tôi miễn cưỡng lê bước leo lên con đường núi phủ sương mù hướng về phía sườn tây ở phía trên đèo Chele La, hàng trăm lá phướn cầu nguyện Darchor màu trắng bay phần phật trong gió thổi ào ào đập vào những sườn núi trơ trọi.Những rừng thông sum suê từng che phủ kín khắp những ngọn núi này đã bị đốn sạch. Thay vào đó, khắp nơi là đầy những bụi cậy nhỏ rậm rạp.
Bước dọc lối mòn, tôi bất ngờ để ý một đám hoa hình chuông có màu cam và vàng mọc che phủ những cánh hoa rũ xuống trong hàng trăm bụi rậm nằm khắp triền đồi.
Khi đưa mắt từ những bụi hoa đỗ quyên nhìn ra chỗ khác, tôi bắt gặp những sắc vàng, trắng và tím sặc sỡ: tôi vừa bước chân vào một đám hoa anh thảo.
Lần đầu tiên kể từ khi đặt chân đến Bhutan vào năm ngày trước, tôi mới thấy sự phong phú của các loài hoa ở Bhutan. Dĩ nhiên, đó là điều không phải là lạ ở một đất nước dành đến 60% diện tích đất đai làm khu bảo tồn thiên nhiên.
Tôi vốn là người rất say mê hoa rừng. Đối với tôi, những cánh hoa rừng chính là hiện thân của vẻ kiêu sa của thiên nhiên hoang sơ và gợi cho tôi nhớ lại những giấc mơ thời ấu với những cánh đồng phủ đầy hoa sặc sỡ. Chìm đắm trong cảm giác mơ màng, tôi bước nhẹ nhàng để tránh dẫm lên những cánh hoa mong manh này cho đến khi một sắc xanh rực rỡ khiến tôi phải dừng bước.
Sắc xanh say đắm
Bị che khuất dưới những bụi cây rậm rạp giữa những cánh hoa rừng, một bông hoa xanh với lõi màu hổ phách treo mình duyên dáng trên cuống hoa mảnh khảnh cao 60 cm.Vẻ đẹp mong manh và màu sắc khác thường của bông hoa khiến tôi giật mình. Màu của cánh hoa xanh thẫm như bầu trời Himalaya vào buổi trưa muộn vào một ngày nắng chói. Có ít nhất thêm 10 bông hoa như vậy nữa xung quanh, một số tươi tắn còn một số héo úa.
Khi tôi ngắm những bông hoa, thời gian trôi qua như thể trong một giấc mơ. Tôi thậm chí không hề nhận ra rằng mình đã mất gần một tiếng đồng hồ đắm đuối nhìn những bông hoa mà tôi vô tình bắt gặp.
Mọi bực mình tan biến, tôi vui sướng chạy ào ra lại phía con đường nơi Lama đang đợi mà không thể hiện dấu hiệu gì của trải nghiệm hiếm hoi mà tôi vừa may mắn trải qua. Vào lúc đó, tôi không hề biết đó là hoa anh túc xanh Himalaya. Tôi chỉ bị cuốn hút bởi màu sắc xanh thẫm – hiện tượng mà sau này tôi mới biết là thường xảy ra đối với những ai vô tình bắt gặp điều gì đó.
Rất yêu hoa dại, nhưng tôi hiểu biết rất ít về chúng và chỉ đơn giản là say mê nhìn ngắm vẻ đẹp của chúng. Đối với tôi, hoa anh túc xanh có lẽ cũng quyến rũ như hoa phong lan. Nhưng trong số những bông hoa đẹp đua sắc trong thảm hoa đó, không có loại hoa nào thu hút sự chú ý của tôi như hoa anh túc xanh – một bằng chứng sức quyến rũ không thể nào cưỡng lại của nó.
Vào cuối buổi tối hôm đó, khi chúng tôi đến Thung lũng Haa nằm bên phía kia Đèo Chele La, tôi đã tìm đọc về loài hoa này và hiểu về ý nghĩa của nó.
Khi tôi biết được rằng hiếm tìm gặp được một bông hoa anh túc xanh Himalaya trong tự nhiên đến thế nào, tôi không thể không mỉm cười khi nhớ lại những lúc cãi vã lạ lùng với người hướng dẫn và hoàn cảnh bất ngờ đã khiến tôi có mặt ở đúng nơi vào đúng thời điểm như vậy.
Tôi đã tìm thấy bông hoa anh túc xanh Himalaya huyền thoại ở một đất nước thấm đẫm những điều huyền bí.
Bản tiếng Anh bài này đã đăng trên BBC Travel.
Tin liên quan
- Vì sao người dân Bhutan không sợ chết?
- Bộ tộc săn người cuối cùng ở Ấn Độ
- Món pad Thái có phải của người Thái?
- Nghỉ trọ nhà tư tại Cuba ‘ngày càng dễ'
- Cà phê và triển vọng kết cục cay đắng
- Những loài cây và hoa nhiều độc tố nhất
- Bí ẩn hố đen: Nơi con người phân thân?
- Samurai: Một thời kiếm sỹ huyền thoại
- Từ Trung Quốc nhìn vào Bắc Hàn thấy gì?
- Thái Lan: Một đêm ở 'vịnh thiên đường'
- Vẻ đẹp của cái nôi sản sinh ra đại số
- Ngôi làng lạ lùng nhất nước Anh
- 5 thành phố nào an toàn nhất thế giới?
- Vì sao người Vienna sáng tạo và hạnh phúc?
- Tàu cao tốc TQ lao vào chốn hoang vu
- Đừng bao giờ uống whisky Scotch với đá
- Những núi lửa lộng lẫy nhất thế giới
- Sự sống trên 'nóc nhà của trái đất'
- Đồng Văn: 'Himalaya tàng ẩn'
https://www.bbc.com/vietnamese/culture_social/2016/02/160222_hunting-the-blue-yeti-of-bhutan_vert_tra
Geen opmerkingen:
Een reactie posten