zaterdag 20 oktober 2018

Chống thuốc lá ở Việt Nam: Cuộc chiến dằng dai, Việt Nam nằm trong số 15 nước có số người hút thuốc lá nhiều nhất thế giới : 45,3% nam giới

Chống thuốc lá ở Việt Nam: Cuộc chiến dằng dai

Chống thuốc lá ở Việt Nam: Cuộc chiến dằng dai
 
Ảnh minh họa: Tàn thuốc lá bên ngoài một văn phòng ở Roma, 21/09/2018.Reuters

    Theo Điều tra Toàn cầu về sử dụng thuốc lá (Global Adult Tobacco Survey - GATS  2015), Việt Nam nằm trong số 15 nước có số người hút thuốc lá nhiều nhất thế giới. Tỷ lệ hút thuốc của nam giới ở Việt Nam là 45,3%. Còn theo nghiên cứu của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, hàng năm có trên 40.000 người Việt Nam chết vì các bệnh liên quan đến thuốc lá.

    Hút thuốc là nguyên nhân thứ hai gây ra các bệnh tim mạch, chỉ đứng sau nguyên nhân tăng huyết áp. Đặc biệt, có đến 30% trường hợp tử vong do bệnh tim mạch có nguyên nhân từ việc tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá. Điều này cho thấy thuốc lá là một vấn đề sức khỏe công cộng của toàn xã hội, chứ không riêng gì người hút.
    Trong thời gian qua, chính quyền Việt Nam đã có những nỗ lực chống nạn hút thuốc lá, qua việc phê chuẩn Công Ước Khung về Kiểm Soát Thuốc Lá, ban hành Luật Phòng Chống Tác Hại của Thuốc Lá và cho phép thành lập Quỹ Phòng Chống Tác Hại của Thuốc Lá. Nhưng những biện pháp được thực hiện cho đến nay chưa đem lại kết quả mong muốn.
    Hôm nay, mời quý vị nghe phần phỏng vấn bác sĩ Phạm Thị Hoàng Anh, giám đốc Việt Nam của Health Bridge Canada, một tổ chức rất tích cực trong việc chống hút thuốc tại Việt Nam.
    ( Trích phỏng vấn BS Phạm Thị Hoàng Anh )
    BS Phạm Thị Hoàng Anh, Health Bridge Canada 03/10/2018 Nghe
    RFI : Thưa bác sĩ Phạm Thị Hoàng Anh, hiện nay, tỷ lệ người hút thuốc lá ở Việt Nam là khoảng bao nhiêu ? Những nguyên nhân nào khiến cho tỷ lệ hút thuốc ở Việt Nam cao như thế ?
    Bác sĩ Phạm Thị Hoàng Anh : Theo Điều tra Toàn cầu về sử dụng thuốc lá (GATS 2015), ở Việt Nam, tỷ lệ hút thuốc ở nam giới là 45,3%, nữ giới là 1,1%. Tính trên dân số thì số người hút thuốc ở Việt Nam là khoảng 15,6 triệu. Kết quả cũng cho thấy là có khoảng 28,5 triệu người thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc thụ động tại nhà và có 5,9 triệu người tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc tại nơi làm việc.
    RFI :Thưa bác sĩ, vì sao số người hút thuốc lại cao như thế ? Phải chăng một trong những nguyên nhân là giá thuốc lá ở Việt Nam còn rẻ so với thu nhập của người dân ?
    Bác sĩ Phạm Thị Hoàng Anh : Thứ nhất là trong một khoảng thời gian rất dài, người dân Việt Nam rất thiếu thông tin về tác hại của thuốc lá. Trong thời gian chiến tranh và nhất là vào thời bao cấp, chính phủ còn bao cấp, phân phối thuốc lá như là một mặt hàng chiến lược.
    Lý do thứ hai là chúng ta thiếu những chính sách hiệu quả trong một thời gian rất là dài. Chính là do thiếu thông tin về tác hại thuốc lá, chính phủ ít quan tâm đến vấn đề này. Về giá thuốc lá trong một thời gian dài do chúng ta không tiếp cận với thị trường bên ngoài, trong thời gian cấm vận, các xí nghiệp trong nước chủ yếu là sản xuất các thuốc lá tự sản và tự tiêu tại chỗ, giá lúc ấy rất là rẻ, dễ mua.
    Sau này, khi mở cửa, Nhà nước cũng không ý thức được sự nguy hiểm của sản phẩm này cho nên các công ty thuốc lá là một trong những công ty nhận được các giấy phép đầu tiên ở Việt Nam, khi Việt Nam thoát khỏi cấm vận. Trong một thời gian rất nhanh chóng, họ đã triển khai các chiến lược về quảng cáo, cho nên trong một thời gian dài, việc quảng cáo rất phổ biến.
    Về hút thuốc nơi công cộng thì người dân hầu như không coi đấy là một hành vi bất bình thường, một điều bất lợi cho cá nhân mình, mà coi đó là chuyện bình thường.
    Thứ ba là khi đã có luật rồi thì chúng ta thực thi chính sách còn yếu, còn khó khăn, do sự phổ biến cũng như sự chấp nhận dễ dàng của xã hội, nhất là về việc hút thuốc nơi công cộng.
    Một lý do nữa, đó là sự can thiệp của ngành công nghiệp thuốc lá. Họ luôn luôn cưỡng lại những mong muốn của y tế công cộng xây dựng những chính sách mạnh như về thuế và về giá. Vì thế giá thuốc lá ở Việt Nam rất rẻ và thuốc lá trong một thời gian đã được quảng cáo rất là rộng rãi.
    Sau này việc quảng cáo đã được kiểm soát tốt hơn, nhưng những sự lách luật của ngành công nghiệp thuốc lá để quảng cáo thì vẫn phổ biến. Hiện nay, tuy thuốc lá không được quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhưng tại các điểm bán, việc kiểm soát cấm quảng cáo thuốc lá vẫn không được thực hiện và sự vi phạm rất là phổ biến.
    http://vi.rfi.fr/viet-nam/20181001-chong-thuoc-la-o-viet-nam-cuoc-chien-dang-dai
    1. 1
    2. 2
    3. 3
    4. ...
    5. trang sau >
    6. trang cuối >                 

    Geen opmerkingen:

    Een reactie posten