woensdag 17 oktober 2018

Ủy ban châu Âu hôm 17/10 thông qua hai thỏa thuận về thương mại và đầu tư EU - Việt Nam (EVFTA) + ASEM 2018 : Kết nối với châu Á, thách thức hàng đầu của Liên Âu

Ủy ban châu Âu ca ngợi việc thông qua EVFTA

  • 3 giờ trước
Ủy viên Thương mại EU Cecilia Malmstrom tại họp báo về hiệp định với Việt Nam hôm 17/10Bản quyền hình ảnh EPA
Image caption Ủy viên Thương mại EU Cecilia Malmstrom tại họp báo về hiệp định với Việt Nam hôm 17/10
Ủy ban châu Âu hôm 17/10 thông qua hai thỏa thuận về thương mại và đầu tư EU - Việt Nam, mở đường cho việc ký kết để phê chuẩn.
'Không có sức ép quốc tế, tôi không đi dự EVFTA được'
Chính khách khắp nơi kêu gọi VN cải thiện nhân quyền
Quan hệ Việt Đức khôi phục trước khi EVFTA thông qua?
Ủy ban nay sẽ gửi cho Hội đồng châu Âu đề nghị hoàn tất hai thỏa thuận này.
Nếu Hội đồng thông qua, hai thỏa thuận sẽ được ký và trình cho Nghị viện châu Âu.
Theo giải thích của Ủy ban châu Âu, một khi Nghị viện đồng ý, thỏa thuận thương mại sẽ được Hội đồng châu Âu ký kết để đi vào hiệu lực.
Còn thỏa thuận bảo vệ đầu tư với Việt Nam sẽ chờ các nước thành viên trong EU phê chuẩn.

Thỏa thuận thương mại

EU loan báo thỏa thuận thương mại sẽ xóa bỏ hầu hết thuế quan hàng hóa giữa hai bên, cũng cam kết phát triển bền vững (gồm tôn trọng nhân quyền, quyền lao động, bảo vệ môi trường).
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker tuyên bố ngày 17/10 rằng hai thỏa thuận sẽ "đem lại lợi thế, lợi ích chưa từng có cho các công ty, người lao động và người tiêu dùng châu Âu và Việt Nam."
Ủy viên thương mại EU Cecilia Malmström giải thích: "Thông qua các thỏa thuận, chúng ta cũng có thể giúp lan tỏa đi các tiêu chuẩn cao của châu Âu, tạo ra khả năng để bàn thảo sâu sắc về nhân quyền và bảo vệ công dân."
Theo thỏa thuận thương mại, Việt Nam sẽ
  • Xóa bỏ ngay 65% các loại thuế nhập khẩu từ EU, và phần còn lại sẽ xóa bỏ trong vòng 10 năm.
  • Nhiều bộ phận của ô tô, hiện chịu thuế có thể tới 32%, sẽ thành 0% sau 7 năm. Ô tô (trừ loại có dung tích xi-lanh lớn) xóa bỏ thuế trong vòng 10 năm. Ô tô có dung tích xi-lanh lớn (trên 3000 cm3 với loại dùng xăng hoặc trên 2500 cm3 với loại dùng diesel) xóa bỏ thuế trong vòng 9 năm.
  • Hiệp định có 01 Phụ lục riêng quy định về các hàng rào phi thuế đối với lĩnh vực ô tô, trong đó Việt Nam cam kết công nhận toàn bộ Chứng chỉ hợp chuẩn đối với ô tô (COC) của EU sau 5 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực
  • Một nửa hàng xuất khẩu dược phẩm EU sẽ ngay lập tức miễn thuế, và nửa còn lại thì sau 7 năm (hiện chịu thuế tối đa 8%).
  • Rượu vang, rượu mạnh, bia xóa bỏ thuế tối đa là trong vòng10 năm. Rượu và đồ uống có cồn xóa bỏ thuế trong vòng 7 năm.
  • Thịt heo đông lạnh sẽ miễn thuế sau 7 năm, thịt bò sau 3 năm, sản phẩm sữa sau khoảng 5 năm.
  • Việt Nam cam kết xóa bỏ hầu hết các loại thuế xuất khẩu đối với hàng hóaxuất khẩu sang EU, và cam kết không tăng thuế đối với các sản phẩm còn lại(trong đó có dầu thô và than đá).
EU cam kết xóa bỏ thuế quan ngay khi EVFTA có hiệu lực đối với hàng hóa của Việt Nam thuộc 85,6% số dòng thuế trong biểu thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU
Trong vòng 7 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, EU cam kết xóa bỏ 99,2% số dòng thuế trong biểu thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU.
Đối với 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại (bao gồm: 1 số sản phẩm gạo, ngô ngọt, tỏi, nấm, đường và các sản phẩm chứa hàm lượng đường cao, tinh bột sắn, cá ngừ đóng hộp), EU cam kết mở cửa cho Việt Nam theo hạn ngạch thuế quan (TRQs) với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.
EU sẽ không hoàn toàn mở cửa cho hàng nhập khẩu thuộc diện "sản phẩm nông nghiệp nhạy cảm" của Việt Nam. Sẽ có quota để hạn chế số lượng hàng được EU miễn thuế, gồm các sản phẩm nông nghiệp như gạo, tỏi, nấm, trứng, đường…
Việc miễn thuế cho một số sản phẩm Việt Nam trong khu vực giày dép, dệt may sẽ chịu thời gian chuyển tiếp tối đa 7 năm.
Hoa Kỳ và thế trận Cờ Vây đối với Trung Quốc
Trung Quốc vui vì Mỹ bỏ TPP
5 điều cần biết về tiền Trung Quốc
Để hưởng ưu đãi, EU sẽ áp dụng quy định về nguồn gốc hàng hóa, theo đó, buộc dùng vải sản xuất ở EU, Việt Nam hay Hàn Quốc (EU có thỏa thuận thương mại với nước này).
EU giải thích điều này để bảo đảm sản phẩm các nước mà EU không có thỏa thuận sẽ không thể được hưởng ưu đãi vào EU qua ngả Việt Nam.

Thỏa thuận đầu tư

Theo EU, thỏa thuận bảo vệ đầu tư sẽ bao gồm các "quy định hiện đại" được thực thi nhờ Hệ thống Tòa án Đầu tư mới có, thay thế các thỏa thuận song phương của 21 nước trong EU (hiện có tổng cộng 28 thành viên) đã có với Việt Nam.
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) ban đầu kết thúc đàm phán tháng 12/2015.
Nhưng tháng 5/2017, Tòa án Công lý Châu Âu ra ý kiến về thẩm quyền phê chuẩn các FTA của EU.
Theo đó, các nội dung về đầu tư gián tiếp của nước ngoài và cơ chế nhà đầu tư kiện Chính phủ sẽ thuộc thẩm quyền quyết định của cả cấp EU và cấp quốc gia các nước thành viên (tức là nội dung này phải được cả EU và quốc gia thành viên đồng ý mới có hiệu lực).
Vì thế, để hiệp định có thể sớm hoàn tất, ngày 26/6/2018, một bước đi mới của EVFTA được thống nhất.
Theo đó, EVFTA được tách làm hai Hiệp định, một về thương mại và một về đầu tư.
Tháng 8/2018, hai bên công bố chính thức hoàn tất việc rà soát pháp lý đối với Hiệp định Thương mại (FTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (nay có tên là IPA).
Hiệp định thương mại tự do thuộc thầm quyền ký kết của Ủy ban Châu Âu và Nghị viện Châu Âu.
Hiệp định bảo hộ đầu tư (bao gồm nội dung bảo hộ đầu tư và giải quyết tranh chấp đầu tư) cần sự phê chuẩn của cả Nghị viện Châu Âu và của Nghị viện các nước thành viên.
Xem thêm về quan hệ EU - Việt Nam:
EU tiếp xúc xã hội dân sự Việt Nam
Bộ trưởng Thụy Điển 'sẽ gặp xã hội dân sự VN'
Ba Lan: Nhiều người Việt đến làm giấy tờ EU

Chủ đề liên quan

https://www.bbc.com/vietnamese/business-45892696

ASEM 2018 : Kết nối với châu Á, thách thức hàng đầu của Liên Âu

mediaLogo ASEM 2018Capture d'ecran
Ngày mai và ngày mốt, 18 và 19/10/2018, tại Bruxelles sẽ diễn ra Diễn đàn Hợp Tác Châu Á – Châu Âu(ASEM) lần thứ 12, với sự tham gia của nguyên thủ và người đứng đầu chính phủ từ hơn 50 quốc gia châu Âu và châu Á. Diễn đàn ASEM ra đời cách nay 22 năm, có mục tiêu thúc đẩy các đối thoại về mọi phương diện giữa hai lục địa Á – Âu. Tại Diễn đàn ASEM lần này, có gì đáng chú ý ?
Nếu như tại thượng đỉnh ASEM lần thứ 11 ở Mông Cổ, vấn đề khủng bố và căng thẳng tại Biển Đông, trong bối cảnh Tòa Trọng Tài Thường Trực vừa ra phán quyết bác bỏ tham vọng chủ quyền của Trung Quốc tại phần lớn vùng biển này, thì khung cảnh nổi bật của thượng đỉnh ASEM lần thứ 12 này là cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung khởi sự từ vài tháng nay, với quyết định tăng thuế nhập khẩu song phương, với tổng số hàng trăm tỉ đô la hàng hóa.
Hàng loạt vấn đề quan trọng với châu Âu và châu Á, cũng có nghĩa là với thế giới (bởi các đối tác ASEM chiếm 60% dân số toàn cầu, 65% GDP và trao đổi 55% thương mại), sẽ được thảo luận tại Diễn đàn này. Từ các hồ sơ an ninh lớn như hạt nhân Bắc Triều Tiên, việc Mỹ hành xử đơn phương trong việc trừng phạt Iran, đến các triển vọng hợp tác kinh tế Á-Âu, sẽ được bàn thảo. Tuy nhiên, tăng cường hợp tác và nối kết Âu-Á trong bối cảnh xu thế bảo hộ mậu dịch gia tăng, đặc biệt do lập trường của chính quyền Mỹ, cũng như xu thế lấn lướt của Trung Quốc, một quốc gia được điều hành không minh bạch, có lẽ là thách thức hàng đầu của thượng đỉnh ASEM lần này.
Viện tư vấn về chính trị quốc tế Carnegie Endowment for International Peace (CEIP), có trụ sở tại Mỹ, nêu ra một số vấn đề đáng chú ý, qua nhận định của một số chuyên gia.
Diễn đàn ASEM diễn ra trong bối cảnh nào ? Khả năng đạt đồng thuận ra sao ?
Trước hết bà Lizza Bomassi, phó giám đốc chi nhánh châu Âu của Carnegie, nhấn mạnh đến các khó khăn trong nội bộ châu Âu khiến Liên Hiệp Châu Âu, cũng như các nước thành viên, có thể bị phân tâm trong dịp đối thoại quan trọng này, đặc biệt là cuộc thương lượng cam go với Luân Đôn cho Brexit, thái độ khó lường của chính phủ dân túy tại Ý, hay quan hệ khó khăn với Thổ Nhĩ Kỳ. Chưa kể quan hệ căng thẳng giữa phương Tây và Nga. Về phần mình, châu Á cũng có những mối bận tâm riêng. Cụ thể như Hàn Quốc đang xoay xở để bình ổn quan hệ với người anh em khó chơi phía bắc. Nhật Bản tìm cách hoàn tất thỏa thuận tự do mậu dịch với Liên Âu. Ấn Độ thì chuẩn bị bước vào cuộc tổng tuyển cử mùa xuân năm tới. Chưa kể đến Trung Quốc đang đối mặt với cuộc chiến tranh thương mại gia tăng.
Trong một bối cảnh đầy trở ngại như vậy sẽ khó có thể có được một đồng thuận vững chắc trong khuôn khổ Diễn đàn này. Cũng có thể các bên sẽ bày tỏ sự nhất trí nào đó trong vấn đề Bắc Triều Tiên và Iran, nhưng điều này chỉ để cho thấy là phương pháp hành xử ngoại giao theo kiểu truyền thống vẫn còn đất sống. Vấn đề hệ trọng nối kết Âu-Á ắt hẳn sẽ là thách thức lớn nhất, do nhiều điểm khác biệt giữa các bên, đặc biệt là giữa Liên Hiệp Châu Âu và Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo chuyên gia Lizza Bomassi, điều mà các nước châu Âu và châu Á đều có chung quyền lợi, đó là bảo vệ định chế Tổ Chức Thương Mại Thế Giới. Vị chuyên gia này nhấn mạnh : Bất chấp các lập trường hết sức khác biệt, WTO vẫn là định chế duy nhất có sức sống, có khả năng mang lại một cơ chế dựa trên luật pháp, để xử lý các tranh chấp thương mại toàn cầu.
Liên Hiệp Châu Âu hy vọng đạt được gì từ các đối thoại cấp cao này ?
Ông Erik Brattberg, giám đốc chương trình châu Âu của Carnegie, lưu ý là chiến lược để kết nối mạnh mẽ châu Âu với châu Á là ưu tiên hàng đầu của Liên Âu tại Diễn đàn ASEM lần thứ 12. Cụ thể là kết nối về cơ sở hạ tầng và kỹ thuật số giữa hai lục địa. Ủy Ban Châu Âu vừa công bố chiến lược kết nối mới giữa Âu và Á, xác lập một khung khổ cho phép Liên Hiệp Châu Âu thúc đẩy các dự án kết nối khu vực với các quốc gia châu Á trong nhiều lĩnh vực, từ giao thông vận tải, năng lượng đến kinh tế kỹ thuật số.
Cho dù một số lãnh đạo châu Âu phủ nhận, chiến lược này cần phải được coi như một câu trả lời trước dự án đầu tư quy mô lớn của Trung Quốc, mang tên « Một vành đai, một con đường » (Nhất đới, nhất lộ), mà nhiều lãnh đạo châu Âu ngày càng lo ngại. Có nhiều lý do khiến Liên Hiệp Châu Âu lo ngại dự án « Một vành đai, một con đường » của Bắc Kinh. Cụ thể là việc các tiêu chuẩn về lao động, về môi trường, về nhân quyền không được tôn trọng, đấu thầu không minh bạch, không mở rộng. Và đặc biệt là chính sách bẫy nợ của Trung Quốc.
Quan điểm của châu Âu khi xây dựng chiến lược kết nối này không phải là chống lại Trung Quốc, mà nhằm khẳng định rõ lập trường của Liên Hiệp Châu Âu, là duy trì với thái độ cân nhắc các cam kết với Trung Quốc, cùng lúc với việc làm sáng tỏ các ưu tiên của châu Âu và « các lằn ranh đỏ ».
Trái ngược hẳn với dự án « Một vành đai, một con đường » của Trung Quốc, sáng kiến của Liên Hiệp Châu Âu nhằm tới thiết lập các khuôn khổ mang tính pháp lý, nhằm thực thi các dự án kết nối, mang tính minh bạch và bền vững. Việc Liên Hiệp Châu Âu thuyết phục được các nước châu Á, là dự án của mình có thể thay thế cho dự án của Trung Quốc, cũng như việc châu Âu có thể đầu tư đủ nguồn lực cho dự án này là thách thức rất lớn.
Liên Âu có thể làm gì trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung gia tăng ?
Chuyên gia Yukon Huang, thuộc chương trình châu Á của Carnegie, cho rằng việc Hoa Kỳ tung ra đòn đánh thuế bổ sung với 250 tỉ đô la hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc mới đây cho thấy chiến tranh thương mại đã trở thành hiện thực. Trong bối cảnh hai đối thủ đều có nhiều tiềm lực, cuộc đối đầu hứa hẹn một viễn cảnh tồi tệ. Liên Hiệp Châu Âu có thể đóng vai trò trung gian tháo gỡ khủng hoảng, tuy nhiên dường như các lãnh đạo châu Âu đang ở trong tình thế rối bời, nên khó lòng đảm nhiệm được công việc này.
Trên thực tế, Liên Hiệp Châu Âu có thế mạnh để đảm nhận sứ mạng nói trên. Quan hệ kinh tế giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là mật thiết, nhưng giữa Liên Âu với Trung Quốc còn sâu sắc hơn. Trong vòng thập niên vừa qua, đầu tư châu Âu vào Trung Quốc cao gấp khoảng hai lần so với Mỹ. Điều này là do các nước châu Âu xuất khẩu nhiều sang Trung Quốc máy móc, cũng như hàng hóa chất lượng cao, đồng thời sử dụng địa bàn Trung Quốc làm cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu ra phần còn lại của thế giới.
Tuy nhiên, châu Âu không dễ thực hiện vai trò trung gian tháo gỡ xung đột, bởi bản thân chính châu Âu cũng có nhiều vấn đề với Trung Quốc, giống như Hoa Kỳ, cụ thể như việc bị đối xử bất công tại thị trường Trung Quốc, liên quan đến đầu tư hay công nghệ cao chẳng hạn. Bên cạnh đó, chính Liên Âu cũng ở trong tình thế khó khăn hiện nay với Mỹ, khi một mặt phải thương thuyết một thỏa thuận thương mại mới với Mỹ, mặt khác phải nỗ lực để củng cố Tổ Chức Thương Mại Thế Giới, định chế quốc tế mà tổng thống Mỹ tìm cách phá bỏ.
Vấn đề hết sức nan giải của Liên Hiệp Châu Âu hiện nay là, liệu các nhà lãnh đạo châu Âu, trong bối cảnh áp lực chính trị nội bộ chồng chất, có đủ khả năng cương quyết hành động và hành động một cách thực tế, để cùng với Trung Quốc cải tổ hệ thống thương mại toàn cầu, đồng thời phải bảo đảm làm sao để cho quan hệ vốn sâu sắc hơn nhiều với nước Mỹ không bị tổn hại.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20181017-asem-2018-ket-noi-voi-chau-a-thach-thuc-hang-dau-cua-lien-au

Geen opmerkingen:

Een reactie posten