woensdag 31 oktober 2018

Những áng văn định hình thế giới : Iliad của Homer, Kinh Thi, Nghìn Lẻ Một Đêm... + Khám phá 'Kama Sutra' của thế giới Ả-rập : Vườn Thơm

Những áng văn định hình thế giới

  • 2 tháng 6 2018
Rebecca Hendin Bản quyền hình ảnhRebecca Hendin
Từ thuở ấu thơ, Alexander Đại đế đã được rèn luyện để trở thành thủ lĩnh của Macedonia.
Vương quốc nhỏ ở miền bắc Hy Lạp này luôn trong tình trạng chiến tranh triền miên với các nước láng giềng, nhất là với là xứ Ba Tư. Điều đó có nghĩa là Alexander phải học cách cầm quân đánh trận.
Khi phụ vương bị ám sát và Alexander lên ngôi, ông nhanh chóng vượt tất cả mọi kỳ vọng.
Từ tường thành La Mã tới bức tường Trump
Tại sao độc tài lại rất ham làm thơ?
Paris và 'Con đường Thứ ba' của thế giới
Ông không chỉ giữ yên bình cho vương quốc mà còn đánh bại toàn bộ Đế quốc Ba Tư và chinh phục một vùng lãnh thổ rộng lớn, trải dài từ Ai Cập đến bắc Ấn Độ.

Sách gối đầu giường

Alexander còn sở hữu thêm một vũ khí nữa: Trường ca Iliad của Homer.
Thuở nhỏ, ông học đọc và viết bằng trường ca này. Nhờ vào thầy dạy học của ông, triết gia Aristotle, ông đã nghiền ngẫm Iliad với sự tập trung cao độ khác thường.
Khi ông bắt đầu các cuộc chinh phục, câu chuyện kể của Homer về một chuyến viễn chinh đến Tiểu Á trước đó của quân Hy Lạp đã làm thành cẩm nang của ông. Ông đã dừng ở Troy, ngay cả khi thành phố này không có ý nghĩa về mặt quân sự, để tái hiện những cảnh trong Iliad.
Trong toàn bộ chuyến viễn chinh này, ông đã gối đầu bên cạnh quyển sách của mình.
Bất chấp vị trí của nó trong văn học, trường ca sử thi của Homer có tác động vượt xa bên ngoài các thư viện và những đống lửa trong doanh trại ở thời Hy Lạp cổ đại.
Nó giúp định hình toàn bộ một xã hội, đạo đức của nó.
"Homer… đã vẽ nên 'những dạng thức suy nghĩ của sơ kỳ văn hóa Hy Lạp," Howard Cannatella viết.
"Câu chuyện này sẽ chỉ ra xã hội ngày xưa như thế nào để thể hiện, để sống và tái hiện… những sự kiện được sáng tác nhằm giúp độc giả thấy được, bằng một cách chấp nhận được, những lựa chọn đạo đức trong cuộc sống, chẳng hạn như phải dũng cảm, sẽ có tác động như thế nào đối với công chúng nói chung."
Getty Images Bản quyền hình ảnhGetty Images
Image caption Alexander Đại đế được nhà triết học Aristotle dạy dỗ, và ảnh hưởng của người thầy thể hiện rõ nét trong cách nhà lãnh đạo quân sự áp dụng các chiến lược ngoại giao và chinh chiến
Ảnh hưởng giữa Iliad và Alexander Đại đế là tác động hai chiều.
Lấy cảm hứng từ sử thi, Alexander đã đền đáp cho Homer bằng cách đưa tiếng Hy Lạp trở thành ngôn ngữ chung của một vùng rộng lớn, nhờ đó đặt cơ sở để đưa Iliad trở thành văn chương thế giới.
'Mắt quỷ': Bí ẩn ngàn năm quyền lực
Khi nào việc giật đổ tượng là điều chấp nhận được?
Họ đã phản kháng lại kiểm duyệt ra sao?
Những người kế tục Alexander đã cho xây những thư viện vĩ đại Alexandria và Pergamum để gìn giữ những tác phẩm của Homer cho hậu thế.
Đó là bằng chứng cho thấy những câu chuyện có tầm quan trọng bên ngoài những trang sách.
Triết gia Plato đòi hỏi nghệ thuật "chứng tỏ rằng nó không chỉ giúp con người mua vui mà còn có ích cho các định chế và nhân sinh" - như Cannatella đã lập luận: "Thi ca đối với Aristotle (cũng giống như Plato) không chỉ khơi dậy những phản ứng tình cảm mãnh liệt mà còn thúc đẩy con người trở nên tốt đẹp hơn."
Trường ca Iliad là điển hình của những tác phẩm ban đầu như Sử thi về Gilgamesh xứ Mesopotamia hay truyện Popol Vuh của người Maya.
Văn học sử thi như thế này làm thành điểm tham chiếu chung cho toàn bộ nền văn hóa, giúp cho độc giả biết được rằng họ từ đâu đến và họ là ai.

Nền tảng của văn học Trung Hoa

Tuy nhiên, không phải truyền thống văn học nào cũng bắt đầu với những áng sử thi về các vị vua dũng mãnh và các cuộc chinh phạt.
Văn học Trung Quốc dựa trên Kinh Thi, một tuyển tập những bài thơ xem qua thì có vẻ đơn giản nhưng đã khiến người đời tốn không biết bao nhiêu bút mực để diễn giải, bình luận.
Thơ ca không phải chỉ là lãnh địa của những nhà thơ chuyên nghiệp.
Một người có chí muốn leo cao trong chốn quan trường của Trung Quốc phải trải qua những khoa thi gắt gao của triều đình vốn đòi phải nắm tường tận về thơ phú, và các bậc đại thần phải có khả năng 'ứng khẩu thành thơ'.
Kinh Thi đã đưa thi ca trở thành hình thức văn học quan trọng nhất trên khắp Đông Á (Khi Nhật Bản tìm kiếm sự độc lập về văn hóa từ Trung Quốc, họ đã tự tạo tuyển tập thơ riêng cho mình).
Tầm quan trọng của thi ca cũng đã định hình một trong những tiểu thuyết kỳ vĩ đầu tiên của văn học thế giới: Câu chuyện về Genji.
Alamy Bản quyền hình ảnhAlamy
Image caption Cuốn Câu chuyện về Genji của tác giả Murasaki Shikibu khắc họa bức tranh về cuộc sống chốn cung đình với tường tận các chi tiết và những chiêm nghiệm về tâm lý, tạo thành một tuyệt tác có độ dài lên đến hơn ngàn trang giấy
Tác giả của truyện, Murasaki Shikibu, đã phải tự học thơ chữ Hán bằng cách nghe lóm những buổi học của huynh trưởng của bà với sư gia, do phụ nữ không được phép học Hán văn.
Quan điểm thời Victoria về ham muốn tình dục đồng giới
Khám phá 'Kama Sutra' của thế giới Ả-rập
Vì sao nghệ thuật khỏa thân vẫn gây sốc?
Khi trở thành cung nữ trong cung đình Nhật Bản vốn mang tính kín đáo, bà đã vận dụng hiểu biết này để khắc họa nên một bức tranh về cuộc sống chốn cung đình với tường tận các chi tiết và những chiêm nghiệm về tâm lý, tạo thành một tuyệt tác có độ dài lên đến hơn ngàn trang giấy.
Để cho cuốn tiểu thuyết này trở thành văn chương hàn lâm, bà đã đưa vào gần 800 bài thơ.

Công nghệ in ấn

Khi ngày càng có nhiều nơi trên thế giới trở nên biết đọc biết viết, các công nghệ mới, mà trên hết là công nghệ làm giấy và in ấn, đã mở rộng tầm phủ sóng cũng như ảnh hưởng của những câu chuyện được ghi chép lại.
Điều này có nghĩa là có thêm những độc giả mới có thể đọc được những câu chuyện trong sách vở. Và độc giả mới cũng có nghĩa là xuất hiện thêm những câu chuyện mới để đáp ứng thị hiếu và mối quan tâm của những độc giả này.
Diễn biến đó đặc biệt thấy rõ trong thế giới Ả-rập, vốn đã học được bí quyết làm giấy từ Trung Quốc và biến nó thành một ngành công nghiệp thịnh vượng.
Lần đầu tiên, những câu chuyện vốn trước đây chỉ có thể lưu truyền qua phương thức truyền miệng đã được đưa vào sách vở và được tập hợp lại trong những tuyển tập truyện kể như Ngàn Lẻ Một Đêm.

Phát triển ngôn ngữ

Đa dạng hơn những câu chuyện sử thi cổ hơn trước đó hay những tuyển tập thơ, Ngàn Lẻ Một Đêm vừa là hình thức giáo dục vừa là hình thức giải trí, được đóng khung trong câu chuyện không thể nào quên của nàng Scheherazade và vị vua mà đã thề sẽ giết bất cứ người đàn bà nào đã chăn gối với ông một đêm.
Getty Images Bản quyền hình ảnhGetty Images
Image caption Nàng Scheherazade kể hết câu chuyện này đến câu chuyện khác cho đến khi nhà vua giải được cơn uất hận chết chóc của ông ta - giúp cho Scheherazade không chỉ trở thành hoàng hậu của ông mà còn là nữ anh hùng trong thế giới truyện kể
Đứng trước cái chết kề cận, Scheherazade bắt đầu kể hết câu chuyện này đến câu chuyện khác cho đến khi nhà vua giải được cơn uất hận chết chóc của ông ta - giúp cho Scheherazade không chỉ trở thành hoàng hậu của ông mà còn là nữ anh hùng trong thế giới truyện kể.
Các tuyển tập thơ, các tuyển tập truyện và các câu chuyện sử thi đã để lại một cái bóng quá lâu lên lịch sử văn học sau đó.
Khi nhà thơ Ý Dante Alighieri bắt đầu nắm bắt và giải thích quan điểm của Thiên chúa giáo về Địa ngục, Sự chuộc tội và Thiên đường, ông đã chọn hình thức thơ ca sử thi, do đó cạnh tranh với các tác giả kinh điển (ông đã khôn ngoan bỏ qua Homer do Homer sống trước thời đại của Chúa Jesus).
Ông đã sáng tác vở Thần Khúc không phải bằng tiếng Latin vốn được mọi người ngưỡng vọng mà là trong phương ngữ nói của vùng Tuscany.
Quyết định này của ông đã giúp đưa phương ngữ đó thành ngôn ngữ chính thống mà ngày nay chúng ta gọi là tiếng Ý, một sự đóng góp cho tầm quan trọng của văn học trong việc định hình ngôn ngữ.

Sự thống trị của tiểu thuyết

Thay đổi đơn lẻ lớn nhất trong sự thăng trầm của văn học là phát minh ra kỹ thuật in ở Bắc Âu của Johannes Gutenberg (học theo kỹ thuật của người Trung Hoa), người đã khởi đầu thời kỳ sản xuất sách báo đại trà và biết đọc biết viết phổ cập như thế giới của chúng ta ngày nay.
Trên khía cạnh văn học, thời kỳ này nằm dưới sự thống trị của tiểu thuyết, vốn được gọi tên trong tiếng Anh là 'novel', tức là sự mới mẻ mặc dù trước đó đã có tác phẩm tiên phong quan trọng như Lady Muraski.
Tiểu thuyết không có hành trang của những thể văn chương cổ và do đó tạo điều kiện cho những kiểu tác giả và độc giả mới xuất hiện, nhất là phụ nữ, vốn sử dụng thể thức linh hoạt này để đương đầu với những vấn đề nhức nhối nhất của xã hội hiện đại.
Tác phẩm Frankenstein của Mary Shelley nằm ở điểm xuất phát của thể loại mà về sau này được gọi là khoa học viễn tưởng, vốn bị giằng xé giữa những hứa hẹn không tưởng của khoa học và khả năng tàn phá của nó.

Ảnh hưởng chính trị

Cùng lúc, tiểu thuyết cũng được những quốc gia mới nổi sử dụng để khẳng định nền độc lập, như những gì đã xảy ra trong cái gọi là thời kỳ 'bùng nổ của Mỹ Latin' vào những năm 1960 với tác phẩm Trăm năm cô đơn của Gabriel Garcia Marquez, một tiểu thuyết xuyên qua nhiều thế hệ với hy vọng nắm bắt được toàn bộ một nền văn hóa.
Độc lập về chính trị đòi hỏi phải độc lập về văn hóa và tiểu thuyết chứng tỏ là cách tốt nhất để thực hiện được điều này.
Mặc dù những tác giả này và nhiều tác giả khác được hưởng lợi từ kỷ nguyên biết chữ đại trà, những ấn bản in cũng khiến việc kiểm soát và kiểm duyệt văn chương trở nên dễ dàng hơn.
Điều này trở thành một vấn đề đặc biệt nhức nhối đối với những tác giả sống ở các chế độ toàn trị như Đức Quốc xã hay Liên Xô, nơi có hệ thống những ấn bản ngầm để tránh sự kiểm duyệt.
Ngày nay, chúng ta đang sống trong một cuộc cách mạng khác về công nghệ viết, một cuộc cách mạng ít nhất cũng quan trọng như phát minh ra giấy và kỹ thuật in của Trung Quốc hay việc phát minh lại kỹ thuật in ở Bắc Âu.
Mạng Internet đang thay đổi cách chúng ta đọc và viết, cách văn học được truyền bá và những ai có thể tiếp cận được nó.
Chúng ta đang ở điểm khởi đầu của một kỷ nguyên mới trong văn học - thế giới văn chương chắc chắn sẽ biến đổi thêm một lần nữa.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Culture.

Chủ đề liên quan

Tin liên quan

https://www.bbc.com/vietnamese/vert-cul-44093936

Khám phá 'Kama Sutra' của thế giới Ả-rập

  • 26 tháng 8 2017
Hulton Archive/Getty Images Bản quyền hình ảnhHulton Archive/Getty Images
Image caption Một hình minh họa cho cuốn Arabian Nights, được vẽ khoảng thời gian 1880
Bộ sưu tập truyện gợi tình thời thế kỷ 15, Vườn Thơm (The Perfumed Garden), thách thức các quan niệm phương Tây về tình dục và thế giới Ả-rập, theo Joobin Bekhrad.
Khi nói về văn học và niềm đam mê, người ta thường nghĩ tới một số hình ảnh cụ thể: những sắc thái của chàng Grey, cô gái mới lớn có tên là Lolita, hay có thể là quý cô quằn quại đau khổ Lady Chatterley, và những chú chim nhỏ ríu ran.
Tuy nhiên, từ rất lâu trước khi có những thứ như thế, và trước khi có Niềm hoan lạc ái ân (The Joy of Sex), cuốn sách hướng dẫn những kỹ năng giường chiếu của tác giả người Anh Alex Comfort, thì đã có Kama Sutra, cuốn sách cổ viết bằng tiếng Phạn được cho là của tác giả Vãtsyãyana, vốn được coi như sách dạy tuyệt kỹ tình dục.
Kinh hoàng cảnh những người đẹp bị mổ phanh
Vì sao nghệ thuật khỏa thân vẫn gây sốc?
'Yêu' robot có đồng nghĩa với việc ngoại tình?
Ngay cả với những ai đoan trang thẹn thùng và còn vụng dại trong ars amatoria (nghệ thuật ái ân), thì Kama Sutra vẫn là một từ rất quen thuộc; cũng nổi tiếng không kém là tập sách mỏng của Vãtsyãyana, vốn gần như được cho là đồng nghĩa với chuyện gợi tình.
Ngoài bản dịch trứ danh Kama Sutra, nhà thám hiểm đồng thời là nhà Đông phương học Sir Richard Francis Burton còn đem đến cho độc giả Anh một cuốn sách có từ Thế kỷ thứ 15, mà người ta cho rằng tác giả là Sheikh Nefzaoui vùng Tunisia.
Được viết dựa trên bản dịch tiếng Pháp của tác phẩm nguyên gốc viết trên tiếng Ả-rập, Vườn Thơm gồm một loạt các câu chuyện, mà tất cả đều liên quan (một cách rất sinh động) tới chuyện chăn gối yêu đương. Hay như cách diễn giải đầy phấn chấn của Burton, là "sự giao cấu!"
Khác với Kama Sutra, cuốn sách ít nhiều được coi là có tính giáo dục, Vườn Thơm trong lúc khai trí cho người đọc ở nhiều chủ đề khác nhau, chẳng hạn như các cách để làm cho bộ phận sinh dục nam được to hơn, và "mọi thứ ưa thích" liên quan đến tình dục, thì nó cũng đề cao tới tính giải trí.
The Orientalist adventurer Sir Richard Burton introduced English readers to the Kama Sutra and The Perfumed Garden Bản quyền hình ảnhHulton Archive/Getty Images
Image caption Nhá thám hiểm người Anh đồng thời là nhà Đông phương học Sir Richard Burton là người đã đem Kama Sutra và Vườn Thơm đến cho độc giả sử dụng tiếng Anh
Các câu chuyện được dẫn dắt một cách sống động, giống như Ngàn lẻ một đêm, và người ta có thể nói rằng những mô tả rõ về các tư thế "yêu" trong đó thậm chí khiến cho cuốn sách của Vãtsyãyana trở nên xoàng xĩnh.
Trong bản thảo tiếng Pháp mà Burton tham khảo có chương 21 nói về tình dục đồng giới và chủ đề đồng dâm nam thì không có trong bản in hiện còn.
Theo một số nguồn thì Burton định đưa nó vào bản hiệu chỉnh, được đặt tên là Vườn Hương (Scented Garden); tuy nhiên ông đã qua đời trước khi làm được điều đó, và bản hoàn toàn chưa sửa đổi này - cùng với nhiều tác phẩm khác của Burton - sau đó đã bị vợ ông là Isabel đốt bỏ.

'Những quan niệm sai lầm'

Ngày nay, trong một thế giới Ả-rập nơi thường được phác họa như một khu vực không có tình dục và nơi mọi chủ đề liên quan tới tình dục đều bị coi là cấm kị, thì những tác phẩm như Vườn Thơm có vẻ như là điều kỳ quái, đặc biệt.
Tấm hộ chiếu của một quốc gia không tồn tại
Từ tường thành La Mã tới bức tường ông Trump
Bí mật lăng mộ Tần Thủy Hoàng
Những cuốn sách như thế - "chứa đầy những lời mô tả chi tiết đam mê đầy nhục dục - thậm chí còn được coi như sự ban phước từ nơi thiên đường, theo lời học giả Sarah Irving.
"Khác xa so với một số kiểu khiêu dâm ngầm tồn tại trong thế giới Ả-rập thời Trung Cổ," bà viết trong blog ArabLit, "những cuốn sách gợi tình đó được chấp thuận về mặt tôn giáo, những lời khuyên trong đó được coi như một phần quà tặng mà Thượng đế ban cho con người."
Nhưng với cách nhìn ngược lại thì cuốn sách bị coi là gồm lời miêu tả của những nhà Đông phương học về một sân chơi tình dục trong đó trí tưởng tượng phương Tây được đưa ra một cách bản năng, hoang dại.
Bộ truyện Nghìn lẻ một đêm gồm các câu chuyện có nguồn gốc từ Ba Tư, Ấn Độ, Ả-rập, Hy Lạp, và các nguồn khác Bản quyền hình ảnhKHALED DESOUKI/AFP/Getty Images
Image caption Bộ truyện Nghìn lẻ một đêm gồm các câu chuyện có nguồn gốc từ Ba Tư, Ấn Độ, Ả-rập, Hy Lạp, và các nguồn khác
Trong thế giới Ả-rập siêu phân định giới tính, Flaubert khoác lác về việc ăn nằm với vũ nữ Ai Cập Kuchuk Hanem, và bộ phận sinh dục của "gã người Thổ dâm dục" (thật ra là người Algeria) đã bị cắt phăng đi rồi được những kẻ bị hắn giam cầm cất giữ cẩn thận theo cách mà cả đến Sada Abe (một kỹ nữ Nhật Bản nổi tiếng hồi đầu thế kỷ 20 vì đã cắt bộ phận sinh dục của người tình rồi luôn mang theo người, trong chiếc kimono) cũng sẽ tán thưởng.
Cả hai ý tưởng về thế giới Ả-rập - tiết giảm và tình dục vô độ - tất nhiên đều bị bóp méo ghê gớm, thế nhưng việc tiết giảm có lẽ nghe tức cười hơn, nhất là khi đặt trong cách mà thế giới Ả-rập nhìn nhận vấn đề tình dục qua các thời kỳ.
Ngôi đền Hồi giáo rực rỡ nhất thế giới
Thuật ứng xử của người Ba-tư
Vườn Thơm có thể được đặt bên cạnh các tác phẩm văn học kinh điển của Ả-rập như Ngàn lẻ một đêm (Alf Layla wa Layla), là tác phẩm mà Burton đã dịch rất tuyệt. Nội dung căn bản của nó là về chủ đề tình dục.
Tuy nhiên, Burton đặt tên bản dịch là Những đêm Ả-rập (The Arabian Nights) gây hiểu nhầm, bởi các truyện trong đó thật ra là từ cuốn sách Ba Tư có tên là Hezar Afsaneh, tức là Một ngàn câu chuyện, tập hợp từ các truyện gốc của Ba Tư, Ấn Độ, Ả-rập, và Hy Lạp, chưa kể từ cả các nguồn khác nữa.
Trong câu chuyện nổi tiếng, vị vua Ba Tư Shahryar giết chết vợ sau khi biết hoàng hậu ngoại tình. Trở nên căm thù hôn nhân, nhà vua mỗi đêm ngủ với một trinh nữ rồi sáng ra hạ lệnh đem giết chết để không người đàn bà nào còn có thể phụ tình vua.
Cuối cùng, con gái của vị tể tướng là Shahrzad (hay với độc giả phương Tây thì tên nàng là Scheherazade) trở thành trinh nữ trong đêm. Trong long sàng, người con gái Ba Tư khôn khéo, thông minh đã kể các câu chuyện hấp dẫn, đêm này qua đêm khác, khiến nhà vua không dứt ra được và rồi bị cảm hóa, cuối cùng xóa lệnh giết người mỗi sáng, và cưới nàng làm vợ.
HASSAN AMMAR/AFP/Getty Image Bản quyền hình ảnhHASSAN AMMAR/AFP/Getty Images
Tuy một số truyện nổi tiếng nhất trong Ngàn lẻ một đêm đã được chuyển thể thành phim và phim hoạt hình dành cho thiếu nhi (như Aladdin, Thủy thủ Sinbad, Alibaba và 40 tên cướp thành Baghdad), nhưng bản gốc các truyện thì không hề ngây thơ. Những câu chuyện qua lời thầm thì dẫn dắt của nàng Shahrzad đầy mô tả chi tiết về những người tình quằn quại trong cơn đam mê.
Pier Paolo Pasolini có lẽ là một trong số ít những người nhận ra và trân trọng sự gợi tình trong các truyện đó. Cho tới nay, cảnh nổi tiếng nhất trong bộ phim ra năm 1974 của ông, Bông hoa trong Ngàn lẻ một đêm (The Flower of the Thousand and One Nights - được quay một phần tại Iran và Yemen) là cảnh chàng trai trẻ Ninetto Davoli khỏa thân giương mũi tên có hình dương vật nhắm vào nơi góc xương chậu của người tình.
"Rõ ràng là những nội dung mạnh mẽ, đầy đam mê nhục dục thậm chí khiêu dâm trong Đêm Ả-rập có thể song hành trong văn học Ả-rập," học giả Robert Irwin viết nằm 2010 khi bình luận về Ngàn lẻ một đêm.
Thực sự, vượt lên trên khu vườn và những đêm thâu của nàng Shahrzad, người ta có thể nhắc tới các tác phẩm khác mang đậm chất gợi tình, như các bài viết của nhà thơ, nhà văn Al-Jahiz (sống thời thế kỷ 8-9) về nam nữ, Bách khoa Toàn thư về Khoái lạc của Al-Katib hồi thế kỷ 10, hay thậm chí Assemblies of al-Hariri, bản sách có từ thời đế chế Seljuk với những đoạn viết về tình dục đồng giới.
Hulton Archive/Getty Images Bản quyền hình ảnhHulton Archive/Getty Images
Image caption Một hình minh họa cho cuốn Arabian Nights, được vẽ khoảng thời gian 1880
Thêm nữa, những nội dung do nhà thông thái hồi thế kỷ 13 Nasireddin Tusi viết ra về các cách kích thích và những tư thế làm tình khác nhau gần đây đã được dịch ra cho các độc giả tiếng Anh trong cuốn The Sultan's Sex Positions (tạm dịch là Những tư thế làm tình khác nhau của vua Sultan).

Tình yêu hiện đại

Sự gợi tình trong văn học Ả-rập không hề chỉ gói gọn trong thời Trung Cổ. Các thế hệ tác giả Ả-rập mới tiếp tục viết về vấn đề này.
Chẳng hạn như cuốn The Sexual Life of an Islamist in Paris (tạm dịch, Đời sống tình dục của một người Hồi giáo tại Paris, phát hành năm 2010) của Leïla Marouane kể về những rủi ro bất ngờ hài hước của một chàng thanh niên Algeria còn trinh và những lần định làm tình nhưng rồi đều bị gián đoạn. Hay các truyện Menstruation (2001) của tác giả Ammar Abdulhamid, Season of Migration to the North (1966) của Tayeb Salih, và nhiều cuốn khác.
Liệu độc giả không phải là người Ả-rập có ngạc nhiên về sự tồn tại của những đầu sách như thế không, cả sách có từ ngày xưa lẫn các tác phẩm đương đại?
Theo học giả đồng thời là nhà văn người Syria, Salwa Al Neimi, thì không hề. "Tiếng Ả-rập là thứ ngôn ngữ đậm chất tình dục," bà viết trong cuốn tiểu thuyết The Proof of the Honey (2009).
Quả thật, tương phản với sự hiểu nhầm rằng tình dục là điều cấm kỵ trong đạo Hồi và trong các xã hội Hồi giáo Ả-rập, Al Neimi, cũng giống như những người khác từng nghĩ trước bà, cho thấy rằng nó không hề, và còn được tán dương nữa là khác.
Cho dù các hiện tượng xã hội và tôn giáo có thể khiến người ta phải tuân theo những nguyên tắc nhất định trước xã hội, nhưng đằng sau những cánh cửa đóng kín ở thế giới Ả-rập (và trên những trang giấy), thì con trai vẫn là con trai, và con gái vẫn là con gái, giống như ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Culture.

Tin liên quan

Geen opmerkingen:

Een reactie posten