dinsdag 23 oktober 2018

Hoa Kỳ chúc mừng tân Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng... "lú" vừa được... 99,79% Cuốc hội bầu lên + TBT Nguyễn Phú Trọng và những câu nói... ấn tượng : 'Nhà hỏng từ trong, gió nhẹ là đổ' nên phải... "đốt lò" (!)... "Lò-ông-Lú" [LoL]

Toàn cảnh lễ tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước của TBT Nguyễn Phú Trọng| VTV24

  • 11 uur geleden
  • 74.562 weergaven
Chiều 23/10, với đa số phiếu tán thành, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được bầu đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch nước. Toàn cảnh ...

Hoa Kỳ chúc mừng tân Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng

  • 3 giờ trước





Nguyễn Phú Trọng Bản quyền hình ảnhNOW TV
Image caption Buổi lễ tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước của TBT Nguyễn Phú Trọng được truyền trực tiếp trên truyền hình VN chiều 23/10

Đại sứ Daniel Kritenbrink thay mặt ngoại giao Mỹ 'chúc mừng' sự kiện TBT Nguyễn Phú Trọng 'đảm nhận vị trí Chủ tịch nước' của Việt Nam.
Bản tin của Đại sứ quán Hoa Kỳ đưa ra ngay sau khi báo chí Việt Nam công bố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng "đắc cử Chủ tịch nước" vào chiều 23/10/2018, trong sự kiện được dự đoán trước từ lâu.
Truyền thông Việt Nam viết ông Trọng "trúng cử với tỷ lệ phiếu bầu 99,79%".
Ông Kritenbrink viết:
"Việc lựa chọn Ngài Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch nước diễn ra vào thời điểm mối quan hệ song phương của chúng tôi với Việt Nam đang mạnh mẽ hơn lúc nào hết.
Trong vòng hai thập kỷ qua, Hoa Kỳ và Việt Nam đã cùng nhau tìm kiếm mục tiêu chung dựa trên các lợi ích chung.
Chúng ta đã mở rộng mối quan hệ an ninh, thiết lập các quan hệ kinh tế và thương mại mới, và làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa nhân dân hai nước.
Chúng ta có chung mong muốn thúc đẩy hoà bình, an ninh, và thịnh vượng trong khu vực Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương."
TBT Trọng thăm Trung Quốc vào tháng 1
TBT làm CT nước là giải pháp 'tình huống'
TBT Trọng: ‘Công an phải bảo vệ Đảng’
Trước ngày ông Nguyễn Phú Trọng ra ứng cử với tư cách là ứng viên duy nhất cho chức Chủ tịch nước, một số nhà bình luận đã nêu ra kỳ vọng của một phần dư luận về quan hệ Việt Nam với quốc tế.
Trả lời BBC hôm 22/10, luật sư Trần Quốc Thuận từ TPHCM nói ông trông đợt "sau khi lên làm Chủ tịch nước, ông Nguyễn Phú Trọng cần làm ngay những việc mà khi làm Tổng bí thư, ở cương vị Đảng, ông còn "lấn cấn".
"Đó là đẩy mạnh công cuộc chống tham nhũng một cách quyết liệt, ở những điểm nóng như vụ Thủ Thiêm, và không có vùng cấm. Như thế thì người dân sẽ hài lòng.
"Và phải có thái độ rõ ràng, công khai với các nước xung quanh, nhất là với Trung Quốc."
Nay, Đại sứ Hoa Kỳ viết:
"Chúng tôi mong muốn tiếp tục làm việc chặt chẽ với Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhằm củng cố và mở rộng Quan hệ Đối tác toàn diện giữa Hoa Kỳ và Việt Nam."
Tại cuộc bỏ phiếu trong Quốc hội Việt Nam ở Hà Nội, báo chí nước này viết:
"Từ hàng ghế đại biểu, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng bước lên với trang phục vest sẫm màu và cúi mình trước cờ Tổ quốc trước khi đọc lời tuyên thệ của Chủ tịch nước."
Vẫn theo truyền thông Việt Nam, ông Trọng đã tuyên thệ như sau vào lúc 15g16 giờ Hà Nội:
"Tôi xin tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
"Tôi nguyện nỗ lực rèn luyện phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng, nhà nước và nhân dân giao phó."





Daniel J. Kritenbrink và Nguyễn Phú Trọng Bản quyền hình ảnhHOANG DINH NAM
Image caption Đại sứ Daniel J. Kritenbrink bắt tay TBT Nguyễn Phú Trọng tại VP Trung ương Đảng ở HN hôm 25/01/2018
Sau đó Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đặt một bàn tay đặt lên bìa cuốn Hiến pháp 2013 màu đỏ, tay còn lại giơ cao hướng lòng bàn tay về phía đại biểu dưới hội trường, theo các trang tin Việt Nam.
Vẫn báo chí Việt Nam nay không còn nói rằng đây là câu chuyện "nhất thể hóa" hai chức vụ cao bậc nhất trong hệ thống chính trị.
Bản thân ông Trọng cũng không đồng ý với cách gọi rằng đây là 'tổng bí thư kiêm chủ tịch nước" vì cho rằng đây là hai chức vụ khác nhau.
Vì thế, báo chí Việt Nam nay viết hai chức danh này nối đuôi nhau, là "Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng".
Một số ý kiến bình luận tin TBT Trọng làm Chủ tịch nước:
TS Vũ Cao Phan từ ĐH Bình Dương gửi cho BBC hôm 23/10:
"Sau gần 50 năm, chính trị quyền lực ở Việt Nam trở lại với mô hình (tôi tạm gọi thế) hai trong một. Đó là cơ hội đến, cũng là tình thế, không phải bởi lý do "không có đủ ứng viên" như có người nêu. Nó là một mô hình có tính chiến lược, chắc chắn sẽ với sức sống lâu dài.
Việt Nam không phải là Trung Quốc. Ông Nguyễn Phú Trọng không phải là ông Tập Cận Bình. Tôi có thể dự báo ông Trọng chỉ giữ chức vụ này trong nửa nhiệm kỳ còn lại. Và cũng không khó để nhìn ra người sẽ thay thế ông Trọng trong tư cách người đứng đầu Đảng và Nhà nước ở nhiệm kỳ tiếp theo."
LS Ngô Ngọc Trai từ Hà Nội:
"Nay với sự kiện Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước mới, tôi hy vọng với cương vị Trưởng Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương và tầm nhìn của ông về cải cách thể chế, ông sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hơn cho cải cách tư pháp và chấp thuận trả tự do cho khách hàng của tôi là ông Trần Huỳnh Duy Thức."
Facebooker Hung Nguyen:
"Chúc bác Nguyễn Phú Trọng luôn mạnh khỏe để cùng toàn dân đánh đổ bọn tham nhũng. Dân tộc VN ủng hộ bác."
Facebooker Nguyen Dong:
"Chống tham nhũng ư? chống ai? Khi các nhà báo không làm việc, mạng xã hội bị vô hiệu hóa...thì chúng ta sẽ thấy thế nào là chống tham nhũng."
Facebooker Nguyễn Văn Tín:
"Lớn tuổi rồi bác ngồi hết nhiệm kỳ rồi về nghỉ cho khỏe, ôm nhiều rồi không biết bác xử lý thế nào cho hết tham nhũng ức hiếp dân khắp nơi...nhưng cũng hy vọng hai chức bác sẽ làm quyết liệt hơn."
Xem thêm về chính trị Việt Nam:
Ông Bắc Son mất cả tư cách 'nguyên bộ trưởng'
'Không sửa chữa chỉ là một đảng hỏng'
Tổng Bí thư Trọng dự họp chính phủ và câu hỏi thủ tục

Tin liên quan

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45952272

Ông Nguyễn Phú Trọng: TBT làm CT nước là giải pháp 'tình huống'

  • 8 tháng 10 2018





Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng Bản quyền hình ảnhAFP Contributor
Image caption Ông Nguyễn Phú Trọng nói việc Tổng bí thư đảm nhiệm chức Chủ tịch nước là giải pháp tình thế

Ông Nguyễn Phú Trọng nói với người dân Hà Nội hôm 8/10 rằng việc Tổng bí thư làm Chủ tịch nước không phải vì nhất thể hóa mà là tình huống.
Hội nghị 8 ‘thay đổi cấu trúc quyền lực’ ở Việt Nam
GS Trọng kiêm chủ tịch nước: Phản ứng ban đầu
TBT Nguyễn Phú Trọng ‘sẽ kiêm Chủ tịch nước’
Sau nhiều đồn đoán, bình luận, từ giới quan sát và người dân trong và ngoài nước, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã chính thức phát biểu về việc được 'giới thiệu' ứng cử chức Chủ tịch nước trong buổi tiếp xúc cử tri Hoàn Kiếm và Ba Đình, Hà Nội.
Đây là chương trình tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, theo thông tin từ webisite Chinhphu.vn.

'Không phải nhất thể hóa'

Theo đó, trong buổi nói chuyện với cử tri Hà Nội, ông Trọng cho hay việc Tổng bí thư làm Chủ tịch nước "Không phải nhất thể hóa" mà chỉ là giải pháp "tình huống".
"Đến bây giờ thì không phải nhất thể hoá, đây là tình huống. Vừa rồi không may đồng chí Trần Đại Quang - nguyên Chủ tịch nước mất đi, rất đột ngột, mặc dù bệnh hiểm nghèo đã được chữa trị cả năm nay."
"Khuyết chức danh Chủ tịch nước, phải có người làm thay; Bộ Chính trị, Trung ương chuẩn bị nhiều phương án, quá trình thảo luận rất dân chủ, rất trách nhiệm và nhất trí cao giới thiệu Tổng Bí thư để Quốc hội bầu Chủ tịch nước. Đây là ý kiến của Trung ương còn ra Quốc hội sẽ bầu," Tổng Bí thư nói, theo trang chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ông Trọng cho hay "không nên nói là Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước, nói tắt thì được nhưng không đúng nghĩa".
Tổng Bí thư giải thích: "Đây là hai cơ chế khác nhau, hai cơ quan khác nhau, không thiên vai nào chính vai nào phụ thì sẽ không chuẩn; đồng thời cũng không nói nhất thể hoá, nôm na thì đây là bầu cho một người để làm hai công việc này."

'Cử tri cả nước phấn khởi'






Ông Nguyễn Phú Trọng là Tổng Bí thư từ Đại hội Đảng XI năm 2011 Bản quyền hình ảnhHOANG DINH NAM
Image caption Ông Nguyễn Phú Trọng là Tổng Bí thư từ Đại hội Đảng XI năm 2011
Các cử tri Hà Nội hết sức đồng tình với lựa chọn của Ban Chấp hành Trung ương khi tiến cử ông Trọng làm Chủ tịch nước, theo tường thuật của báo Việt Nam.
"Tôi và cử tri cả nước rất phấn khởi trước thành công của hội nghị Trung ương 8. Đây là hội nghị lịch sử thể hiện sự tin tưởng của toàn Đảng, toàn dân trước sự lựa chọn sáng suốt của Ban Chấp hành Trung ương khi tiến cử Tổng bí thư để Quốc Hội bầu làm Chủ tịch nước."
"Ban Chấp hành Trung ương đã giới thiệu Tổng bí thư là người có đủ đức tài, xứng đáng vào vị trí cực kỳ quan trọng, xứng tầm quốc gia và quốc tế. Dân tuyệt đối tin tưởng, đồng tình ủng hộ...," cử tri Lê Đức Hạnh, phường Kim Mã, Ba Đình được dẫn lời trên báo Việt Nam.
Về tỷ lệ 100% phiếu bầu tại Hội nghị Trung ương 8 cho vấn đề này, Chủ tịch UBND TP Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung cho hay đó là do vấn đề này đã được đặt ra từ lâu chứ không phải giờ mới nói tới, theo tường thuật của Vietnamnet.
Ông Chung cũng nói việc này "phù hợp với cải cách thể chế, có lợi cho Đảng, đất nước, cho quá trình đối ngoại và vị thế của chúng ta trên trường quốc tế".
Ông Chung chỉ lo lắng là nếu đảm nhiệm cả vị trí Chủ tịch nước thì Tổng bí thư Trọng sẽ phải 'gánh vác trọng trách nặng nề hơn'.

Có sát nhập hai văn phòng?

Việc có sát nhập văn phòng Chủ tịch nước và văn phòng Trung ương Đảng [nơi có văn phòng Tổng bí thư] hay không, sau khi ông Trọng lên làm Chủ tịch nước, dường như chưa có sự thống nhất.
Trước đó, trả lời truyền thông Việt Nam, ông Lê Quang Vĩnh, Phó chánh Văn phòng Trung ương Đảng nói "vấn đề sáp nhập hai văn phòng không được đặt ra, Văn phòng Chủ tịch nước và Văn phòng Trung Đảng vẫn riêng biệt", theo Vietnamnet.
Ông Vĩnh lý giải rằng văn phòng Trung ương Đảng là cơ quan tham mưu, giúp việc cho Bộ Chính trị trong tổ chức, điều hành công việc lãnh đạo của Đảng.
"Còn Văn phòng Chủ tịch nước là một chế định trong tổ chức nhà nước, giúp việc cho cả Chủ tịch nước và Phó Chủ tịch nước. Chủ tịch nước là một pháp nhân, đồng thời là một thể nhân, vừa là cơ quan, vừa là một người," ông Vĩnh nói,
Tuy nhiên, ông Vũ Văn Phúc, Phó chủ tịch Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng TƯ thì lại cho hay một trong những ưu điểm của việc Tổng bí thư làm Chủ tịch nước là sat nhập được hai văn phòng:
"Việc thống nhất chức danh sẽ thống nhất được Văn phòng Tổng bí thư và Văn phòng Chủ tịch nước thành một cơ quan, thành một bộ máy giúp việc chứ không phải hai. Như vậy giảm được một đầu mối, biên chế cán bộ sẽ giảm đi", ông Phúc nói trên một bài báo hôm 5/10 cũng trên Vietnamnet.

Quốc tế nói gì?

Chuyên gia về Việt Nam, Giáo sư Carl Thayer từ Đại học New South Wales cũng có chung quan điểm rằng việc ông Trọng lên làm Chủ tịch nước là 'giải pháp tình thế'.
Mới đây nhất, trả lời phỏng vấn trên trang DW, ông Carl Thayer trả lời: "Tôi cho rằng đây là một sự sắp xếp mang tính tình thế. Ông Trọng ban đầu lưỡng lự khi nắm cả hai vị trí, cho thấy có thể đây không phải là chuyện thâu tóm quyền lực. Quyết định này được thực hiện vì những lý do thực tế."
Trong khi đó, trên Asia Times, tác giả David Hutt cũng đặt câu hỏi vì sao ông Trọng dường như đã thay đổi suy nghĩ. Bởi trước đây ông Trọng từng tỏ ý lo ngại về quyền lực tập trung không thể kiểm soát.
Ông David Hutt đưa ra hai tình huống. Một là ông Trọng muốn tăng cường quyền lực chính trị cho bản thân. Hai là việc kết hợp hai chức danh này sẽ mang lại sự ổn định hơn vào thời điểm Đảng Cộng sản và xã hội Việt Nam đang thay đổi nhanh chóng.

Tin liên quan

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45781281

TBT Nguyễn Phú Trọng và những câu nói ấn tượng

  • 4 tháng 10 2018





Trump và Trọng Bản quyền hình ảnhNA SON NGUYEN
Image caption Cái bắt tay quyền lực: Tổng thống Donald Trump và TBT Nguyễn Phú Trọng

TBT Đảng Cộng sản Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Phú Trọng, ứng viên duy nhất cho chức Chủ tịch nước tới đây, đã có nhiều phát biểu đáng nhớ trong sự nghiệp chính trị nhiều năm qua.
Tổng bí thư, Chủ tịch nước 'nhất thể hóa' và tính chính danh
Cố Tổng bí thư Đỗ Mười: 'Công, tội và di sản'
TBT Trọng được Hội nghị TƯ8 giới thiệu với 100% phiếu
TBT Nguyễn Phú Trọng ‘sẽ kiêm Chủ tịch nước’
TBT Trọng: 'Cách mạng Tháng 10 mãi ngời sáng'
TBT Trọng ra bộ sách về Con đường Đổi mới
Vụ ông Thăng: TBT Trọng 'chọn đúng đối tượng'
Tháng 2/2013 nói về tiềm năng của Hà Nội và huyện Thạch Thất:
"Hà Nội nói chung và huyện Thạch Thất nói riêng đang có đầy đủ "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" để sớm hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trước năm 2020.
"Công nghiệp hóa càng phải giữ gìn môi trường, càng hiện đại hóa càng phải sống với nhau có nghĩa tình, con người nhân ái với nhau, thương yêu đùm bọc nhau. Thế mới là Việt Nam, thế mới là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa."
Tháng 10/2017: nói về Nghệ An "Cán bộ có trình độ thế mà chưa bứt phá mạnh"
"Tại sao một vùng đất anh hùng, giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, lại được nhân dân đồng tình hưởng ứng, Trung ương quan tâm ủng hộ, cán bộ có trình độ như thế mà Nghệ An vẫn chưa bứt phá mạnh mẽ?"
Tháng 11/2017 nói về 'chán Đảng khô Đoàn'
"Cần hết sức thấm thía, từ đó ngăn chặn tình trạng chán Đảng, khô Đoàn, nhạt chính trị, ngăn chặn cho được tình trạng tha hóa, hư hỏng, tư tưởng dao động không vững vàng, kèn cựa nhau..."
Tháng 7/2015: nói với TT Barack Obama khi thăm Hoa Kỳ về"niềm tin và nhân quyền"
"Tôi muốn nhắc đến một câu nói của Tổng thống Hoa Kỳ Theodore Roosevelt "Khi tin là có thể, thì bạn đã đạt được một nửa thành công."
"Vấn đề nhân quyền là vấn đề mà chính giới và dư luận Hoa Kỳ rất quan tâm, cũng là vấn đề nhạy cảm trong quan hệ hai nước. Tôi khẳng định Việt Nam hết sức coi trọng vấn đề quyền con người."
"Đất nước chúng tôi tuy còn không ít vấn đề cần tiếp tục phải giải quyết, trong đó có vấn đề quyền con người, nhưng chúng tôi đang nỗ lực không mệt mỏi để xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người."
Tháng 2/2018 nhắc lại lần thăm Trung Quốc cuối 2017:"Ông Tập không tự ái"
"Tôi nói chuyện với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rất chân tình. Tôi nói tình đồng chí anh em muốn giữ được thì phải tin nhau, mà muốn tin nhau thì việc làm phải đúng như lời nói. Tôi nói thẳng như thế mà không thấy ông ấy tự ái gì."





TBT Nguyễn Phú Trọng uống trà tại Bắc Kinh cùng Chủ tịch Tập Cận Bình trong chuyến thăm đầu năm 2017 Bản quyền hình ảnhXinhua
Image caption TBT Nguyễn Phú Trọng uống trà tại Bắc Kinh cùng Chủ tịch Tập Cận Bình trong chuyến thăm đầu năm 2017
Tháng 6/2018: "Sắp xếp bộ máy công an đụng chạm ghê gớm lắm"
"Lo nhất là 'tự diễn biến', 'tự chuyển hóa', cho nên phải có biện pháp."
"Nhân dịp này, các cơ quan hữu quan, trong đó có lực lượng công an cần sơ kết, kiểm điểm rút kinh nghiệm, xem đã làm được gì, chưa làm được gì, cần rút kinh nghiệm việc gì…"
Tháng 4/2018: nói về chống tham nhũng
"Chống tham nhũng, ai nhụt chí thì dẹp sang bên để người khác làm."
"Bất kỳ là ai, đã tham nhũng, tay nhúng chàm đều phải xử lý triệt để."
Tháng 5/2015 nói với cử tri Hà Nội về việc ghép hai chức vụ Đảng và chính quyền
"Bí thư kiêm chủ tịch thì to quá, ai kiểm soát?
"Ở trung ương thì Quốc hội giám sát Chính phủ, còn ở địa phương Hội đồng nhân dân giám sát hoạt động của chính quyền địa phương."





Hai ông Nguyễn Phú Trọng và Đinh La Thăng
Image caption TBT Nguyễn Phú Trọng (trái) đã chấm dứt sự nghiệp chính trị của ông Đinh La Thăng
Tháng 12/2016: Nói về quyết tâm bắt bằng được ông Trịnh Xuân Thanh
"Bây giờ chúng ta đã phát lệnh truy nã ra cả quốc tế, phối hợp với các cơ quan của các nước và tinh thần là bắt bằng được, không trốn được đâu."
Xem thêm về chủ nghĩa cộng sản:
'Nga muốn tăng quan hệ quân sự và an ninh với VN'
'Chán Đảng khô Đoàn' có phải là mới?
Tiệp Khắc kháng cự các đồng chí Liên Xô ra sao?

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45739835

TBT Nguyễn Phú Trọng: ‘Công an phải bảo vệ Đảng’

  • 27 tháng 12 2016





Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng Bản quyền hình ảnhReuters

Phát biểu tại Hội nghị Toàn quốc lần thứ 72 ngành công an Việt Nam, lãnh đạo Đảng Cộng sản, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh công an phải làm tốt 'công tác bảo vệ Đảng'.
Ông Trọng, người đã tham gia Đảng ủy Bộ Công an với tư cách ủy viên, nhắc ngành công an Việt Nam rằng:
"...lực lượng Công an phải làm tốt công tác bảo vệ Đảng. Bảo vệ Đảng là bảo vệ và giữ vững nền tảng tư tưởng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng...
"Bảo vệ các cơ quan đầu não, không để sơ hở, không để kẻ địch, bọn phản động, phần tử xấu thâm nhập..."
Như các phát biểu với cơ quan, ban ngành khác dịp cuối năm, Giáo sư Trọng nhắc lại chủ đề 'chống tự diễn biến' khi đọc diễn văn với hội nghị ngành công an tại Hà Nội hôm 26/12 vừa qua.
"Các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh chiến lược "diễn biến hòa bình", tăng cường sử dụng các biện pháp "mềm", tập trung làm chuyển hóa về chính trị tư tưởng, thúc đẩy "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", kích động chia rẽ, đòi phi chính trị hóa lực lượng vũ trang; bôi nhọ hòng phủ nhận vai trò, uy tín lãnh đạo của Đảng..." ông Trọng nhận định.

'Còn Đảng còn mình'

Trước tình hình đó, ông chỉ đạo ngành công an phải "là lực lượng tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân dân, tuyệt đối kiên định mục tiêu, lý tưởng, con đường xã hội chủ nghĩa".
GS Trọng cũng xác nhận công an là ngành gắn liền với sự sống còn của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, theo nguyên văn bài phát biểu đăng trên trang Quân đội Nhân dân chiều 26/12:
"Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân phải là những người hết lòng trung thành với Đảng, chỉ biết 'còn Đảng, còn mình'."
Về các biện pháp tiến hành bảo vệ an ninh trật tự xã hội, nhất là tại các vùng biên giới, vùng dân tộc ít người, vùng có nhiều tín đồ tôn giáo, GS Trọng nêu lại nhu cầu làm tốt công tác dân vận, và " tự phòng, tự quản, tự bảo vệ, tự hòa giải về an ninh, trật tự từ cơ sở" mà công an phải đóng vai trò chủ đạo.





Công an Việt Nam Bản quyền hình ảnhAP
Trước đó, hôm 19/12/2016, TBT Nguyễn Phú Trọng đã có chuyến thăm đến Tổng cục Tình báo Quốc phòng và phát biểu tương tự về nhu cầu 'tuyệt đối trung thành với Đảng' của cơ quan này.
"Phải luôn khẳng định, Tình báo Quốc phòng là lực lượng tuyệt đối trung thành, đặc biệt tin cậy của Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân."
Nhưng để làm được điều đó, ông nhắc về tính trung thực:
" Phải quan tâm giữ gìn sự tin cậy đặc biệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội đối với Tình báo Quốc phòng, mà quan trọng nhất để có được điều đó chính là sự trung thực, giữ đúng nguyên tắc công tác và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ."
Ngoài ra, ông nêu nhận định và cũng là chỉ thị:
"Tổng cục II - Bộ Quốc phòng cần nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động, không để bị động, bất ngờ chiến lược."

Quốc phòng và an ninh

Có vẻ như những nhắc nhở của Tổng bí thư Trọng được nêu ra trong bối cảnh các chuyển biến lớn trên thế giới trong năm 2016 mà ông đã nói tới trong cả hai bài phát biểu với ngành công an và Tổng cục II.
Điều này cho thấy nhu cầu ứng phó tốt hơn trước các xu hướng thay đổi cơ bản trên trường quốc tế và trong chính xã hội Việt Nam những năm tới cho các cơ quan an ninh, tình báo và quốc phòng Việt Nam ngày càng phải được nâng cao, theo ý kiến của TBT Nguyễn Phú Trọng.
Cũng liên quan đến an ninh và quốc phòng Việt Nam, cùng ngày TBT Trọng đến hội nghị ngành công an 26/12, Chủ tịch nước Trần Đại Quang chủ trì phiên họp đầu tiên của Hội đồng Quốc phòng và An ninh nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Hội đồng này đã thảo luận chỉ thị "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới" và chỉ đạo cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch để triển khai thực hiện "các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh năm 2017 và những năm tiếp theo".
Báo Quân đội Nhân dân khi tường thuật về phiên họp này vẫn nêu quân hàm Đại tướng của Chủ tịch Trần Đại Quang dù trong bức hình chỉ thấy ông Quang mặc complê chứ không mang quân phục.

Chủ đề liên quan

Tin liên quan

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-38443180

'Nhà hỏng từ trong, gió nhẹ là đổ'

  • 20 tháng 10 2016





Ông Nguyễn Đình Hương Bản quyền hình ảnhInfonet
Image caption Ông Nguyễn Đình Hương nguyên là Phó Ban Tổ chức Trung ương Đảng CSVN

Một cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam nêu định nghĩa 'tự diễn biến' trong tầng lớp quan chức chính là hành vi 'lợi dụng chức quyền để tham nhũng, vơ vét'.
Cựu phó Ban Tổ chức Trung ương của Đảng Cộng sản, ông Nguyễn Đình Hương, được VietnamNet (19/10/2016) trích lời nói:
"Với tư cách cá nhân, tôi cho rằng 'tự diễn biến' ở đây trước hết là đi ngược lý tưởng phục vụ nhân dân, đi ngược lý tưởng làm cho đất nước 'đàng hoàng hơn, to đẹp hơn' - đó là những ai vô cảm trước khó khăn, bức xúc của dân, lợi dụng chức quyền để tham nhũng, vơ vét."
Nhắc đến các phát biểu của lãnh đạo đương chức tại Hội nghị Trung ương 4 vừa qua, ông Nguyễn Đình Hương cảnh báo:
"Trước đây, Liên Xô sụp đổ vì nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân đã được báo chí quốc tế mổ xẻ là nhiều cán bộ cấp cao tham nhũng, đặc quyền đặc lợi, không quan tâm tới đời sống người dân."





Liên Xô 'sụp đổ vì nhiều lãnh đạo cao cấp tham nhũng'
Image caption Liên Xô 'sụp đổ vì nhiều lãnh đạo cao cấp tham nhũng'
"Nhà hỏng từ bên trong thì chỉ cần gió nhẹ cũng đổ."
Ông kêu gọi "mỗi cán bộ, đảng viên hãy nghiêm túc xem xét mình đã sống lành mạnh, sống bằng lao động của mình hay chưa…"
Nói về 'tự suy thoái'
Có vẻ như định nghĩa cá nhân của ông Nguyễn Đình Hương về hiện tượng 'tự suy thoái', 'tự diễn biến' nhắm vào một góc độ khác những gì Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu ra từ vài năm qua.





TBT Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Trần Đại Quang tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội 20/10/2016 Bản quyền hình ảnhEPA
Hồi tháng 2/2013, phát biểu tại Phú Thọ, Giáo sư Trọng nói nhiều hơn đến góc độ thay đổi quan điểm chính trị của "tự suy thoái'.
Ông hỏi: "Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không?"
"Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa! … Tham gia khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể … thì đó là cái gì?"
Sang dịp Xuân 2014, ông nhắc lại trên Truyền hình Việt Nam:
"Đảng phải tự chỉnh đốn, ngày càng trong sạch, vững mạnh, phải chống cho được sự thoái hóa tư tưởng, đạo đức.





"Đấu tranh chống tham nhũng phức tạp, khó khăn vì nó xảy ra ngay trong nội bộ chúng ta...
"Phải làm mạnh hơn nữa công tác phòng ngừa, răn đe, làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục, để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phải thấm nhuần sâu sắc nguy cơ về tham nhũng với một Đảng cầm quyền, nếu không làm thì sẽ có nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng."
Đến tháng 10/2016, ông Nguyễn Phú Trọng nhắc lại chủ đề 'tự diễn biến', 'tự suy thoái' tại Hội nghị Trung ương 4 tại Hà Nội.
Theo ông, tình trạng suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hoá vẫn chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, có thể gây ra những hậu quả khôn lường.

Chủ đề liên quan

Tin liên quan

Geen opmerkingen:

Een reactie posten