woensdag 24 oktober 2018

Những khu trại... "tù" bí ẩn của Trung Quốc ở Dabancheng, Tân Cương dành cho khoảng... 1 triệu người Hồi giáo Uighur [... tấm gương cho vịt cộng sau khi bán nước VN cho tàu cộng]

Những khu trại bí ẩn của Trung Quốc

  • 4 giờ trước

Trung Quốc, Ngô Duy Nhĩ, nhà tù
Image caption Mạng lưới trại tập trung khổng lồ Trung Quốc đang xây dựng trên sa mạc để giam giữ người Hồi giáo Ngô Duy Nhĩ

Phóng viên điều tra của BBC đã tìm ra các bằng chứng mới về việc Trung Quốc đang xây dựng một mạng lưới trại tập trung khổng lồ ở sa mạc để giam giữ người Hồi giáo Uighur ở Tân Cương.
Cuộc điều tra bắt đầu từ năm 2015. Hình ảnh chụp từ vệ tinh khi đó chỉ cho thấy một vùng cát hoang vu, không dấu chân người ở khu vực phía tây Tân Cương, Trung Quốc.
Nhưng ba năm sau, ngày 22/4/2018, ảnh vệ tinh chụp cũng khu vực này cho thấy một quần thể doanh trại đã được hình thành.
Tìm hiểu chuyện 'người Hồi giáo ở TQ bị trấn áp'
TQ: Bắc Kinh phủ nhận giam giữ một triệu người Hồi giáo Uighur
Doanh trại này được bảo vệ nghiêm ngặt, với tường bao quanh dài 2km và 16 vọng gác.
Trung Quốc bị cáo buộc đã giam cầm hàng trăm ngàn người Hồi giáo mà không qua xét xử ở khu vực phía tây Tân Cương.
Chính phủ Trung Quốc luôn phủ nhận những cáo buộc này, nói rằng người dân sẵn sàng học ở "các trường giáo dục" nhằm đẩy lùi "chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa tôn giáo cực đoan".

Hệ thống trại giam khắp Tân Cương


Trung Quốc, Ngô Duy Nhĩ, nhà tù
Image caption Khu vực trại tập trung trên sa mạc ở Tân Cương đang được xây dựng với tốc độ đáng kinh ngạc (ảnh chụp vệ tinh)
Các báo cáo đầu tiên về việc Trung Quốc vận hành một hệ thống trại giam giữ người Hồi giáo ở Tân Cương bắt đầu xuất hiện vào năm ngoái.
Bức ảnh vệ tinh được phát hiện bởi các nhà nghiên cứu đang tìm kiếm bằng chứng về hệ thống này trên phần mềm bản đồ toàn cầu, Google Earth.
Kết quả cho thấy mạng lưới này nằm ngay bên ngoài thị trấn nhỏ Dabancheng, khoảng một giờ lái xe từ thủ phủ Urumqi.
Phóng viên BBC John Sudworth đã đến Dabancheng để điều tra về các trại tập trung đang hình thành trên sa mạc này.
Nhìn qua cửa kính ô tô, người ta có thể thấy các trại tập trung này trông giống như một thành phố nhỏ mọc ra từ sa mạc, với tua tủa cần cẩu, với những tòa nhà khổng lồ màu xám. Tất cả đều có bốn tầng.
Phóng viên John Sudworth cũng phát hiện hàng loạt các hoạt động tại đây mà thế giới bên ngoài dường chưa từng biết đến.
Ở các vùng xa xôi trên thế giới, hình ảnh của Google Earth có thể mất vài tháng hoặc nhiều năm để cập nhật.
Tuy nhiên, các nguồn ảnh vệ tinh khác - như cơ sở dữ liệu Sentinel của Cơ quan Vũ trụ châu Âu - cung cấp nhiều hình ảnh thường xuyên hơn, mặc dù chúng có độ phân giải thấp hơn nhiều.
Hình ảnh của Sentinel hồi tháng 10/2018 cho thấy các trại tập trung khổng lồ này đã được xây dựng với tốc độ nhanh thế nào trên sa mạc.
Nó có kiểu cấu trúc tương tự các nhà tù lớn được xây dựng ở Tân Cương trong vài năm qua.

'Thú tội'

Trong sự kiểm soát gắt gao của cảnh sát, phóng viên BBC đã tìm cách gọi hú họa vào một loạt số điện thoại, ví dụ như gọi cho chủ cửa hàng, chủ khách sạn,
Hầu hết đều nói đây là trung tâm giáo dục, nơi đang chứa hàng chục ngàn người "có vấn đề về suy nghĩ".
Thế nhưng những tòa nhà khổng lồ này không giống với bất cứ định nghĩa nào về trường học.
Nhà nước Trung Quốc, trước chỉ trích của quốc tế về việc đàn áp người Hồi giáo, đã tung ra một 'gói' tuyên truyền.
Truyền hình quốc gia chiếu hình ảnh các lớp học sáng bóng với các học sinh mắt đầy nét biết ơn.
Nhưng chính phủ Trung Quốc không cho biết học sinh được chọn vào đây dựa trên cơ sở nào và khóa học kéo dài bao lâu.
Dù vậy, các cuộc phỏng vấn của BBC cho thấy một số manh mối. Người trả lời phỏng vấn nghe như đang thú tội.
"Tôi đã hiểu sâu sắc những sai lầm của mình", một người đàn ông nói trước máy quay, "tôi xin thề sẽ là một công dân tốt sau khi tôi về nhà ".
BBC được cho biết mục đích chính của những cơ sở này là để chống chủ nghĩa cực đoan, thông qua một hỗn hợp của lý thuyết về pháp lý, kỹ năng làm việc và đào tạo tiếng Trung Quốc.
Các cơ sở này dành riêng cho các dân tộc thiểu số Hồi giáo Uighur ở Tân Cương, nhiều người trong số họ không nói tiếng Trung Quốc.
Video cho thấy nhà trường quy định về trang phục - không sinh viên nữ nào được đeo khăn trùm đầu.
Có hơn 10 triệu người Uighur ở Tân Cương.
Trong thập kỷ qua, hàng trăm sinh mạng người Uighur đã bị tước đoạt từ các cuộc bạo loạn và các cuộc tấn công của cảnh sát.
Chính sách đối với người Uighur trùng hợp với sự kìm kẹp xã hội dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình, trong đó lòng trung thành với gia đình và đức tin phải phụ thuộc vào vấn đề tối quan trọng duy nhất - trung thành với Đảng Cộng sản.

Chỉ trung thành với Đảng Cộng sản


Trung Quốc, Ngô Duy Nhĩ, nhà tù
Image caption Một áp phích tuyên truyền ở Tân Cương, nói 'Ổn định là phước lành, bất ổn là tai họa'
BBC đã thực hiện các cuộc phỏng vấn dài với tám người Uighur đang sống lưu vong.
Lời kể của họ thống nhất một cách đáng kinh ngạc, cung cấp bằng chứng về các điều kiện và hoạt động ngày thường trong các trại giam và lý do vì sao mọi người bị giam giữ.
Hoạt động tôn giáo chính thống, bất đồng chính kiến và mối liên hệ với những người Uighur sống ở nước ngoài đủ để đưa họ vào hệ thống nhà tù này.
Theo lời kể, trong trại giam, mỗi sáng họ bị đánh thức trước bình minh. Sau đó, họ có một phút để có mặt ở sân. Họ xếp hàng, rồi bắt đầu chạy.
Các sân tập thể dục có thể được nhìn thấy rõ trên các bức ảnh vệ tinh.
"Chúng tôi phải hát bài "Không có Đảng Cộng sản không thể có một Trung Quốc mới", một người tên Ablet nói.
"Và họ dạy chúng tôi luật pháp. Nếu bạn không thể đọc những luật này đúng cách, bạn sẽ bị đánh."

'Trại giam lớn nhất thế giới'


Trung Quốc, Ngô Duy Nhĩ, nhà tù
Image caption Trại tập trung trên sa mạc được Trung Quốc xây dựng với tốc độ đáng kinh ngạc (ảnh chụp vệ tinh)
Phân tích các dữ liệu và hình ảnh thu thập được từ 101 cơ sở như vậy khắp Tân Cương cho thấy trong vài năm qua, Trung Quốc đã xây dựng rất nhiều cơ sở an ninh mới, với tốc độ đáng kinh ngạc.
Diện tích bề mặt của các cơ sở an ninh ở Tân Cương đã mở rộng khoảng 440 ha kể từ năm 2003.
Các phân tích cũng cho thấy một khu vực trại giam ở Dabancheng, Tân Cương có thể nhốt ít nhất 11.000 tù nhân.
Con số này khiến trại giam này có thể sánh ngang với một nhà tù lớn nhất thế giới.
Ở đó, có 24 trại giam cho nam giới. 32 cho nữ giới.
Các tính toán cũng đặt ra khả năng mỗi tù nhân bị nhốt trong một phòng đơn.
Còn nếu ở theo kiểu ký túc xá, thì tổng công suất nhà tù tại Dabancheng sẽ tăng lên đáng kể, khoảng 130.000 người.

Chủ đề liên quan

Tin liên quan

https://www.bbc.com/vietnamese/world-45962215

Tìm hiểu chuyện 'người Hồi giáo ở TQ bị trấn áp'

  • 10 tháng 10 2018

A Muslim man leads the call to prayer in Kashgar, in China's Xinjiang province Bản quyền hình ảnhGetty Images
Image caption Một người Hồi giáo dẫn dắt buổi cầu nguyện tại tỉnh Tân Cương hồi 2008

Trung Quốc đang đối diện với những chỉ trích ngày càng tăng về việc nước này đàn áp một số nhóm Hồi giáo thiểu số.
Có những cáo buộc nói rằng một lượng lớn những người thiểu số này đang bị đưa vào các trại giam giữ.
Trung Quốc chặn các học giả nước ngoài ra sao?
TQ bác bỏ phúc trình 'vô trách nhiệm' của Mỹ
TQ: Bắc Kinh phủ nhận giam giữ một triệu người Hồi giáo Uighur
Hồi tháng Tám, một ủy ban của Liên Hiệp Quốc được nghe trình bày rằng có tới một triệu người Hồi giáo Uighur và từ các nhóm Hồi giáo khác có thể đã bị bắt giữ tại vùng Tân Cương ở phía tây Trung Quốc, nói mà họ được cho là đã phải đi "cải tạo".
Cáo buộc do các tổ chức nhân quyền đưa ra, nhưng Trung Quốc bác bỏ hoàn toàn. Đồng thời, đã có những bằng chứng ngày càng nhiều về tình trạng theo dõi, đàn áp những người sống tại Tân Cương.
Mới đây nhất, giới chức Trung Quốc ra chiến dịch hạn chế các sản phẩm thực phẩm halal tại Tân Cương. Đây là loại thực phẩm được chế biến riêng cho người theo đạo Hồi.
Nhà chức trách coi đây là một phần trong các nỗ lực nhằm tái định hình cuộc sống của người Hồi giáo Uighur ở khu vực miền tây này.
Các đảng viên cộng sản và nhân viên nhà nước cũng được lệnh chỉ nói tiếng Trung ở nơi công cộng thay vì dùng ngôn ngữ địa phương.
Trung Quốc nói họ đang có cuộc chiến chống lại chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan tại Tân Cương.

Người Uighur là ai?


AFP Bản quyền hình ảnhAFP
Người Uighur chủ yếu theo Hồi giáo, là cộng đồng có khoảng 11 triệu người sinh sống tại vùng Tân Cương của Trung Quốc.
Họ tự coi mình gần gũi với các quốc gia Trung Á về mặt văn hóa và sắc tộc. Ngôn ngữ của họ giống với tiếng Thổ Nhĩ Kỳ.
TQ: 'Giam triệu người Uighur', phá đền thờ Hồi giáo
Nhóm người Uighur trốn khỏi nhà tù Thái Lan
TQ: cấm râu dài, mạng che mặt ở Tân Cương
Tuy nhiên, trong những thập niên gần đây, đã có tình trạng di cư ồ ạt của người Hán tới Tân Cương, và người Uighur cảm thấy văn hóa, đời sống của họ bị đe dọa.

Tân Cương nằm ở đâu?

Ở vùng viễn tây Trung Quốc, và là khu vực lớn nhất của nước này.
Tân Cương giáp biên với một số nước, trong đó có Ấn Độ, Afghanistan và Mông Cổ.
Giống như Tây Tạng, đây là vùng tự trị. Tức là về mặt lý thuyết thì Tân Cương có mức độ tự quản nhất định, tách khỏi sự quản lý toàn diện của Bắc Kinh. Nhưng trên thực tế thì cả hai vùng tự trị này đều bị chính quyền trung ương áp dụng nhiều hạn chế.

BBC
BBC
Trong hàng thế kỷ, vùng tự trị Tân Cương tập trung vào nông nghiệp và buôn bán; các thị trấn nơi này phát triển thịnh vượng nhờ nằm dọc Con đường Tơ lụa.
Nhóm người Uighur trốn khỏi nhà tù Thái Lan
5 người chết ở Tân Cương, Trung Quốc
Người Tân Cương bị tịch thu hộ chiếu
Hồi đầu Thế kỷ 20, người Uighur có một giai đoạn ngắn ngủi tuyên bố độc lập, nhưng đã bị tân chính quyền từ Bắc Kinh, do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo, chiếm toàn bộ quyền kiểm soát vào năm 1949.

Chuyện gì đang xảy ra với người dân Tân Cương?

Vào 8/2018, một ủy ban nhân quyền của Liên Hiệp Quốc được nghe trình bày rằng có những báo cáo đáng tin cậy cho thấy Trung Quốc đã "biến vùng tự trị Uighur thành một trại giam giữ khổng lồ". Có khoảng một triệu người có thể đã bị giam giữ, ủy ban nhân quyền được cho biết.
Các báo cáo được sự hậu thuẫn của các nhóm hoạt động nhân quyền. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) nói rằng những người có họ hàng người thân ở 26 quốc gia bị coi là "nhạy cảm" như Indonesia, Kazakhstan và Thổ Nhĩ Kỳ đã bị gom lại.
Bất kỳ ai có liên hệ với người ở nước ngoài thông qua WhatsApp cũng bị rơi vào tầm ngắm, theo HRW.
Các nhóm nhân quyền cũng nói những người bị bắt giam bị buộc phải nói tiếng Hoa, phải thề trung thành với Chủ tịch Tập Cận Bình, và phải chê bôi hoặc từ bỏ niềm tin tôn giáo của mình.
HRW nói người Uighur bị giám sát chặt chẽ, từ việc bị theo dõi bằng camera nhận diện cho tới quét mã QR ở cửa nhà để giới chức biết được có ai ở trong nhà vào bất kỳ thời điểm nào.
Tin tức cũng nói người dân bị buộc phải đi làm xét nghiệm sinh trắc.

BBC biết được những gì?

Truyền thông hầu như bị cấm hoàn toàn ở vùng Tân Cương, cho nên việc có được các bản tin tường thuật do phóng viên tự thực hiện là rất khó khăn.
Tuy nhiên, BBC đã tìm cách tới thăm được nơi này một số lần và đã thấy những bằng chứng về các trại giam và sự hiện diện dày đặc của cảnh sát ở mọi cấp độ. Cảnh sát kiểm tra, tìm kiếm các thông tin nhạy cảm trong điện thoại di động của người dân.
Chương trình bản tin đêm của BBC, BBC Newsnight, cũng đã phỏng vấn các cựu tù nhân, những người đã tới được các nước khác. Họ nói như sau:
"Họ không cho tôi ngủ, họ treo tôi lên hàng giờ đồng hồ và đánh tôi. Họ có gậy gỗ và gậy cao su, có roi làm từ dây kẽm xoắn, có mũi kim chọc lên da, có kìm rút móng tay. Tất cả đều được bày trên bàn trước mặt tôi, sẵn sàng đem ra dùng vào bất kỳ lúc nào. Tôi cũng nghe thấy có những tiếng người la hét nữa." - Omir
"Lúc đó là giờ ăn tối. Có ít nhất 1.200 người cầm trên tay bát nhựa không - họ phải hát các bài ca ngợi người Trung Quốc để được cho ăn. Họ giống như robot vậy. Họ dường như đã mất hết cả tinh thần. Tôi biết rõ nhiều người trong số họ - chúng tôi từng ngồi ăn với nhau, nhưng nay họ xử sự như thể họ không nhận biết được là họ đang làm gì. Giống như người bị mất trí nhớ sau vụ tai nạn xe hơi vậy." - 'Azat'

Người Uighur có các hoạt động bạo lực?

Trung Quốc nói họ đang phải đối phó với mối đe dọa từ các nhóm Hồi giáo cực đoan. Tuy có một số người Uighur Hồi giáo đã gia nhập nhóm tay súng Nhà nước Hồi giáo (IS), nhưng các tổ chức nhân quyền nói tình trạng bạo lực ở Tân Cương bắt nguồn từ việc Trung Quốc đàn áp người dân nơi này.
Trong 2009, các cuộc bạo lực ở thủ phủ Urumqi đã khiến ít nhất 200 người thiệt mạng, hầu hết là người Hán. Kể từ đó, đã xảy ra nhiều vụ tấn công, trong đó có vụ nhắm vào một đồn cảnh sát và các văn phòng chính quyền hồi 7/2014, khiến ít nhất 96 người thiệt mạng.
Các vụ tấn công bị quy là do phe ly khai Tân Cương thực hiện cũng đã diễn ra ở bên ngoài khu vực - hồi 10/2013, một chiếc xe hơi đã lao vào đám đông ở Quảng trường Thiên An Môn tại Bắc Kinh.

AFP Bản quyền hình ảnhAFP
Cuộc trấn áp mới nhất của chính quyền diễn ra sau khi có năm người thiệt mạng trong vụ tấn công bằng dao tại Tân Cương hồi 2/2017. Khi đó, Bí thư Tân Cương là Trần Toàn Quốc thúc giục các lực lượng chính quyền là hãy "chôn xác bọn khủng bố trong cuộc chiến biển người".

Trung Quốc nói gì?

Tại một cuộc họp của Liên Hiệp Quốc tại Geneva 8/2018, quan chức Trung Quốc Hồ Liên Hợp nói các báo cáo về việc cả triệu người Uighur bị giữ trong các trại cải tạo là "hoàn toàn không đúng sự thực".
Tuy nhiên, trong tháng Chín, một quan chức Trung Quốc nói với các phóng viên bên lề kỳ họp của Liên hiệp quốc tại Geneva rằng Trung Quốc đã thành lập "các trung tâm huấn luyện, giáo dục chuyên nghiệp".
Trung Quốc hiếm khi đưa ra những giải thích công khai về việc họ xử lý tình hình ở Tân Cương như thế nào. Và bởi Bắc Kinh kiểm soát việc tới Tân Cương nên mọi người rất khó nhận được thông tin công bằng về những gì đang xảy ra tại đó.


Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem

Số phận bí ẩn của một triệu người Duy Ngô Nhĩ ở Trung Quốc

Số phận bí ẩn của một triệu người Duy Ngô Nhĩ ở Trung Quốc

Thế giới làm những gì?

Ngày càng nhiều chỉ trích quốc tế về cách hành xử của Trung Quốc đối với người Uighur Hồi giáo, nhưng vẫn chưa có nước nào có hành động gì ngoài việc ra tuyên bố chỉ trích.
Trước khi thủ tướng Theresa May tới thăm Trung Quốc hồi tháng Giêng và tháng Hai 2018, chính phủ Anh nói sẽ tiếp tục quan ngại về việc người Hồi giáo ở Tân Cương bị đối xử ra sao.
Tại Mỹ, một ủy ban của quốc hội chuyên theo dõi tình hình Trung Quốc thúc giục chính quyền ông Trump hãy áp lệnh trừng phạt đối với các quan chức và công ty có liên quan tới "cuộc khủng hoảng nhân quyền đang diễn ra" tại Tân Cương.
Người đứng đầu cơ quan nhân quyền Liên Hiệp Quốc Michelle Bachelet cũng đòi phải để các quan sát viên tới Tân Cương, là đòi hỏi khiến Bắc Kinh giận dữ.

Tin liên quan

TQ: Triệu người Uighur 'bị giam', ngàn người ngăn phá đền thờ

  • 12 tháng 8 2018

Uighur Bản quyền hình ảnhGetty Images
Image caption Những người biểu tình Uighur hồi năm 2009 cầm thẻ căn cước của thân nhân bị giam giữ

Có tin một triệu người Uighur "bị giam trong các trại cải tạo" trong lúc vụ phá một đền thờ Hồi giáo chỉ bị ngưng khi có hàng ngàn người biểu tình.
Ủy ban nhân quyền Liên Hiệp Quốc tiếp nhận báo cáo khả tín rằng Trung Quốc đang giam giữ một triệu người Uighur trong "các trại chống tôn giáo cực đoan".
Gay McDougall, thành viên Ủy ban Xóa bỏ Phân biệt chủng tộc của Liên Hiệp Quốc, nêu cáo buộc này tại cuộc họp hai ngày của Liên Hiệp Quốc về Trung Quốc.
Modi và Tập 'ngồi bờ hồ ngắm cảnh'
TQ: cấm râu dài, mạng che mặt ở Tân Cương
Người Tân Cương bị tịch thu hộ chiếu
TQ diễu hành 'chống khủng bố' tại Tân Cương
Bà cho biết mình quan ngại về báo cáo viết rằng Bắc Kinh đã "biến khu tự trị Uighur thành nơi tương tự một trại tập trung lớn".
Trung Quốc chưa phản hồi về cáo buộc.
Phái đoàn 50 quan chức đến từ Bắc Kinh cho biết họ sẽ giải đáp các câu hỏi vào hôm 13/8, khi phiên họp tại Geneva tiếp tục.
Bắc Kinh trước đó phủ nhận sự tồn tại của các trại như vậy.

Người Uighur là ai?

Người Uighur là dân tộc thiểu số Hồi giáo chủ yếu sống ở tỉnh Tân Cương, Trung Quốc. Họ chiếm khoảng 45% dân số ở đó.
Tân Cương là khu tự trị ở Trung Quốc, giống như Tây Tạng.
Các báo cáo về tình trạng ngày càng có nhiều người Uighur và những người thiểu số Hồi giáo bị giam ở Tân Cương được lan truyền từ vài tháng nay.
TQ bắt 18 người của giáo phái chống Cộng
Đường Tơ lụa, gián điệp trứng tằm và Trịnh Hòa
Phóng viên BBC bị buộc phải 'thú tội' ở TQ
Nơi quân đội hùng mạnh nhất Trái Đất rong ruổi
Trường dạy 'đức hạnh cho phụ nữ' ở TQ

biểu tình Bản quyền hình ảnhWEIBO
Image caption Hàng ngàn người biểu tình ngăn phá đền thờ Hồi giáo ở thị trấn Vệ Châu, Ninh Hạ

Bắc Kinh bị cáo buộc gì?

Các nhóm nhân quyền bao gồm Tổ chức Ân xá Quốc tế và Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đệ trình các báo cáo lên Ủy ban Liên Hiệp Quốc đưa cáo buộc về việc cầm tù với số lượng lớn và tù nhân buộc phải thề trung thành với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Báo cáo của nhóm nhân quyền World Uyghur Congress cho biết rằng những người này bị giam vô thời hạn mà không được xét xử, và buộc phải hô to khẩu hiệu của đảng Cộng sản.
Họ nói rằng những người bị giam có khẩu phần tồi tệ, thậm chí bị tra tấn.
Hầu hết các tù nhân chưa bao giờ được xét xử và không được trợ giúp pháp lý.
Trung Quốc bị cho là thực hiện các vụ giam cầm dưới vỏ bọc chống chủ nghĩa tôn giáo cực đoan.
Trong một diễn biến khác, theo Channel NewsAsia, nhà chức trách ở miền bắc Trung Quốc trì hoãn việc phá hủy một đền thờ Hồi giáo lớn hôm 11/8 sau khi hàng ngàn người biểu tình ngăn vụ này, dân địa phương cho biết.
Vụ việc diễn ra trong bối cảnh chính quyền các địa phương đang hạn chế các hoạt động tôn giáo.
Trên khắp Trung Quốc, giới chức đang tìm cách hạn chế quyền tự do tôn giáo đối với người Hồi giáo như là một phần của chiến dịch buộc tín đồ phải tuân theo chỉ thị của đảng Cộng sản.
Những người biểu tình bắt đầu tập hợp hôm 9/8 trước hạn chót cho việc phá hủy đền thờ Hồi giáo lớn ở thị trấn Vệ Châu, Ninh Hạ, dân địa phương cho hay.
Các video đăng tải trên mạng xã hội những ngày gần đây cho thấy người biểu tình tụ tập phía trước đền thờ trong lúc cảnh sát với khiên chắn chống bạo động đứng cạnh đó.

Tin liên quan


Geen opmerkingen:

Een reactie posten