vrijdag 6 april 2018

Trung Quốc đứng đầu thế giới về đầu tư khai thác năng lượng mặt trời ($86.5 tỉ USD + 53 gigawatts điện) + Giá "điện trời" hạ hơn phân nửa trong năm năm qua, xuống còn khoảng 31.5 cent/watt



Trung Quốc đứng đầu thế giới về đầu tư khai thác năng lượng mặt trời



Hệ thống khai thác năng lượng mặt trời ở New Mexico, Mỹ. (Hình: AP Photo/Susan Montoya Bryan)
BERLIN, Đức (AP) – Một bản báo cáo của Liên Hiệp Quốc mới công bố cho thấy mức đầu tư vào việc khai thác năng lượng mặt trời hồi năm ngoái đã lên cao hơn bao giờ hết, với Trung Quốc nay là quốc gia đứng hàng đầu.
Nói chung, có các hệ thống có thể cung cấp khoảng 98 gigawatts điện mặt trời được thiết lập trên toàn thế giới vào năm 2017. Tổng trị giá đầu tư trong thời gian này vượt quá con số $160 tỉ, tăng 18% so với năm trước.
Chỉ riêng mình Trung Quốc đã chi khoảng $86.5 tỉ vào việc thiết lập hệ thống thu hút năng lượng mặt trời, cung cấp thêm 53 gigawatts điện.
Bản báo cáo, công bố hôm Thứ Năm, cho thấy đầu tư vào năng lượng tái tạo ở Mỹ, Âu Châu và Nhật giảm hẳn trong năm 2017, một phần vì giá cả xuống thấp.
Tổng số đầu tư vào năng lượng tái tạo lên tới khoảng $280 tỉ hồi năm ngoái. Trong khi đó, đầu tư vào than đá và khí đốt vào khoảng $103 tỉ, các đập thủy điện vào khoảng $45 tỉ và các nhà máy điện nguyên tử khoảng $42 tỉ. (V.Giang)
Cả trăm căn nhà của băng đảng Trung Quốc ở California bị tịch thu

Bài liên quan
Phi cơ dùng năng lượng mặt trời bay từ Hawaii về California 



Kỹ nghệ năng lượng mặt trời không tạo thêm việc làm

(Hình minh họa: David McNew/Getty Images)
WASHINGTON, DC (NV) – Ít nhất sáu công ty năng lượng mặt trời Á Châu nói rằng viễn ảnh hàng rào mậu dịch của Mỹ, khiến họ nghĩ đến việc mở các nhà máy sản xuất tấm năng lượng ở ngay trên đất Hoa Kỳ.
Tuy nhiên theo trang mạng Bloomberg, những công ty này cũng nghĩ đến việc tự động hóa sản xuất khiến không còn cần đến một đội nhân công đông đảo.
Yếu tố tương tự từng xảy ra ở các nhà máy chế tạo xe hơi, nhà máy thép, mỏ than cùng nhiều ngành kỹ nghệ khác, một khi mà gia tăng hệ thống sản xuất tự động tăng thêm năng suất, trong khi chỉ sử dụng ít nhân công.
Ông Angelo Zino, phân tích gia tại CFRA, trụ sở đặt ở New York, nói: “Chi phí thấp ở Trung Quốc giết chết việc làm của kỹ nghệ năng lượng mặt trời ở Mỹ. Trong khi giá biểu thuế nhập nội cao khiến các nhà sản xuất Trung Quốc phải mở nhà máy ngay trên đất Mỹ nhưng liệu điều đó có tạo được thật nhiều việc làm cho nước Mỹ không? Có lẽ là không.”
Các nhà máy không phải là nơi tạo hầu hết việc làm về năng lượng mặt trời.
Theo Hiệp Hội Kỹ Nghệ Năng Lượng Mặt Trời, ngành kỹ nghệ này mướn 260,000 người hồi năm ngoái, gồm 38,000 ở khu vực chế tạo, trong đó chỉ 2,000 người làm việc sản xuất tế bào năng lượng và module. Đó là vào đầu năm 2017 nhưng nay giảm xuống còn 1,000 sau một loạt sa thải ở công ty Suniva bị phá sản.
Hầu hết việc làm trong ngành năng lượng mặt trời tập trung vào khu vực xây dựng, phát triển và lắp ráp các tấm panel, cùng những việc phụ khác trong đó có tài chánh.
Giá trung bình của solar module trên thế giới hạ hơn phân nửa trong năm năm qua, xuống còn khoảng 31.5 cent/watt.
Một số nhà máy như Longi Green Energy Technology Co. đang nghĩ đến việc mở nhà máy chế tạo cell và panel trên đất Mỹ để tránh thuế nhập cảng. Họ cho biết sẽ cần 300 đến 400 nhân công cho việc sản xuất 1 gigawatt cell, và 350 đến 400 người cho việc chế tạo 1 gigawatt panel.
Longi là một trong sáu công ty Á Châu nghĩ đến việc mở nhà máy ở Mỹ và có khả năng sản xuất tổng cộng khoảng 5 gigawatt. (TP)
Bức họa của Leonardo da Vinci bán đấu giá được $450 triệu

Bài liên quan

Geen opmerkingen:

Een reactie posten