zondag 29 april 2018

Bắc Hàn 'ngưng thử nghiệm tên lửa và hạt nhân', Kim Jong-un nói + Bãi thử hạt nhân Bắc Hàn 'đóng cửa vào tháng 5' + Trump cảm ơn... Tập

Bắc Hàn 'ngưng thử nghiệm tên lửa và hạt nhân', Kim Jong-un nói

  • 21 tháng 4 2018


Ông Kim Jong-un nói không cần phải thử nghiệm tên lửa nữaBản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Ông Kim Jong-un nói không cần phải thử nghiệm tên lửa nữa

Lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un nói sẽ đình chỉ tất cả các cuộc thử nghiệm tên lửa và đóng cửa khu thử nghiệm hạt nhân ngay lập tức.
"Từ ngày 21/4, Bắc Hàn sẽ ngừng thử nghiệm hạt nhân và ngừng phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa," theo hãng Thông tấn Trung Ương Triều Tiên KCNA.
Quyết định này nhằm mục đích theo đuổi tăng trưởng kinh tế và giữ gìn hòa bình trên bán đảo Triều Tiền, theo KCNA.
Trump sẽ 'bỏ đi' nếu đàm phán với Kim không hiệu quả
Năm địa điểm hội nghị thượng đỉnh Trump - Kim có thể diễn ra
Hoa Kỳ đang đối thoại trực tiếp với Bắc Hàn
Lỗi website Bắc Hàn dẫn tới Twitter 'nói xấu chính phủ'
Ông Kim sẽ gặp mặt Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in vào tuần tới.
Ông cũng dự kiến sẽ tổ chức một hội đàm thượng đỉnh chưa từng có với Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tháng Sáu. Nếu cuộc hội đàm diễn ra, đây sẽ là cuộc gặp mặt đầu tiên giữa một tổng thống Mỹ đương nhiệm và một nhà lãnh đạo Bắc Hàn.
"Đây là tin tốt cho Bắc Triều Tiên và Thế giới - tiến bộ lớn!", Ông Trump đã đăng trên Twitter theo sau thông báo của Kim Jong-un.
Hôm thứ Năm, lãnh đạo Hoa Kỳ cho biết có một "con đường tươi sáng có sẵn cho Bắc Triều Tiên khi nó đạt được sự phi hạt nhân".
Một phát ngôn viên của Tổng thống Hàn Quốc đã gọi động thái này của Bắc Hàn là "một tiến bộ có ý nghĩa".
"Nó cũng sẽ góp phần tạo ra một môi trường rất tích cực cho sự thành công của hội nghị thượng đỉnh Nam-Bắc sắp tới và hội đàm thượng đỉnh Bắc Hàn - Hoa Kỳ," tuyên bố từ văn phòng của Tổng thống Moon Jae-in cho biết.


Presentational grey line

Một bước đi quan trọng

Phóng viên Laura Bicker, BBC News, từ Seoul
Tuyên bố trên là một tuyên bố quan trọng.
Ông Kim nói không cần thực hiện thêm bất kỳ thử nghiệm tên lửa nào nữa vì vũ khí hạt nhân đã đạt được. Điều này lặp lại tuyên bố trước đây của ông trong một bài phát biểu năm mới, nói rằng nhà nước đã hài lòng với công nghệ năng lượng hạt nhân của nó.
Sau sáu cuộd thử nghiệm hạt nhân, Bắc Hàn có thể cảm thấy không cần phải nâng cấp các thiết kế hiện có.
Đây không phải là sự phi hạt nhân theo yêu cầu của cộng đồng quốc tế. Mặc dù Bắc Hàn đã tuyên bố sẽ bãi bỏ địa điểm thử nghiệm nguyên tử, nhưng lại không hứa hẹn sẽ loại bỏ vũ khí.
Bình Nhưỡng cũng từng phá vỡ những cam kết này trước đây.
Nhưng đây vẫn là một bước tiến quan trọng trước các hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Moon và một cuộc gặp có thể xảy ra với ông Trump.


Presentational grey line
Thông báo mới nhất từ Bình Nhưỡng được đưa ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa Bắc và Nam Triều Tiên ngay càng được cải thiện.
Một đường dây điện thoại đã được thiết lập giữa ông Kim và ông Moon trước hội nghị thượng đỉnh liên Triều Tiên đầu tiên trong hơn một thập kỷ qua.
"Nó giống như chúng tôi đang nói chuyện với một người hàng xóm ngay bên cạnh", một quan chức Hàn Quốc nói với truyền thông địa phương sau một cuộc gọi thử nghiệm thành công kéo dài 4 phút 17 giây.
Thỏa thuận thiết lập liên kết điện thoại đã được thực hiện vào tháng trước khi cố vấn an ninh hàng đầu của ông Moon đến Bình Nhưỡng để gặp ông Kim, người sau đó đã đồng ý tổ chức hội nghị thượng đỉnh liên Triều Tiên.
Hai bên vẫn tiếp tục ở trong tình trạng chiến tranh kể từ khi Chiến tranh Triều Tiên 1950-53 ngừng lại dưới thỏa thuận đình chiến, khi không bên nào có thể tuyên bố chiến thắng hoàn toàn.

Chủ đề liên quan

Tin liên quan

http://www.bbc.com/vietnamese/world-43848175

Bãi thử hạt nhân Bắc Hàn 'đóng cửa vào tháng 5'

  • 7 giờ trước

bắcBản quyền hình ảnh Reuters
Image caption Hình chụp vệ tinh của bãi thử hạt nhân Punggye-ri ở Bắc Hàn

Bãi thử hạt nhân của Bắc Hàn sẽ đóng cửa vào tháng 5/2018, văn phòng Tổng thống Nam Hàn công bố.
Phát ngôn viên văn phòng Tổng thống Nam Hàn cho biết việc đóng cửa sẽ được tiến hành công khai và các chuyên gia Nam Hàn và Mỹ sẽ được mời đến chứng kiến sự kiện này.
Thượng đỉnh Mỹ-Bắc Hàn diễn ra 'ba, bốn tuần tới'
Thượng đỉnh Mỹ - Triều: Trump không 'tham khảo' ngoại trưởng?
Bắc Hàn 'ngưng thử nghiệm tên lửa và hạt nhân'
Hôm 27/4, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in nhất trí hợp tác loại bỏ vũ khí hạt nhân khỏi bán đảo này.
Hội nghị thượng đỉnh liên Triều diễn ra sau nhiều tháng khẩu chiến từ miền Bắc.


Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem

Khoảnh khắc Kim Jong-un bước chân qua biên giới Nam Hàn

Khoảnh khắc Kim Jong-un bước chân qua biên giới Nam Hàn
Kỷ nguyên hòa bình cho bán đảo Triều Tiên?
Nam Hàn đề xuất hội đàm cấp cao với Bắc Hàn
Mỹ và Nam Hàn 'duy trì áp lực với Bắc Hàn'
"Tại hội nghị thượng đỉnh, ông Kim cho biết ông sẽ tiến hành đóng cửa bãi thử hạt nhân vào tháng 5/2018," phát ngôn viên của ông Moon nói với phóng viên, AFP tường thuật.
Vài giờ trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói ông sẽ có cuộc hội đàm với nhà lãnh đạo Bắc Hàn "trong ba hoặc bốn tuần tới", về việc phi hạt nhân hóa tại bán đảo Triều Tiên.
Văn phòng Tổng thống Nam Hàn cũng cho biết Bắc Hàn sẽ thay đổi múi giờ của nước này - hiện tại là chênh lệch nửa giờ - để cùng múi giờ với miền Nam.

'Bị sập'

Nằm ở vùng đồi núi phía đông bắc, bãi thử được cho là cơ sở hạt nhân chính của miền Bắc.
Các vụ thử hạt nhân diễn ra trong hệ thống đường hầm đào dưới núi Mantap, gần khu Punggye-ri.
Sáu vụ thử hạt nhân được tiến hành ở đó từ năm 2006.
Sau lần gần nhất, vào tháng 9/2017, một loạt cơn dư chấn xảy ra khiến các nhà nhà nghiên cứu địa chấn tin rằng một phần bên trong ngọn núi đã bị sập.
Tin này được đưa ra căn cứ vào những ảnh vệ tinh thu thập được và theo dõi việc di chuyển thiết bị tại địa điểm này.


Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem

Vệ sỹ chạy bộ theo xe chở Kim Jong-un

Vệ sỹ chạy bộ theo xe chở Kim Jong-un

Tin liên quan

http://www.bbc.com/vietnamese/world-43939423

Kim Jong-un về lại Bắc Hàn

Ông Kim Jong-un đã đặt chân về lãnh thổ Bắc Hàn, hoàn tất cuộc gặp thượng đỉnh với tổng thống Hàn Quốc.
Phái đoàn Bắc Hàn và Hàn Quốc đã có bữa tiệc chia tay sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử.

Kim Jong-unReuters
Kim Jong-unReuters
Kim Jong-unReuters

Nhật Bản lên tiếng

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe hoan nghênh hội nghị liên Triều.
“Chúng tôi mong chờ Bắc Hàn sẽ có các bước cụ thể theo sau hội nghị này và hội nghị với Mỹ, và chúng tôi sẽ giám sát bước đi của Bắc Hàn.”
Shinzo AbeGetty Images

'Không còn chiến tranh'

Lãnh đạo Hàn Quốc và Bắc Hàn vừa ký tuyên bố chung.
Văn bản nói: “Sẽ không còn chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên, và một kỷ nguyên mới hòa bình bắt đầu.”
Hai lãnh đạo đồng ý hợp tác để tiến hành “phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên”.
Hai bên cũng thông báo Tổng thống Hàn Quốc sẽ thăm Bình Nhưỡng vào mùa thu.
Thông cáo tại Bàn Môn Điếm cho hay:

  • Bắc – Nam sẽ ngừng mọi “hành vi thù nghịch”
  • Biến Khu phi quân sự thành “vùng hòa bình” với việc ngừng truyền thanh tuyên truyền từ 1/5
  • Tổ chức đoàn tụ cho các gia đình
  • Kết nối và hiện đại hóa các tuyến đường bộ, đường sắt dọc biên giới
  • Tiếp tục cùng tham dự các sự kiện thể thao như Asian Games 2018

Chữ dùng “giải trừ hạt nhân” trong tuyên bố chung dường như không hẳn là lời hứa của Bắc Hàn dừng hoạt động hạt nhân.
Tuyên bố nhấn mạnh mục tiêu phi hạt nhân hóa trên toàn bộ bán đảo Triều Tiên.
“Nam và Bắc Hàn xác nhận mục tiêu chung nhằm đạt được, thông qua giải trừ hạt nhân toàn bộ, một bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân.”
Hai nước “chia sẻ quan điểm rằng các biện pháp mà Bắc Hàn đang làm rất có ý nghĩa và quan trọng cho việc giải trừ hạt nhân bán đảo Triều Tiên và hai bên đồng ý thực thi vai trò của mình trong vấn đề này”.
Hai nước “đồng ý chủ động tìm kiếm ủng hộ và hợp tác của cộng đồng quốc tế” để đạt mục tiêu.

'Hướng tới tương lai'

Hoa Kỳ tuyên bố nước này hy vọng hội nghị liên Triều “sẽ đạt tiến bộ hướng tới tương lai hòa bình và phồn vinh”.
Hội nghị lớn tiếp theo dự kiến sẽ là giữa Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Hội đàm liên Triều: Cuộc gặp Kim-Moon đem lại gì?

Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in và lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un gặp nhau hôm 27/4, một động thái ngoại giao chưa từng diễn ra trong hơn một thập kỷ qua.
Việc giải giáp vũ khí hạt nhân và hòa bình trên bán đảo sẽ là chủ đề chính của chương trình nghị sự. Trong khi các nhà phân tích hoài nghi việc Bình Nhưỡng sẽ đồng ý từ bỏ vũ khí hạt nhân, thượng đỉnh liên Triều đem đến nhiều hứa hẹn cho cả hai miền. Mỗi bên có những vấn đề khác - như lệnh cấm vận và những gia đình bị ly biệt - những chuyện này có khả năng được đề cập trên bàn đàm phán.
Xem chi tiết Hội đàm liên Triều: Cuộc gặp Kim-Moon đem lại gì?

Thăm đường giới tuyến chia đôi Nam Bắc Triều Tiên

Nguyễn Giang của BBC News Tiếng Việt hồi đầu năm 2017 tới thăm khu phi quân sự DMZ nằm ở giữa hai miền Triều Tiên.
Nơi này theo lý thuyết vẫn đang trong tình trạng thời chiến.
Cùng Nguyễn Giang thăm đường giới tuyến chia đôi Nam Bắc Triều Tiên.

Hiếm hoi đề cập đến người đào tẩu

Chủ đề những người đào tẩu Bắc Hàn gần như không được ông Kim đề cập trong cuộc đàm phán sáng 27/4.
Nhưng theo NK News, ông Kim có nói với ông Moon về việc nhìn thấy ‘những di dân, cư dân và người đào thoát ở đảo Yeonpyeon – một đảo của Nam Hàn phía lề biên giới, và lưu ý rằng họ có ‘kỳ vọng lớn’ vào chuyến thăm.
"Chúng ta nên coi đây là cơ hội để chữa lành vết thương giữa hai miền Triều Tiên ", ông nói. "Đường biên giới không cao, nó sẽ bị xóa bỏ nếu nhiều người vượt qua."

Ông Kim và ông Moon đi dạo 'không vệ sỹ'


Kim, Moon
BBC

Trung Quốc hoan nghênh hai lãnh đạo Hàn - Triều

Chính phủ Trung Quốc hoan nghênh 'sự dũng cảm' của hai lãnh đạo Hàn - Triều để có hội nghị thượng đỉnh ở Bàn Môn Điếm hôm nay, theo AFP

Ông Kim và ông Moon trồng cây

Sau khi trồng cây, ông Kim nói với ông Moon: "Cũng giống như một cây thông, tôi hy vọng rằng chúng ta luôn xanh tươi, ngay cả trong mùa đông."
"Vâng, sẽ là như vậy", ông Moon đáp lời.
Kim, MoonReuters

Không có chương trình đặc biệt trên truyền hình Bắc Hàn

Đài Truyền hình Trung ương Bắc Hàn bắt đầu phát sóng lúc 15:00 giờ địa phương (06:30 GMT) các chương trình thông thường mà không có gì đặc biệt liên quan đến Thượng đỉnh liên Triều.

Bạn đọc nói gì về Thượng đỉnh liên Triều?

Nguyễn Văn Trấn: Thần thái hai nhà lãnh đạo đều rất tuyệt vời! Đoạn clip này có lẻ sẽ đi vào lịch sử
Trần Quý‎ Thìn: Suy nghĩ của một con người đáng kính trọng
Lê Phan: Có khi nào Miền Nam sẽ theo chế độ Miền Bắc
Harry Le: Đôi khi cộng sản bắt tay hay ký kết cái gì đều rất khó tin. Không biết hàn cộng có khác việt cộng không.
Phan Đức Tiến:Tư duy kinh tế thị trường chính hiệu cùng đồng điệu thì đàm phán mới thuận và đem lại kết quả phấn chấn!
Lãng Tử Cô Đơn: Cuối cùng người dân Triều Tiên cũng thoát khổ
Johnny Tai Hoang: Nếu hoà bình được thì chúc mừng họ nhưng mọi cái vẫn luôn trong trạng thái sẵn sàng. THAAD vẫn đang triển khai. Vài năm trước triều tiên bắn chìm tàu chiến, rồi pháo nát đảo Hàn. Năm vừa rồi còn hăm doạ cả Mỹ. Nay quay 360 độ. Vẫn phải sẵn sàng để đánh trả nếu bất cứ gì diễn ra trong thời gian tới
Hà Nguyễn: Nếu bắc Bắc Hàn thật lòng mong muốn hòa bình, từ bỏ vũ khí hạt nhân, xây dựng đất nước họ sẽ phát triển rất nhanh với sự hậu thuẫn của Hàn quốc, Nhật, Mỹ... Lịch sử Triều tiên thật sự sang trang.
Hứa Liêm: Ngày xưa nếu VN có những cái bắt tay thế này thì sẽ bớt đổ máu và chết chóc...
Đài Phan Văn: Nhìn cảnh này có thèm cũng không bao giờ có được. Lịch sử không có "nếu".
Van Hanh Le: Tôi mang hai dòng máu trong mình, Việt Nam và Hàn quốc. Nhưng tôi đã biết thống nhất Việt nam bằng bom đạn là như thế nào. và bây giờ tôi thực lòng không muốn Triều tiên thống nhất bằng cách như thế.

Truyền hình Bắc Hàn bắt đầu phát sóng

Hiện giờ chỉ có hình ảnh núi Paeku.
Phóng viên BBC chia sẻ trên tài khoản Instagram của BBC News Korean hình ảnh bán đảo Triều Tiên được kết từ hàng ngàn bông cúc bên ngoài Toà thị chính ở Seoul.

Gốc rễ miền Bắc của ông Moon

Gia đình của tổng thống Moon có gốc gác từ miền Bắc - cha mẹ ông chạy sang miền Nam trong Chiến tranh Triều Tiên nhưng họ vẫn có người thân bên kia biên giới.
Trong một cuốn sách được phát hành năm ngoái, ông nói ông mơ ước trở về quê hương của bố mẹ, Hungnam.
"Tôi đã nghĩ rằng tôi muốn sống ở Hungnam lúc cuối đời, làm các công việc phụng sự cộng đồng", ông viết. "Khi hòa bình thống nhất, điều đầu tiên tôi muốn làm là đưa người mẹ 90 tuổi của tôi trở về quê hương của bà."
Nam Hàn, Bắc HànGetty Images

Ông Moon đã từng qua miền Bắc

Một điều thú vị cần lưu ý – Tổng thống Moon Jae-in trước đây đã từng đến Bắc Hàn, vào năm 2004, khi ông còn là trợ lý cho Tổng thống Roh Moo-hyun (kiến trúc sư của Chính sách Sunshine). Lúc ấy ông Moon cùng mẹ đi thăm các thân nhân ở miền Bắc trong một chương trình đoàn tụ gia đình.
Một bài báo vào thời điểm ấy cho biết đó là "chuyến thăm đầu tiên của một phụ tá cốt lõi của của chính quyền Roh Moo-hyun tại Nhà Xanh."

Kim là người thúc đẩy hòa bình?

Viết cho cơ quan thông tấn Yonhap của Hàn Quốc, bài tường trình của ký gỉa Song Sang-ho nói rằng Chủ tịch Kim Jong-un làm "mờ nhạt đường chia cắt" hai miền đất nước kéo dài nhiều thập niên bằng cách nắm tay mời Tổng thống Moon Jae-in vượt qua biên giới.
Đây là "một động thái biểu tượng để ông Kim đặt mình vào vị trí của nhân vật chính trong việc thúc đẩy hòa giải và hòa bình", bài viết của Song khẳng định.
peace driver
EPA

Trước thù nghịch, giờ cười vui

Hai lãnh đạo Kim Jong-un và Moon Jae-in cùng cười lớn và sảng khoái trước khi bắt đầu đàm phán.
Cuoi lonAFP

Hoa cúc cho hòa bình

Phóng viên Mariko Oi của BBC đang tường thuật trực tiếp Hội nghị thượng đỉnh liên Triều từ Nam Hàn. Cô gửi cho chúng tôi bức ảnh này - hoa cúc tượng trưng cho hòa bình được trồng thành hình một bán đảo thống nhất hai miền Triều Tiên.
Bắc Hàn, Nam HànBBC

Trung Quốc chào đón 'thời khắc lịch sử'

Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã đưa ra mức độ phủ sóng cao và phổ biến tích cực về hội nghị thượng đỉnh, theo BBC Monitoring.
Đài truyền hình Trung ương của Trung Quốc (China Central Television - CCTV) tường trình trực tiếp cuộc họp, nói rằng các nhà lãnh đạo trông "thoải mái". Tờ báo People's Daily của đảng cộng sản Trung Quốc gửi một thông điệp trên phương tiện truyền thông xã hội mô tả cái bắt tay của hai lãnh đạo Moon và Kim là một "thời khắc lịch sử".

Thượng đỉnh liên Triều: Điều gì diễn ra cho tới nay?

  • Kim Jong-un trở thành nhà lãnh đạo Bắc Hàn đầu tiên đặt chân đến Nam Hàn.
  • Ông được tổng thống Nam Hàn Moon Jea-in đón chào, cả hai tươi cười và có cái bắt tay mang tính biểu tượng.
  • Trong một động thái bất ngờ, ông Moon cũng nhanh chóng bước chân sang phía Bắc Hàn để bắt tay lần nữa.
  • Có truyền hình trực tiếp lễ tiếp đón và cuộc đàm phán ngắn đầu tiên.
  • Cả hai nhà lãnh đạo - về mặt lý‎ thuyết vẫn còn chiến tranh - hoan nghênh bước tiến triển và nói họ muốn mối quan hệ phát triển hơn nữa.
  • Các cuộc đàm phán thực tế diễn ra trong phòng họp kín – được cho bao gồm các đàm phán về vũ khí hạt nhân và một hiệp ước hòa bình.
Bắc Hàn, Nam HànGetty Images

Phản đối ở Nam Hàn

Phải nói cho rõ là không phải ai cũng là người ủng hộ những cuộc đàm phán này. Có một thiểu số người Hàn Quốc, mặc dù rất nhỏ, nghĩ rằng biện pháp quân sự là cách duy nhất để có thể đối phó với miền Bắc. Những người này hôm nay biểu tình ở Paju, Nam Hàn.
phan doiEPA

Ngày cả hai phía 'tắt loa'

Khu phi quân sự được tạo ra như một vùng đệm khi kết thúc cuộc chiến tranh Triều Tiên. Vào bất kỳ ngày bình thường nào, sẽ có những chương trình phát thanh tuyên truyền từ hệ thống loa của cả hai phía. Nhưng hôm nay thật tĩnh lặng. Các chương trình phát sóng được ngưng như một dấu hiệu của thiện chí và hợp tác.
Bắc Hàn, Nam HànGetty Images

Nhạc dẫn chương trình phát thanh
Trong một động thái rất bất thường, chương trình phát thanh thường xuyên của Bắc Hàn lúc 9:30 tối bắt đầu với 10 phút âm nhạc, trước khi chuyển qua tường trình chuyến đi Nam Hàn của Kim, theo tin của BBC Monitoring.
"Cuộc họp và hội đàm thượng đỉnh giữa Bắc và Nam sẽ được tổ chức ở phía Nam lần đầu tiên trong lịch sử chia cắt của quốc gia", đài phát thanh tường thuật. Như thường lệ, ông Moon được gọi là "tổng thống" mà không nói rõ của nước nào.

Truyền hình Bắc Hàn vẫn chưa đưa tin về thượng đỉnh liên Triều

Tuy nhiên điều này là bình thường vì chương trình phát sóng của họ thường bắt đầu lúc 15:00 giờ Bắc Hàn (13:30 giờ Việt Nam).

Liệu chúng ta có gặp lại người phát thanh viên “giàu cảm xúc” này?
Nữ phát thanh viên "giàu cảm xúc" của Bắc Hàn là ai?

Đồ ăn nhẹ cho phóng viên

Đồ ăn nhẹ cho phóng viên tại trung tâm báo chí gần khu phi quân sự của Bàn Môn Điếm: Bánh hình chú sư tử Ryan trong phim hoạt hình nổi tiếng ở Nam Hàn.
Bắc Hàn, Nam Hàn
BBC

Thấy gì từ chuyến 'vượt biên giới' đầu tiên của Kim?

Phóng viên BBC Monitoring hiện đang theo dõi truyền thông Bắc Hàn và nhận định có sự ‘bất thường’ trong việc đưa tin về chuyến đi ‘vượt biên giới’ của ông Kim.
Các sự kiện – như các cuộc họp giữa hai nhà lãnh đạo sau cùng của Triều Tiên - thường chỉ được đưa tin rất lâu sau khi nó diễn ra.
Đài phát thanh quốc gia Triều Tiên, hãng thông tấn KCNA và tờ Rodong Sinmun đều đưa tin về ‘chuyến đi’ của Kim ngay sau khi ông rời Bình Nhưỡng.
Bắc Hàn, Nam HànGetty Images

Nam Hàn muốn gì?

“Việc từ bỏ vũ khí hạt nhân là vấn đề lớn bao trùm cả hai hội nghị thượng đỉnh. Nam Hàn sẽ coi đó là một chiến thắng nếu nó vấn đề này được đề cập dưới bất cứ hình thức nào.” Tiến sĩ Euan Graham, giám đốc an ninh quốc tế của Viện Lowy nói với đài BBC.
"Họ [Nam Hàn] đang tìm một tuyên bố về nguyên tắc mà họ có thể chấp nhận được."
Về kết quả, ông Graham nói rằng chúng ta nên mong đợi một thỏa thuận về các nguyên tắc chung và "không mong gì nhiều về một nhượng bộ lớn."

Ông Kim có nói giọng Bắc không?

Buổi khai mạc phiên họp sáng 27/4 là một cơ hội hiếm hoi để nghe ông Kim phát biểu trực tiếp trên TV.
Việc này nhanh chóng mang lại hàng loạt phân tích không chỉ về việc ông nói gì mà còn về cách ông nói.
Tài khoản Twitter dưới đây nhận định: Rất nhiều người hỏi giọng Bắc Hàn khác giọng Nam Hàn thế nào. Nghe ông Kim nói sáng nay tôi thấy sự khác biệt của nó cũng như giữa tiếng Anh Mỹ và Anh Minnesota.
Bắc Hàn, Nam HànTwitter

Mì lạnh ở Nam Hàn

Đồng nghiệp của chúng tôi tại BBC Hàn Quốc đã khám phá ra một xu hướng tốt đẹp: nhiều người Nam Hàn đang ăn món mì lạnh kiểu miền Bắc để kỷ niệm sự kiện lịch sử này.
Tweet dưới đây nói: "Tôi đến ăn 'mì lạnh Bình Nhưỡng", nhưng phải xếp hàng lâu qúa vì hôm nay là một ngày đặc biệt."
Đăng ở 6:05 27 Th04

Quan điểm từ Washington

Phóng viên BBC Chris Buckler ở Washington nói rằng một trong những vấn đề không được nói đến hôm nay sẽ là trung tâm của bất kỳ cuộc đàm phán nào với Trump - việc trả tự do cho ba công dân Mỹ gốc Hàn hiện đang bị Bắc Hàn giam giữ.
Cũng đừng quên một người Mỹ, Otto Warmbier, đã trở về nhà sau khi bị giam giữ ở Bắc Hàn năm ngoái trong tình trạng thập tử nhất sinh. Chính xác những gì đã xảy ra với anh ta vẫn chưa ai biết rõ ràng, nhưng cha mẹ của Otto Warmbier tin rằng con mình đã bị tra tấn.
otto warmbierReuters

Người Bắc Hàn thấp hơn Nam Hàn


Bắc Hàn, Nam HànBBC

Nhận định của Nam Hàn về phiên họp sáng

Những điểm chính:
  • Bước chân đột phá của Tổng thống Moon vào đất Bắc Hàn không được lên kế hoạch trước (điều này đang trở thành điểm mấu chốt trên truyền thông xã hội Hàn Quốc).
  • Ông Kim mời ông Moon đến Bắc Hàn và nói rằng Bắc Hàn sẽ chào đón ông tương tự như sự đón chào miền Nam đã dành cho ông.
  • Ông Kim nói quãng đường ngắn ông bước qua biên giới "mất hơn 10 năm" mới thực hiện được, nhưng từ bây giờ họ phải gặp nhau thường xuyên hơn. "Chúng ta đừng bao giờ quay trở lại điểm bắt đầu. Hãy tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn - Tôi sẽ làm hết sức mình" - ông Kim hứa với ông Moon như thế.
  • Tổng thống Moon Jae-in nói người dân Hàn Quốc có thể tiên phong để cho các nước khác làm theo.
Đây là thông cáo báo chí vắn tắt của Yoon Young-chan, thư ký báo chí cấp cao của ông Moon Jae-in. Thông cáo cho chúng ta cái nhìn toàn diện của Nam Hàn về các cuộc đàm phán buổi sáng 27/4.
Moon and KimEPA

Theo dõi từ Seoul

Hình ảnh của người Nam Hàn xem tin tức về Bắc Hàn trên truyền hình thường là những hình ảnh duy nhất chúng tôi có để minh họa những câu chuyện như vậy. Hôm nay ngoại lệ vì mọi diễn tiến đều được truyền hình trực tiếp và mọi cơ quan truyền thông của thế giới đều tham dự.
Nhưng để nhớ ngày xưa, dưới đây là hình ảnh một số người Nam Hàn theo dõi sự kiện trên màn hình lớn.
Hành khách xem trên màn hình lớn ở ga xe lửa SeoulEPA
Hành khách xem trên màn hình lớn ở ga xe lửa Seoul
Theo dõiEPA
Vẫy cờ và reo hò tại Paju.Getty Images
Vẫy cờ và reo hò tại Paju.
Một sự pha trộn hấp dẫn của những nét mặt tại nhà ga ở Seoul.Reuters
Một sự pha trộn hấp dẫn của những nét mặt tại nhà ga ở Seoul
Người đàn ông bên phải chắc nhớ rõ chiến tranh. Nhiều người trong thế hệ của ông có thân nhân bị mắc kẹt ở Bắc Hàn.Getty Images
Người đàn ông bên phải chắc nhớ rõ chiến tranh. Nhiều người trong thế hệ của ông có thân nhân bị mắc kẹt ở Bắc Hàn.

Vệ sỹ hộ tống ông Kim Jong-un 'về nước' ăn trưa

Sau cuộc đàm phán sáng 27/4, hai ông Kim và Moon tạm nghỉ để dùng bữa trưa. Hai bên sẽ ăn trưa riêng rẽ. Ông Kim lên xe về lại phía Bắc cùng đoàn vệ sỹ.
Vệ sỹ chạy bộ theo xe chở Kim Jong-un

Bước qua ranh giới lịch sử

Hình ảnh từ nhiều góc độ về thời khắc lịch sử khi ông Kim Jong-un bước qua đường phân giới quân sự trong sự đón tiếp của ông Moon Jea-in trước Hội nghị thượng đỉnh liên Triều sáng 27/4.

Bắc Hàn, Nam HànGetty Images
Bắc Hàn, Nam HànGetty Images
Bắc Hàn, Nam HànGetty Images
Bắc Hàn, Nam HànGetty Images
Bắc Hàn, Nam HànGetty Images

Cổ phiếu cho thấy triển vọng tốt

Bạn muốn có thêm dữ kiện để bàn tán thêm xem hội nghị sẽ diễn ra như thế nào không? Có à? Thế thì hãy nhìn vào cổ phiếu của Nam Hàn. Chỉ số Kospi của Seoul đang tăng khoảng 1% và nó có xu hướng tăng lên trong những ngày qua.
Và hầu hết các chuyên gia đang ghim điều này vào sự lạc quan xung quanh hội nghị thượng đỉnh.
Chứng khoán Bắc Hàn trong khi đó... chỉ đùa thôi. Bình Nhưỡng không có một sàn giao dịch chứng khoán, chứng khoán không hiện hữu trong một thể chế cộng sản kiểu xưa.

'Lịch sử mới bắt đầu'

“Lịch sử mới bắt đầu; kỷ nguyên của hòa bình, từ điểm khởi đầu của lịch sử”.
Ông Kim ký trong sổ khách mời tại Nhà Hòa bình.
'Lịch sử mới bắt đầu'

Đệ nhất Phu nhân Bắc Hàn

Tại cả hai hội nghị thượng đỉnh liên Triều đầu tiên, vợ của các nhà lãnh đạo hai bên không xuất hiện.
Nhưng Bắc Hàn dường như đang muốn đưa vợ của Kim Jong-un, Ri Sol-ju vào một vị trí công khai hơn, và đã có suy đoán rằng bà có thể là một phần của hội nghị thượng đỉnh lần này.
Cho đến giờ phút này giới truyền thông chưa nhìn thấy Ri Sol-ju nhưng một số tường trình cho biết Đệ nhất Phu nhân Bắc Hàn có thể xuất hiện tại yến tiệc tối nay.

de nhat phu nhan bhAFP

Những cái bắt tay quá khứ, hiện tại, tương lai

Một trong các mục tiêu của cuộc cuộc đàm phán lịch sử Kim-Moon là để chuẩn bị cho cuộc đàm phán lịch sử Kim-Trump!
Chỉ vài giờ trước khi cuộc họp hôm nay 27/4 diễn ra, Nhà Trắng đã chọn thời điểm để công bố hình ảnh của Mike Pompeo - Giám đốc CIA và này là Ngoại trưởng Mỹ - bắt tay lãnh đạo Bắc Hàn vài tuần trước.
Nam Hàn, Bắc HànEPA

Trung Quốc 'cổ vũ' đàm phán

Điều Trung Quốc không muốn là sự sụp đổ của Bắc Hàn, một sự kiện sẽ đưa quân đội Nam Hàn và Mỹ ngay đến biên giới nước này. Vì vậy, Bắc Kinh rất quan tâm đến việc giữ nguyên hiện trạng trong khi tránh để cho vấn đề hạt nhân leo thang.
Trung Quốc cho biết họ đang "cổ vũ" Bắc và Nam Hàn về hội nghị thượng đỉnh giữa hai nước - nhưng đồng thời cảnh báo còn quá sớm để giả định là các cuộc đàm phán sẽ mang lại một bước đột phá lâu dài.
Trung Quốc là đồng minh kinh tế duy nhất còn lại của Bắc Hàn và quan điểm của nước này về cuộc đàm phán giữa hai lãnh đạo Kim và Moon rất quan trọng. Chuyến đi đầu tiên của Kim Jong-un ra nước ngoài sau khi nhậm chức, bằng cách đáp một chuyến tàu để gặp gỡ Tập Cận Bình ở Bắc Kinh có một lý do chính đáng.
TQ co vuReuters

5 điều cần biết về Bàn Môn Điếm

Được coi là ngôi làng gìn giữ hoà bình cho hai miền Nam và Bắc Hàn, Bàn Môn Điếm nằm trong khu phi quân sự DMZ, một trong những khu vực được canh phòng cẩn mật nhất thế giới.

Là địa điểm ký kết hiệp ước đình chiến năm 1953, giờ đây Bàn Môn Điếm lại là nơi diễn ra đàm phán cấp cao giữa hai miền.
Khu vực này an toàn đến mức nào? Và những ai thường đến thăm làng này?
Các bạn cùng xem video này của BBC Tiếng Việt để tìm hiểu thêm.
5 điều cần biết về Bàn Môn Điếm

Chiếc bàn họp lịch sử có những gì?

Chiếc bàn họp lịch sử có những gì?
Đó là một cái bàn ấn tượng? Nó được làm đặc biệt cho cuộc đàm phán lịch sử giữa ông Kim và ông Moon. Chiếc bàn có đường kính 2.018 m.
Những chiếc ghế mà họ đang ngồi - làm bằng gỗ óc chó - hiển thị một bản đồ bán đảo Triều Tiên (bao gồm cả một số hòn đảo được Nhật Bản tuyên bố chủ quyền). Những bông hoa trên bàn là mẫu đơn - một biểu tượng chào mừng truyền thống - và hoa cúc đại diện cho hòa bình, thẹo AFP. Ngoài ra còn có một số hoa dại mọc bên trong khu phi quân sự.
Bắc Hàn, Nam HànEPA

DMZ 'biểu tượng của hòa bình'

Cuộc trò chuyện thân mật, ngắn gọn nhưng có ảnh hưởng địa chấn giữa hai nhà lãnh đạo được cơ quan truyền thông Yonhap của Nam Hàn tường trình như sau:
Kim Jong-un: "Tôi sẽ thảo luận với Tổng thống Moon với một thái độ thẳng thắn, chân thành và trung thực để tạo một thành quả tốt."
Moon Jae-in: "Thời điểm Chủ tịch Kim bước qua ranh giới quân sự, Panmunjom đã trở thành biểu tượng của hòa bình, không còn là biểu tượng của sự phân chia. Tôi muốn bày tỏ sự kính trọng của tôi trước quyết định của Chủ tịch Kim Jong-un."
DMZReuters
DMZ

Sẽ đặt dấu chấm hết cho chiến tranh?

Chiến tranh Triều Tiên 1950-53 chấm dứt bằng một cuộc đình chiến, không bên nào có thể tuyên bố chiến thắng hoàn toàn. Không có hiệp định hòa bình nào được ký kết.
Cuộc đình chiến chỉ làm ngưng lại các xung đột và mở ra một khu phi quân sự tại biên giới.
Bây giờ hy vọng rằng cuộc họp này có thể đánh dấu sự khởi đầu của các cuộc đàm phán hiệp ước hòa bình.
Bắc Hàn, Nam HànGetty Images

‘Đền bù những năm đã mất’

Đó là những gì ông Kim nói với ông Moon trong cuộc trò chuyện được trực tiếp truyền hình của họ. Thật hiếm khi thấy ông Kim phát biểu trực tiếp như thế này.
"Chúng ta nên có một cuộc họp tích cực và nhìn về phía trước. Chúng ta nên xác định xem có thể đồng ý được với nhau, được thế thì 11 năm chúng ta mất đi [kể từ các cuộc đàm phán cuối cùng] sẽ được đền bù. Nếu chúng ta có thể mở trái tim mình ra để nói chuyện rồi rút ra kết quả tích cực từ cuộc họp này thì hay lắm.”
Lost yearsReuters Lost years

Thức ăn chính trị

Thực phẩm được xem là trọng tâm của cuộc họp này. Thực đơn đã được biên đạo một cách cẩn thận để làm cho hai bên đẹp lòng cũng như phản ánh văn hóa và thị hiếu của họ.
Hai ông Kim và Moon sẽ thưởng thức một con cá biển thân bẹt, để gợi nhớ ông Moon về Busan, thành phố cảng quê ông, và món rösti Thụy Sĩ, như sự ghi nhận những năm học mà ông Kim được cho là đã trải qua ở Thụy Sĩ.Ông Moon ca ngợi ông Kim đã đưa ra một "quyết định dũng cảm" khi băng qua biên giới.
Người Nam Hàn thích thú với việc ông Kim đã nói đùa về việc mang một số món mì lạnh nổi tiếng của Bắc Hàn đến cuộc họp thượng đỉnh.
"Tôi hy vọng quý vị thích món mì mà chúng tôi mang đến."
Các nhà lãnh đạo sau đó yêu cầu giới truyền thông ra ngoài, để cho họ một môi trường "thoải mái" hơn.


Thức ăn chính trịEPA
Thức ăn chính trị

Tuyên bố hoa mỹ của Kim có được thực hiện?

Cũng ấn tượng như những cái bắt tay, những nụ cười và lễ đón tiếp, điều quan trọng sẽ là những cuộc đàm phán phía sau cánh cửa đóng kín.
Truyền thông Bắc Hàn nói Kim Jong-un sẽ giao tiếp "một cách cởi mở" và thảo luận về "hòa bình, thịnh vượng và thống nhất".
Ngồi xuống với ông Moon, ông Kim nói ông muốn "nghiêm túc và trung thực" trong các cuộc đàm phán.
Nhưng nhiều người nghi ngờ liệu có bất kỳ tuyên bố hoa mỹ này được thực hiện như cách ông thể hiện bề ngoài hay không? Để giảm bớt lệnh trừng phạt, ông Kim cần thuyết phục cộng đồng quốc tế rằng ông chân thành - bất kể ý định thực sự của ông có thể là gì.
Bắc Hàn, Nam HànGetty Images

Tình hình nhân quyền tàn khốc

Mối quan lớn từ công chúng về cuộc đàm phán với Kim là nó hợp pháp hóa một chế độ tàn bạo. Bắc Hàn đã nhiều lần bị buộc tội bỏ tù và tra tấn các công dân bị nghi ngờ không trung thành với chế độ, và tước đoạt quyền tự do cùng những nhu cầu cơ bản của họ.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nằm trong số các nhóm kêu gọi Nam Hàn không bỏ qua điều này.
"Mục tiêu nên là tìm ra những giải pháp thực sự, lâu dài cho những thách thức về an ninh trên bán đảo, đồng thời thực hiện các bước cải thiện tình trạng nhân quyềntàn khốc", Giám đốc khu vực châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền châu Brad Adams nói.

Nhà Trắng 'Hy vọng'

Trong lúc thế giới đang theo dõi tiến trình cuộc đàm phán lịch sử, Nhà Trắng gửi đi một tuyên bố về hội nghị thượng đỉnh:
"Nhân dịp chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in với lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un, chúng tôi chúc người dân Hàn Quốc mọi điều tốt đẹp. Chúng tôi hy vọng rằng các cuộc đàm phán sẽ đạt được tiến bộ cho một tương lai hòa bình và thịnh vượng cho toàn bộ bán đảo Triều Tiên. Hoa Kỳ đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ với Hàn Quốc, đồng minh của chúng tôi, và mong tiếp tục các cuộc thảo luận tích cực để chuẩn bị cho kế hoạch về cuộc họp giữa Tổng thống Donald Trump và Kim Jong Un trong những tuần tới.

Làm sao chúng ta đến được đây?

Một năm trước, rất ít người dự kiến cuộc họp này sẽ diễn ra. Quan hệ của Bình Nhưỡng với Seoul và Washington lúc ấy đang trên đà đi xuống và thậm chí còn có những lo ngại về sự leo thang quân sự.
Nhưng trong bài phát biểu đầu năm, Kim Jong-un đã khiến mọi người bất ngờ khi thông báo rằng đất nước của ông có thể tham gia Thế vận hội mùa đông sắp tới ở Nam Hàn.
Các cuộc đàm phán tiếp theo đã dẫn đến kế hoạch cho hội nghị thượng đỉnh này và cuộc gặp gỡ với Tổng thống Donald Trump trong những tháng tới.
Nam Hàn, Bắc HànReuters

Cuộc gặp lịch sử

Đây là những cảnh tượng phi thường, phóng viên BBC tường thuật.
Nam Hàn, Bắc HànReuters
Nam Hàn, Bắc HànReuters
Nam Hàn, Bắc HànReuters
Nam Hàn, Bắc HànReuters

Nghi thức đón tiếp với trang phục truyền thống

Cái bắt tay lịch sử

Đây thực sự là một cảnh tượng phi thường. Bắc Hàn và Nam Hàn từng chiến tranh trong nhiều thập kỷ.
Nhưng điều này sẽ dẫn đến sự thay đổi lâu dài trên bán đảo Triều Tiên?
Bắc Hàn, Nam HànBBC

Bắt đầu đàm phán

Hai nhà lãnh đạo bắt đầu cuộc đàm phán. Nam Hàn trước đó đã họp hôm thứ Năm 26/4 để bàn về cách thức tổ chức cuộc họp hôm nay 27/4. Ban đầu là màn chào đón trọng thể, sau đó là một số cuộc đàm phán. Sau đó, tạm nghỉ để ăn trưa – mỗi bên sẽ ăn riêng.
Có thể có một cuộc họp báo chung vào cuối ngày - điều đó phụ thuộc vào những gì hai bên đạt được thỏa thuận trong Tuyên bố Bàn Môn Điếm.
Bắc Hàn, Nam HànReuters

Tiếng máy chụp ảnh bên trong Nhà Hòa Bình


Tràn ngập phóng viên và máy ảnh. Tường thuật của phóng viên BBC tại Nam Hàn cho hay cuộc họp không thể ‘công khai’ hơn nữa! Tiếng hàng trăm máy chụp ảnh tạo nên âm thanh thật khó tin. Các nhà bình luận có mặt tại phòng họp nói họ đang nín thở chờ. Mọi người đều đang nở nụ cười, nhưng có thật nó sẽ mang lại những thay đổi lâu dài?

Khoảnh khắc Kim Jong-un bước chân qua biên giới Nam Hàn


Khoảnh khắc Kim Jong-un bước chân qua biên giới Nam Hàn

Geen opmerkingen:

Een reactie posten