vrijdag 20 april 2018

Trung Quốc : Lệnh 'Denial Order' cấm bán công nghệ cao của Mỹ 'đe dọa' tương lai của Tập đoàn khổng lồ ZTE sau khi bị phạt 1,2 tỳ USD vì "vi phạm lệnh cấm vận" và đã bán hàng công nghệ cao cho Bắc Hàn và Iran.

Trung Quốc: Lệnh cấm của Mỹ 'đe dọa' ZTE

  • 3 giờ trước


ZTEBản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption ZTE có trụ sở chính ở Thâm Quyến, Trung Quốc

Tập đoàn ZTE của Trung Quốc nói lệnh cấm bán công nghệ của Mỹ 'đe dọa' tương lai của họ.
Hôm 20/04/2018, ZTE nói lệnh cấm xuất khẩu công nghệ cao của Bộ Thương mại Hoa Kỳ không chỉ đe dọa họ mà còn ảnh hưởng xấu đến các công ty Mỹ.
Trong tuần, Bộ Thương mại Mỹ áp dụng lệnh cấm xuất khẩu sản phẩm của nước này cho ZTE, khiến các công ty Hoa Kỳ không thể nào bán linh kiện và nhu liệu cho công ty Mỹ.
ZTE hiện đang dùng các linh kiện của Qualcomm và phần mềm từ Google cho điện thoại thông minh của họ.
Lệnh cấm, có tên là 'Denial Order', của chính quyền Mỹ "sẽ có tác động rất xấu không chỉ đến sự tồn vong và phát triển của ZTE, mà còn làm hại các đối tác của ZTE, gồm một con số lớn công ty Mỹ", thông cáo của ZTE hôm thứ Sáu nói.
ZTE đã phải nộp 1,2 tỷ USD tiền phạt sau khi Hoa Kỳ nói công ty này "vi phạm lệnh cấm vận" và đã bán hàng công nghệ cao cho Bắc Hàn và Iran.
Hãng ZTE của TQ 'có thể gây hại cho an ninh Anh Quốc'
Bắc Hàn 'dùng sứ quán mua công nghệ vũ khí'
Hãng công nghệ VN đầu tiên sẽ niêm yết ở Nasdaq?
Mỹ quan tâm Bộ Tư lệnh tác chiến mạng VN?
Mạng xã hội theo ý thức hệ gì?
Anh Quốc cũng đã áp dụng lệnh cấm xuất khẩu công nghệ cho ZTE vì lý do an ninh mạng.
Theo phóng viên BBC Karishma Vaswani trong bài giải thích vì sao Phương Tây nghi ngờ các công ty công nghệ của Trung Quốc (BBC News 17/04), điểm mấu chốt là sự ngờ vực rằng các công ty Trung Quốc chính là "tai mắt của chính phủ" nước này tại các thị trường Phương Tây.
Cùng lúc, dù mối nghi ngờ thật khó chứng minh, điều chắc chắn là công nghệ viễn thông luôn có "rủi ro an ninh", theo bài báo.

Liên kết toàn cầu

Một đối tác lớn của ZTE là Huawei đã bị Hoa Kỳ chặn một lượng hàng lớn có điểm đến là Hoa Kỳ trong thời gian qua, theo kênh CNBC.
Các quan chức tình báo Mỹ nói thẳng rằng người dùng tại Hoa Kỳ không nên dùng điện thoại Huawei.
Hãng viễn thông quốc gia Anh, BT đã thiết lập quan hệ hợp tác trong nghiên cứu và phát triển với ZTE hồi 2011, và cũng đã phân phối các modem do hãng Trung Quốc sản xuất.
Nhưng gần đây, cơ quan an ninh Anh Quốc cho rằng "rủi ro an ninh quốc gia phát sinh từ việc sử dụng các thiết bị hoặc dịch vụ của ZTE trong hệ thống cơ sở hạ tầng viễn thông hiện nay của Anh Quốc là điều không thể coi nhẹ", và chính phủ Anh ra lệnh cấm bán sản phẩm cho ZTE cũng như đầu tư của họ ở Anh.


ZTEBản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption ZTE bán thiết bị di động và các sản phẩm máy tính khác cho người tiêu dùng
Tại Việt Nam, các tài liệu công khai trên mạng của ZTE nói Viettel là đối tác quan trọng của họ.
Ngay từ 2012, Viettel chọn ZTE làm đối tác để đầu tư vào mạng lưới họ thắng thầu để thiết kế ở Peru.
Trong năm 2018, modem F600W là modem cáp quang của hãng ZTE được Viettel trang bị cho các hộ gia đình là khách hàng sử dụng cáp quang GPON, theo báo chí Việt Nam.
Tin hôm 19/04 của Reuters từ Thâm Quyến, nơi tập đoàn ZTE đặt trụ sở, cho hay giao dịch cổ phiếu của họ tại thành phố này và ở Hong Kong đều tạm ngưng.
Chỉ số tài chính của ZTE đáng ra phải công bố hôm 19/04 cũng được lãnh đạo tập đoàn này hoãn lại.
Họ nêu lý do công ty cần đánh giá kỹ hơn tác động của lệnh cấm mà Hoa Kỳ áp đặt.
Các báo quốc tế bình luận rằng vụ ZTE mới chỉ là một trong những "màn dạo đầu" trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung năm 2018.
Hồi đầu tháng 4, Tổng thống Donald Trump vừa yêu cầu giới chức Mỹ xem xét thêm một khoản thuế trị giá 100 tỷ USD nữa đánh vào hàng hóa Trung Quốc, trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa hai nước đang leo thang.
Khoản thuế này bổ sung vào khoản thuế trị giá 50 tỷ đôla Mỹ đã đề xuất trước đó, đánh vào hàng trăm mặt hàng Trung Quốc nhập khẩu.
Ông Trump cũng cáo buộc các công ty Trung Quốc "đánh cắp" công nghệ của Hoa Kỳ.
Xem thêm về đầu tư Trung Quốc:
TQ mua 'quán bia ông Tập từng thăm'
Việt Nam nói về điện hạt nhân Trung Quốc
Cát Linh - Hà Đông: Nợ cao mà chậm?
Trung Quốc vượt Mỹ về số tỷ phú
Zimbabwe 'luôn là bạn của Trung Quốc'
http://www.bbc.com/vietnamese/business-43837014

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung 'bất phân thắng bại'

  • 12 tháng 4 2018


Mỹ - Trung sẽ thách đấu, thăm dò cân nãoBản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Mỹ - Trung sẽ thách đấu, thăm dò cân não

Chiến tranh thương mại Mỹ -Trung hiện nặng tính cân đo liều lượng, thách đấu, thăm dò cân não, mặc cả lợi nhuận và có thể xảy ra một số đụng độ thương mại nhưng không thể có bên thắng bên thua rõ rệt.
Theo BBC 06/04/2018, Tổng thống Donald Trump vừa yêu cầu giới chức Mỹ xem xét thêm một khoản thuế trị giá 100 tỷ USD nữa đánh vào hàng hóa Trung Quốc, trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa hai nước đang leo thang.
Khoản thuế này bổ sung vào khoản thuế trị giá 50 tỷ đôla Mỹ đã đề xuất trước đó, đánh vào hàng trăm mặt hàng Trung Quốc nhập khẩu.
Hoa Kỳ sẽ chung sống với Trung Quốc ‘40 năm nữa’
TQ đã vượt Mỹ về siêu máy tính
Có phải Trung Quốc đang làm mất việc của người Mỹ?
Khi 'Trung Hoa mộng' gặp 'Nước Mỹ vĩ đại'
Vẫn theo BBC, Washington đưa ra danh sách khoảng 1300 sản phẩm Trung Quốc sẽ bị đánh thêm 25% thuế.
Đầu năm nay, Mỹ đã thông báo sẽ áp thuế nhập khẩu đối với nhôm và thép, bao gồm hàng của Trung Quốc.
Nhà Trắng cho hay việc áp thuế mới nhất là phản ứng trước hành động vi phạm sở hữu trí tuệ của Trung Quốc, ví dụ như việc gây áp lực buộc các công ty Mỹ phải chia sẻ công nghệ với các công ty Trung Quốc.
''Trung Quốc đáp trả nhanh chóng bằng đề xuất đánh thuế trả đũa 106 sản phẩm chủ chốt của Hoa Kỳ, bao gồm đậu nành, các bộ phận máy bay và nước cam. Mục đích của Trung Quốc là nhằm vào các ngành quan trọng về mặt chính trị ở Mỹ, như nông nghiệp.''
Nếu tình hình không có gì thay đổi, vài tháng nữa, "quan thuế chiến tranh thương mại" của đôi bên mới có hiệu lực pháp lý. Nói cách khác, viên đạn từ khi ra khỏi nòng súng cho tới khi đạt mục tiêu phải chờ tới vài tháng. Hẳn nhiên vài tháng sau, những viên đạn kia có thể bị gió thổi đi hướng khác.
Chiến tranh thương mại Mỹ Trung nặng tính cân đo liều lượng, tính thách đấu, tính thăm dò cân não, tính mặc cả lợi nhuận.
Vạn bất đắc dĩ, trong trận chiến này có thể xảy ra một số đụng độ nhưng không thể có bên thắng bên thua.
Trung Quốc nói Mỹ 'đạo đức giả'
Trump ngăn Trung Quốc mua một công ty Mỹ
Mỹ-Trung ký thỏa thuận thương mại

Trung Quốc dứt khoát ganh đua

Những thách đấu trong chiến tranh thương mãi Mỹ Trung bắt nguồn từ ba tình huống:
Tình huống một: Năm 2017 Trung Quốc mua hàng của Mỹ với doanh số 130 tỷ USD. Đối lại Mỹ đã chi ra 500 tỷ USD để mua hàng của Trung Quốc. Thương mãi của Mỹ bị thâm thụt 370 tỷ USD.
Tình huống hai: Trung Quốc đã đánh cắp sở hữu trí tuệ của Mỹ trị giá 300 tỷ USD theo Twitter của tổng thống Trump ngày 4/4/2018 .
Tình huống ba: Trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 công bố năm 2016, Trung Quốc tuyên bố tầm nhìn của nước này là trở thành một 'quốc gia của những sáng chế' năm 2020, đi đầu trong lĩnh vực sáng chế quốc tế năm 2030, và thành siêu cường thế giới về khoa học và sáng chế công nghệ năm 2050.


General Motors có doanh thu bán xe hơi tại Trung Quốc cao hơn tại Mỹ 70%Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption General Motors có doanh thu bán xe hơi tại Trung Quốc cao hơn tại Mỹ 70%
Ba tình huống kể trên đã biến Hoa Kỳ trở thành nạn nhân của thương mại không công bằng, điều làm cho Hoa Kỳ đặc biệt quan ngại là sự thể rằng Trung Quốc đã và sẽ vận dụng tình huống hai để đạt được lợi tối đa trong tình huống ba.
Nhận thức về chiến tranh thương mại Mỹ Trung chính là công việc xác định và lượng giá các nguyên nhân đẩy Mỹ - Trung tiến đến bên bờ vực của chiến tranh thương mại.
Câu hỏi kế tiếp là có hay không nhu cầu nào hối thúc Mỹ Trung bắt tay vào nỗ lực hoá giải chiến tranh thương mại giữa đôi bên?
Bằng cách nào cuộc chiến này sẽ được hoá giải?


tBản quyền hình ảnh Getty Images
Vũ điệu tango và đồng lương còn chênh lệch
Trong mậu dịch thế giới có vô số cặp tango. Trong đó, Mỹ Trung là cặp quan trọng hàng đầu, thiếu đi một trong hai người, bản tango lập tức tan vỡ.
Ông Jeffery Becker, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của công ty Jennison Asiciates ở New York nhận định:
"Mậu dịchgiữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã tăng đáng kể trong thập kỷ qua và mức độ phụ thuộc lẫn nhau về hoạt động kinh tế giữa hai nước rất sâu sắc, sâu sắc hơn nhiều so với các con số thực tế về thương mại."
Thương mại chỉ hết bất công chừng nào hàng hóa của các quốc gia, giàu cũng như nghèo, lớn cũng như nhỏ, được giao lưu dễ dàng, điều hòa và ổn định.
Muốn vậy, hàng hóa sản xuất từ nhiều quốc gia khác nhau cần có giá cả tương đồng, có chi phí sản xuất tương đồng tức là có lương thợ tương đồng.
Như thế, câu chuyện giá cả hàng hóa tương đồng đã chuyển thành câu chuyện nâng cao đời sống của giới thợ thuyền: người thợ phải được đối xử công bằng.
Trump ngăn Trung Quốc mua một công ty Mỹ
Mỹ-Trung ký thỏa thuận thương mại
Mỹ điều tra thép TQ 'đội lốt Việt Nam'
Những điều trình bày ở trên đã giải thích lý do tại sao ngày nay mỗi lần thảo luận về các hiệp định kinh-tế- thương mại -công-bằng thế giới tiến bộ bao giờ cũng đặt vấn đề quyền lợi của người thợ, đặc biệt là quyền tự do thành lập nghiệp đoàn và gia nhập nghiệp đoàn, quyền tự do đình công, tự do lập hội, hội họp và hàng loạt quyền an sinh xã hội khác.
Công nhân cần được sống như một con người có đủ quyền lợi.
Nhân quyền trong không gian kinh tế công bằng không còn bị bó hẹp trong ý niệm đạo đức "thương người như thể thương ta".
Nhân quyền thế kỷ 21 trở thành cách để xây dựng, điều hành và phát triển guồng máy kinh tế công bằng.
Công bằng hàm chứa thịnh vượng trong hòa bình.
Tính phụ thuộc lẫn nhau của cặp tango Mỹ-Trung đã hiện rõ trong sinh hoạt của xã hội quốc tế: đôi bên không thể tiêu diệt nhau.
Phương pháp hoá giải chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã được tìm thấy trong kết cấu khắng khít giữa nhân quyền và thương mãi công bằng.
Vấn đề còn lại là đôi bên Mỹ -Trung hãy ngồi vào bàn đàm phán bằng tất cả tỉnh táo và khôn ngoan, cùng nhau xây dựng một hiệp ước thương mại công bằng trên căn bản nhân quyền.
Đó là nhân quyền cho giới thợ và nhân quyền cho toàn xã hội.
Có thể xem cuộc thương thảo Mỹ-Trung trong giải trừ chiến tranh thương mại chẳng khác nào một chuyến tàu đi tìm thương mại công bằng ở ngoài biển khơi.
Hải bàn mà con tàu này mang theo chính là nội dung của các hiệp định TPP, CPTPP, EVFTA.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của luật sư Đỗ Thái Nhiên, hiện sống ở Hoa Kỳ.

Geen opmerkingen:

Een reactie posten