Mỹ đồng ý bán công nghệ chế tạo tàu ngầm cho Đài Loan
Cờ Mỹ (P) và Đài Loan được thấy tại Nghị Viện Đài Loan (Đài Bắc) ngày 27/03/2018.REUTERS/Tyrone Siu
Trong một động thái chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc nổi giận, bộ Ngoại Giao Mỹ đã phê chuẩn giấy phép bán công nghệ chế tạo tàu ngầm cho Đài Loan, qua đó bật đèn xanh cho giới công nghiệp quốc phòng Hoa Kỳ giúp Đài Bắc tự chế tạo tàu ngầm. Chính quyền Đài Bắc vào hôm nay, 08/04/2018 đã lên tiếng hoan nghênh một quyết định sẽ cho phép Đài Loan xây dựng được một hạm đội có sức chống lại mối đe dọa đến từ Trung Quốc.
Phủ tổng thống Đài Loan đã chuyển ngay thông điệp hết sức biết ơn tới Washington về việc phê duyệt giấy phép.
Trong một tuyên bố công bố hôm nay, văn phòng của bà Thái Anh Văn ghi nhận : « Quyết định của chính phủ Hoa Kỳ sẽ không chỉ giúp Đài Loan nâng cao năng lực phòng thủ, mà còn mang lại lợi ích to lớn cho an ninh và ổn định trong khu vực ».
Trả lời hãng tin Pháp AFP, tướng Trần Trung Cát (Chen Chung Chi), phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Đài Loan, cho rằng quyết định của Mỹ là một « bước đột phá » trong cả một tiến trình mà Đài Loan sẽ « từng bước thực hiện ».
Phát ngôn viên Đài Loan không cho biết thêm chi tiết, nhưng theo AFP, từ năm ngoái, vào lúc quan hệ đang xấu đi với Trung Quốc, Đài Loan đã đề ra một kế hoạch tự đóng tàu ngầm sau khi thấy rằng không thể mua được tàu ngầm đóng sẵn từ Mỹ.
Đài Loan đã tìm mua công nghệ chế tạo tàu ngầm của các tập đoàn vũ khí Mỹ, nhưng thương vụ này cần phải được bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ phê duyệt, điều vừa được thực hiện.
Đối với AFP, quyết định của Mỹ rất có thể là sẽ khiến Bắc Kinh tức giận, vì Trung Quốc luôn luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình, và không loại trừ việc dùng võ lực để sát nhập.
Về phía Mỹ, việc cho phép chuyển giao công nghệ chế tạo tàu ngầm cho Đài Loan được đưa ra chỉ một tháng sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký ban hành luật mới về Đài Loan, cho phép các quan chức cấp cao Hoa Kỳ sang thăm Đài Loan. Trung Quốc đã phản đối động thái đó, đòi Mỹ cắt đứt các trao đổi chính thức với Đài Loan để tránh « gây tổn hại cho quan hệ Trung-Mỹ ».
Đài Bắc từ lâu vất vả tìm mua thiết kế tầu ngầm mà không được. Tháng 4 năm 2001, tổng thống Mỹ thời đó là George W. Bush đã phê chuẩn việc bán 8 tàu ngầm quy ước cho Đài Loan, nhưng hồ sơ không hề tiến triển, buộc Đài Loan phải nghĩ đến việc tự chế tạo.
Phải nói là từ hơn 40 năm nay, Mỹ đã không còn đóng tàu ngầm thông thường, Đài Loan cũng từng muốn mua thiết kế tàu ngầm của Đức và Tây Ban Nha, nhưng không thành công vì hai nước đó từ chối để khỏi đụng chạm Trung Quốc.
Hải Quân Đài Loan hiện đang điều hành một đội tàu ngầm gồm 4 chiếc, đều mua từ nước ngoài, nhưng chỉ có hai trong số này là có năng lực tác chiến, hai chiếc còn lại thuộc loại được Mỹ sản xuất từ những năm 1940, và chỉ được dùng để huấn luyện vì đã quá cũ.
Nếu mọi việc suôn sẻ, thì phải chờ thêm 10 năm nữa thì Đài Loan mới có được chiếc tàu ngầm tự chế tạo đầu tiên.
Tư lệnh Mỹ: Biển Châu Á quan trọng với Mỹ
Động thái hỗ trợ Đài Loan cũng được Mỹ thể hiện cùng lúc với việc Hải Quân Hoa Kỳ cho hải đội tác chiến tàu sân bay Theodore Roosevelt tiến vào Biển Đông, cùng thao diễn trong hai ngày 06-07/04 với Hải Quân Singapore ở khu vực phía nam.
Phát biểu vào hôm qua, 07/08 với một số nhà báo trên tàu sân bay Theodore Roosevelt, chuẩn đô đốc Steve Koehler, tư lệnh Hải Đội Tác Chiến Tàu Sân Bay số 9 của Hải Quân Mỹ, đã khẳng định rằng hoạt động của Hoa Kỳ trên Biển Đông hay bất kỳ nơi nào trong vùng biển quốc tế, đều nhằm bảo vệ quyền tự do hàng hải, tự do thương mại, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.
Tư lệnh Mỹ không nói cụ thể đến các căng thẳng ở Biển Đông, nhưng cho rằng sự hiện diện của Hải Quân Mỹ trong vùng châu Á-Thái Bình Dương có ý nghĩa quan trọng để gởi đi thông điệp theo đó các « vùng biển chung » phải được rộng mở cho thương mại tự do.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180408-my-dong-y-ban-cong-nghe-che-tao-tau-ngam-cho-dai-loan
Trong một tuyên bố công bố hôm nay, văn phòng của bà Thái Anh Văn ghi nhận : « Quyết định của chính phủ Hoa Kỳ sẽ không chỉ giúp Đài Loan nâng cao năng lực phòng thủ, mà còn mang lại lợi ích to lớn cho an ninh và ổn định trong khu vực ».
Trả lời hãng tin Pháp AFP, tướng Trần Trung Cát (Chen Chung Chi), phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Đài Loan, cho rằng quyết định của Mỹ là một « bước đột phá » trong cả một tiến trình mà Đài Loan sẽ « từng bước thực hiện ».
Phát ngôn viên Đài Loan không cho biết thêm chi tiết, nhưng theo AFP, từ năm ngoái, vào lúc quan hệ đang xấu đi với Trung Quốc, Đài Loan đã đề ra một kế hoạch tự đóng tàu ngầm sau khi thấy rằng không thể mua được tàu ngầm đóng sẵn từ Mỹ.
Đài Loan đã tìm mua công nghệ chế tạo tàu ngầm của các tập đoàn vũ khí Mỹ, nhưng thương vụ này cần phải được bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ phê duyệt, điều vừa được thực hiện.
Đối với AFP, quyết định của Mỹ rất có thể là sẽ khiến Bắc Kinh tức giận, vì Trung Quốc luôn luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình, và không loại trừ việc dùng võ lực để sát nhập.
Về phía Mỹ, việc cho phép chuyển giao công nghệ chế tạo tàu ngầm cho Đài Loan được đưa ra chỉ một tháng sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký ban hành luật mới về Đài Loan, cho phép các quan chức cấp cao Hoa Kỳ sang thăm Đài Loan. Trung Quốc đã phản đối động thái đó, đòi Mỹ cắt đứt các trao đổi chính thức với Đài Loan để tránh « gây tổn hại cho quan hệ Trung-Mỹ ».
Đài Bắc từ lâu vất vả tìm mua thiết kế tầu ngầm mà không được. Tháng 4 năm 2001, tổng thống Mỹ thời đó là George W. Bush đã phê chuẩn việc bán 8 tàu ngầm quy ước cho Đài Loan, nhưng hồ sơ không hề tiến triển, buộc Đài Loan phải nghĩ đến việc tự chế tạo.
Phải nói là từ hơn 40 năm nay, Mỹ đã không còn đóng tàu ngầm thông thường, Đài Loan cũng từng muốn mua thiết kế tàu ngầm của Đức và Tây Ban Nha, nhưng không thành công vì hai nước đó từ chối để khỏi đụng chạm Trung Quốc.
Hải Quân Đài Loan hiện đang điều hành một đội tàu ngầm gồm 4 chiếc, đều mua từ nước ngoài, nhưng chỉ có hai trong số này là có năng lực tác chiến, hai chiếc còn lại thuộc loại được Mỹ sản xuất từ những năm 1940, và chỉ được dùng để huấn luyện vì đã quá cũ.
Nếu mọi việc suôn sẻ, thì phải chờ thêm 10 năm nữa thì Đài Loan mới có được chiếc tàu ngầm tự chế tạo đầu tiên.
Tư lệnh Mỹ: Biển Châu Á quan trọng với Mỹ
Động thái hỗ trợ Đài Loan cũng được Mỹ thể hiện cùng lúc với việc Hải Quân Hoa Kỳ cho hải đội tác chiến tàu sân bay Theodore Roosevelt tiến vào Biển Đông, cùng thao diễn trong hai ngày 06-07/04 với Hải Quân Singapore ở khu vực phía nam.
Phát biểu vào hôm qua, 07/08 với một số nhà báo trên tàu sân bay Theodore Roosevelt, chuẩn đô đốc Steve Koehler, tư lệnh Hải Đội Tác Chiến Tàu Sân Bay số 9 của Hải Quân Mỹ, đã khẳng định rằng hoạt động của Hoa Kỳ trên Biển Đông hay bất kỳ nơi nào trong vùng biển quốc tế, đều nhằm bảo vệ quyền tự do hàng hải, tự do thương mại, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.
Tư lệnh Mỹ không nói cụ thể đến các căng thẳng ở Biển Đông, nhưng cho rằng sự hiện diện của Hải Quân Mỹ trong vùng châu Á-Thái Bình Dương có ý nghĩa quan trọng để gởi đi thông điệp theo đó các « vùng biển chung » phải được rộng mở cho thương mại tự do.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180408-my-dong-y-ban-cong-nghe-che-tao-tau-ngam-cho-dai-loan
Trung Quốc phản đối Mỹ thông qua luật cổ vũ quan hệ với Đài Loan
Ảnh minh họa : Một số người đến ủng hộ tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn lúc quá cảnh tại Burlingame, California, 14/01/2017.REUTERS/Stephen Lam
Trung Quốc hôm nay 01/03/2018 bày tỏ sự « bất bình tột độ » sau khi Thượng Viện Mỹ thông qua một đạo luật nhằm tăng cường quan hệ giữa Hoa Kỳ và Đài Loan, hòn đảo độc lập trên thực tế, nhưng luôn bị Bắc Kinh coi là một tỉnh của mình.
Đạo luật mang tên « Taiwan Travel Act » được bỏ phiếu hôm qua, chủ yếu khuyến khích các nhà lãnh đạo Đài Loan đến Hoa Kỳ và gặp gỡ các quan chức cao cấp Mỹ.
Mặc cho Bắc Kinh phản đối mọi cuộc tiếp xúc chính thức giữa Đài Bắc và một nước thứ ba, dự luật đã được Thượng Viện Mỹ nhất trí thông qua. Trước đó hồi tháng Giêng, văn bản này cũng đã được Hạ Viện Mỹ chấp thuận.
Tổng thống Donald Trump còn phải phê chuẩn để luật mới có hiệu lực. Tuy nhiên do đạo luật đã được toàn bộ Quốc Hội nhất trí, ông Trump khó thể phản đối được.
Hôm nay phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết : « Trung Quốc bày tỏ sự bất bình cao độ và kiên quyết phản đối. Chúng tôi đã trao kháng thư cho Hoa Kỳ ».
Trung Quốc cấm tất cả các quốc gia nào có quan hệ ngoại giao chính thức với mình duy trì quan hệ ngoại giao với Đài Loan. Bắc Kinh không ngừng tìm cách cô lập hòn đảo này bằng cách khuyến dụ những nước nhỏ cuối cùng còn giữ quan hệ với Đài Bắc, qua những món viện trợ, đầu tư.
Washington đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với chính phủ Đài Bắc năm 1979, công nhận chế độ cộng sản Bắc Kinh ở Hoa lục là chính quyền hợp pháp duy nhất của Trung Quốc. Tuy nhiên Hoa Kỳ vẫn tiếp tục quan hệ thương mại và bán vũ khí cho Đài Loan.
Bản thân tổng thống Mỹ Donald Trump đã từng khiến Bắc Kinh cay cú khi chấp nhận nói chuyện điện thoại với tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, sau khi vừa đắc cử. Mùa hè 2017, ông lại duyệt cho bán thêm 1,3 tỉ đô la vũ khí cho Đài Loan.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180301-trung-quoc-tuc-toi-vi-my-thong-qua-luat-co-vu-quan-he-voi-dai-loan
Geen opmerkingen:
Een reactie posten