Hòa giải liên Triều : Bình Nhưỡng sắp áp dụng múi giờ giống Seoul
Tổng thống Hàn Quốc và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong trong bữa tiệc tối tại Nhà Hòa Bình - Bàn Môn Điếm sau cuộc gặp thượng đỉnh hôm 27/04/2018..Korea Summit Press Pool/Pool via Reuters
Tiến trình hòa giải Nam-Bắc Triều Tiên tiếp tục có những bước đi cụ thể ngay sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử Moon Jae In - Kim Jong Un vào tuần trước. Hôm nay, 30/04/2018, Bắc Triều Tiên xác nhận sẽ thay đổi múi giờ của mình vào ngày 05/05 tới đây và áp dụng giờ của Seoul. Về phía Hàn Quốc, bộ Quốc Phòng nước này loan báo kế hoạch tháo gỡ kể từ ngày mai 01/05, hệ thống loa phóng thanh tuyên truyền dọc theo biên giới.
Theo ghi nhận của thông tín viên RFI Frédéric Ojardias tại Seoul, Bắc Triều Tiên như vậy đã bắt đầu thực hiện một trong những biện pháp hòa giải được chính lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đề xuất tại Hội Nghị Thượng Đỉnh với tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In ngày 27/04 vừa qua.
"Hai nước Triều Tiên quả là đã điều chỉnh lại giờ giấc, hiểu đúng theo nghĩa đen : Kể từ ngày mùng 5 tháng 5, Bắc Triều Tiên sẽ cho đồng hồ chạy nhanh thêm 30 phút để phù hợp với giờ Seoul. Theo tin báo chí, tại hội nghị thượng đỉnh thứ Sáu tuần trước, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đã tuyên bố rằng ông cảm thấy “buồn” khi hai miền lại có giờ khác nhau.
Nguyên nhân của sự khác biệt lại xuất phát từ Bình Nhưỡng. Vào năm 2015, nhân kỷ niệm lần thứ 70 ngày giải phóng khỏi ách đô hộ của Nhật Bản, Bắc Triều Tiên đã quyết định cho lùi múi giờ của mình để khỏi trùng với giờ của Tokyo, cho dù đó là múi giờ quốc tế.
Cũng trong khuôn khổ những biện pháp hòa giải cụ thể, hai miền Nam-Bắc đã tắt các loa phóng thanh đặt dọc theo biên giới để phát đi những lời tuyên truyền chống nhau trước đây. Một cư dân vùng biên giới đã vui mừng nói với báo chí : “Lần đầu tiên từ rất lâu, chúng tôi đã có được một đêm yên tĩnh”.
Uy tín của tổng thống Moon Jae-in, người đã bảo vệ ý tưởng hòa giải Nam-Bắc nhân chiến dịch tranh cử năm 2017, đã tăng vọt lên đỉnh cao ngất ngưởng: 85,7% ý kiến thuận lợi sau hội nghị thượng đỉnh, và 88,4% số người được hỏi ủng hộ “Bản Tuyên Bố Bàn Môn Điếm” ký kết hôm thứ Sáu.
Cho dù vậy, dư luận vẫn thận trọng. Các nhà phân tích Hàn Quốc đã nêu bật việc Bắc Triều Tiên chỉ mới đồng ý tháo dỡ một địa điểm thử hạt nhân mà họ không cần nữa, trong lúc thái độ thành thực của họ vẫn chưa được chứng minh.
Nhật báo Joongang cho rằng: “Chúng ta không nên lầm tưởng chiến dịch quyến rũ của Kim Jong Un với sự thay đổi… Chúng ta không nên quá lạc quan. Trái tim của chúng ta có thể nóng, nhưng đầu của chúng ta phải lạnh.”
Hàn Quốc gỡ loa phóng thanh, ngưng rải truyền đơn
Dẫu sao thì chính quyền Hàn Quốc vẫn tiếp tục các cử chỉ hòa giải cụ thể. Bộ Quốc Phòng Hàn Quốc hôm nay thông báo, quân đội nước này sẽ tiến hành việc dỡ bỏ dàn loa phóng thanh dọc biên giới bắt đầu từ ngày 01/05, nhằm “hiện thực hóa” thỏa thuận đạt được giữa các nhà lãnh đạo Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên, theo đó hai bên nhất trí chấm dứt “mọi hành động thù địch”.
Ngoài việc loại bỏ hệ thống loa phóng thanh, Hàn Quốc cũng sẽ ngưng các chiến dịch thả truyền đơn dọc đường ranh giới quân sự.
Trong địa hạt kinh tế, Hàn Quốc cũng đang cân nhắc việc lập văn phòng liên lạc tại thành phố Kaesong ở biên giới hai miền vào tháng 5 tới đây. Nếu mọi sự tiến triển thuận lợi, thì văn phòng này có thể mở cửa vào tháng Sáu.
Việc thành lập văn phòng liên lạc thường trực chung cũng đã được lãnh đạo hai bên nhất trí tại cuộc gặp thượng đỉnh ngày 27/04 vừa qua, và nêu rõ trong Tuyên bố chung Bàn Môn Điếm.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180430-hoa-giai-lien-trieu-binh-nhuong-sap-ap-dung-mui-gio-giong-seoul
"Hai nước Triều Tiên quả là đã điều chỉnh lại giờ giấc, hiểu đúng theo nghĩa đen : Kể từ ngày mùng 5 tháng 5, Bắc Triều Tiên sẽ cho đồng hồ chạy nhanh thêm 30 phút để phù hợp với giờ Seoul. Theo tin báo chí, tại hội nghị thượng đỉnh thứ Sáu tuần trước, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đã tuyên bố rằng ông cảm thấy “buồn” khi hai miền lại có giờ khác nhau.
Nguyên nhân của sự khác biệt lại xuất phát từ Bình Nhưỡng. Vào năm 2015, nhân kỷ niệm lần thứ 70 ngày giải phóng khỏi ách đô hộ của Nhật Bản, Bắc Triều Tiên đã quyết định cho lùi múi giờ của mình để khỏi trùng với giờ của Tokyo, cho dù đó là múi giờ quốc tế.
Cũng trong khuôn khổ những biện pháp hòa giải cụ thể, hai miền Nam-Bắc đã tắt các loa phóng thanh đặt dọc theo biên giới để phát đi những lời tuyên truyền chống nhau trước đây. Một cư dân vùng biên giới đã vui mừng nói với báo chí : “Lần đầu tiên từ rất lâu, chúng tôi đã có được một đêm yên tĩnh”.
Uy tín của tổng thống Moon Jae-in, người đã bảo vệ ý tưởng hòa giải Nam-Bắc nhân chiến dịch tranh cử năm 2017, đã tăng vọt lên đỉnh cao ngất ngưởng: 85,7% ý kiến thuận lợi sau hội nghị thượng đỉnh, và 88,4% số người được hỏi ủng hộ “Bản Tuyên Bố Bàn Môn Điếm” ký kết hôm thứ Sáu.
Cho dù vậy, dư luận vẫn thận trọng. Các nhà phân tích Hàn Quốc đã nêu bật việc Bắc Triều Tiên chỉ mới đồng ý tháo dỡ một địa điểm thử hạt nhân mà họ không cần nữa, trong lúc thái độ thành thực của họ vẫn chưa được chứng minh.
Nhật báo Joongang cho rằng: “Chúng ta không nên lầm tưởng chiến dịch quyến rũ của Kim Jong Un với sự thay đổi… Chúng ta không nên quá lạc quan. Trái tim của chúng ta có thể nóng, nhưng đầu của chúng ta phải lạnh.”
Hàn Quốc gỡ loa phóng thanh, ngưng rải truyền đơn
Dẫu sao thì chính quyền Hàn Quốc vẫn tiếp tục các cử chỉ hòa giải cụ thể. Bộ Quốc Phòng Hàn Quốc hôm nay thông báo, quân đội nước này sẽ tiến hành việc dỡ bỏ dàn loa phóng thanh dọc biên giới bắt đầu từ ngày 01/05, nhằm “hiện thực hóa” thỏa thuận đạt được giữa các nhà lãnh đạo Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên, theo đó hai bên nhất trí chấm dứt “mọi hành động thù địch”.
Ngoài việc loại bỏ hệ thống loa phóng thanh, Hàn Quốc cũng sẽ ngưng các chiến dịch thả truyền đơn dọc đường ranh giới quân sự.
Trong địa hạt kinh tế, Hàn Quốc cũng đang cân nhắc việc lập văn phòng liên lạc tại thành phố Kaesong ở biên giới hai miền vào tháng 5 tới đây. Nếu mọi sự tiến triển thuận lợi, thì văn phòng này có thể mở cửa vào tháng Sáu.
Việc thành lập văn phòng liên lạc thường trực chung cũng đã được lãnh đạo hai bên nhất trí tại cuộc gặp thượng đỉnh ngày 27/04 vừa qua, và nêu rõ trong Tuyên bố chung Bàn Môn Điếm.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180430-hoa-giai-lien-trieu-binh-nhuong-sap-ap-dung-mui-gio-giong-seoul
Người Hàn Quốc nghĩ gì về viễn cảnh thống nhất Triều Tiên ?
Người dân Hàn Quốc tập trung gần khu giới tuyến phi quân sự tại Paju bày tỏ ủng hộ cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều, ngày 27/04/2018.REUTERS/Kim Hong-ji
Cùng bước chân qua giới tuyến hai miền Nam –Bắc Triều Tiên, những cái bắt tay, ôm hôn nồng nhiệt, nụ cười rạng rỡ, lãnh đạo hại miền Kim Jong Un và Moo Jae In đang viết nên trang sử mới của bán đảo Triều Tiên, mở ra hy vọng về một nước Triều Tiên thống nhất.
Người trong cuộc ở Hàn Quốc nghĩ gì về khả năng thống nhất đất nước ? Hãng tin AFP và Reuters có các cuộc khảo sát ý kiến dư luận về chủ đề này nhân các biến chuyển ngoạn mục đang diễn ra trên bán đảo Triều Tiên.
Không ít người trong giới chính trị bảo thủ ở Hàn Quốc đã nghĩ đến mô hình thống nhất nước Đức. Tuy nhiên, 65 năm sau khi kết thúc cuộc chiến phân chia bán đảo Triều Tiên thành hai miền thù nghịch nhau, không hề có một hiệp ước hòa bình nào được ký để bình thường hóa quan quan hệ Nam-Bắc Triều Tiên.
Hoàn cảnh của Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc không không giống với trường hợp của nước Đức. Nhưng rõ ràng, tiến trình hòa dịu trên bán đảo Triều Tiên hiện nay được lãnh đạo hai nước thúc đẩy tích cực từ vào tháng qua đang đem lại cho hai miền những điều kiện thuận lợi nhất từ trước tới nay để tiến tới thống nhất đất nước.
Khát vọng thống nhất đã bị đẩy đi quá xa
Theo Reuters, với không ít người hàn Quốc, giả thuyết về một cuộc thống nhất đất nước đã lùi xa tới mức mà giờ đây đã trở thành phi hiện thực. Nhiều thập kỷ khiêu khích, đe dọa quân sự cùng với chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của miền Bắc đã làm hố ngăn cách hai miền quá lớn.
Chưa tính đến chuyện Kim Jong Un và chế độ Cộng sản độc tài của ông ta sẽ có thể thích nghi thế nào với một nước Triều Tiên thống nhất, người dân miền Nam nhận thấy Hàn Quốc, nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á, sẽ mất nhiều hơn là được so với một Bắc Triều Tiên đói khổ.
Theo một báo cáo hàng năm của Đại học Quốc gia Seoul, tỷ lệ người Hàn Quốc ủng hộ việc thống nhất đất nước đã giảm từ năm 2007, năm cũng diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều giữa lãnh đạo miền Bắc Kim Jong Il và tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun. Năm ngoái, 53,8% người dân miền Nam được hỏi coi việc thống nhất là « cần thiết », trong khi năm 2007 tỷ lệ này là 63%.
Một thăm dò dư luận do Hội đồng Tư vấn Thống nhất của Hàn Quốc thực hiện mỗi quý một lần, vừa công bố hồi tháng 3 cho biết : 50,3% người được hỏi cho rằng giải trừ hạt nhân phải là vấn đề ưu tiên của cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều. Trong khi đó 36,8% cho rằng ưu tiên là giảm căng thẳng quân sự. Vấn đề thống nhất rất ít được nhắc đến hay đưa lên hàng đầu.
Thống nhất đất nước mỗi thế hệ một cách nhìn
Theo ghi nhận của hãng tin AFP, cái nhìn về chế độ độc tài miền Bắc và viễn ảnh thống nhất đất nước trong xã hội dân chủ như Hàn Quốc rất chia rẽ nhau đặc biệt giữa các thế hệ.
Hãng tin Pháp đã phỏng vấn với 3 người Hàn Quốc, tiêu biểu cho 3 thế hệ.
Người đầu tiên thuộc thế hệ đã trải qua cuộc chiến tranh phân chia Nam –Bắc. Đó là ông Lew Je-bong, 84 tuổi, giáo viên Anh ngữ nghỉ hưu.
Trong cuộc chiến tranh 1950-1953, ông Lew khi đó còn là một thiếu niên. Ông còn nhớ đã cùng gia đình phiêu bạt khắp đất nước để trú thân sau khi Bình Nhưỡng đưa quân chiếm miền Nam. Ông vẫn tỏ ra dè chừng với ý định của miền Bắc và nhắc nhở rằng miền Nam không được để bị mắc bẫy.
Theo ông, Bình Nhưỡng là kẻ « nói dối giỏi nhất thế giới ». Seoul phải biết rút ra bài học về những lời hứa hão của miền bắc trong quá khứ. Ông nói : « Họ (Bắc Triều Tiên) sẽ không bao giờ từ bỏ vũ khí hạt nhân và nếu họ không làm như vậy thì có gì để đàm phán ».
Với chính sách « Vầng thái dương », cựu tổng thống Kim Dae-jung đã củng cố quan hệ kinh tế, ngoại giao giữa Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên, đã viện trợ nhân đạo khá nhiều cho miền Bắc. Vài năm sau đó, Bình Nhưỡng vẫn tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên. Ông Lew nói « Chúng tôi đã cho họ hơn 10 nghìn tỷ won (7,6 tỷ euro). Nhưng họ dùng để sản xuất vũ khí hạt nhân và dùng nó để đe dọa chúng tôi ».
Cũng như nhiều người ở thế hệ của ông, an ninh quốc gia phải là ưu tiên số 1. Ông tin tưởng chắc chắn đồng minh Mỹ sẽ không bao giờ để Bắc Triều Tiên xâm lược Hàn Quốc.
Hy vọng của một doanh nhân
Người thứ hai được AFP phỏng vấn là ông Lee Jeong –jin, 52 tuổi, một doanh nhân. Ông đã khóc vì vui sướng khi cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều diễn ra.
Doanh nhân này thuộc thế hệ những sinh viên đại học ở những năm 1980, đã tham gia phong trào đấu tranh mạnh mẽ vì nền dân chủ và chống chế độ độc tài Park Chung-hye cũng như chống Mỹ.
Ông Lee đã có thời gian làm giám đốc cho công ty Hàn Quốc Korea Telecom trong tổ hợp công nghiệp liên Triều Kaesong, giờ đã bị đóng cửa. Khi đó, hàng ngày ông làm việc bên những người Bắc Triều Tiên. Ông nói : « Tôi nhận thấy chúng tôi có thể nhanh chóng đi tới hòa hợp, trở thành một quốc gia phồn thịnh ».
Ông Lee là người lạc quan về tiến trình xích lại gần nhau hiện nay giữa hai miền : « Chúng tôi là một dân tộc. Chúng tôi bị chia cắt từ 70 năm qua ? Việc hai miền sẵn sàng thảo luận về hòa bình và vượt lên trên những khác biệt là một bước tiến lớn », ông Lee khẳng định.
Theo ông, một nước Triều Tiên thống nhất sẽ trở nên mạnh hơn rất nhiều. Ông Lee giải thích : « Nếu dân số của chúng tôi lên 100 triệu, chúng tôi sẽ có một nền kinh tế mạnh chống trọi được với những biến động bên ngoài ».
Tất nhiên doanh nhân này không hy vọng có được sự thay đổi tức khắc khi mà hai miền đã trải qua bao nhiêu thập kỷ đối đầu nhau.
Giới trẻ thờ ơ và thấy « không cần thiết »
Người thứ ba được hỏi thuộc giới trẻ, Choi Won-yong. Ca sĩ hip hop, 19 tuổi này tỏ ra không quan tâm đến sự kiện cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều vừa rồi.
Choi Won-yong cho biết có đọc thấy một lần nhưng không biết gì lắm về sự kiện. Theo anh, đó chỉ là cuộc nói chuyện bình thường giữa hai miền Nam- Bắc Triều Tiên mà thôi, đâu có gì quan trọng.
AFP nhận định, giới trẻ hàn Quốc lớn lên trong một xã hội tự do, dân chủ có đời sống văn hóa sống động phong phú. Họ chỉ biết đến Bắc Triều Tiên có trang bị vũ khí hạt nhân và có dịp là đe dọa đất nước họ. Một bộ phận thanh niên Hàn Quốc thì lo nhiều đến phí tổn nếu diễn ra thống nhất đất nước. Một số khác thì lại lo thống nhất sẽ khiến công ăn việc làm của họ sẽ khó khăn hơn.
Theo một thăm dò dư luận do Viện Thống nhất Quốc gia Hàn Quốc thực hiện thì 7/10 người ở độ tuổi 20 phản đối thống nhất đất nước.
Trở lại với ca sĩ hip hop nói ở trên. Choi Won-yong cho biết : « Tôi không thấy thống nhất là cần thiết. Hình ảnh của Bắc Triều Tiên không tốt, nổi tiếng là một đất nước độc tài chuyên quyền ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180430-nguoi-han-quoc-nghi-gi-ve-vien-canh-thong-nhat-trieu-tien
Không ít người trong giới chính trị bảo thủ ở Hàn Quốc đã nghĩ đến mô hình thống nhất nước Đức. Tuy nhiên, 65 năm sau khi kết thúc cuộc chiến phân chia bán đảo Triều Tiên thành hai miền thù nghịch nhau, không hề có một hiệp ước hòa bình nào được ký để bình thường hóa quan quan hệ Nam-Bắc Triều Tiên.
Hoàn cảnh của Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc không không giống với trường hợp của nước Đức. Nhưng rõ ràng, tiến trình hòa dịu trên bán đảo Triều Tiên hiện nay được lãnh đạo hai nước thúc đẩy tích cực từ vào tháng qua đang đem lại cho hai miền những điều kiện thuận lợi nhất từ trước tới nay để tiến tới thống nhất đất nước.
Khát vọng thống nhất đã bị đẩy đi quá xa
Theo Reuters, với không ít người hàn Quốc, giả thuyết về một cuộc thống nhất đất nước đã lùi xa tới mức mà giờ đây đã trở thành phi hiện thực. Nhiều thập kỷ khiêu khích, đe dọa quân sự cùng với chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của miền Bắc đã làm hố ngăn cách hai miền quá lớn.
Chưa tính đến chuyện Kim Jong Un và chế độ Cộng sản độc tài của ông ta sẽ có thể thích nghi thế nào với một nước Triều Tiên thống nhất, người dân miền Nam nhận thấy Hàn Quốc, nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á, sẽ mất nhiều hơn là được so với một Bắc Triều Tiên đói khổ.
Theo một báo cáo hàng năm của Đại học Quốc gia Seoul, tỷ lệ người Hàn Quốc ủng hộ việc thống nhất đất nước đã giảm từ năm 2007, năm cũng diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều giữa lãnh đạo miền Bắc Kim Jong Il và tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun. Năm ngoái, 53,8% người dân miền Nam được hỏi coi việc thống nhất là « cần thiết », trong khi năm 2007 tỷ lệ này là 63%.
Một thăm dò dư luận do Hội đồng Tư vấn Thống nhất của Hàn Quốc thực hiện mỗi quý một lần, vừa công bố hồi tháng 3 cho biết : 50,3% người được hỏi cho rằng giải trừ hạt nhân phải là vấn đề ưu tiên của cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều. Trong khi đó 36,8% cho rằng ưu tiên là giảm căng thẳng quân sự. Vấn đề thống nhất rất ít được nhắc đến hay đưa lên hàng đầu.
Thống nhất đất nước mỗi thế hệ một cách nhìn
Theo ghi nhận của hãng tin AFP, cái nhìn về chế độ độc tài miền Bắc và viễn ảnh thống nhất đất nước trong xã hội dân chủ như Hàn Quốc rất chia rẽ nhau đặc biệt giữa các thế hệ.
Hãng tin Pháp đã phỏng vấn với 3 người Hàn Quốc, tiêu biểu cho 3 thế hệ.
Người đầu tiên thuộc thế hệ đã trải qua cuộc chiến tranh phân chia Nam –Bắc. Đó là ông Lew Je-bong, 84 tuổi, giáo viên Anh ngữ nghỉ hưu.
Trong cuộc chiến tranh 1950-1953, ông Lew khi đó còn là một thiếu niên. Ông còn nhớ đã cùng gia đình phiêu bạt khắp đất nước để trú thân sau khi Bình Nhưỡng đưa quân chiếm miền Nam. Ông vẫn tỏ ra dè chừng với ý định của miền Bắc và nhắc nhở rằng miền Nam không được để bị mắc bẫy.
Theo ông, Bình Nhưỡng là kẻ « nói dối giỏi nhất thế giới ». Seoul phải biết rút ra bài học về những lời hứa hão của miền bắc trong quá khứ. Ông nói : « Họ (Bắc Triều Tiên) sẽ không bao giờ từ bỏ vũ khí hạt nhân và nếu họ không làm như vậy thì có gì để đàm phán ».
Với chính sách « Vầng thái dương », cựu tổng thống Kim Dae-jung đã củng cố quan hệ kinh tế, ngoại giao giữa Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên, đã viện trợ nhân đạo khá nhiều cho miền Bắc. Vài năm sau đó, Bình Nhưỡng vẫn tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên. Ông Lew nói « Chúng tôi đã cho họ hơn 10 nghìn tỷ won (7,6 tỷ euro). Nhưng họ dùng để sản xuất vũ khí hạt nhân và dùng nó để đe dọa chúng tôi ».
Cũng như nhiều người ở thế hệ của ông, an ninh quốc gia phải là ưu tiên số 1. Ông tin tưởng chắc chắn đồng minh Mỹ sẽ không bao giờ để Bắc Triều Tiên xâm lược Hàn Quốc.
Hy vọng của một doanh nhân
Người thứ hai được AFP phỏng vấn là ông Lee Jeong –jin, 52 tuổi, một doanh nhân. Ông đã khóc vì vui sướng khi cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều diễn ra.
Doanh nhân này thuộc thế hệ những sinh viên đại học ở những năm 1980, đã tham gia phong trào đấu tranh mạnh mẽ vì nền dân chủ và chống chế độ độc tài Park Chung-hye cũng như chống Mỹ.
Ông Lee đã có thời gian làm giám đốc cho công ty Hàn Quốc Korea Telecom trong tổ hợp công nghiệp liên Triều Kaesong, giờ đã bị đóng cửa. Khi đó, hàng ngày ông làm việc bên những người Bắc Triều Tiên. Ông nói : « Tôi nhận thấy chúng tôi có thể nhanh chóng đi tới hòa hợp, trở thành một quốc gia phồn thịnh ».
Ông Lee là người lạc quan về tiến trình xích lại gần nhau hiện nay giữa hai miền : « Chúng tôi là một dân tộc. Chúng tôi bị chia cắt từ 70 năm qua ? Việc hai miền sẵn sàng thảo luận về hòa bình và vượt lên trên những khác biệt là một bước tiến lớn », ông Lee khẳng định.
Theo ông, một nước Triều Tiên thống nhất sẽ trở nên mạnh hơn rất nhiều. Ông Lee giải thích : « Nếu dân số của chúng tôi lên 100 triệu, chúng tôi sẽ có một nền kinh tế mạnh chống trọi được với những biến động bên ngoài ».
Tất nhiên doanh nhân này không hy vọng có được sự thay đổi tức khắc khi mà hai miền đã trải qua bao nhiêu thập kỷ đối đầu nhau.
Giới trẻ thờ ơ và thấy « không cần thiết »
Người thứ ba được hỏi thuộc giới trẻ, Choi Won-yong. Ca sĩ hip hop, 19 tuổi này tỏ ra không quan tâm đến sự kiện cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều vừa rồi.
Choi Won-yong cho biết có đọc thấy một lần nhưng không biết gì lắm về sự kiện. Theo anh, đó chỉ là cuộc nói chuyện bình thường giữa hai miền Nam- Bắc Triều Tiên mà thôi, đâu có gì quan trọng.
AFP nhận định, giới trẻ hàn Quốc lớn lên trong một xã hội tự do, dân chủ có đời sống văn hóa sống động phong phú. Họ chỉ biết đến Bắc Triều Tiên có trang bị vũ khí hạt nhân và có dịp là đe dọa đất nước họ. Một bộ phận thanh niên Hàn Quốc thì lo nhiều đến phí tổn nếu diễn ra thống nhất đất nước. Một số khác thì lại lo thống nhất sẽ khiến công ăn việc làm của họ sẽ khó khăn hơn.
Theo một thăm dò dư luận do Viện Thống nhất Quốc gia Hàn Quốc thực hiện thì 7/10 người ở độ tuổi 20 phản đối thống nhất đất nước.
Trở lại với ca sĩ hip hop nói ở trên. Choi Won-yong cho biết : « Tôi không thấy thống nhất là cần thiết. Hình ảnh của Bắc Triều Tiên không tốt, nổi tiếng là một đất nước độc tài chuyên quyền ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180430-nguoi-han-quoc-nghi-gi-ve-vien-canh-thong-nhat-trieu-tien
Kim Jong Un : Nghệ sĩ Hàn Quốc mang đến « mùa xuân hòa bình »
Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-Un chụp hình với các ca sĩ Hàn Quốc ngày 02/04/2018 tại Bình Nhưỡng.KCNA/via Reuters
Sau ngoại giao thể thao, đến lượt ngoại giao ca nhạc giúp hai miền Nam Bắc Triều Tiên tiếp tục tiến trình xích lại gần nhau ngoạn mục. Hôm qua, 01/04/2018, lãnh đạo miền Bắc Kim Jong Un đã dự buổi trình diễn nhạc K-Pop tại Nhà Hát Lớn Bình Nhưỡng, cùng với 1.500 khán giả. Đây là lần đầu tiên một đoàn nghệ thuật miền Nam đến miền Bắc biểu diễn kể từ năm 2005. Ông Kim Jong Un ca ngợi đoàn nghệ sĩ Hàn Quốc - mang tên « Mùa Xuân Đến » - đã đưa « mùa xuân hòa bình » đến với toàn dân tộc.
Yonhap, dẫn lại nguồn tin của hãng thông tấn Bắc Triều Tiên KCNA, cho biết lãnh đạo trẻ Bắc Triều Tiên đã tỏ ra « xúc động sâu sắc khi chứng kiến khán giả chân thành hoan nghênh buổi diễn, một dịp giúp họ được hiểu hơn về môn nghệ thuật được dân chúng miền Nam ái mộ ». Thái độ nồng nhiệt của lãnh đạo Bắc Triều Tiên tương phản hoàn toàn với một thực tế là âm nhạc miền Nam vốn bị chế độ miền Bắc lâu nay coi là phản động và tìm mọi cách ngăn chặn. Thông tín viên Frederic Ojardias từ Seoul cho biết cụ thể :
« Trên ban công Nhà Hát Lớn Bình Nhưỡng, ông Kim Jong Un vỗ tay hoan hô, chụp ảnh với các nghệ sĩ K-Pop Hàn Quốc… và hỏi bộ trưởng Văn Hóa Hàn Quốc ngồi kế bên về các bài hát. Lãnh đạo Bắc Triều Tiên còn tuyên bố : ‘‘Cám ơn món quà dành cho các công dân Bình Nhưỡng’’. Kim Jong Un hài lòng đến mức đã đề nghị cử một đoàn nghệ thuật Bắc Triều Tiên sang Seoul biểu diễn vào mùa thu này.
Sự hưởng ứng nói trên càng đáng ngạc nhiên hơn khi K-Pop vốn bị coi là phản loạn tại Bắc Triều Tiên, do quân đội Hàn Quốc thường dùng loa phóng thanh công suất cực lớn phát nhạc K-Pop suốt dọc giới tuyến liên Triều. Ở miền Bắc, ai mà sở hữu một thẻ nhớ hay một đĩa DVD có lưu phim hay nhạc miền Nam có thể bị đưa vào trại cải tạo, theo cáo buộc của các hiệp hội của những người chạy trốn khỏi miền Bắc. Theo họ, đàn áp về văn hóa càng trở nên khốc liệt hơn kể từ khi ông Kim Jong Un lên nắm quyền.
Tuy nhiên, công chúng tại Nhà Hát Lớn Bình Nhưỡng - yên tâm nhờ sự hiện diện của ‘‘Lãnh tụ tối cao’’ của họ - đã nồng nhiệt vỗ tay hoan nghênh các nghệ sĩ miền Nam, và thậm chí còn hát theo. Một buổi trình diễn thứ hai dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày mai tại một sân vận động có sức chứa 12.000 người ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180402-kim-jong-un-ca-ngoi-doan-nghe-si-han-quoc-mang-den-%C2%AB-mua-xuan-hoa-binh-%C2%BB
« Trên ban công Nhà Hát Lớn Bình Nhưỡng, ông Kim Jong Un vỗ tay hoan hô, chụp ảnh với các nghệ sĩ K-Pop Hàn Quốc… và hỏi bộ trưởng Văn Hóa Hàn Quốc ngồi kế bên về các bài hát. Lãnh đạo Bắc Triều Tiên còn tuyên bố : ‘‘Cám ơn món quà dành cho các công dân Bình Nhưỡng’’. Kim Jong Un hài lòng đến mức đã đề nghị cử một đoàn nghệ thuật Bắc Triều Tiên sang Seoul biểu diễn vào mùa thu này.
Sự hưởng ứng nói trên càng đáng ngạc nhiên hơn khi K-Pop vốn bị coi là phản loạn tại Bắc Triều Tiên, do quân đội Hàn Quốc thường dùng loa phóng thanh công suất cực lớn phát nhạc K-Pop suốt dọc giới tuyến liên Triều. Ở miền Bắc, ai mà sở hữu một thẻ nhớ hay một đĩa DVD có lưu phim hay nhạc miền Nam có thể bị đưa vào trại cải tạo, theo cáo buộc của các hiệp hội của những người chạy trốn khỏi miền Bắc. Theo họ, đàn áp về văn hóa càng trở nên khốc liệt hơn kể từ khi ông Kim Jong Un lên nắm quyền.
Tuy nhiên, công chúng tại Nhà Hát Lớn Bình Nhưỡng - yên tâm nhờ sự hiện diện của ‘‘Lãnh tụ tối cao’’ của họ - đã nồng nhiệt vỗ tay hoan nghênh các nghệ sĩ miền Nam, và thậm chí còn hát theo. Một buổi trình diễn thứ hai dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày mai tại một sân vận động có sức chứa 12.000 người ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180402-kim-jong-un-ca-ngoi-doan-nghe-si-han-quoc-mang-den-%C2%AB-mua-xuan-hoa-binh-%C2%BB
Geen opmerkingen:
Een reactie posten