Con đường đồ cổ hơn nửa thế kỷ ở Sài Gòn
Đường Lê Công Kiều (quận 1) là một trong những điểm bán đồ cổ tồn tại lâu năm nhất ở Sài Gòn.
‘Chợ đồ cổ’ trong quán cà phê trung tâm Sài Gòn / Con hẻm trăm tuổi đậm chất Hong Kong giữa trung tâm Sài Gòn
Phố đồ cổ Lê Công Kiều
Hơn hai mươi cửa hàng lớn nhỏ nằm tại con đường dài 200 mét giữa trung tâm quận 1. Video: Phong Vinh.
Đường Lê Công Kiều không còn xa lạ với giới chơi đồ cổ ở Sài Gòn. Chủ một cửa hàng tại đây cho biết, nơi này trước chủ yếu bán đồ mỹ nghệ, đồ gia dụng… "Gia đình tôi kinh doanh ở đây cũng hơn 50 năm", người này cho biết.
Con đường chỉ dài chừng 200 mét nhưng có đến hàng chục cửa hàng lớn nhỏ, bày bán nhiều món đồ cổ từ tiền, tượng Phật, những chiếc bình gốm thời nhà Nguyễn, nhà Thanh đến cả các món vật dụng như chén, đĩa, đèn măng-xông, bát nhang, lư đồng, bát nhang...
Có cửa hàng chuyên đồ đồng, có chỗ chuyên đồ gốm sứ. Xuất xứ hàng cũng tuỳ loại, có cả đồ từ các nơi trên thế giới. Người mua chỉ cần đi bộ và lướt nhìn là có thể khoanh vùng địa điểm để tìm món đồ theo ý muốn.
"Các món đồ thông thường ở đây có giá từ vài trăm nghìn đồng đến hàng chục triệu đồng", anh Tâm, một nhân viên phụ bán tại đây cho biết.
Khoảng vài năm trước, đường Lê Công Kiều chỉ bán nhiều đồ đồng, đồ cổ và đồ giả cổ, sau này mới bán nhiều món đồ cổ cao cấp. Một người tiết lộ, khách chịu chơi có thể bỏ cả trăm triệu đồng để mua một món hàng.
“Nhất dáng, nhì da, tam toàn, tứ tuổi” là câu nói phổ biến được giới đồ cổ truyền tai nhau. Nghĩa là món đồ đó phải có kiểu dáng đẹp, chất liệu độc đáo, còn nguyên vẹn, không sứt mẻ và đặc biệt là thời gian, niên đại phải lâu.
Đồng tiền xưa là mặt hàng bày bán phổ biến nhất tại đây. Hầu như cửa hàng nào cũng có một khay trưng đủ các loại tiền, mệnh giá.
Các món đồ được sắp xếp theo chất liệu và bảo vệ theo niên đại. Nhiều món đồ quý được chủ sắp bên trong để tránh hư hao, mất mát. Một số cửa hàng còn bày bán luôn dưới đất, đa số là hàng lưu niệm, nhỏ lẻ, không phải quý hiếm.
Nếu là khách du lịch và có sở thích sưu tầm đồ cổ, bạn có thể đến tham quan hay mua quà mang về. Từ đây, bạn có thể dễ dàng tham quan Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM, chợ Bến Thành hay dừng chân khám phá phố Tây Bùi Viện, nghỉ mát tại công viên 23/9.
Khám phá Sài Gòn
- Đề xuất TP HCM tăng vui chơi về đêm (5/4) 7
- Hàng trăm cây hoa kèn hồng nở rộ giữa trung tâm Sài Gòn (5/4) 25
- Ngôi chợ Sài Gòn tồn tại hơn nửa thế kỷ, bán cả ngày lẫn đêm (11/3) 5
- Những tư liệu lần đầu được trưng bày ở Dinh Độc Lập (11/3) 1
- Ảnh phim hiếm về trung tâm Sài Gòn năm 1967 (10/3) 85
https://dulich.vnexpress.net/photo/anh-video/con-duong-do-co-hon-nua-the-ky-o-sai-gon-3731083.html
Thứ bảy, 18/11/2017 | 02:08 GMT+7
Hào Sĩ Phường từng được dùng làm bối cảnh trong phim TVB của Hong Kong và nhiều phim Việt khác. Video: Phong Vinh.
Con hẻm trăm tuổi đậm chất Hong Kong giữa trung tâm Sài Gòn
Xây dựng vào những năm đầu của thế kỷ trước, hẻm Hào Sỹ Phường hiện nay là nơi sinh sống của nhiều người Việt gốc Hoa.
Những con hẻm ăn vặt luôn tấp nập ở Sài Gòn / Người phụ nữ gốc Hoa bán bột chiên 43 năm trong hẻm Sài Gòn
Hào Sỹ Phường là tên gọi của một con hẻm ở địa chỉ số 206, đường Trần Hưng Đạo (quận 5). Tuy lối vào nằm ngay mặt đường nhưng nếu không để ý bạn có thể lướt qua mà không nhận ra. Để vào hẻm, bạn phải đi qua một gầm tối với mảng tường có màu xanh ngọc bích đã cũ.
Tọa lạc gần như ở trung tâm của Chợ Lớn, ban đầu nơi này chỉ toàn người gốc Hoa gốc Tiều và Hải Nam sinh sống. Dần dần một số người chuyển đi nơi khác và bán lại nhà cửa cho người Việt. Nhờ đó mà nếp sống, sinh hoạt hàng ngày của khu hẻm trở nên phong phú hơn.
Để lý giải cho cái tên Hào Sỹ Phường, người sống lâu năm ở đây cho biết, đến nay cũng chưa có câu trả lời chính xác. Có người diễn giải rằng Hào là được lấy từ chữ hào hiệp, Sỹ trong từ văn sỹ và Phường là phường buôn bán. Có nghĩa là khu phố buôn bán mang tinh thần của người hào hiệp và có tâm hồn thi sĩ. Nhưng cũng có người nói rằng trước đây, người sống trong hẻm hầu hết làm công cho một ông chủ có tên là Hào Sĩ, chữ Phường được dịch là một nhóm người làm công cho chủ. Từ đó mà có cái tên Hào Sỹ Phường.
Dù cách lý giải có khác nhau như thế nào, hơn trăm năm qua đã có không ít thế hệ lớn lên tại nơi này. Và dù cho thành phố ngày một phát triển, hẻm vẫn mang một màu sắc rất riêng, mà theo vài người, nơi đây giống như thời bao cấp ngày xưa.
Du khách đến đây sẽ có cơ hội quan sát những nét văn hóa đặc trưng của người Hoa một cách sống động. Ngay từ những bước chân đầu tiên, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh Ngũ phúc lâm môn được dán ở trước cửa, bàn thờ Thổ Địa, bàn thờ Thiên rất đặc trưng của văn hóa Trung Hoa.
Đối với họ, thì chiếc bàn thờ cùng những câu liễn này dùng để cầu mong sự may mắn, bình an trong cuộc sống.
Con hẻm trăm tuổi ở Sài Gòn trong phim TVB của Hong Kong
Hào Sĩ Phường từng được dùng làm bối cảnh trong phim TVB của Hong Kong và nhiều phim Việt khác. Video: Phong Vinh.
Theo lời kể lại của người dân trong hẻm,ban đầu các bức tường ở đây hầu hết quét vôi màu vàng. Trải qua nhiều năm, những mảng tường này xuống cấp nên các hộ gia đình phải sơn lại. Có nhà sơn lại nhưng vẫn giữ màu ban đầu, có nhà sửa sang lại nhưng vẫn giữ kiến trúc cũ khiến không gian ở đây vừa cổ kính vừa hiện đại.
Một điều thú vị nữa khi đến tham quan hẻm mà bạn sẽ nhìn thấy đó là những sào phơi đồ ở phía trước mỗi nhà.
Con hẻm có chiều dài khoảng 100 mét, trên dưới 50 hộ dân. Nhà có thiết kế theo dạng chung cư, gồm nhiều căn nhỏ được bố trí ở 2 tầng có các cầu thang để kết nối. Hẻm có hai lối thông ra đường lớn, một là Ngô Quyền và một là Trần Hưng Đạo.
Hào Sỹ Phường còn nổi tiếng là một trong những điểm săn ảnh của giới trẻ Sài Gòn. Ngoài ra, đối với du khách nước ngoài thì đây là nơi lý tưởng để khám phá đời sống của người dân Sài thành.
Khám phá Sài Gòn
- Con đường đồ cổ hơn nửa thế kỷ ở Sài Gòn (7/4) 1
- Đề xuất TP HCM tăng vui chơi về đêm (5/4) 7
- Hàng trăm cây hoa kèn hồng nở rộ giữa trung tâm Sài Gòn (5/4) 25
- Ngôi chợ Sài Gòn tồn tại hơn nửa thế kỷ, bán cả ngày lẫn đêm (11/3) 5
- Những tư liệu lần đầu được trưng bày ở Dinh Độc Lập (11/3)
https://dulich.vnexpress.net/photo/anh-video/con-hem-tram-tuoi-dam-chat-hong-kong-giua-trung-tam-sai-gon-3670291.html?vn_source=rcm_detail&vn_medium=dulich&vn_campaign=rcm&ctr=rcm_detail_env_4_click_dulich
Geen opmerkingen:
Een reactie posten