TP HCM sắp có trung tâm hành chính 18.000 m2
Trụ sở UBND TP HCM được mở rộng để 8 cơ quan tập trung một địa điểm, phục vụ 1.700 người làm việc.
Phương án thiết kế Trung tâm hành chính TP HCM được lãnh đạo thành phố chọn hồi năm 2015. Ảnh: Trung Sơn
|
TP HCM vừa duyệt kế hoạch nâng cấp, mở rộng trụ sở HĐND và UBND TP HCM, sau hơn ba năm bàn bạc. Trung tâm hành chính mới rộng hơn 18.000 m2, được giới hạn bởi các trục đường Lê Thánh Tôn - Pasteur - Lý Tự Trọng - Đồng Khởi (phường Bến Nghé, quận 1).
Đây sẽ là nơi 8 cơ quan làm việc, gồm: Văn phòng UBND TP HCM, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND thành phố, Sở Nội vụ, Thông tin - Truyền thông, Công thương, Giao thông Vận tải, Tài nguyên - Môi trường, Ban Đổi mới doanh nghiệp. Tổng cộng có 95 phòng ban trực thuộc với khoảng 1.700 người.
Việc này được đánh giá là tiết kiệm, sử dụng có hiệu quả nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước, phù hợp với xu thế cải cách chính quyền của các nước tiên tiến trên thế giới.
Chính quyền thành phố yêu cầu khi triển khai xây dựng phải bảo tồn khối công trình phía mặt tiền đường Lê Thánh Tôn đã hơn 100 năm tuổi - có kiến trúc đặc trưng, họa tiết hoa văn mang đậm phong cách kiến trúc cổ điển miền Bắc nước Pháp.
Tại đây sẽ bố trí phòng làm việc của Thường trực HĐND, UBND thành phố, nơi tiếp khách, thư viện, khu trưng bày về thành tựu của thành phố… để người dân có thể tham quan (tầng dưới).
Khu đất rộng hơn 18.000 m2 ở quận 1 được quy hoạch làm trung tâm hành chính của TP HCM. Ảnh: Google maps.
|
Chủ trương nâng cấp, cải tạo trụ sở làm việc của UBND TP HCM để tập trung nhiều cơ quan đã được thành phố đưa ra từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, một số chuyên gia quy hoạch lo ngại, khi dồn lượng lớn người và phương tiện về một khu sẽ không đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự.
Trung Sơn
Tin liên quan:
Thứ hai, 16/4/2018 | 15:02 GMT+7
Thứ năm, 3/10/2013 | 11:27 GMT+7
Thứ bảy, 27/2/2016 | 04:21 GMT+7
https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/tp-hcm-sap-co-trung-tam-hanh-chinh-18-000-m2-3639380.html
Trung tâm hành chính mới của TP HCM như thế nào
Trụ sở UBND TP HCM sẽ là toà nhà 4 tầng hầm và 6 tầng nổi, phần mái là khu sân vườn rợp cây xanh.
Ngày 16/4, Sở Quy hoạch - Kiến trúc tổ chức triển lãm về phương án thiết kế, nâng cấp trụ sở HĐND - UBND TP HCM. Ngoài việc trưng bày bản vẽ và sa bàn, triển lãm còn thu thập ý kiến người dân, chuyên gia để báo cáo trình UBND thành phố.
Khuôn viên công trình sẽ rộng hơn 18.000 m2, diện tích xây dựng hơn 14.000 m2, bốn mặt tiền là đường Lê Thánh Tôn, Pasteur, Đồng Khởi và Lý Tự Trọng.
Phương án thiết kế này do công ty Gensler (Mỹ) thực hiện. Đây là đơn vị đã thiết kế các công trình nổi tiếng như Temporary U.K. Parliament (tòa nhà Quốc hội Anh), trụ sở làm việc của Microsoft London (Anh), sân bay Quốc tế Incheon (Hàn Quốc)…
Phối cảnh trụ sở HĐND - UBND sau khi được nâng cấp. Nguồn: Sở Quy hoạch - Kiến trúc.
|
Hạ ngầm hai tầng tòa nhà 109 tuổi
Trụ sở mới của cơ quan hành chính TP HCM sẽ là toà nhà với 4 tầng hầm và 6 tầng nổi, bao gồm tất cả các phân khu chức năng: làm việc, tiếp dân, đón khách, thư viện, hội trường…
Trong đó, ý tưởng được đánh giá "rất táo bạo" là hạ 2 tầng làm việc xuống dưới mặt đất, đưa sân vườn và ánh sáng tự nhiên xuống dưới lòng đất để giảm chiều cao công trình xây mới, khai thác tốt hơn không gian ngầm.
Đặc biệt, tầng mái của công trình sẽ là sân vườn góp vào khoảng xanh của thành phố. Đây cũng là nơi hứng trữ nước mưa, dùng chăm sóc công viên trong toàn khu vực.
Mặt tiền toà nhà với những thanh lam chắn nắng và lấy sáng có thể điều chỉnh thay đổi góc nghiêng theo hướng nắng, nhằm tiết kiệm năng lượng. Các sảnh đón của khối UBND, HĐND được bố trí phía đường Pasteur, còn sảnh của các sở và tiếp dân được bố trí phía đường Lý Tự Trọng.
Tại tầng sân vườn sẽ có hội trường đa năng (800 chỗ) và phòng họp cho HĐND (khoảng 400 chỗ). Đây cũng là nơi đặt trung tâm điều hành thành phố thông minh, thư viện phục vụ công tác truy xuất dữ liệu dễ dàng.
Sảnh VIP của tòa nhà cũ vẫn được giữ nguyên - là nơi đón tiếp khách quý của thành phố. Phần còn lại sẽ là không gian triển lãm, trưng bày về lịch sử phát triển của tòa nhà UBND, đồng thời là nơi tổ chức sự kiện, đón người dân, du khách và học sinh vào tham quan.
Tăng tối đa tính năng tương tác người dân
Không gian làm việc từ tầng 3 đến tầng 6 được sắp xếp phù hợp với tần suất tiếp dân. Hai toà nhà cũ và mới được kết nối bằng khu sân vườn trung tâm (diện tích 4.000 m2). Đây là "lá phổi" cung cấp sự thông thoáng cho hai tầng làm việc dưới mặt đất và kết nối với không gian xanh của Công viên Chi Lăng, Công viên Bảo tàng lịch sử, cùng với trục đường hoa Nguyễn Huệ tạo thành điểm đến của người dân.
Mặt tiền trụ sở UBND TP HCM sẽ được lùi sâu để làm đường nội bộ rộng 6 m (hai làn ôtô), với vỉa hè đi bộ có mái che kết nối hai khu vực sảnh. Như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đến làm việc và giúp giao thông quanh khu vực thông thoáng hơn.
"Đây là những ưu điểm lớn của trụ sở HĐND và UBND TP HCM mới, nhằm phát huy tối đa tính tương tác về mặt thiết kế công trình, phục vụ quyền lợi của người dân tốt hơn khi đến làm việc hay tham quan", đại diện Sở Quy hoạch - Kiến trúc cho biết.
Triển lãm mở cửa tự do từ 8h ngày 16/4 tới 17h ngày 1/5 tại Trung tâm Trưng bày Triển lãm thành phố (92 Lê Thánh Tôn, phường Bến Thành).
Là một trong những công trình kiến trúc cổ kính nổi tiếng, trụ sở UBND TP HCM được xây từ năm 1898 đến 1909, do kiến trúc sư Femand Gardès thiết kế.
Thời Pháp thuộc, tòa nhà có tên Hôtel de ville trong tiếng Pháp, hay Dinh xã Tây trong tiếng Việt. Đến thời Việt Nam Cộng hòa gọi là Tòa đô chánh Sài Gòn - nơi làm việc và hội họp của chính quyền. Từ sau năm 1975 đến nay, tòa nhà là nơi làm việc của UBND TP HCM.
Công trình được thiết kế theo dạng lầu chuông đúc cao - kiểu kiến trúc phổ biến ở miền Bắc nước Pháp. Giữa mặt tiền có trang trí đắp nổi hình ảnh người phụ nữ cường tráng tiêu biểu cho nước Pháp cùng đứa trẻ đang chế ngự thú dữ.
Sau này, hai lầu chuông ở hai bên, mang phong cách pha trộn hai văn hóa Ý và Pháp thời kỳ Phục Hưng, được xây thêm vào và trang trí bằng hai bức đắp nổi hai bên (tiêu biểu cho nước Pháp cầm gươm đi chinh phục thuộc địa). Phía trước công trình là bãi cỏ rộng có ghế đá và bồn kèn - nơi ban nhạc của Hải quân Pháp thường trình diễn cho công chúng xem trong những dịp lễ trang trọng.
Tháng 5/2016, chính quyền TP HCM kiến nghị Trung ương xếp hạng di tích quốc gia đối với công trình kiến trúc hơn 100 tuổi này.
|
Hữu Công
Tin liên quan:
- TP HCM chốt phương án thiết kế khu trung tâm hành chính
- TP HCM có thể không xây trung tâm hành chính
- Nghiên cứu xây sân bay trực thăng trong UBND TP HCM
- Thứ hai, 16/4/2018 | 15:02 GMT+7
Trung tâm hành chính mới của TP HCM như thế nào
Trụ sở UBND TP HCM sẽ là toà nhà 4 tầng hầm và 6 tầng nổi, phần mái là khu sân vườn rợp cây xanh.
Ngày 16/4, Sở Quy hoạch - Kiến trúc tổ chức triển lãm về phương án thiết kế, nâng cấp trụ sở HĐND - UBND TP HCM. Ngoài việc trưng bày bản vẽ và sa bàn, triển lãm còn thu thập ý kiến người dân, chuyên gia để báo cáo trình UBND thành phố.Khuôn viên công trình sẽ rộng hơn 18.000 m2, diện tích xây dựng hơn 14.000 m2, bốn mặt tiền là đường Lê Thánh Tôn, Pasteur, Đồng Khởi và Lý Tự Trọng.Phương án thiết kế này do công ty Gensler (Mỹ) thực hiện. Đây là đơn vị đã thiết kế các công trình nổi tiếng như Temporary U.K. Parliament (tòa nhà Quốc hội Anh), trụ sở làm việc của Microsoft London (Anh), sân bay Quốc tế Incheon (Hàn Quốc)…Phối cảnh trụ sở HĐND - UBND sau khi được nâng cấp. Nguồn: Sở Quy hoạch - Kiến trúc.Hạ ngầm hai tầng tòa nhà 109 tuổiTrụ sở mới của cơ quan hành chính TP HCM sẽ là toà nhà với 4 tầng hầm và 6 tầng nổi, bao gồm tất cả các phân khu chức năng: làm việc, tiếp dân, đón khách, thư viện, hội trường…Trong đó, ý tưởng được đánh giá "rất táo bạo" là hạ 2 tầng làm việc xuống dưới mặt đất, đưa sân vườn và ánh sáng tự nhiên xuống dưới lòng đất để giảm chiều cao công trình xây mới, khai thác tốt hơn không gian ngầm.Đặc biệt, tầng mái của công trình sẽ là sân vườn góp vào khoảng xanh của thành phố. Đây cũng là nơi hứng trữ nước mưa, dùng chăm sóc công viên trong toàn khu vực.Mặt tiền toà nhà với những thanh lam chắn nắng và lấy sáng có thể điều chỉnh thay đổi góc nghiêng theo hướng nắng, nhằm tiết kiệm năng lượng. Các sảnh đón của khối UBND, HĐND được bố trí phía đường Pasteur, còn sảnh của các sở và tiếp dân được bố trí phía đường Lý Tự Trọng.Tại tầng sân vườn sẽ có hội trường đa năng (800 chỗ) và phòng họp cho HĐND (khoảng 400 chỗ). Đây cũng là nơi đặt trung tâm điều hành thành phố thông minh, thư viện phục vụ công tác truy xuất dữ liệu dễ dàng.Sảnh VIP của tòa nhà cũ vẫn được giữ nguyên - là nơi đón tiếp khách quý của thành phố. Phần còn lại sẽ là không gian triển lãm, trưng bày về lịch sử phát triển của tòa nhà UBND, đồng thời là nơi tổ chức sự kiện, đón người dân, du khách và học sinh vào tham quan.Tăng tối đa tính năng tương tác người dânKhông gian làm việc từ tầng 3 đến tầng 6 được sắp xếp phù hợp với tần suất tiếp dân. Hai toà nhà cũ và mới được kết nối bằng khu sân vườn trung tâm (diện tích 4.000 m2). Đây là "lá phổi" cung cấp sự thông thoáng cho hai tầng làm việc dưới mặt đất và kết nối với không gian xanh của Công viên Chi Lăng, Công viên Bảo tàng lịch sử, cùng với trục đường hoa Nguyễn Huệ tạo thành điểm đến của người dân.Mặt tiền trụ sở UBND TP HCM sẽ được lùi sâu để làm đường nội bộ rộng 6 m (hai làn ôtô), với vỉa hè đi bộ có mái che kết nối hai khu vực sảnh. Như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đến làm việc và giúp giao thông quanh khu vực thông thoáng hơn."Đây là những ưu điểm lớn của trụ sở HĐND và UBND TP HCM mới, nhằm phát huy tối đa tính tương tác về mặt thiết kế công trình, phục vụ quyền lợi của người dân tốt hơn khi đến làm việc hay tham quan", đại diện Sở Quy hoạch - Kiến trúc cho biết.Triển lãm mở cửa tự do từ 8h ngày 16/4 tới 17h ngày 1/5 tại Trung tâm Trưng bày Triển lãm thành phố (92 Lê Thánh Tôn, phường Bến Thành).Là một trong những công trình kiến trúc cổ kính nổi tiếng, trụ sở UBND TP HCM được xây từ năm 1898 đến 1909, do kiến trúc sư Femand Gardès thiết kế.Thời Pháp thuộc, tòa nhà có tên Hôtel de ville trong tiếng Pháp, hay Dinh xã Tây trong tiếng Việt. Đến thời Việt Nam Cộng hòa gọi là Tòa đô chánh Sài Gòn - nơi làm việc và hội họp của chính quyền. Từ sau năm 1975 đến nay, tòa nhà là nơi làm việc của UBND TP HCM.Công trình được thiết kế theo dạng lầu chuông đúc cao - kiểu kiến trúc phổ biến ở miền Bắc nước Pháp. Giữa mặt tiền có trang trí đắp nổi hình ảnh người phụ nữ cường tráng tiêu biểu cho nước Pháp cùng đứa trẻ đang chế ngự thú dữ.Sau này, hai lầu chuông ở hai bên, mang phong cách pha trộn hai văn hóa Ý và Pháp thời kỳ Phục Hưng, được xây thêm vào và trang trí bằng hai bức đắp nổi hai bên (tiêu biểu cho nước Pháp cầm gươm đi chinh phục thuộc địa). Phía trước công trình là bãi cỏ rộng có ghế đá và bồn kèn - nơi ban nhạc của Hải quân Pháp thường trình diễn cho công chúng xem trong những dịp lễ trang trọng.Tháng 5/2016, chính quyền TP HCM kiến nghị Trung ương xếp hạng di tích quốc gia đối với công trình kiến trúc hơn 100 tuổi này.Hữu Công
TP HCM có trung tâm hành chính 18.000 m2 ở 'khu đất vàng'
Với diện tích 18.000 m2 ở khu đất vàng được giới hạn bởi 4 tuyến đường Lê Thánh Tôn - Pasteur - Lý Tự Trọng - Đồng Khởi (quận 1), Trung tâm hành chính TP HCM sẽ là nơi làm việc của UBND TP và các sở, ngành trực thuộc.
Khu đất được UBND TP chọn làm trung tâm hành chính được giới hạn bởi 4 trục đường Lê Thánh Tôn, Pasteur, Lý Tự Trọng và Đồng Khởi thuộc phường Bến Nghé, quận 1, TP HCM. Ảnh: Google map. |
Nhằm đáp ứng nhu cầu về trụ sở làm việc của các sở, ngành trực thuộc, UBND TP vừa yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương hoàn chỉnh quy hoạch, các thủ tục đầu tư dự án Trung tâm hành chính của thành phố. Trước mắt, dự án sẽ được khởi công tại khu đất 213, đường Đồng Khởi (quận 1) vào đầu năm 2014.
Trước đó, tháng 5/2012, UBND TP đã đồng ý chủ trương sẽ xây dựng khu trung tâm hành chính mới ngay trên khu đất rộng 18.000 m2, được giới hạn bởi các tuyến đường Lê Thánh Tôn - Pasteur - Lý Tự Trọng - Đồng Khởi (thuộc phường Bến Nghé, quận 1). Khu vực này hiện là địa điểm đặt trụ sở HĐND - UBND TP, Sở Nội vụ, Sở Giao thông Vận tải, Sở Thông tin Truyền thông, Sở Tài nguyên Môi trường…
Trong khu Trung tâm hành chính mới, kiến trúc tòa nhà HĐND - UBND TP hiện nay (số 86 Lê Thánh Tôn) và một số công trình kiến trúc có giá trị sẽ được giữ lại. Phần đất còn lại sẽ được tiến hành xây dựng thêm các công trình để làm cơ sở hoạt động của UBND TP và một số ban ngành trực thuộc.
Kiến trúc tòa nhà UBND TP HCM và một số công trình kiến trúc có giá trị sẽ được giữ lại khi xây dựng trung tâm hành chính. Ảnh: Hữu Công |
Theo yêu cầu của UBND TP, phương án kiến trúc khu trung tâm hành chính thành phố được xây dựng theo hướng kết nối các khối nhà bằng đường giao thông nội bộ, lấy mặt đường Lê Thánh Tôn làm mặt tiền chính. Đồng thời, thiết kế phải gắn kết với quy hoạch các tuyến đường đi bộ trong khu trung tâm, quy hoạch tượng đài Bác Hồ… và có phương án tổ chức giao thông khu vực hợp lý; phải đảm bảo cân đối hài hòa không gian kiến trúc với các ô phố lân cận…
Liên quan đến việc tập trung trụ sở làm việc của các cơ quan nhà nước về một đầu mối, hồi tháng 6, UBND TP HCM đã yêu cầu các sở, ngành liên quan rà soát quỹ nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn để bố trí trụ sở làm việc theo hướng tập trung tại một cao ốc. Các ban Quản lý khu Nông nghiệp Công nghệ cao, An toàn giao thông thành phố và Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập thành phố sẽ được dời về khối nhà A cao ốc số 255, đường Trần Hưng Đạo, quận 1.
Trung Sơn
https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/tp-hcm-co-trung-tam-hanh-chinh-18-000-m2-o-khu-dat-vang-2888192.html?vn_source=rcm_detail&vn_medium=thoisu&vn_campaign=rcm&ctr=rcm_detail_env_4_click_thoisu
Gần 53 tỷ đồng xây trung tâm hành chính TP HCM giai đoạn 1
Trong giai đoạn một, Khu trung tâm hành chính TP HCM trên đường Đồng Khởi (quận 1) có hầm và hai tầng cần tổng kinh phí gần 53 tỷ đồng.
Khu trung tâm hành chính TP giai đoạn một, tại khu đất 213 đường Đồng Khởi (quận 1) nối dài khối nhà mặt tiền đường Lê Thánh Tôn của trụ sở UBND TP HCM hiện tại đến giáp đường Đồng Khởi. UBND TP HCM vừa phê duyệt thiết kế và dự toán công trình với tổng kinh phí gần 53 tỷ đồng.
Trong đó, tầng một (trệt) và tầng 2 có diện tích 750 m2 mỗi tầng. Tầng hầm tận dụng lại gần 1.900 m2 đã có của chung cư 213 Đồng Khởi trước đây, thiết kế lại giao thông cho hợp lý và dự kiến bố trí chỗ để xe, phòng kỹ thuật.
Phương án thiết kế Trung tâm hành chính TP HCM được chọn vào tháng 10/2015. Ảnh: N.P
|
Tường bao và tường ngăn làm bằng vật liệu không nung, phần hoàn thiện sơn nước hoặc ốp gạch (khu vệ sinh); sàn lát gạch kết hợp các loại đá tự nhiên; trần thạch cao khung kim loại... Ngoài ra còn có tường rào dài 26m và hai nhà bảo vệ rộng 8 m2. Công trình do Công ty TNHH một thành viên Quản lý Kinh doanh nhà thành phố làm chủ đầu tư.
Theo phương án thiết kế được UBND TP HCM chốt vào tháng 10/2015, Trung tâm hành chính TP HCM có diện tích 18.000 m2 được giới hạn bởi 4 tuyến đường Lê Thánh Tôn - Pasteur - Lý Tự Trọng - Đồng Khởi sẽ là nơi làm việc của 8 cơ quan nhà nước với 90 phòng ban trực thuộc gồm khoảng 1.700 người.
Các cơ quan sẽ được bố trí tại khu trung tâm hành chính sau khi xây dựng xong gồm: Văn phòng UBND thành phố, Văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND thành phố, Sở Nội vụ, Sở Thông tin và truyền thông, Sở Công thương, Ban đổi mới doanh nghiệp, Sở Tài nguyên - Môi trường và Sở Giao thông Vận tải.
Trung Sơn
https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/gan-53-ty-dong-xay-trung-tam-hanh-chinh-tp-hcm-giai-doan-1-3361161.html?vn_source=rcm_detail&vn_medium=thoisu&vn_campaign=rcm&ctr=rcm_detail_env_4_click_thoisu
Geen opmerkingen:
Een reactie posten