donderdag 19 april 2018

Việt Nam : Hơn 21 tấn cà phê trộn... pin Con Ó (...chết bỏ !) làm rúng động dư luận [... vì nhắm vào gout thích uống cà phê... đen thật là đen...như pin con ó (!) của người Việt] + "Pin" hóa thành..."Phin"



Your browser does not support fullscreen. Find out more
  • Chất lượng240p >
  • 720p
  • 480p
  • 360p
  • 240p


21 tấn phế phẩm cà phê nhuộm bột pin được thu giữ

Vỏ cà phê được công nhân cơ sở của bà Loan ở Đăk Nông phơi sấy, tạo ra một hỗn hợp trước khi đóng bao vào bao 50 kg, bán về Bình Phước.  
Thanh Huyền - Thiên Trí

https://beta-video.vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/21-tan-phe-pham-ca-phe-nhuom-bot-pin-duoc-thu-giu-3738646.html




Hơn 3 tấn cà phê trộn pin Con Ó làm rúng động dư luận





Pin Con Ó được đập bể, lấy bột đen để làm “phụ gia” sản xuất cà phê bột. (Hình: Tuổi Trẻ)
ĐẮK NÔNG, Việt Nam (NV) – Lâu nay, tại Việt Nam, đã có tin chưa được xác thực về việc người ta dùng pin khi luộc bắp, bánh chưng.. cho mau chín và giữ màu xanh của lá dong gói bánh, nhưng đây là lần đầu tiên một vụ dùng pin để nhuộm đen cà phê bột được xác nhận công khai trên mặt báo.
Hôm 18 Tháng Tư, truyền thông Việt Nam tiếp tục đưa tin về vụ cơ sở sản xuất cà phê rang từ vỏ cà phê, bột đá và trộn lẫn… bột than từ lõi pin Con Ó tại huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông.
Cơ sở này do bà Nguyễn Thị Thanh Loan làm chủ.
Báo Tuổi Trẻ tường thuật: “Bà Loan thừa nhận từ đầu năm 2018 đến nay, cơ sở của bà đã xuất ra thị trường hơn 3 tấn ‘cà phê bẩn’. Bà Loan thừa nhận làm hành vi này chỉ nhằm mục đích kiếm lời. Sản phẩm được đóng gói từ cơ sở của bà Loan được bán đi nhiều nơi nhưng không gắn nhãn hiệu. Cơ quan chức năng đã niêm phong, thu giữ 15 tấn cà phê đã nhuộm đen bằng than pin, được đóng gói chuẩn bị tung ra thị trường.”
“Ngoài ra, Phòng Cảnh Sát Môi Trường-Công An tỉnh Đắk Nông cũng thu giữ 500kg vỏ cà phê, 35kg than pin và 10kg dung dịch màu đen gồm nước và than pin… Hiện trong kho của bà Loan còn rất nhiều cà phê phế phẩm đã được trộn dung dịch màu đen” tờ báo viết.
Báo Người Lao Động viết: “Bước đầu, bà Loan khai nhận thị trường tiêu thụ chủ yếu ở các tỉnh Đông Nam Bộ.”




Hơn 21 tấn cà phê bẩn đã bị thu giữ. (Hình: Báo Gia Đình)
Báo Đắk Nông hôm 18 Tháng Tư cho biết thêm: “Ông Nguyễn Văn Chương, chi cục phó Chi Cục Quản Lý Nông-Lâm Sản và Thủy Sản, thuộc Sở Nông Nghiệp tỉnh Đắk Nông, khẳng định: Việc cơ sở thu mua nông sản của bà Loan có hành vi trộn phế phẩm cà phê với bột đá xay, sau đó nhuộm đen bằng hóa chất hòa với nước pha lõi pin, rồi phơi sấy để tạo ra một hỗn hợp là có thật. Tuy nhiên việc làm này vào mục đích gì thì cơ quan chức năng vẫn chưa xác định được do chủ cơ sở chưa khai báo. Cơ sở này không đăng ký sản xuất cà phê rang xay, không có bao bì nhãn mác để sản xuất cà phê bột thành phẩm. Vì vậy, việc đưa thông tin cơ sở này sản xuất ‘cà phê bẩn’ là chưa chính xác, có phần quy chụp, gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng rất lớn đến ngành cà phê rang xay của tỉnh và của cả nước.”
Bác Sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp, giám đốc Trung Tâm Dinh Dưỡng Sài Gòn được báo Tuổi Trẻ dẫn lời: “Loại cà phê này chắc chắn rất có hại cho sức khỏe của người uống, bởi nó chứa quá nhiều thành phần phức tạp, trong đó đặc biệt có pin. Khi uống, cơ thể sẽ phải chuyển hóa để thải độc nên rất hại gan, thận và làm giảm các chức năng của hệ tiêu hóa. Việc có nhiều kim loại nặng còn có thể gây tổn thương hệ thống thần kinh. Do đó, những nguy hiểm của việc uống phải loại cà phê này còn lớn hơn rất nhiều so với việc bị ngộ độc thực phẩm.”
Cũng cần nói thêm, tỉnh Đắk Nông được cho là một trong những “thủ phủ” của cà phê Việt Nam. Hồi cuối năm ngoái, Thông Tấn Xã Việt Nam cho biết: “Theo Trung Tâm Khuyến Nông-Khuyến Ngư Đắk Nông thuộc Sở Nông Nghiệp tỉnh Đắk Nông, toàn tỉnh này hiện có gần 125,000 ha cà phê; trong đó có gần 110,000 ha đang cho thu hoạch ổn định, tổng sản lượng hơn 250,000 tấn. Hiện cà phê là loại cây trồng chủ lực của ngành nông nghiệp Đắk Nông, đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế, đặc biệt là ngành nông lâm nghiệp, cũng là loại cây góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết một lượng lớn công ăn việc làm.” (T.K.)
Cả triệu dân Vũng Tàu dùng nước sinh hoạt đầy nước thải trại heo

Bài liên quan

https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/hon-3-tan-ca-phe-tron-pin-con-o-lam-rung-dong-du-luan/

Cà phê bẩn: Từ 'pin' thành phin

  • 18 tháng 4 2018
Cà phê được rang tại một nhà máy cà phê ở Việt Nam. Ảnh minh họaBản quyền hình ảnh Reuters
Image caption Ảnh minh họa. Những trường hợp cà phê bẩn như thế này có thể sẽ tạo hình ảnh xấu cho thị trường cà phê Việt Nam.
Hơn hàng chục tấn cà phê nhuộm pin vừa bị tịch thu ở một cơ sở chế biến cà phê bột ở Đắk Nông, gây bức xúc trong dư luận.
Cảnh sát Môi trường tỉnh Đắk Nông hôm 16/4 đã tịch thu 12 tấn loại cà phê này, kèm theo 35 kg bột đen từ pin con Ó và 1 xô nước màu đen đã hòa tan khoảng 10kg.
Loại cà phê 'pin' độc hại này được sản xuất bằng cách trộn bột đá với phế thải cà phê sau đó dùng nước ruột pin ngâm nước để trộn với hỗn hợp đá-cà phê tạo màu đen óng, theo báo Zing.
Giải mã sự bùng nổ thực phẩm lành mạnh
Thực phẩm chế biến quá mức 'có thể gây ung thư'
Bà Nguyễn Thị Thanh Loan, chủ cơ sở cho biết từ đầu năm 2018 đến nay, bà đã xuất ra nhiều tỉnh thành hơn 3 tấn cà phê pin này.
Trung bình 1kg cà phê pha được 40 ly, như thế có thể đã có 120.000 ly cà phê được pha bằng loại bột cà phê pin này.
Theo truyền thông Việt Nam, đây dường như là một trường hợp cá biệt, xảy ra ở một cơ sở ở xã Đắk Wer, huyện Đắk R'lấp, tỉnh Đắk Nông.
Việt Nam: Thực phẩm 'bẩn' tồn tại 'hàng chục năm'
50 loại thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe

Ruột pin con Ó có hại như thế nào?

Sự việc khiến Thạc sĩ Quản trị chất lượng Vũ Thế Thành phải "bất ngờ".
"Khả năng sáng tạo của những tay chế biến lụi này thật vô biên, khoa học theo không kịp," ông Thành nói với BBC hôm 18/4.
Thạc sĩ Thành cho biết Pin Con Ó có nhiều hóa chất công nghiệp, lẫn nhiều tạp có hại, không được phép dùng trong chế biến thực phẩm, trong đó có manganese dioxide.
"Cơ thể người cũng cần Mangan để hỗ trợ cho hoạt động của vài enzyme trong vai trò giải độc, với số lượng rất ít, chỉ ở dạng vết. Con người hầu như không thiếu Manganese như thiếu các khoáng khác."
Theo báo Zing, PGS TS Trần Hồng Côn nói cụ thể là "Nếu hàm lượng mangan cao vượt quá 0,5 mg/lít sẽ gây ảnh hưởng đến một số cơ quan nội tạng của cơ thể."
Với 3 tấn cà phê 'pin' đã được xuất ra thị trường, có thể có khoảng 60.000 người đã bị ảnh hưởngBản quyền hình ảnh HOANG DINH NAM/GETTY IMAGES
Image caption Với 3 tấn cà phê 'pin' đã được xuất ra thị trường, có thể khoảng 60.000 người đã tiêu thụ loại cà phê độc hại này

Trường hợp cá biệt

Tuy nhiên, ông Vũ Thế Thành nhấn mạnh, rằng vụ việc cà phê pin Con Ó chỉ là "việc làm ẩu tả, phạm pháp của vài cơ sở nhỏ lẻ, quy mô gia đình."
"Không nên dùng scandal này để [kết luận] khái quát rằng, cà phê ở Việt Nam đều pha chế cẩu thả.
"Các công ty cà phê lớn nhỏ ở Việt Nam có thể lách luật trong kê khai để giữ bí mật công thức thôi, chứ không dám chơi liều như thế này đâu. Kiểm tra an toàn thực phẩm bị phát hiện thì coi như bị xóa sổ."
"Vấn nạn nếu có đó là, cà phê dỏm ở các quán cà phê giá rẻ, 7.000 đến 10.000 đồng/ly cà phê đá. Họ lấy mối từ những người chế biến cà phê quy mô gia đình, làm chui, làm lậu."
So sánh văn hóa cà phê Paris và Hà Nội
Trung Quốc và cơn sốt cà phê
"Cơ quan hữu trách nếu làm mạnh thì có thể diệt tận gốc được cà phê dỏm. Vấn đề là có chịu làm hay không thôi," ông Thành nói thêm.
"Vụ cà phê pin Con Ó đúng là gây chấn động, nếu hiểu theo kiểu scandal của báo chí, nhưng tác hại thì quá ít, vì chỉ một vài cơ sở siêu nhỏ, hộ gia đình làm ẩu. Truy tố họ ư? Dễ thôi, nhưng họ có gì để mất?"
"Cái nghèo khiến họ làm liều thôi."
"Vấn nạn thực phẩm đường phố bị ô nhiễm mới nhức đầu, vì đụng toàn người nghèo. Nghèo mới bán rong, có khi lấy đêm làm ngày như ở các bến xe.
"Vụ cà phê bẩn dễ giải quyết hơn. Chỉ cần kiểm tra nơi bán cà phê, truy tận gốc nơi chế biến là dẹp được. Dẹp ở đây không có nghĩa là xóa sổ cơ sở nhỏ bé của họ. Mà là hướng dẫn họ chế biến cà phê đúng quy định pháp luật. Mối lái thì họ có sẵn rồi. Nhưng liệu chính quyền có kiên nhẫn làm chuyện 'vì dân' đó hay không?"
"Giá cà phê hiện nay, cà phê Robusta, cà phê mít đâu có đắt, để phải làm hàng độn. Giá một ly cà phê ở các quán ở Sài Gòn khoảng 20.000 đồng, là dư sức cà phê thật rồi. Đắt hơn là do chỗ ngồi thôi."

Phản ứng của dư luận?

Khuất Thu Hồng: Trời đất ơi! Ngày nào mình cũng uống cafe. Nếu tui "đi" sớm thì bà con đến "hỏi thăm" cơ sở này giùm nhé! Tội này có được coi là cố ý giết người không nhỉ các luật sư ơi!
Liên Hương: Báo chí đăng tin cho có, không truy cứu hình sự các vụ cố tình làm ô nhiễm thực phẩm, khác nào tiếp tay hủy hoại sức khỏe nhân dân. Thức ăn bẩn đã thành thảm họa thì làm sao thu hút khách du lịch?
Bổn Đình Nguyễn: Đây là hành vi giết người [hàng] loạt.

Tin liên quan

Geen opmerkingen:

Een reactie posten