Kịch bản đối đầu giữa tên lửa Mỹ và 'vành đai thép' Nga trên bầu trời Syria
Hệ thống phòng không đa tầng của Nga tại Syria rất mạnh, nhưng sẽ gặp khó khăn nếu Mỹ tung đòn tập kích tên lửa quy mô lớn.
10 tàu hải quân Nga rời cảng ở Syria sau khi Trump dọa tấn công / 4 tên lửa giúp Nga ngăn Mỹ tung đòn không kích vào Syria
Điểm yếu trong 'vành đai thép' của phòng không Nga tại Syria
Tổ hợp S-400 được Nga triển khai tại sân bay Hmeymim từ năm 2015.
Đại sứ Nga tại Lebanon hôm 11/4 tuyên bố quân đội nước này tại Syria sẽ bắn hạ mọi tên lửa tấn công chính quyền Damascus, khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump sau đó đe dọa rằng "tên lửa đẹp, mới và thông minh" đang tới Syria.
Theo các chuyên gia quân sự, nếu Mỹ phát động đòn tấn công nhắm vào Syria, không phận Syria sẽ chứng kiến màn đọ sức rất quyết liệt giữa tên lửa Mỹ với lá chắn phòng không Nga.
Bình luận viên Ben Brimelow của Business Insider cho rằng Nga đã xây dựng mạng lưới phòng không đa tầng rất mạnh, được ví như "vành đai thép" để bảo vệ không phận Syria.
Nga đang vận hành bộ đôi phòng không tầm ngắn Pantsir-S1 và tầm xa S-400 tại Syria, cho phép bắn hạ các mục tiêu bay tầm thấp và tầm cao. Đây là những khí tài đặc biệt lợi hại nếu Moscow quyết định tham chiến để bảo vệ đồng minh Damascus trước đòn tập kích của Washington.
Pantsir-S1 có vai trò chính là phòng thủ điểm, bảo vệ một khu vực nhất định trước các mối đe dọa tầm thấp như tên lửa hành trình. Mỗi hệ thống Pantsir-S1 được trang bị hai pháo tự động 2A38M cỡ nòng 30 mm, tầm bắn 4 km với tốc độ khai hỏa tối đa 5.000 phát/phút, cùng 12 tên lửa tầm ngắn 57E6 có khả năng diệt mục tiêu từ cách 20 km.
Hồi cuối tháng 1, Nga tuyên bố hệ thống phòng không tầm ngắn Pantsir-S1 sẽ được trang bị tên lửa mới có tên gọi "Gvozd" (Đinh ốc) chuyên đối phó mục tiêu nhỏ ở tầm thấp. Tên lửa mới có kích thước nhỏ bằng 1/4 đạn tên lửa 57E6, cho phép một ống phóng đạn chứa tới 4 quả Gvozd. Nhờ vậy, một xe chiến đấu Pantsir-S1 hoàn chỉnh có thể mang tối đa 48 quả đạn.
Tổ hợp Pantsir-S1 bảo vệ hệ thống S-400 ở căn cứ Hmeymim. Ảnh: AFP.
|
Moscow cũng bố trí ít nhất 4 hệ thống S-400 Triumf ở Syria, cùng hai tổ hợp phòng thủ tên lửa đạn đạo S-300VM. Được thiết kế để đối phó mục tiêu tầm xa, S-400 sử dụng 4 loại tên lửa khác nhau với tầm bắn tối đa tới 400 km. Hệ thống S-400 có thể bám bắt tới 80 mục tiêu cùng lúc, tạo nên ô bảo vệ cho cả một khu vực địa lý rộng lớn. Mỗi đơn vị S-400 Nga tại Syria dường như sở hữu ít nhất 60 quả đạn đánh chặn các loại.
Lưới phòng không đa tầng của Nga có thể bảo vệ không phận quanh căn cứ Hmeymim, cũng như bao trùm khu vực rộng lớn trên Địa Trung Hải ở phía tây Syria. Trong đó, S-400 làm nhiệm vụ phòng thủ từ xa trước oanh tạc cơ, tiêm kích và tên lửa đạn đạo, còn Pantsir-S1 bảo vệ chính hệ thống S-400 trước tên lửa hành trình, tiêm kích bay bám địa hình và máy bay không người lái (UAV).
Tuy nhiên, Brimelow chỉ ra một điểm yếu trong "lá chắn thép" của Nga ở Syria, đó là số lượng không nhiều. Trong trường hợp Mỹ phóng đồng loạt lượng lớn tên lửa hành trình vào Syria, lưới phòng không Nga sẽ bị quá tải và không thể đánh chặn hết các mục tiêu.
Chuyên gia quân sự Ewen MacAskill từng ước tính rằng Mỹ có thể phóng tới 240 quả tên lửa Tomahawk để hủy diệt hoàn toàn năng lực không quân của Syria. Với số lượng tên lửa khổng lồ như vậy, Mỹ hoàn toàn có thể xuyên thủng ô phòng không của Nga ở Syria.
"S-400 thừa khả năng bắn hạ những quả tên lửa hành trình bay riêng lẻ. Tuy nhiên, nó rất dễ bị quá tải khi đối mặt với hàng trăm quả Tomahawk được phóng cùng lúc. Việc phải dùng hai quả đạn để bảo đảm bắn hạ một tên lửa khiến nó nhanh hết đạn dự trữ và mất hiệu quả chiến đấu", Justin Bronk, chuyên gia tại Viện Quân sự Hoàng gia Anh, nhận định.
Xe phóng đạn của tổ hợp S-400 Nga tại căn cứ Hmeymim. Ảnh: Reuters.
|
"Đối với Nga, mối lo ngại chính là một cuộc tập kích đường không quy mô lớn và kéo dài" , Jeffrey Edmonds, chuyên gia về Nga tại Trung tâm Phân tích Hải quân Mỹ, đánh giá.
Cuộc đối đầu giữa S-400 và tên lửa Tomahawk tại Syria nếu diễn ra sẽ đánh dấu lần đầu tiên hai vũ khí này đọ sức với nhau, đồng thời tác động sâu sắc đến chiến lược quân sự của Moscow và Washington.
"Màn thể hiện của S-400 tại Syria rất quan trọng với NATO, bởi nó liên tục gây lo sợ ở châu Âu. Nếu hệ thống này không thể ngăn chặn lượng lớn tên lửa Tomahawk, khả năng răn đe của Nga sẽ bị suy yếu đáng kể", Bronk nhận định.
Duy Sơn
Tin liên quan:
- Người Syria đối mặt với những vụ không kích như thế nào? (13/4) 9
- Truyền hình Nga chế nhạo nỗi lo sợ chiến tranh với Mỹ (13/4) 0
- Cân nhắc của lãnh đạo thế giới trước khả năng tấn công Syria (13/4) 3
- 7 máy bay do thám Mỹ xuất hiện ngoài khơi Syria (13/4) 1
- Chiến lược bị hoài nghi của Trump khi đe dọa tấn công Syria (13/4)
https://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/quan-su/kich-ban-doi-dau-giua-ten-lua-my-va-vanh-dai-thep-nga-tren-bau-troi-syria-3735822.html#ctr=box_morelink_thegioi_env_4_click
Mỹ có thể đã chọn 8 mục tiêu không kích tại Syria
8 mục tiêu được Mỹ chọn để trừng phạt chính phủ Syria trước cáo buộc dùng vũ khí hóa học với dân thường tuần trước.
Trinh sát cơ 'sứ giả chiến tranh' Mỹ xuất hiện ngoài khơi Syria / Kịch bản đối đầu giữa tên lửa Mỹ và 'vành đai thép' Nga trên bầu trời Syria
Tàu chiến Mỹ phóng tên lửa vào Syria hồi năm 2017. Ảnh: US Navy.
|
Nguồn tin giấu tên của CNBC cho biết trong 8 mục tiêu Mỹ chọn tấn công có hai sân bay, một cơ sở nghiên cứu và một kho vũ khí hóa học của Syria. Trước đó, quân đội Syria đã sơ tán lượng lớn phi cơ tới các sân bay do Nga kiểm soát với hy vọng Mỹ sẽ không tấn công.
Nga cũng điều 10 tàu hải quân rời căn cứ Tartus sau lời đe dọa của Tổng thống Donald Trump rằng tên lửa "đẹp, thông minh" của Mỹ sẽ tới Syria.
Ryan Bohl, chuyên gia phân tích Trung Đông thuộc tổ chức Stratfor, nhận định các cơ sở vũ khí Syria nằm trong tầm bảo vệ của lưới phòng không Nga, nhưng lại nằm khá xa nơi lực lượng Nga đóng quân. Vì vậy đòn tấn công của Washington sẽ không gây nguy hiểm cho binh sĩ và khí tài của Moscow. Mỹ và Nga dường như vẫn duy trì đường dây nóng nhằm phối hợp để ngăn thương vong cho binh sĩ Nga, đồng thời giúp Washington báo trước cho Moscow về mục tiêu tấn công, tránh leo thang xung đột.
Các cường quốc trên thế giới có nguy cơ rơi vào vòng xoáy chiến tranh tại Syria sau khi quân đội chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad bị cáo buộc thực hiện cuộc tấn công hóa học hôm 7/4, cướp đi sinh mạng của khoảng 70 người ở thành phố Douma, Đông Ghouta, ngoại ô thủ đô Damascus.
Địa Trung Hải (màu xanh) trong tương quan với Syria. Đồ họa: Frost Foundation.
|
Mỹ đang triển khai một tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường ở ngoài khơi Syria, chiếc thứ hai sẽ đến đây trong vài ngày tới. Tàu sân bay USS Harry S. Truman và 5 chiến hạm hộ tống đã lên đường tới khu vực Địa Trung Hải và vịnh Ba Tư. Bộ đôi máy bay trinh sát "sứ giả chiến tranh" MC-12 của Mỹ cũng xuất hiện tại đảo Crete, cách bờ biển Syria khoảng 900 km.
Một tàu ngầm Anh đang đến gần bờ biển Syria, các tiêm kích tại căn cứ Akrotiri trên đảo Cyprus sẵn sàng nhận lệnh không kích Syria. Pháp có 10 tiêm kích Rafale tại Jordan và Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất, cùng tàu hộ vệ Aquitaine được trang bị 16 tên lửa hành trình tại Địa Trung hải.
Toàn bộ đơn vị quân đội chính phủ Syria và Hạm đội Biển Đen của Nga đã được đặt trong tình trạng báo động chiến đấu cao nhất.
Cáo buộc dùng vũ khí hóa học khiến Syria bị Mỹ dọa tấn công
Diễn biến vụ tấn công hóa học khiến Mỹ dọa tấn công Syria
Duy Sơn
Tin liên quan:
Syria trước nguy cơ bị Mỹ tấn công
- Người Syria đối mặt với những vụ không kích như thế nào? (13/4) 9
- Truyền hình Nga chế nhạo nỗi lo sợ chiến tranh với Mỹ (13/4) 0
- Cân nhắc của lãnh đạo thế giới trước khả năng tấn công Syria (13/4) 3
- 7 máy bay do thám Mỹ xuất hiện ngoài khơi Syria (13/4) 1
- Chiến lược bị hoài nghi của Trump khi đe dọa tấn công Syria (13/4) 2
- 10 tàu hải quân Nga rời cảng ở Syria sau khi Trump dọa tấn công 126
- Điều 10 tàu chiến rời cảng Syria, Nga có thể đang nắn gân Mỹ 76
- Nguy cơ đối đầu trực diện với Nga nếu Mỹ không kích Syria 89
- Nga cảnh báo bắn hạ mọi tên lửa Mỹ phóng vào Syria 215
- Châu Âu phát cảnh báo nguy cơ Syria bị không kích trong 72 giờ 109
https://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/quan-su/my-co-the-da-chon-8-muc-tieu-khong-kich-tai-syria-3736138.html?vn_source=rcm_detail&vn_medium=thegioi&vn_campaign=rcm&ctr=rcm_detail_env_4_click_thegioi
Máy bay 'Ngày tận thế' Mỹ xuất kích sau khi Trump dọa tấn công Syria
Chiếc E-4B Nightwatch đóng vai trò như trung tâm chỉ huy chiến tranh di động của Mỹ rời căn cứ ngay sau lời cảnh báo tấn công Syria của Tổng thống.
Anh có thể ra lệnh cho hạm đội tàu ngầm sẵn sàng tấn công Syria / Mỹ có thể phải phóng gần 240 tên lửa trong đòn không kích Syria
Chiếc E-4B số hiệu 73-1677 trong lần di chuyển hồi năm 2012. Ảnh: Jet Photos.
|
Trang CivMilAir chuyên theo dõi hoạt động hàng không tại Mỹ cho biết phi cơ E-4B Nightwatch số hiệu 73-1677 hôm qua xuất phát từ căn cứ Wright-Patterson, chỉ vài phút sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa phóng tên lửa vào Syria.
Tổng thống Trump trước đó đăng dòng tweet cảnh báo Nga hãy sẵn sàng vì tên lửa "đẹp, mới và thông minh" của nước này sẽ tới Syria. Phát ngôn trên được ông chủ Nhà Trắng đưa ra sau khi đại sứ Nga tại Lebanon tuyên bố quân đội nước này sẽ bắn hạ mọi tên lửa Mỹ nhắm vào Syria.
Cáo buộc dùng vũ khí hóa học khiến Syria bị Mỹ dọa tấn công
Diễn biến vụ tấn công hóa học khiến Mỹ dọa tấn công Syria
Không quân Mỹ đang vận hành 4 phi cơ E-4B Nightwatch, còn được gọi là "máy bay Ngày tận thế". Đây là trung tâm chỉ huy chiến tranh di động, mang theo hàng chục chuyên gia phân tích quân sự, chiến lược gia và trợ lý liên lạc để trợ giúp tổng thống Mỹ.
Phi đội E-4B được trang bị nhiều linh kiện đặc biệt như ăng ten dây dài tới 8km để duy trì liên lạc với lực lượng tàu ngầm hạt nhân, ngay cả khi các trạm liên lạc mặt đất bị phá hủy. Khi cất cánh, chúng sẽ được gọi là Trung tâm Tác chiến trên không Quốc gia (NAOC). Hoạt động từ thập niên 1970, E-4B luôn là lựa chọn tốt nhất giúp tổng thống Mỹ duy trì khả năng lãnh đạo đất nước và tung đòn trả đũa trong một vụ tấn công hạt nhân.
Những diễn biến gần đây cho thấy Mỹ dường như sắp phát động một đợt tấn công tên lửa nhằm vào Syria sau khi quân đội nước này bị cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học ở thị trấn Douma hồi cuối tuần trước khiến 70 người thiệt mạng. Bộ Ngoại giao Nga phủ nhận cáo buộc từ phía Mỹ và cho rằng mọi cuộc tấn công nhằm vào Syria dựa trên những chứng cứ giả mạo và thêu dệt đều không thể chấp nhận được, sẽ dẫn tới những hậu quả thảm khốc.
Tử Quỳnh
Tin liên quan:
Thứ năm, 12/4/2018 | 07:23 GMT+7
- 5 ngày căng thẳng leo thang ở Syria vì cáo buộc tấn công hóa học
- Châu Âu phát cảnh báo nguy cơ Syria bị không kích trong 72 giờ
- https://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/quan-su/may-bay-ngay-tan-the-my-xuat-kich-sau-khi-trump-doa-tan-cong-syria-3735519.html#ctr=box_morelink_thegioi_env_4_click
Anh có thể ra lệnh cho hạm đội tàu ngầm sẵn sàng tấn công Syria
Các tàu ngầm Anh dường như đã nhận được lệnh di chuyển tới vị trí có thể phóng tên lửa vào Syria.
Một tàu ngầm tấn công hạt nhân của Anh. Ảnh: Military.
|
Daily Telegraph ngày 11/4 dẫn nguồn tin chính phủ giấu tên cho biết quân đội Anh đang chuẩn bị mọi công đoạn cần thiết, trong đó có di chuyển tàu ngầm, để phóng tên lửa hành trình Tomahawk vào những mục tiêu quân sự ở Syria và nhiều khả năng cuộc tấn công "sẽ được phát động vào tối nay".
Trước đó, nguồn tin từ BBC khẳng định bà May sẵn sàng cho phép quân đội tham gia vào hành động quân sự do Mỹ dẫn đầu nhằm đáp trả cáo buộc Syria sử dụng vũ khí hóa học ở Đông Ghouta vào ngày 7/4 khiến khoảng 70 người thiệt mạng, mà không cần sự ủng hộ từ quốc hội.
Tuy nhiên, trong một cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump, bà cũng lưu ý rằng London cần thêm bằng chứng về hành động tấn công hóa học của Damascus trước khi tham gia trừng phạt quân sự cùng Washington.
Các quan chức Mỹ ngày 9/4 cho hay chính quyền Tổng thống Trump đang tính toán một đòn tấn công quân sự đa quốc gia nhằm vào Syria nhưng không tiết lộ kế hoạch cụ thể.
Theo giới chuyên gia, Pháp, Anh và các đồng minh Trung Đông sẽ là những đối tác tiềm năng của Mỹ trong bất cứ chiến dịch can thiệp quân sự nào vào Syria.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hồi tháng 2 cảnh báo nước này có thể tấn công Syria nếu Damascus vi phạm hiệp ước cấm vũ khí hóa học. Pháp hiện có 12 máy bay chiến đấu ở Trung Đông và có khả năng không kích Syria từ biển.
Nga và Syria bác bỏ mọi cáo buộc. Trong khi đại sứ Nga tại Lebanon dẫn lời Tổng thống Vladimir Putin cam đoan sẽ bắn hạ mọi tên lửa Mỹ nhằm vào Syria, Điện Kremlin lại kêu gọi Mỹ và đồng minh kiềm chế, tránh mọi hành động gây hấn và làm bất ổn tình hình khu vực. Syria đã đặt quân đội trong tình trạng báo động và di chuyển thiết bị quân sự để tránh tổn thất. Hạm đội Biển đen của Nga cũng được đặt trong tình trạng cảnh báo cao nhất.
Nguyễn Hoàng
https://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/quan-su/anh-co-the-ra-lenh-cho-ham-doi-tau-ngam-san-sang-tan-cong-syria-3735491.html#ctr=related_news_click
Đường dây nóng ngăn đối đầu trực diện Nga-Mỹ trên chiến trường Syria
Kênh liên lạc được duy trì liên tục cho phép Moscow và Washington kịp thời tháo gỡ các tình huống có thể làm nổ ra xung đột ở Syria.
Kịch bản đối đầu giữa tên lửa Mỹ và 'vành đai thép' Nga trên bầu trời Syria / Điều 10 tàu chiến rời cảng Syria, Nga có thể đang nắn gân Mỹ
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh: Gazeta.
|
Đường dây nóng giảm xung đột được Nga và Mỹ thiết lập ở Syria từ năm 2015, khi Moscow quyết định can thiệp quân sự vào quốc gia Trung Đông này nhằm hỗ trợ chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad. Kênh liên lạc này kết nối trực tiếp giữa sở chỉ huy lực lượng Nga tại Syria với Bộ tư lệnh Trung tâm Mỹ ở Qatar.
Đây được coi là kênh liên lạc quan trọng giữa Nga và Mỹ để điều phối hoạt động quân sự tại Syria, đảm bảo hai cường quốc không xảy ra tai nạn hoặc xung đột bất ngờ. Đường dây này có thể giúp Washington báo trước cho Moscow về mục tiêu tấn công, tránh gây thương vong cho binh sĩ Nga tại Syria.
Ông Peskov khẳng định Điện Kremlin theo dõi chặt chẽ mọi tuyên bố liên quan tới vấn đề Syria từ Washington, đồng thời kêu gọi các bên kiềm chế.
Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh Mỹ được cho là đã lựa chọn 8 mục tiêu để phát động đòn tấn công vào Syria, gồm hai sân bay, một cơ sở nghiên cứu và một kho vũ khí hóa học. Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn thực hiện cuộc tấn công này để đáp trả việc Syria bị cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học ở Douma hôm 7/4 khiến 70 người chết.
Việc Nga xác nhận vẫn duy trì đường dây nóng với Mỹ cho thấy cả hai bên "hiểu rõ nguy cơ đụng độ trực diện và tìm cách tránh kịch bản này", theo chuyên gia phân tích quốc phòng Alexander Golts.
Cáo buộc dùng vũ khí hóa học khiến Syria bị Mỹ dọa tấn công
Diễn biến vụ tấn công hóa học khiến Mỹ dọa tấn công Syria
Tử Quỳnh
https://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/quan-su/duong-day-nong-ngan-doi-dau-truc-dien-nga-my-tren-chien-truong-syria-3736182.html?vn_source=rcm_detail&vn_medium=thegioi&vn_campaign=rcm&ctr=rcm_detail_env_4_click_thegioi
Điều 10 tàu chiến rời cảng Syria, Nga có thể đang nắn gân Mỹ
Việc các tàu chiến Nga đồng loạt tiến ra Địa Trung Hải dường như là hành động phô trương thanh thế để buộc Mỹ hạn chế quy mô tấn công Syria.
10 tàu hải quân Nga rời cảng ở Syria sau khi Trump dọa tấn công / 4 tên lửa giúp Nga ngăn Mỹ tung đòn không kích vào Syria
Click để lật ảnh
Click để lật ảnh
Tàu chiến Nga tại cảng Tartus trước và sau thời điểm ông Trump dọa tấn công Syria. Ảnh: ISI.
Ảnh vệ tinh do hãng ImageSat International (ISI) của Israel chụp ngày 11/4 cho thấy gần như toàn bộ tàu chiến Nga ở Syria đã rời khỏi quân cảng Tartus, không lâu sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa tên lửa "đẹp, mới và thông minh" sẽ tới Syria. Khu vực cảng do Nga quản lý chỉ còn lại một tàu ngầm diesel-điện lớp Kilo.
Việc 10 tàu hải quân Nga đồng loạt rời cảng Tartus tiến ra Địa Trung Hải khiến nhiều người lo ngại về nguy cơ nổ ra đụng độ lớn trên biển, khi các tàu chiến mang tên lửa hành trình của Mỹ, Anh, Pháp cũng được cho là đang hiện diện tại đây, sẵn sàng cho đòn tấn công giáng vào Syria.
Tuy nhiên, chuyên gia Alex Lockie của Business Insider cho rằng động thái này của Nga giống một "đòn nắn gân" nhiều hơn là dàn quân đối đầu trực diện với Mỹ trên biển. Mục đích của hành động này là buộc Mỹ giảm quy mô cuộc không kích tiềm tàng nhằm vào Syria.
10 tàu chiến Nga rời cảng Tartus phần lớn là tàu vận tải, tàu đổ bộ, ngoại trừ một tàu ngầm lớp Kilo và hộ vệ hạm Đô đốc Essen. Đây là hai chiến hạm có khả năng tấn công mạnh với vũ khí nguy hiểm nhất là tổ hợp tên lửa Kalibr với các phiên bản chống hạm, chống ngầm và đối đất có tầm bắn tối đa tới 2.500 km.
Ryan Bohl, chuyên gia phân tích Trung Đông thuộc tổ chức Stratfor, cho rằng Nga sẽ không chủ động tấn công lực lượng tàu chiến Mỹ trên Địa Trung Hải. "Cả Moscow và Washington đều không muốn nổ ra Thế chiến III. Họ biết cách ngăn điều này xảy ra, cũng như duy trì các đường dây liên lạc rất thông suốt", ông Bohl nhận định.
Tàu chiến Nga phóng tên lửa Kalibr diệt mục tiêu IS
Tàu Đô đốc Essen phóng tên lửa Kalibr năm 2016. Video: Bộ Quốc phòng Nga.
"Việc bắn hạ tên lửa hành trình Tomahawk hoàn toàn khác với tung đòn tấn công chiến hạm phóng chúng", Bohl nói. Bởi vậy, chuyên gia này cho rằng với động thái điều tàu chiến ra Địa Trung Hải, hải quân Nga chỉ muốn cho dư luận Mỹ thấy cái giá phải trả khi chiến tranh nổ ra, nhằm để họ gây sức ép buộc Tổng thống Trump hủy kế hoạch tấn công hoặc giảm quy mô không kích Syria.
Hai tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường của Mỹ nhiều khả năng đang có mặt ở đông Địa Trung Hải, ngoài khơi Syria. Washington hôm qua cũng điều tàu sân bay USS Harry S. Truman và 5 chiến hạm hộ tống tới khu vực Địa Trung Hải và vịnh Persia. Các đồng minh của Mỹ như Pháp, Australia hay Arab Saudi đều đã bày tỏ sự ủng hộ với hành động của Mỹ ở Syria.
Đại sứ Nga tại Lebanon hôm 11/4 tuyên bố quân đội Nga sẽ bắn hạ tên lửa hành trình tấn công Syria và thậm chí nhắm cả vào các khí tài phóng chúng. Đáp lại, Tổng thống Trump đe dọa trên Twitter rằng Nga hãy chờ "các tên lửa đang tới Syria".
Tuy nhiên, Nhà Trắng hôm qua cho biết quyết định cuối cùng về vấn đề Syria chưa được đưa ra và tấn công quân sự chỉ là một trong nhiều phương án đang được cân nhắc.
Quân cảng Tartus nằm ở bờ biển phía tây Syria. Đồ họa: BBC.
|
Duy Sơn
https://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/quan-su/dieu-10-tau-chien-roi-cang-syria-nga-co-the-dang-nan-gan-my-3735872.html#ctr=related_news_click
Geen opmerkingen:
Een reactie posten