zaterdag 21 april 2018

Mỏ kim cương Jwaneng cung cấp 11 triệu carat mỗi năm ở Botswana [Kim cương có lẽ là thứ... thừa thãi nhất trong vũ trụ : Mặt Trời sẽ biến thành cục kim cương lớn bằng Trái Ðất sau... 5 tỷ năm nữa ! ]

Thứ sáu, 4/12/2015 | 11:47 GMT+7

Mỏ kim cương 11 triệu carat mỗi năm

Jwaneng ở Botswana là mỏ kim cương giá trị thế giới, với chất lượng tuyệt vời và sản lượng 11 triệu carat mỗi năm

Mỏ kim cương 11 triệu carat mỗi năm
Theo CNN, Botswana là một trong số những quốc gia thịnh vượng nhất châu Phi, nhờ vào vị thế là nước xuất khẩu kim cương hàng đầu thế giới.
Hố khai thác kim cương lớn nhất ở mỏ Jwaneng, Botswana. Đây là mỏ kim cương giá trị nhất thế giới, nằm ở phía nam trung bộ, cách thành phố Gaborone, thung lũng sống Naledi khoảng 120 km về phía tây. Jwaneng có nghĩa là "thành phố đá dăm", thuộc sở hữu của Debswana, đối tác giữa công ty khai thác kim cương De Beers và chính phủ Botswana. 
Mỏ kim cương 11 triệu carat mỗi năm
Một công nhân đang kiểm tra chiếc xe tải 300 tấn ở khu mỏ Jwaneng.
 
Mỏ kim cương 11 triệu carat mỗi năm
Ôtô tải đi xuống khu mỏ qua những con đường ngoằn ngoèo dẫn từ miệng hố. Jwaneng là mỏ lộ thiên, sản xuất 9,3 triệu tấn quặng mỗi năm và hơn 37 triệu tấn đá thừa. 
Mỏ kim cương 11 triệu carat mỗi năm
Lối vào trụ sở công ty De Beers ở Gaborone, Botswana. De Beers chuyển cơ sở bán hàng sang quốc gia châu Phi này từ năm 2013. Công ty này có chi nhánh ở 28 quốc gia, với các mỏ khai thác ở Botswana, Namibia, Nam Phi và Canada. Mỗi năm, De Beers bán ra 35% sản lượng kim cương thô trên thế giới. 
Mỏ kim cương 11 triệu carat mỗi năm
Một công nhân đang kiểm tra kim cương thô trong xưởng của De Beers.
Mỏ Jwaneng sản xuất gần 11 triệu carat kim cương (2.200 kg) mỗi năm. Tính đến năm 2005, nếu vẫn áp dụng sản lượng khai thác trên thì mỏ đủ dự trữ khai thác trong 27 năm nữa. Tỷ lệ kim cương cao, cộng với chất lượng tuyệt vời khiến Jwaneng trở thành mỏ kim cương giá trị nhất thế giới.
Mỏ kim cương 11 triệu carat mỗi năm
Kim cương đang chờ kiểm tra ở xưởng của De Beers.
Có hơn 2.100 công nhân làm việc tại mỏ Jwaneng. Nơi đây thậm chí có cả một bệnh viện tư và sân bay Jwaneng. Mỏ này còn nổi tiếng bởi được cấp chứng chỉ ISO 14001 về tuân thủ các biện pháp bảo vệ môi trường, và là mỏ đầu tiên tại Botswana nhận được chứng chỉ này năm 2000. 
Mỏ kim cương 11 triệu carat mỗi năm
Các chuyên gia nước ngoài và bản địa làm việc phân loại kim cương ở Gaborone. De Beers đã chuyển 82 chuyên gia cùng thân quyến từ London tới Botswana để thành lập cơ sở này năm 2013.
Mỏ kim cương 11 triệu carat mỗi năm
"Những mẩu kim cương đặc biệt" - trọng lượng ít nhất 10 carat được phân loại và để riêng, chờ định giá. 
Mỏ kim cương 11 triệu carat mỗi năm
Phân xưởng của công ty chuyên chế tác kim cương KGK ở Gaborone, Botswana. KGK mở phân xưởng tại đây vào tháng 9/2015.
Mỏ kim cương 11 triệu carat mỗi năm
Một viên kim cương đang chuẩn bị được đánh bóng trong phân xưởng của KGK.
Mỏ kim cương 11 triệu carat mỗi năm
Công nhân của KGK cắt kim cương thô làm nhiều mặt.
Mỏ kim cương 11 triệu carat mỗi năm
Trụ sở chính của công ty Debswana tại Gaborone, Botswana.

Hồng Hạnh (Ảnh: Peter Guest)

https://vnexpress.net/photo/khoa-hoc/mo-kim-cuong-11-trieu-carat-moi-nam-3322463.html#ctr=box_morelink_khoahoc_env_4_click

Thứ năm, 5/11/2015 | 11:27 GMT+7

Kim cương có thể ngập trong lòng đất

Theo nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Mỹ, kim cương có lẽ không hiếm như chúng ta tưởng, mà tồn tại phổ biến ở sâu dưới lòng đất.

kim-cuong-co-the-ngap-trong-long-dat
Ekati, mỏ khai thác kim cương lâu đời nhất Canada. Ảnh: Mining
Theo UPI, nghiên cứu trên do các nhà khoa học ở đại học John Hopkins, Mỹ, công bố trên tạp chí Nature hôm qua. Lâu nay, giới khoa học vẫn cho rằng, kim cương hình thành qua hai cách, oxy hóa khí mêtan hoặc khử CO2 trong dòng dung nham hay chất lỏng sâu dưới lòng đất. Cả hai đều đòi hỏi điều kiện đặc biệt của địa hóa học, làm cho kim cương trở nên quý hiếm và giá trị.
Tuy nhiên, theo các nhà địa hóa học ở đại học John Hopkins, còn cách khác dễ dàng, đơn giản và bình thường hơn để tạo ra kim cương. Sử dụng mô hình hóa học, họ chứng minh được kim cương có thể hình thành khi nước tăng dần tính axit trong quá trình chảy qua các lớp đá khác nhau của Trái Đất.
"Càng tìm hiểu, con người càng phát hiện kim cương hình thành trong nhiều loại đá khác nhau", Dimitri A. Sverjensky, nhà địa hóa học, Đại học John Hopkins, tác giả của nghiên cứu cho biết. "Tôi cho rằng, ai cũng phải thừa nhận, ngày càng nhiều môi trường hình thành kim cương được phát hiện".
Tuy nhiên, theo Sverjensky, kim cương hình thành theo cách đơn giản không có nghĩa là chúng ta có thể sản xuất hàng loạt theo cách này rồi đem ra chợ bán. 
Cách hình thành mới yêu cầu các điều kiện về áp suất và nhiệt độ rất cao, khoảng 900 đến hơn 1.000 độ C,  điều kiện chỉ xảy ra ở lớp vỏ sâu trong lòng Trái Đất. Chúng chỉ bị đẩy lên mặt đất bởi dung nham núi lửa. Hơn nữa, kích thước chúng rất nhỏ, cỡ micron (một phần triệu mét), không thể quan sát bằng mắt thường, chỉ có thể quan sát qua kính hiển vi. Do đó, không thể khai thác kim cương hình thành theo cách này.
Nghiên cứu của Sverjensky có ý nghĩa giúp giới khoa học có thêm hiểu biết về các dòng chảy động lực học sâu trong lòng Trái Đất, các dòng chảy chậm, một phần chưa được tìm hiểu nhiều của chu trình carbon, chu trình của sự sống trên Trái Đất.
Nguyễn Thành Minh

https://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/kim-cuong-co-the-ngap-trong-long-dat-3306920.html#ctr=related_news_click

Thứ hai, 1/6/2015 | 09:00 GMT+7

Phát hiện kim cương trong thiên thạch rơi xuống Trái Đất

Một thiên thạch có thể tồn tại từ thời hình thành hệ Mặt Trời rơi xuống Trái Đất và nổ tung, tạo ra vô số mảnh kim cương cỡ lớn.

unnamed-2418-1433121493.jpg
Các hạt kim cương trong không gian. Ảnh: NASA
Thiên thạch rơi vào bầu khí quyển Trái đất và nổ tung tại sa mạc Nubian, Sudan năm 2008. Đây là thiên thạch đầu tiên được phát hiện và theo dõi trước khi rơi xuống Trái đất. Nó được đăt tên là Almahata Sitta.
Theo BBC, người ta phát hiện kim cương trong các mảnh vỡ được thu hồi. Đây là thiên thạch chứa kim cương lớn nhất từ trước tới nay và không hình thành theo cách thông thường.
Trước đây, kim cương trong không gian được cho là hình thành khi các tiểu hành tinh va chạm với nhau. Lực va chạm ép các nguyên tử cacbon lại với nhau tạo ra kim cương. Tuy nhiên, theo cách này thì không thể tạo ra những viên kim cương kích thước lớn như trong Almahata Sitta.
Hiện các nhà khoa học đang nghiên cứu hai giả thuyết về sự hình thành kim cương này. Giả thuyết thứ nhất là các nguyên tử cacbon tự lắng đọng dần dần trong môi trường khí loãng ngoài không gian, tạo ra kim cương.
Giả thuyết thứ hai, đáng tin cậy hơn, cho rằng những viên kim cương này được tạo ra trong lòng một “planetestimal”, vật thể có kích thước trung gian giữa một tiểu hành tinh và một hành tinh thực sự.
Planetestimal này phải tồn tại cùng thời điểm hình thành hệ Mặt Trời, vì một nguyên nhân nào đó mà nó bị phá hủy và Almahata Sitta là một mảnh còn sót lại.
index-5662-1433121493.png
Một mẩu thiên thạch Almahata Sitta (màu đen). Ảnh: NASA
Nguyễn Thành Minh

https://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/phat-hien-kim-cuong-trong-thien-thach-roi-xuong-trai-dat-3226839.html#ctr=related_news_click

  1. Khám Phá Bí Ẩn Của MẶT TRỜI | Khám phá vũ trụ (Thuyết Minh) - Duur: 39:25.

    • 1 maand geleden
    • 56.730 weergaven
    Cách Trái Đất 144 triệu km là nguồn năng lượng hình thành Trái Đất, ngôi sao riêng của chúng ta - Mặt Trời. Chúng ta có thể nhìn

  2.  
  3. Sự hình thành Hệ Mặt Trời - HD Thuyết minh - Duur: 43:53.

    • 2 jaar geleden
    • 116.600 weergaven
    Khám phá Vũ Trụ Sự hình thành Hệ Mặt Trời.
  4. Sự hình thành của Hệ Mặt Trời | Khám phá vũ trụ (Thuyết Minh) - Duur: 45:06.

    • 6 maanden geleden
    • 47.278 weergaven
    Hệ Mặt Trời là ngôi nhà của chúng ta rộng lớn, hùng vĩ và yên bình. Nhưng hãy thử nhìn lại trong quá khứ, trước đây nơi này không

  5. Những bí ẩn của dải ngân hà - Duur: 54:55.

    • 3 jaar geleden
    • 309.017 weergaven
    Dải Ngân hà nơi hệ Mặt trời và Trái đất của chúng ta đang nằm trong đó vẫn còn ẩn chứa những bí ẩn chưa thể lý giải, hãy cùng tìm 
  6.  

Geen opmerkingen:

Een reactie posten