Việt Nam: Báo chí được phân phối như thế nào trong thời thuộc Pháp?
Nam Kỳ là cái nôi của nền báo chí Việt Nam - với một loạt công báo tiếng Pháp và tờ báo quốc ngữ đầu tiên, Gia định báo, ra đời năm 1865, sau đó là sự phát triển của báo chí tư nhân, bằng tiếng Pháp và tiếng Việt. Báo chí xuất hiện ở Bắc Kỳ từ cuối thế kỷ XIX, bắt đầu từ công báo, sau đó là những tờ báo tư nhân nhưng cũng là cơ quan ngôn luận của chính phủ thuộc địa.
Đặt báo tại Nam Kỳ và Bắc Kỳ
Tại Nam Kỳ, đến đầu thế kỷ XX, tất cả công báo đều do đích thân chính quyền thuộc địa đảm nhiệm. Mỗi địa phương trích ngân sách để đặt mua công báo hoặc kỉ yếu của các hội. Sau đó, báo sẽ được phân phát về từng cơ quan, trường học và các văn phòng địa phương. Tư nhân có thể đặt mua trực tiếp với nhà in và đến bưu điện nhận báo.
Ngay năm 1869, Trương Vĩnh Ký, với tư cách là tân chánh tổng tài, đã nhắc đến cách hùn tiền đặt báo trong phần Tạp Vụ của Gia-Định báo số 20 (ngày 24/09/1869) :
“… Khuyên ai nấy mua lấy nhựt trình nầy mà coi, một tháng một quan sáu hay là một quan bảy thì chẳng bao nhiêu để xài việc khác có khi chẳng ra ích gì. Mà như trong làng nào người ta không được giàu cho mấy thì ba chủ hiệp lại chung tiền cho một người đứng mua.
Những kẻ muốn mua nhựt trình thì phải tới mà mua hay là sai người nhà tới tại dinh quan thượng thơ nói cho thông ngôn biên tên biên chỗ ở, lại lãnh cái giấy mà lên kho đóng bạc rồi về nhà, chẳng còn lo chi nứa, và cả năm sẽ được nhựt trình người ta gởi cho mà coi chẳng sai. Những người khác tỉnh, khác phủ thì cũng làm như vậy tại dinh quan tham biện sở tại mình”.
Kể từ năm 1881, khi tự do báo chí được áp dụng ở Nam Kỳ, mạng lưới các nhà sách phát triển khá nhanh tại Sài Gòn. Và để công báo được ký gửi bán tại tiệm của mình, chủ hiệu sách làm đơn gửi đến phòng Nội Vụ (phòng Ba) của chính phủ. Đối với một số làng quá nghèo, chính phủ cấp báo miễn phí để đảm bảo chính sách tuyên truyền, như quyết định ngày 03/07/1905 của thống đốc Nam Kỳ, dùng ngân sách địa phương để cấp công báo cho 5 làng nghèo nhất ở mỗi tỉnh.
Tại Bắc Kỳ, sau khi bình định và thành lập Liên bang Đông Dương, công báo được giao trực tiếp cho tư nhân in ấn, cụ thể là François-Henri Schneider. Chính quyền thuộc địa cung cấp thông tin và công văn để in trong báo. Cho đến những năm 1920, ngoài những tờ công báo bằng tiếng Pháp, Bắc Kỳ có tổng cộng 7 tờ báo tư nhân bằng chữ quốc ngữ, kiêm luôn vai trò “cơ quan ngôn luận” của chính quyền thuộc địa, trong đó 6 tờ thuộc về F. H. Schneider. Cũng như Sài Gòn, có hai cách đặt báo tại Bắc Kỳ : trích ngân sách địa phương đặt báo và tư nhân đăng ký mua báo.
Để phổ biến rộng rãi thông tin và “định hướng công luận”, thống sứ Bắc Kỳ vừa trả tiền đặt mua một số lượng báo hàng năm, vừa trả phí đăng tin. Ví dụ, với tờ Đại-Nam đồng-văn nhật-báo, thống sứ Bắc Kỳ chi 5.000 đồng Đông Dương để đặt 5.000 bản trong giai đoạn 1891-1902, sau đó là 16.000 đồng Đông Dương cho 10.000 bản từ 1903-1906.
Hầu hết các tờ báo đều được in thành khổ lớn, một mặt, để có thể dán tại đình làng nhằm thu hút sự tò mò của người dân. Danh sách số lượng đặt báo của mỗi tỉnh do phủ thống sứ Bắc Kỳ lập và sau đó được gửi đến ông F. H. Schneider. Nhà in tự in địa chỉ và gửi báo đến tận tay người đặt theo danh sách được cấp : tri huyện, tri châu, tri phủ, đốc học, tuần phủ, quan án, tổng đốc tại các tỉnh Bắc Kỳ.
Tham nhũng và tắc trách
Báo cũng được giao đến quan lại ở các tỉnh để đội lệ phân phát đến các làng. Tại đây, lý trưởng là người chịu trách nhiệm dán báo ở đình làng để phổ biến thông tin. Ngay trong giai đoạn này đã xảy ra tình trạng tham nhũng. Tại một số tỉnh miền Bắc, các quan huyện hay nhân viên hành chính bản địa, chịu trách nhiệm đưa báo về các làng (như trường hợp tờ Đăng-Cổ tùng-báo), đã bắt các làng phải trả ít nhất một quan tiền cho mỗi số báo.
Ngoài ra, chính quyền thuộc địa cũng nhận thấy nhiều đội lệ lười phân phát báo mà để tích vài tuần trong trại lính. Để giải quyết tình trạng này, chính quyền buộc mỗi phủ, huyện, châu phải lập sổ phân phát báo, ghi rõ ngày ra báo và ngày phát báo để kiểm soát thực và quy trách nhiệm cho người không làm tròn nhiệm vụ.
Ngoài ra, từ đầu thế kỷ XX, các cá nhân có thể mua báo tại hai cửa hàng sách ở Hà Nội : một của nhà Schneider và một của Crébessac. Ông chủ nhà in Schneider còn có một cửa hàng sách khác ở Hải Phòng. Ngoài những tờ công báo, độc giả có thể mua được Extrême-Orient (thành lập năm 1894), L’Avenir du Tonkin…
Bán báo dạo - ki-ốt báo
Báo chí Việt Nam phát triển mạnh mẽ từ năm 1927 nhờ lực lượng “tân học” và chữ quốc ngữ trở thành chữ viết quốc gia. Nhiều tờ báo quốc ngữ tư nhân ra đời và cạnh tranh nhau khốc liệt. Thông tin liên tục được cập nhật nhờ đội ngũ cộng tác viên rộng khắp và kỹ thuật truyền thông hiện đại. Để bán được nhiều báo nhất, các nhà in, chủ báo tuyển đội ngũ bán báo dạo, với khoản thù lao ít ỏi, len lỏi vào mọi ngõ ngách của thành phố.
Chính vì vậy, chính quyền đã phải áp dụng sắc lệnh ngày 04/12/1927 về việc rao bán báo và bán báo trên hè phố tại Bắc Kỳ. Người bán báo phải làm đơn xin phép trước và cung cấp thông tin cá nhân nghề nghiệp, nguyên quán… ; tám ngày sau đó, họ sẽ nhận được thẻ hành nghề. Từ ngày 20/5/1937 đến 06/08/1940, thống sứ Bắc Kỳ đã cấp miễn phí 79 thẻ bán báo (1).
Tuy nhiên, chính quyền thuộc địa cho rằng những quy định này quá tự do và gây ra nhiều phiền toái, từ trộm cướp đến truyền đơn (2) gây mất trật tự và xúi giục kích động. Đến năm 1937, chính quyền Bắc Kỳ chấm dứt quyền tự do bán báo, nhưng vì không thể đi ngược với đạo luật tự do báo chí năm 1927, nên thẻ hành nghề chỉ được cấp cho những người đã được điều tra rõ ràng về lý lịch và đạo đức và có thể bị từ chối nếu người xin cấp thẻ chưa từng hành nghề bán báo. Chính quyền hoàn toàn có quyền rút thẻ hành nghề của người bán báo gây rối trật tự. Thành phố cũng cấm rao báo, chào mời, bấm chuông, đánh gõ bất kỳ phương tiện gì gây ồn để thu hút khách. Những người bán báo phải ngừng hoạt động trên đường phố từ 22 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau.
Song song với nghề bán báo dạo, ngay năm 1933, thành phố Hà Nội cũng dự định xây nhiều ki-ốt cố định bán sách báo. Danh sách được lập gồm 25 ki-ốt được lập thành 5 lô, ví dụ như ở góc phố Hàng Than và kè Paul Doumer, góc phố Hàng Khoai và phố Hàng Giấy, Cửa Bắc thành Thăng Long trên đại lộ Carnot (Cửa Bắc)… Mỗi cá nhân có thể thầu một hoặc nhiều lô với thời hạn hợp đồng 2 năm. Dù có thể là thủ công, không đẹp bằng những ki-ốt báo ở Paris, nhưng kích thước ki-ốt cũng được quy định chặt chẽ :
“Ki-ốt có thể là hình tròn, sáu cạnh hoặc tám cạnh ; kích thước của đế ki-ốt không được vượt quá chu vi 1,50 m. Các sạp gỗ không được nhô ra ngoài quá 1,70 m và mái không được cao qua 2 m. Nền của ki-ốt phải cao khoảng 20 cm so với mặt đất để có thể quét dọn dưới gầm” (3).
Từ những năm 1930, nghề in, nghề báo và nghề xuất bản phát triển nhanh hơn nhờ đội ngũ “tân học” và du học sinh từ Pháp trở về. Cũng từ thời điểm này, kiểm duyệt được áp dụng chặt chẽ hơn, sẵn sàng cắt bỏ những phần bị cho là nhạy cảm, tác động đến danh tiếng của chính phủ thuộc địa. Và cũng từ thời điểm này, sách báo mang tư tưởng phương Tây, tuyên truyền chống Pháp cũng được bí mật truyền tay nhau, một phần nhờ đội ngũ bán báo dạo.
***
(1) CAOM, Résidence supérieure du Tonkin (RST), hồ sơ 612.
(2) CAOM, Résidence supérieure du Tonkin (RST), hồ sơ 581.
(3) Hà Nội, Fonds de la Mairie de Hanoi, hồ sơ 2606.
Cùng chủ đề
Các lưu trữ
- 1
- 2
- 3
- ...
- trang sau >
- trang cuối >
-
Việt-Pháp 2018 : 45 năm hợp tác song phương
Năm 2018 đánh dấu tròn 45 năm Hiệp định Paris chấm dứt cuộc chiến ở Việt Nam. Paris đã đóng vai trò quan trọng trong việc làm … -
Chuyển biến trong xã hội Việt Nam đương đại qua sách của chuyên gia Pháp
Việt Nam thay đổi một cách sâu sắc kể từ khi thực hiện chính sách Đổi Mới năm 1986. Đối với nhiều nhà nghiên cứu Pháp, … -
Đối tác chiến lược Úc-Việt trước đà bành trướng của Trung Quốc
Tại Canberra, ngày 15/03/2018, tức là hai ngày trước khi diễn ra Thượng đỉnh Úc-ASEAN ở Sydney, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và … -
CPTPP sẽ thúc đẩy cải cách ở Việt Nam
Ngày 08/03/2018, 11 nước hai bờ Thái Bình Dương đã ký tại Chilê hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái … -
Quan hệ Việt-Mỹ qua chuyến thăm của USS Carl Vinson
Từ ngày 5 đến 9/03/2018, lần đầu tiên một hàng không mẫu hạm của Mỹ, chiếc USS Carl Vinson, ghé thăm một cảng của Việt Nam, một dấu hiệu … -
Việt Nam: Giầy thổ cẩm của người Thái và mục tiêu xây trường vùng cao
An Bình, Cô Tô, Ba Bể, Mũi Né, Hội An, Phú Quốc, Sơn Đoòng… những địa danh của Việt Nam được công ty khởi nghiệp …
- 1
- 2
- 3
- ...
- trang sau >
- trang cuối >
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20180402-viet-nam-bao-chi-duoc-phan-phoi-nhu-the-nao-trong-thoi-thuoc-phap
Trụ sở tòa soạn báo l'Avenir du Tonkin (Tương lai Bắc Kỳ) bên Hồ Gươm, Hà Nội.Flickr/Manhhai
Tương tự, báo chí tại Việt Nam cũng bị tách thành hai chế độ riêng biệt. Tại Nam Kỳ, nơi được coi là cái nôi của nền báo chí Việt Nam, báo tiếng Pháp được hưởng quyền tự do báo chí như tại « Mẫu Quốc » theo luật ngày 29/07/1881. Bất kỳ người nào mang quốc tịch Pháp đều có thể ra báo mà không cần xin phép trước. Tuy nhiên, đối với báo chí quốc ngữ hay bằng bất kỳ ngôn ngữ nào khác tiếng Pháp phát hành trên Đông Dương, cần có giấy phép của chính phủ.
Sau giai đoạn « tập làm báo » dưới thời Trương Vĩnh Ký (Pétrus Ký), Huỳnh Tịnh Của (Paulus Của), báo chí Nam Kỳ bắt đầu đa dạng hơn với một số tờ chính luận của tư nhân phát hành bằng tiếng Pháp và chữ quốc ngữ, rồi dần lan rộng đến Bắc Kỳ sau Hòa ước Patenôtre 1884 với triều đình Huế công nhận quyền bảo hộ của Pháp.
Báo tiếng Pháp được tự do phát hành - Báo quốc ngữ phải xin phép
Cũng từ giai đoạn này bắt đầu xuất hiện nhiều vụ xung đột lợi ích giữa chính quyền và giới thực dân (colons), hoặc giữa các nhà cầm quyền Pháp tại Đông Dương. Báo chí trở thành công cụ tấn công, bảo vệ quyền lợi mỗi bên. Trong những năm 1880-1890, toàn quyền Đông Dương bị tờ Courrier d’Haiphong tấn công, còn đốc lý Hải Phòng là đối tượng chỉ trích của tờ Le Cancrelat - libre penseur. Nghiêm trọng hơn là một vụ tung « tin giả » của tờ L’Avenir du Tonkin (Tương lai Bắc Kỳ), được nêu trong bức thư ngày 09/02/1889 (1) của toàn quyền Đông Dương Richaud gửi bộ trưởng Hàng Hải và Thuộc Địa Pháp :
« Nhà vua (Đồng Khánh) băng hà ngày 28/01/1889, lúc 8h30 tối và tin này được báo cho Toàn quyền qua điện tín sáng 29. Thế mà tờ L’Avenir du Tonkin đã dán trước cửa văn phòng hai tin nhanh như sau: « Huế, ngày 26/01/1889 - Hoàng đế An Nam bị đầu độc : người ta còn giữ hy vọng cứu được ngài» - « Huế, ngày 28/01/1889 - Hoàng đế An Nam đã băng hà » ».
Theo báo cáo của toàn quyền Đông Dương, lý do là chủ báo De Saint Mathurin bất bình vì chính quyền ngừng đặt mua và tài trợ tờ L’Avenir du Tonkin để chuẩn bị thành lập Công báo Đông Dương Journal officiel de l’Indochine.
Vẫn trong bức thư trên, toàn quyền Đông Dương Richaud nhấn mạnh : « Các cuộc tấn công dai dẳng và mãnh liệt (như của tờ Cancrelat) nhắm vào công chức đã hạ thấp nhân viên của chúng ta và gây tổn hại đến ảnh hưởng của Pháp tại một nước mà chúng ta vừa mới chỉ thiết lập được quyền lực… ».
Có lẽ những sự kiện này buộc chính quyền Đông Dương phải ban hành sắc lệnh ngày 04/10/1898 hạn chế một số quyền tự do báo chí và quy định nhiều hình phạt khác nhau, kể cả đối với báo bằng tiếng Pháp, công dân Pháp và dân địa phương, phạm các tội kích động dân địa phương nổi loạn, đăng tải, tuyên truyền tranh ảnh thiếu tôn trọng chính quyền Pháp tại Đông Dương...
Kể cả báo chí quốc ngữ Nam Kỳ, thuộc địa của Pháp, cũng trở thành đối tượng nhắm đến của sắc luật này, như trường hợp được nhà sử học Pháp Pierre Brocheux nhắc lại là vụ bắt giữ Gilbert Chiếu (Trần Chánh Chiếu), chủ bút tờ Lục tỉnh tân văn của một người Pháp, vào tháng 10/1908 vì ông có quan hệ với phong trào Đông Du và viết báo chống chính quyền thuộc địa. Nhà sử học Pierre Brocheux đánh giá :
« Báo chí quốc ngữ phát triển từ báo thông tin thành báo chí chính luận và cũng nhanh chóng biến thành báo chí tuyên truyền, thậm chí còn đăng những lời yêu sách. Nhiều bài viết còn kêu gọi độc giả biểu tình, làm việc này hay việc kia, ký kiến nghị… Dĩ nhiên, hiện tượng này cũng nhanh chóng lan ra miền Bắc. Điều đáng nói là miền Bắc không phải là Nam Kỳ, có nghĩa là không phải là một thuộc địa, nên hệ thống kiểm duyệt, cảnh sát theo dõi rất chặt chẽ và trấn áp cũng rất nhanh, vì vậy, báo chí không phát triển rộng được như ở Nam Kỳ ».
Vẫn theo nhà sử học Brocheux, ở Nam Kỳ, nhiều người còn đặt mua được báo L’Humanité của đảng Cộng Sản Pháp và nhận được qua đường bưu điện.
« Người ta có thể thấy trong những tờ báo chính luận đầu tiên bằng chữ quốc ngữ một số bài viết dịch lại từ tờ L’Humanité. Đây là trường hợp của tờ Tiếng chuông rè (La Cloche fêlée) của Nguyễn An Ninh. Sau đó còn có bản dịch của luật sư Phan Văn Trường về « Tuyên ngôn đảng Cộng Sản » và nhiều bài báo trên tờ L’Humanité. Chính vì thế, luật sư Phan Văn Trường bị bắt giam, dù ông có quốc tịch Pháp. Ông còn dịch « Lời kêu gọi Binh sĩ » (Appel aux soldats) đừng ra chiến trường, đừng sang các nước thuộc địa hoặc đào ngũ… ».
Điều này đã được làm và có thể làm ở Nam Kỳ, song kéo dài không lâu, vì chính quyền luôn tìm chứng cứ để đình bản hoặc tiến hành các vụ bắt giam. Ngay khoảng năm 1925, toàn quyền Đông Dương Alexandre Varenne, thuộc đảng Xã Hội, đã ban hành nhiều biện pháp chống lại báo chí Đông Dương. Sắc lệnh ngày 04/10/1927, còn được gọi là sắc lệnh Varenne, quy định lại chế độ báo chí ở các vùng bảo hộ của Pháp, áp đặt chế độ kiểm duyệt, đã bị bãi bỏ ở Pháp, đối với báo chí quốc ngữ.
Báo chí phát triển - Kiểm duyệt khắt khe
Tuy nhiên, cũng từ năm 1927, báo chí Bắc Kỳ phát triển vượt bậc nhờ một tầng lớp trí thức trẻ người Việt, công nghệ in báo được cải tiến… Từ 9 đầu báo vào năm 1927 tăng thành 27 vào đầu năm 1933. Nhà sử học Brocheux cho biết thêm :
« Tại Bắc Kỳ và Nam Kỳ, báo chí được tự do phát triển hơn một chút dưới thời Mặt Trận Bình Dân tại Pháp (Front Populaire) vào năm 1936. Đây là thời kỳ nở rộ, người ta thấy xuất hiện rất nhiều « báo lá cải » theo cách gọi « feuille de chou » trong tiếng Pháp, có nghĩa là báo chỉ có một tờ in hai mặt, vì giai đoạn này có chút tự do hơn, luật pháp không bị áp dụng chặt chẽ đối với báo chí. Nhờ đó, rất nhiều báo cộng sản, hoặc những tờ ngả theo cánh tả, thậm chí là cực tả, xuất hiện trong giai đoạn 1936-1937, ví dụ như tờ La Lutte (Tranh đấu) ».
Chút tự do báo chí tại Đông Dương nhanh chóng bị hạn chế với một sắc lệnh mới 30/06/1935 và thực sự bị trấn áp từ năm 1939 khi Thế Chiến II sắp bùng nổ, đồng thời Mặt Trận Bình Dân Pháp bị tan rã. Tại Pháp, đảng Cộng Sản bị giải tán theo sắc lệnh ngày 26/09/1939. Nhà sử học Brocheux giải thích :
« Sắc lệnh này đặt đảng Cộng Sản Pháp ngoài vòng luật pháp, cũng như mọi đảng Cộng Sản hay chi nhánh của đảng này ở các xứ thuộc địa Pháp. Các báo cộng sản cũng bị cấm, như L’Humanité ở Pháp. Ở Việt Nam, chính quyền lục soát trụ sở tất cả các báo cộng sản, bắt giữ người theo Cộng Sản và đưa họ vào trại giám sát ».
Một lần nữa, người Việt bị tước quyền tự do báo chí. Tuy nhiên, họ tìm cách lách luật bằng cách mượn tên của một người có quốc tịch Pháp để mở một tờ báo sau đó nhượng lại cho một người Việt khai thác, dễ như « thuê nhà mặt phố ». Tuy nhiên, các tờ báo quốc ngữ phải chịu kiểm duyệt trước. Bộ phận báo chí của chính quyền thuộc địa có quyền cắt hoặc xóa một khổ, một câu, thậm chí bỏ cả bài nếu nội dung đi ngược với lợi ích hoặc đe dọa chính quyền thuộc địa. Chính vì thế, từ năm 1940, độc giả không hề ngạc nhiên khi thấy nhiều chỗ bị bỏ trắng trong các nhật báo hoặc tạp chí (Tri Tân, Phong Hóa…) với hàng chữ « Kiểm duyệt bỏ ». Trong vòng ba năm, từ 1940-1943, 17 tờ báo bị rút giấy phép phát hành.
Nhà trí thức Phạm Quỳnh, chủ bút tạp chí Nam Phong, từng biện minh cho chính sách kiểm duyệt của chính quyền Pháp tại Đông Dương, là « phòng ngừa tốt hơn là trấn áp. Chính xác hơn là nên ngăn chặn các bài viết có nguy cơ đẩy nhà văn đến các hậu quả đáng tiếc trước khi chúng được in. Chế độ báo chí, ngược lại, rất tự do đối với những gì được cho là thể hiện quan điểm và chỉ cấm những gì phạm pháp. Có nghĩa là, giấy cấp phép ra báo không phải là một trở ngại mà là sự bảo vệ cho những người liên quan » (2).
***
(1) CAOM, Gouvernement général de l’Indochine, dossier 9220.
(2) Phạm Quỳnh, « La presse annamite » (Báo chí An Nam), Nam Phong, n°107, tháng 07/1926.
Việt Nam: Kiểm duyệt báo chí quốc ngữ trong thời kỳ Pháp thuộc
Trong giai đoạn thuộc Pháp, Việt Nam bị chia thành ba vùng tách biệt : Nam Kỳ trở thành thuộc địa và theo luật lệ của Pháp ; Trung Kỳ và Bắc Kỳ nằm dưới chế độ bảo hộ, vẫn theo luật lệ của triều Nguyễn nhưng quyền hạn thật nằm trong tay chính phủ Đông Dương.
Sau giai đoạn « tập làm báo » dưới thời Trương Vĩnh Ký (Pétrus Ký), Huỳnh Tịnh Của (Paulus Của), báo chí Nam Kỳ bắt đầu đa dạng hơn với một số tờ chính luận của tư nhân phát hành bằng tiếng Pháp và chữ quốc ngữ, rồi dần lan rộng đến Bắc Kỳ sau Hòa ước Patenôtre 1884 với triều đình Huế công nhận quyền bảo hộ của Pháp.
Báo tiếng Pháp được tự do phát hành - Báo quốc ngữ phải xin phép
Cũng từ giai đoạn này bắt đầu xuất hiện nhiều vụ xung đột lợi ích giữa chính quyền và giới thực dân (colons), hoặc giữa các nhà cầm quyền Pháp tại Đông Dương. Báo chí trở thành công cụ tấn công, bảo vệ quyền lợi mỗi bên. Trong những năm 1880-1890, toàn quyền Đông Dương bị tờ Courrier d’Haiphong tấn công, còn đốc lý Hải Phòng là đối tượng chỉ trích của tờ Le Cancrelat - libre penseur. Nghiêm trọng hơn là một vụ tung « tin giả » của tờ L’Avenir du Tonkin (Tương lai Bắc Kỳ), được nêu trong bức thư ngày 09/02/1889 (1) của toàn quyền Đông Dương Richaud gửi bộ trưởng Hàng Hải và Thuộc Địa Pháp :
« Nhà vua (Đồng Khánh) băng hà ngày 28/01/1889, lúc 8h30 tối và tin này được báo cho Toàn quyền qua điện tín sáng 29. Thế mà tờ L’Avenir du Tonkin đã dán trước cửa văn phòng hai tin nhanh như sau: « Huế, ngày 26/01/1889 - Hoàng đế An Nam bị đầu độc : người ta còn giữ hy vọng cứu được ngài» - « Huế, ngày 28/01/1889 - Hoàng đế An Nam đã băng hà » ».
Theo báo cáo của toàn quyền Đông Dương, lý do là chủ báo De Saint Mathurin bất bình vì chính quyền ngừng đặt mua và tài trợ tờ L’Avenir du Tonkin để chuẩn bị thành lập Công báo Đông Dương Journal officiel de l’Indochine.
Vẫn trong bức thư trên, toàn quyền Đông Dương Richaud nhấn mạnh : « Các cuộc tấn công dai dẳng và mãnh liệt (như của tờ Cancrelat) nhắm vào công chức đã hạ thấp nhân viên của chúng ta và gây tổn hại đến ảnh hưởng của Pháp tại một nước mà chúng ta vừa mới chỉ thiết lập được quyền lực… ».
Có lẽ những sự kiện này buộc chính quyền Đông Dương phải ban hành sắc lệnh ngày 04/10/1898 hạn chế một số quyền tự do báo chí và quy định nhiều hình phạt khác nhau, kể cả đối với báo bằng tiếng Pháp, công dân Pháp và dân địa phương, phạm các tội kích động dân địa phương nổi loạn, đăng tải, tuyên truyền tranh ảnh thiếu tôn trọng chính quyền Pháp tại Đông Dương...
Kể cả báo chí quốc ngữ Nam Kỳ, thuộc địa của Pháp, cũng trở thành đối tượng nhắm đến của sắc luật này, như trường hợp được nhà sử học Pháp Pierre Brocheux nhắc lại là vụ bắt giữ Gilbert Chiếu (Trần Chánh Chiếu), chủ bút tờ Lục tỉnh tân văn của một người Pháp, vào tháng 10/1908 vì ông có quan hệ với phong trào Đông Du và viết báo chống chính quyền thuộc địa. Nhà sử học Pierre Brocheux đánh giá :
« Báo chí quốc ngữ phát triển từ báo thông tin thành báo chí chính luận và cũng nhanh chóng biến thành báo chí tuyên truyền, thậm chí còn đăng những lời yêu sách. Nhiều bài viết còn kêu gọi độc giả biểu tình, làm việc này hay việc kia, ký kiến nghị… Dĩ nhiên, hiện tượng này cũng nhanh chóng lan ra miền Bắc. Điều đáng nói là miền Bắc không phải là Nam Kỳ, có nghĩa là không phải là một thuộc địa, nên hệ thống kiểm duyệt, cảnh sát theo dõi rất chặt chẽ và trấn áp cũng rất nhanh, vì vậy, báo chí không phát triển rộng được như ở Nam Kỳ ».
Vẫn theo nhà sử học Brocheux, ở Nam Kỳ, nhiều người còn đặt mua được báo L’Humanité của đảng Cộng Sản Pháp và nhận được qua đường bưu điện.
« Người ta có thể thấy trong những tờ báo chính luận đầu tiên bằng chữ quốc ngữ một số bài viết dịch lại từ tờ L’Humanité. Đây là trường hợp của tờ Tiếng chuông rè (La Cloche fêlée) của Nguyễn An Ninh. Sau đó còn có bản dịch của luật sư Phan Văn Trường về « Tuyên ngôn đảng Cộng Sản » và nhiều bài báo trên tờ L’Humanité. Chính vì thế, luật sư Phan Văn Trường bị bắt giam, dù ông có quốc tịch Pháp. Ông còn dịch « Lời kêu gọi Binh sĩ » (Appel aux soldats) đừng ra chiến trường, đừng sang các nước thuộc địa hoặc đào ngũ… ».
Điều này đã được làm và có thể làm ở Nam Kỳ, song kéo dài không lâu, vì chính quyền luôn tìm chứng cứ để đình bản hoặc tiến hành các vụ bắt giam. Ngay khoảng năm 1925, toàn quyền Đông Dương Alexandre Varenne, thuộc đảng Xã Hội, đã ban hành nhiều biện pháp chống lại báo chí Đông Dương. Sắc lệnh ngày 04/10/1927, còn được gọi là sắc lệnh Varenne, quy định lại chế độ báo chí ở các vùng bảo hộ của Pháp, áp đặt chế độ kiểm duyệt, đã bị bãi bỏ ở Pháp, đối với báo chí quốc ngữ.
Báo chí phát triển - Kiểm duyệt khắt khe
Tuy nhiên, cũng từ năm 1927, báo chí Bắc Kỳ phát triển vượt bậc nhờ một tầng lớp trí thức trẻ người Việt, công nghệ in báo được cải tiến… Từ 9 đầu báo vào năm 1927 tăng thành 27 vào đầu năm 1933. Nhà sử học Brocheux cho biết thêm :
« Tại Bắc Kỳ và Nam Kỳ, báo chí được tự do phát triển hơn một chút dưới thời Mặt Trận Bình Dân tại Pháp (Front Populaire) vào năm 1936. Đây là thời kỳ nở rộ, người ta thấy xuất hiện rất nhiều « báo lá cải » theo cách gọi « feuille de chou » trong tiếng Pháp, có nghĩa là báo chỉ có một tờ in hai mặt, vì giai đoạn này có chút tự do hơn, luật pháp không bị áp dụng chặt chẽ đối với báo chí. Nhờ đó, rất nhiều báo cộng sản, hoặc những tờ ngả theo cánh tả, thậm chí là cực tả, xuất hiện trong giai đoạn 1936-1937, ví dụ như tờ La Lutte (Tranh đấu) ».
Chút tự do báo chí tại Đông Dương nhanh chóng bị hạn chế với một sắc lệnh mới 30/06/1935 và thực sự bị trấn áp từ năm 1939 khi Thế Chiến II sắp bùng nổ, đồng thời Mặt Trận Bình Dân Pháp bị tan rã. Tại Pháp, đảng Cộng Sản bị giải tán theo sắc lệnh ngày 26/09/1939. Nhà sử học Brocheux giải thích :
« Sắc lệnh này đặt đảng Cộng Sản Pháp ngoài vòng luật pháp, cũng như mọi đảng Cộng Sản hay chi nhánh của đảng này ở các xứ thuộc địa Pháp. Các báo cộng sản cũng bị cấm, như L’Humanité ở Pháp. Ở Việt Nam, chính quyền lục soát trụ sở tất cả các báo cộng sản, bắt giữ người theo Cộng Sản và đưa họ vào trại giám sát ».
Một lần nữa, người Việt bị tước quyền tự do báo chí. Tuy nhiên, họ tìm cách lách luật bằng cách mượn tên của một người có quốc tịch Pháp để mở một tờ báo sau đó nhượng lại cho một người Việt khai thác, dễ như « thuê nhà mặt phố ». Tuy nhiên, các tờ báo quốc ngữ phải chịu kiểm duyệt trước. Bộ phận báo chí của chính quyền thuộc địa có quyền cắt hoặc xóa một khổ, một câu, thậm chí bỏ cả bài nếu nội dung đi ngược với lợi ích hoặc đe dọa chính quyền thuộc địa. Chính vì thế, từ năm 1940, độc giả không hề ngạc nhiên khi thấy nhiều chỗ bị bỏ trắng trong các nhật báo hoặc tạp chí (Tri Tân, Phong Hóa…) với hàng chữ « Kiểm duyệt bỏ ». Trong vòng ba năm, từ 1940-1943, 17 tờ báo bị rút giấy phép phát hành.
Nhà trí thức Phạm Quỳnh, chủ bút tạp chí Nam Phong, từng biện minh cho chính sách kiểm duyệt của chính quyền Pháp tại Đông Dương, là « phòng ngừa tốt hơn là trấn áp. Chính xác hơn là nên ngăn chặn các bài viết có nguy cơ đẩy nhà văn đến các hậu quả đáng tiếc trước khi chúng được in. Chế độ báo chí, ngược lại, rất tự do đối với những gì được cho là thể hiện quan điểm và chỉ cấm những gì phạm pháp. Có nghĩa là, giấy cấp phép ra báo không phải là một trở ngại mà là sự bảo vệ cho những người liên quan » (2).
***
(1) CAOM, Gouvernement général de l’Indochine, dossier 9220.
(2) Phạm Quỳnh, « La presse annamite » (Báo chí An Nam), Nam Phong, n°107, tháng 07/1926.
Cùng chủ đề
Các lưu trữ
- 1
- 2
- 3
- ...
- trang sau >
- trang cuối >
- http://vi.rfi.fr/viet-nam/20171016-viet-nam-kiem-duyet-bao-chi-quoc-ngu-trong-giai-doan-thuoc-phap
Geen opmerkingen:
Een reactie posten