"Lò bác Lú" : Vụ Vũ "nhôm" : thêm 1 tướng tình báo công an và 2 cựu chủ tịch Ðà Nẵng... bị bắt ! [...thì ra tình báo công an việt cộng chỉ là để...ăn cướp ! ] + Vụ trùm công an..."cờ bạc" Phan Văn Vĩnh: Lãnh đạo VNPT Epay bị bắt
Cựu chủ tịch UBND Đà Nẵng cùng cựu trung tướng tình báo bị bắt
Bộ Công an hôm nay đã khởi tố, bắt nhiều cựu quan chức cấp cao của Đà Nẵng và hai cựu công an về hàng loạt tội danh do liên quan vụ án Phan Văn Anh Vũ.
Ngày 17/4, Bộ Công an cho hay Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đã tiến hành các biện pháp tố tụng, ra quyết định khởi tố bị can với ông Phan Hữu Tuấn cựu trung tướng, cựu phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo (Bộ Công an).
20h30, hơn 10 công an, đại diện viện kiểm sát đi vào nhà ông Tuấn. Ảnh: Giang Huy
Ông Tuấn bị điều tra về tội Cố ý làm lộ bí mật nhà nước, theo Điều 337 Bộ luật Hình sự năm 2015. Ông năm nay 63 tuổi, đã nghỉ hưu, trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội. Tối cùng ngày, sau hơn một tiếng khám xét, công an đã rời nhà ông Tuấn lúc 21h30, mang ra một thùng tài liệu.
Cơ quan điều tra cũng ra quyết định khởi tố bị can, tạm giam ông Nguyễn Hữu Bách, cán bộ Bộ Công an, theo điều 337 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Cùng ngày, Chủ tịch nước ký quyết định tước danh hiệu Công an nhân dân với ông Tuấn. Bộ trưởng Công an tước danh hiệu với ông Bách.
* Công an đến khám nhà cựu trung tướng tình báo
Công an khám nhà cựu Trung tướng Tình báo Phan Hữu Tuấn
Video: Huy Mạnh
Theo Bộ Công an, mở rộng điều tra vụ án Phan Văn Anh Vũ “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước”, “Trốn thuế”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, ngoài hai cựu công an trên, trong ngày 17/4 nhà chức trách còn khởi tố một số cựu quan chức cấp cao của Đà Nẵng.
Cụ thể, ông Trần Văn Minh (63 tuổi, cựu Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2006-2011) bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về các tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí (Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015) và Vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý đất đai (Điều 229 Bộ luật Hình sự năm 2015).
Các bị can (từ trái qua): Trần Văn Minh, Nguyễn Điểu, Văn Hữu Chiến.
Ông Văn Hữu Chiến (64 tuổi, cựu chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng năm 2011-2014) bị khởi tố theo điều 219 và 229 Bộ luật Hình sự, được tại ngoại.
Cơ quan Cảnh sát điều tra cũng quyết định khởi tố bị can và áp dụng lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú với ông Nguyễn Điểu (60 tuổi, nguyên giám đốc Sở Tài nguyên môi trường thành phố Đà Nẵng); Trần Văn Toán (nguyên phó giám đốc Sở Tài nguyên môi trường Đà Nẵng).
Nhà chức trách khởi tố bị can và áp dụng lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú với ông Lê Cảnh Dương (Giám đốc Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư thành phố Đà Nẵng). Các ông Điểu, Toán, Dương cùng bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 229 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Ông Phan Văn Anh Vũ (Vũ "Nhôm") là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần xây dựng Bắc Nam 79; nguyên chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Nova Bắc Nam 79 (nay là Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Chấn Phong).
Cuối năm 2017, Phan Văn Anh Vũ bị truy nã và bị bắt sau gần 20 ngày bỏ trốn sang Singapore. Ngoài tội Cố ý làm lộ bí mật nhà nước, ông còn bị điều tra một số sai phạm khác liên quan đến hoạt động kinh tế, trong đó có vụ án xảy ra tại Ngân hàng Đông Á.
Ông Trần Văn Minh giữ chức Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng từ năm 2006 đến 2011. Ông Văn Hữu Chiến là người kế nhiệm đến năm 2014. Trong giai đoạn này, lãnh đạo Đà Nẵng đã đồng ý chủ trương bán nhiều nhà đất công sản, cũng như nhiều dự án. Kiểm tra các dự án, Thanh tra Chính phủ xác định Đà Nẵng làm thất thoát 3.400 tỷ đồng. Mới đây nhiều dự án nhà, đất công sản tại Đà Nẵng bị Bộ Công an điều tra và có liên quan đến đại gia bất động sản Phan Văn Anh Vũ.
Tròn một tháng trước, trả lời VnExpress, ông Văn Hữu Chiến cho biết thời điểm Đà Nẵng có chủ trương bán và giao nhà đất công sản, ông là phó chủ tịch, chịu trách nhiệm "giúp việc, ký theo phân công, trình tự thủ tục để triển khai chủ trương, chứ không có quyền quyết định". "Cả thành phố lúc đó như một công trường với việc giải tỏa, xây dựng các dự án. Thời kỳ đổi đất lấy công trình đã giúp thành phố phát triển mạnh", ông nói.
Ông Chiến cho hay đã dành hầu hết thời gian khi làm chủ tịch để chỉ đạo chính quyền thành phố khắc phục sai phạm theo kết luận của Thanh tra Chính phủ.
Công an vũ trang của Việt Nam diễn hành, tháng 10/2010.
AFP
police_intelligent_arrested.mp3
00:00/00:00
Ngày 17 tháng tư 2018, hai ông Phan Hữu Tuấn và Nguyễn Hữu Bách là hai nhân vật mới nhất thuộc Bộ Công An bị bắt giữ. Đây là hai trong số những vụ bắt bớ ở bộ này từ cuối năm 2017 đến nay, và ông Phan Hữu Tuấn là người có cấp bậc và chức vụ quan trọng nhất, ông từng là sĩ quan cấp tướng, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục tình báo của Bộ Công An. Tổng cục 5 bị xóa sổ
Theo cách loan tin của truyền thông nhà nước Việt Nam thì những vụ bắt bớ này có thể chia làm hai vụ án. Vụ thứ nhất gồm các ông Phan Văn Anh Vũ, bị bắt vào đầu năm 2018, ông Phan Hữu Tuấn và ông Nguyễn Hữu Bách. Các viên sĩ quan này đều thuộc Tổng cục tình báo của Bộ Công an, còn gọi là Tổng cục 5.
Vụ thứ hai là hai ông Phan Văn Vĩnh, và Nguyễn Thanh Hóa liên quan đến một đường giây đánh bạc.
Tổng cục tình báo của Bộ Quốc phòng đang lấy lại phong độ và quyền thế, đặc biệt ảnh hưởng của họ đối với chính trường Việt Nam và đối với Tổng bí thư.
-Nhà báo Phạm Chí Dũng.
Trong hai vụ này dư luận rất quan tâm đến các vị sĩ quan tình báo, vì nó liên quan trực tiếp đến việc Đảng Cộng sản Việt Nam đang xóa bỏ tất cả các tổng cục của Bộ Công an, trong đó có Tổng cục tình báo.
Vào tháng Giêng 2018, ngay sau khi ông Phan Văn Anh Vũ, còn gọi là Vũ nhôm bị bắt, nhà quan sát chính trị nội bộ Việt Nam là nhà báo Phạm Chí Dũng, từ Sài Gòn bình luận với chúng tôi: “Tôi thấy rằng nếu Phan Văn Anh Vũ mà không có một vai trò quan trọng, thì đã không có cả một chiến dịch khổng lồ của công an và nghe nói có cả Tổng cục 2 của quân đội nữa, để truy bắt Phan Văn Anh Vũ, và cũng không có một cuộc thương thảo dày công đến thế giữa Chính phủ Việt Nam và Singapore để dẫn độ Phan Văn Anh Vũ về Việt Nam. Không đơn thuần là Vũ “nhôm” sai phạm về kinh tế hay làm lộ bí mật gì gì đó như ngành công an nêu ra, mà chắc chắn Vũ “nhôm” phải có vai trò quan trọng đến mức có thể là yết hầu, hay tử huyệt của một số quan chức, thậm chí là quan chức cao cấp ở Việt Nam.”
Ông Vũ là một nhà kinh doanh nghề nhôm kính tại Đà Nẵng, có quân hàm sĩ quan tình báo cấp tá của Bộ Công an. Theo các bản tin chính thức của báo chí nhà nước Việt Nam thì ông Vũ đã lợi dụng chức vụ của ông để trục lợi trong việc mua rẻ nhà cửa của nhà nước tại Đà Nẵng và bán đi để kiếm lời.
Trên trang web của Bộ Công an Việt Nam, cả ba ông, Phan Văn Anh Vũ, Phan Hữu Tuấn, và Nguyễn Hữu Bách đều bị gán cho tội danh làm lộ bí mật nhà nước tuy không nói rõ là như thế nào.
Chúng tôi có liên lạc với Bộ Công an qua trang web của bộ này nhưng không thành công.
Nhận xét về các vụ bê bối của Tổng cục tình báo Bộ Công An, ngay sau khi ông Phan Văn Anh Vũ bị bắt, nhà báo Trương Duy Nhất, sống tại Đà Nẵng có nói với chúng tôi rằng sẽ phải truy cứu trách nhiệm của Trung tướng Nguyễn Việt Tân, nay đã về hưu từng đứng đầu Tổng cục này. Cán cân quyền lực thay đổi
Theo các tài liệu báo chí được nhà nước Việt Nam công bố thì cho đến hiện nay công tác tình báo của Việt Nam được hai Tổng cục thuộc hai Bộ khác nhau thực hiện, đó là Tổng cục 5 của Bộ Công An, và Tổng cục 2 của Bộ Quốc phòng.
Công tác tình báo của cả bên công an lẫn quân đội, phục vụ cho đất nước thì ít mà phục vụ cho chuyện kiểm soát nội bộ với nhau thì nhiều.
-Ông Đặng Xương Hùng, cựu nhân viên Bộ Ngoại giao.
Nhà báo Phạm Chí Dũng nhận định với chúng tôi: “Tỉ lệ nghịch với sự suy yếu vai trò của Bộ Công an là sự gia tăng ảnh hưởng của Bộ Quốc phòng, đặc biệt Tổng cục tình báo Bộ Quốc phòng. Tôi nghĩ rằng sau những vụ bê bối như là A10, T4 vào những năm 2000, thì Tổng cục tình báo của Bộ Quốc phòng đang lấy lại phong độ và quyền thế, đặc biệt ảnh hưởng của họ đối với chính trường Việt Nam và đối với Tổng bí thư.”
Các vụ bê bối mà ông Phạm Chí Dũng đề cập có liên quan đến Thứ trưởng Bộ Quốc phòng hiện nay là Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh. Theo tiết lộ của cựu Đại tá Quân đội Việt Nam là ông Bùi Tín, hiện tị nạn chính trị tại Pháp, thì vào thời điểm những năm 1990, 2000, Tổng cục 2 là một tổ chức siêu quyền lực, lợi dụng vị trí đó lũng đoạn đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam.
Ông Đặng Xương Hùng, cựu nhân viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, hiện cư trú chính trị tại Thụy sĩ nhận xét về các tổ chức tình báo của Việt Nam:
“Công tác tình báo của cả bên công an lẫn quân đội, phục vụ cho đất nước thì ít mà phục vụ cho chuyện kiểm soát nội bộ với nhau thì nhiều. Tôi cảm nhận thấy điều đó, nhất là cái thời thành lập Tổng cục 2, tôi thấy rằng Bộ Chính trị hay là một số cá nhân trong Tổng cục 2 đó để mà kiểm soát các vị lãnh đạo trong Bộ Chính trị, để mà phục vụ cho những công việc như đấu đá, tranh giành quyền lực giữa các phe phái trong đảng.”
Trở lại vụ án các sĩ quan công an tình báo hiện nay, còn có sự liên quan đến vụ án Ngân hàng Đông Á, trong đó ông Trần Phương Bình, Tổng Giám đốc đang bị bắt và bị xử án, đã mua một số lượng lớn đô la Mỹ cho ông Vũ.
Theo một nguồn tin thân cận với ông Bình mà chúng tôi chưa xác nhận được thì Ngân hàng Đông Á là một cơ quan kinh tài của Công an Thành phố Hồ Chí Minh.
Nếu so sánh với Bộ Quốc phòng thì Bộ Công an không phải là Bộ duy nhất có các cơ quan kinh tài, thậm chí các công ty làm ăn kinh tế của Bộ Quốc phòng còn có qui mô rộng lớn hơn, mà trong thời gian gần đây đã có nhiều chỉ trích, được đăng trên chính truyền thông nhà nước Việt Nam, rằng các đơn vị quân đội không nên tham gia vào các hoạt động kinh tế.
Có hai vụ được bàn đến nhiều nhất là vụ Công ty Viettel của quân đội được cấp đất tại xã Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nội, tạo nên một cuộc xung đột lớn giữa dân chúng và các cơ quan chức năng. Vụ thứ hai là việc kinh doanh sân golf tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất đã cản trở việc mở rộng sân bay này.
Cho đến nay vẫn chưa có kết luận gì về sai phạm của các đơn vị quân đội ở hai nơi này, và dự án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất được Chính phủ phê chuẩn đã tránh không đụng đến sân golf.
Tuy nhiên cũng có nhận định khác về vai trò quyền lực của hai bộ phận tình báo, công an và quốc phòng.
Một nhà nghiên cứu chính sách tại Hà Nội xin ẩn danh nói với chúng tôi rằng sự mất quyền lực của Tổng cục 5, Bộ Công an cũng chỉ là một sự ngẫu nhiên lịch sử. Theo người này thì Tổng cục 5 cũng đã thực hiện được một công trạng lớn cho Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời gian qua là bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, một cựu quan chức ngành dầu khí bị cáo buộc tham nhũng, từ Đức mang về Việt Nam.
Việc này chưa bao giờ được Việt Nam chính thức công nhận hay phủ nhận mặc cho những cáo buộc rất mạnh mẽ từ Chính phủ Đức.
Nhà nghiên cứu ẩn danh nói tiếp với chúng tôi là có thể sau khi chấn chỉnh Bộ Công an, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ chấn chỉnh Bộ Quốc phòng. Theo ông Tổng cục 5 đã được giao quá nhiều quyền lực và không được kiểm soát trong thời gian vừa qua.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten