Việt Nam : Chủ tịch Trần Đại Quang vắng mặt dịp đón bà Suu Kyi thăm Việt Nam từ 19 đến 20/4 + Báo Nhật bàn...tán về việc vắng mặt chủ...tịt và người kế vị tổng...bí !
Chủ tịch Trần Đại Quang vắng mặt dịp đón bà Suu Kyi
20 tháng 4 2018
Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang dường như đang không có mặt ở Việt Nam với việc không xuất hiện tiếp phái đoàn Myanmar.
Theo thông lệ, ba trong bốn "tứ trụ" Việt Nam - Tổng Bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội - đã tiếp bà Aung San Suu Kyi, Cố vấn nhà nước Myanmar, thăm Hà Nội từ 19 đến 20/4.
Nhưng truyền thông Việt Nam không đưa tin về Chủ tịch nước, mà chỉ cho hay theo lịch trình, bà Suu Kyi có thăm khu nhà sàn của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội.
Chiều 19/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì lễ đón tại Phủ Chủ tịch dành cho Cố vấn Nhà nước, Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Văn phòng Tổng thống Myanmar Aung San Suu Kyi, theo báo chí Việt Nam.
Sang ngày 20/4, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã lần lượt tiếp bà Suu Kyi.
Sức khoẻ và thủ tục
Việc Chủ tịch nước Trần Đại Quang vắng mặt dường như làm tăng sức nặng cho tin không chính thức nói ông đã sang Nhật Bản khám bệnh từ đầu tháng Tư.
Truyền thông nhà nước những ngày qua cũng nhắc tên Chủ tịch nước qua một số động thái ngoại giao như việc ông gửi điện mừng ngày 19/4 tới Tổng thống Nhà nước Israel nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Độc lập của Nhà nước Israel (1948 - 2018).
Hôm 20/4, truyền thông Việt Nam đưa tin Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gửi điện mừng ông Miguel Diaz-Canel được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Cuba.
Tuy nhiên, trang web Văn phòng Chủ tịch nước (vpctn.gov.vn) trong mấy ngày qua chỉ có ảnh và bài về hoạt động của Phó Chủ tịch nước, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh.
Dù không phải là Tổng thống, bà Aung San Suu Kyi được coi là nhà chính trị quyền lực nhất Myanmar và theo thủ tục ngoại giao uôn được đón như nguyên thủ quốc gia khi xuất ngoại.
Trong hai lần đến Trung Quốc năm 2017, bà Suu Kyi đều được Chủ tịch nước Tập Cận Bình đón tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh.
Vào tháng Tám 2017, Giáo sư Phạm Gia Khải, cố vấn chăm sóc sức khỏe cho cán bộ cấp cao, từng nói với BBC rằng Chủ tịch Trần Đại Quang đã "sang Nhật điều trị bệnh".
"Dân chúng rất muốn biết sức khỏe của lãnh đạo thế nào, nhưng ở Việt Nam thì có vẻ người ta không có chủ trương cho biết," giáo sư Khải nói khi đó.
Tờ Nikkei, báo kinh doanh phiên bản trên mạng, vào hôm 25/08 có bài với tựa 'Vietnam president's mysterious absence raising eyebrows' (Sự vắng bóng bí ẩn của Chủ tịch Việt Nam gây thắc mắc).
Bài của tác giả Atsushi Tomiyama nói về biểu hiện được mô tả là bất thường về nghi lễ ngoại giao trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ.
"Nghị trình chuyến thăm của Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim được sửa đổi đột ngột vào đêm hôm thứ Ba.
"Chương trình đã thay đổi gửi tới phóng viên không đề cập tới cuộc gặp được lên lịch lúc đầu [của Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ ] với Chủ tịch Quang vào hôm thứ Tư và Bộ Ngoại giao Việt Nam không đưa ra lời giải thích nào," theo tác giả. Chủ tịch Quang kêu gọi quản lý chặt internet Tiêu chuẩn cho tứ trụ 'chỉ theo ý Đảng'? Lãnh đạo VN chúc Tết thôi nhắc CNXH
Hôm 8/8, Giáo sư Phạm Gia Khải, cố vấn chăm sóc sức khỏe cho cán bộ cấp cao, nói với BBC rằng Chủ tịch Trần Đại Quang đã "sang Nhật điều trị bệnh", tuy nhiên "không có thành viên nào của Ban Chăm sóc Sức khỏe Trung ương đi theo".
Giáo sư Khải mô tả trường hợp ông Trần Đại Quang đi chữa bệnh tại Nhật mà không có thành viên nào của Ban Chăm sóc Sức khỏe Trung ương đi theo là điều "bất thường."
Tuy nhiên ông cũng cho biết thường thì các cán bộ cao cấp của nhà nước khi đi chữa bệnh nặng ở nước ngoài "chỉ có người đi cùng là nội bộ của họ, và không nói ra điều gì hết, kể cả với chúng tôi."
"Dân chúng rất muốn biết sức khỏe của lãnh đạo thế nào, nhưng ở Việt Nam thì có vẻ người ta không có chủ trương cho biết," giáo sư Khải nói thêm.
'Vắng mặt trong các sự kiện quan trọng'
Bài báo đăng trên Nikkei mô tả thường thì những quốc khách tới Việt Nam luôn gặp "tứ trụ" và rằng chủ tịch nước thường có mặt trong các nghi lễ đón tiếp như vậy.
Tuy nhiên, khác với nhận xét của Giáo sư Khải hồi đầu tháng Tám rằng Chủ tịch Quang sang Nhật trị bệnh, trang Nikkei cho rằng ông Quang vào thời điểm hiện tại đang ở Việt Nam.
"Việc không có chỉ dấu nào cho thấy ông Quang đang ở ngoài Việt Nam có nghĩa là có thể ông vẫn đang ở trong nước, và điều này khiến việc ông vắng mặt lại càng thêm khác thường," Atsushi Tomiyama bình luận. Bịa tin về Tướng Phùng Quang Thanh là 'độc địa' 'Không sửa chữa chỉ là một đảng hỏng'
Chủ tịch Quang xuất hiện trước công chúng lần gần nhất là vào 25/07/2017 khi ông tiếp Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga, ông Nikolai Patrushev.
Chủ tịch [Quang ] kể từ đó không có mặt tại các sự kiện quan trọng chẳng hạn như dịp kỷ niệm Ngày truyền thống Công an Nhân dân, lực lượng từng dưới quyền chỉ đạo của ông khi ông giữ ghế bộ trưởng.
'Chờ ngày Quốc Khánh'
Truyền thông Việt Nam vào dịp này đăng bài ký tên ông Quang với tựa "Tăng cường công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong tình hình mới" với tấm hình mô tả ông 'tặng quà cho các điển hình tiên tiến trong lực lượng Cảnh sát nhân dân' với tấm hình được ghi là chụp ngày 11/7/2017.
Bài viết đề cập tới các hoạt động ngoại giao của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong hai chuyến đi tới Indonesia và Myanmar với các cuộc gặp người đứng đầu nhà nước như thể để trám vào sự vắng mặt của Chủ tịch Quang, vốn hay thực hiện nhiệm vụ này.
Việc ông Quang không xuất hiện trước công chúng, theo tác giả, không phải là chuyện bất thường duy nhất trong chính trị Việt Nam trong vài tháng qua.
Việc bổ nhiệm người tạm thay ông Đinh Thế Huynh hiện đang lâm bệnh, cáo buộc của Đức rằng Việt Nam bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ở Berlin, cũng như việc cách chức bí thư Tp HCM và ghế ủy viên Bộ Chính trị với ông Đinh La Thăng cũng được đề cập tới.
Ai sẽ thay thế TBT Trọng?
Bài viết cùng bàn về những đồn đoán được mô tả là khả năng Tổng Bí thư Trọng sẽ chuyển giao quyền lực cho người kế nhiệm vào năm sau.
"Sự lựa chọn [cho ghế tổng bí thư] có thể xảy ra nhất là đối với ông Quang, người hiện đang dường như vắng mặt. Việc ông Huynh nghỉ chữa bệnh kể như khiến ông [Huynh] không còn nằm trong danh sách.
"Cáo buộc bắt cóc ông Thanh, người có quan hệ với ông Dũng [cựu thủ tướng] và là cựu đối thủ chính trị của ông Trọng.
"Liệu tất cả những diễn biến này có thể diễn ra như sự trùng hợp cùng lúc hay không vẫn là điều chưa rõ," tác giả nhận định.
"Sự kiện lớn sẽ là Ngày Quốc Khánh. Giới quan sát Hà Nội sẽ theo dõi xem ông Quang có xuất hiện hay không".
Liên quan tới ông Đinh Thế Huynh, người cũng được nhắc tới trong bài báo của Nikkei, thì hồi đầu tháng, Đảng Cộng sản Việt Nam xác nhận ủy viên Bộ Chính trị này đang "điều trị bệnh" và loan báo ông Trần Quốc Vượng tạm thời tham gia Thường trực Ban Bí thư thay ông Huynh.
Ông Đinh Thế Huynh giữ chức Thường trực Ban Bí thư, là nhân vật số 5 trong hàng ngũ Đảng. Fidel Castro tiếp chủ tịch Việt Nam VN ở đâu trong 'Vành đai và Con đường' của TQ? Bộ Quốc phòng thêm bốn thượng tướng
Geen opmerkingen:
Een reactie posten