Hiroshima từ tro tàn vươn lên
Vào một ngày nóng nực tháng Tám tại Công viên Kỷ niệm Hòa bình của Hiroshima, những bông sen nở bung trong hồ nước vây quanh Chuông Hòa bình.
Một nhóm các em học sinh tiểu học đội mũ màu vàng nhạt xếp hàng tới rung chuông; mọi khách tham quan đều được mời làm việc này, với hy vọng tiếng chuông sẽ thường xuyên ngân lên khắp công viên. Kumamoto, tòa thành định hình lịch sử Nhật Bản
Câu chuyện về con búp bê Nhật kokeshi
Sự thật về tempura Nhật Bản
Nhật Bản 'khuyến khích' người dân bớt chăm chỉ
Trong lúc chờ đến lượt, các em nhỏ hào hứng chỉ tay vào những chú chuồn chuồn xanh chập chờn bay lẫn trong hoa.
Những bông hoa này có tầm quan trọng mang tính biểu tượng vô cùng to lớn tại Nhật Bản. Tại các đền chùa trên toàn đất nước, bạn sẽ nhìn thấy tượng Phật tọa trên bàn sen. Cách bông hoa vươn lên từ bùn ở đáy ao là biểu tượng cho thấy Đức Phật đã vươn lên khỏi những khổ đau để tìm được giác ngộ như thế nào.
Nhưng hoa sen ở Công viên Kỷ niệm Hòa bình Hiroshima còn có tầm quan trọng hơn thế; nó phản ánh sự trỗi dậy của thành phố từ đống tro tàn, đổ nát.
Tháng 8/1945, vào lúc Đệ nhị Thế chiến gần đi vào hồi kết, các lực lượng Hoa Kỳ đã thả trái bom hạt nhân xuống thành phố, giết chết hàng chục ngàn người. Hiroshima trở thành một bãi phế thải xám màu tro tàn, và mọi người đa phần tin rằng, theo lời Tiến sỹ Harld Jacobsen, một khoa học gia làm việc trong Dự án Manhattan, sẽ không gì có thể sinh sôi, nảy nở tại thành phố trong vòng 70 năm.
Thế nhưng một loạt các sự kiện đáng nhớ sẽ đưa Hiroshima đi vào lịch sử với những lý do đầy sức mạnh truyền cảm hứng chứ không phải vì câu chuyện trái bom hạt nhân.
Lý do dẫn đến "cái chết khi đang làm việc"
Vị than trắng độc đáo trong đồ nướng Nhật
Samurai: Một thời kiếm sỹ huyền thoại
Đầu tiên, vào mùa thu 1945, cỏ bắt đầu nhú lên từ mặt đất cháy sém, khác hẳn với những gì các chuyên gia dự đoán. Mùa hè năm sau, hoa trúc đào nở bung. Các cây long não - mà có những cây đã sống hàng trăm nay - bắt đầu ra nhánh mới. Sự hồi sinh của cây cỏ làm trái tim người dân địa phương rưng rưng cảm động. Trúc đào và long não sau đó được chọn làm loại hoa và cây chính thức của Hiroshima, tượng trưng cho sức sống mãnh liệt của thành phố.
Cùng lúc, sự giúp đỡ từ các nơi ở Nhật và từ nước ngoài đổ về, từ những xe hơi chạy trên đường phố nhằm vực thành phố dậy, cho tới những cái cây được trồng để bù đắp cho màu xanh đã biến mất. Một ngôi đền ở Hạt Wakayama thậm chí đã tặng hẳn một ngôi chùa vốn được xây dựng từ thế kỷ thứ 16 để thể hiện tinh thần đoàn kết. Ngày nay, ta có thể nhìn thấy ngôi chùa màu cam vươn lên trên các cây phong ở Đền Mitaki, một trong những địa điểm yên bình nhất của Hiroshima.
Nhưng bước đi then chốt cho sự hồi sinh của thành phố thì xảy ra vào ngày 6/8/1949, với việc ban hành luật về việc xây dựng Hiroshima thành nơi tưởng niệm hòa bình. Luật này là kết quả của những nỗ lực bền bỉ của người dân địa phương, đặc biệt là của thị trưởng Shinzo Hamai. Tại Lễ hội Hòa bình đầu tiên của Hiroshima hồi năm 1947, Hamai đã định hình khuôn mẫu cho tất cả các thị trưởng tương lai của Hiroshima khi ông tuyên bố: "Chúng ta hãy cùng nhau quét sạch khỏi Trái Đất này nỗi kinh hoàng chiến tranh, và xây dựng một nền hòa bình thực sự."
Baia, thành phố La Mã tội lỗi nơi đáy biển
Người Hàn Quốc cấm kỵ khoe cái tôi?
Ngôi làng cổ của những người thấp bé ở Iran
Luật Xây dựng 1949 không chỉ đơn giản là vạch ra việc tái xây dựng thành phố. Luật này hình dung lại toàn bộ Hiroshima trong mô hình một Thành phố Tưởng niệm Hòa bình "để biểu tượng hóa... sự theo đuổi hòa bình một cách chân thành và dài lâu". Lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, cả một thành phố toàn tâm toàn ý nỗ lực thúc đẩy hòa bình. Đó là lý tưởng mà những người dân Hiroshima đến nay vẫn theo đuổi.
Như một biểu tượng cho khát vọng này, Công viên Kỷ niệm Hòa bình được thiết kế ở trung tâm thành phố Hiroshima, ở hai bên bờ sông Motoyasu. Khu vực này rộng hơn 120 ngàn mét vuông, trước đây là trung tâm thương mại và cư dân nhưng nay là nơi đặt hơn 60 đài tưởng niệm và các điểm, trung tâm liên quan tới hòa bình, trong đó đáng chú ý nhất là Bảo tàng Kỷ niệm Hòa bình.
Ở bờ sông đối diện, xác nhà Industrial Promotion Hall được bảo tồn để thể hiện niềm hy vọng vũ khí hạt nhân sẽ được xóa bỏ hoàn toàn.
Ngày nay, xác tòa nhà - vốn vẫn được để nguyên như thời điểm sau vụ thả bom hạt nhân - là trái tim tinh thần của thành phố. Chính thức có tên là Đài Kỷ niệm Hòa bình Hiroshima (Hiroshima Peace Memorial), nhưng nơi đây thường được cư dân địa phương gọi là genbaku domu, có nghĩa Mái vòm Bom Hạt nhân.
"Đó là biểu tượng cho thấy tầm quan trọng của hòa bình vĩnh viễn," sinh viên Ayaka Ogami nói. "Không có thứ gì khác giống như nó trên thế giới này."
Đó cũng là Địa điểm Di sản Thế giới của Unesco, nơi được hơn một triệu khách tham quan tới mỗi năm.
Từ 'hòa bình' xuất hiện nơi nơi ở Hiroshima. Có Đại lộ Hòa bình - Peace Boulevard - dài 4km với những hàng cây và những khung đèn đá. Trên cùng con phố, phía đối diện với Công viên Kỷ niệm Hòa bình là Các cổng Hòa bình, gồm một loạt các cổng vòm bằng thủy tinh cao 9m với từ 'hòa bình' được viết bằng 49 ngôn ngữ khác nhau. Các xe máy cho thuê cũng được gắn với chữ 'hòa bình', peacecles.
Ở các nơi khác, từ nhiều điểm trong thành phố bạn đều có thể nhìn thấy Chùa Hòa bình lấp lánh trên Đỉnh Futaba, tòa tháp màu bạc nơi có đặt tro cốt Phật, do các Phật tử người Mông Cổ tặng.
"Bên cạnh việc tỏ lòng kính trọng những người đã vô cùng nỗ lực để tái thiết Hiroshima, chúng tôi còn muốn làm thành phố này trở thành một nơi đẹp đẽ, vĩ đại, đáng sống," Maiko Awane từ Cơ quan Quảng bá Du lịch thuộc chính quyền Hạt Hiroshima nói.
Đó là lý do vì sao ngoài nhiều đài tưởng niệm hòa bình, bạn còn nhận thấy rằng Hiroshima xanh hơn hầu hết các đô thị khác, với nhiều công viên, nhiều khu vườn và các lối đi bộ dọc sông.
Nhưng Hiroshima không chỉ tạo ra môi trường yên bình bên trong thành phố.
Nơi này còn quảng bá cho hòa bình trên toàn thế giới thông qua rất nhiều những sáng kiến, từ việc tổ chức các triển lãm di động về quá khứ của Hiroshima cho tới các Trại Hòa bình dành cho thiếu nhi, nơi học sinh tiểu học và trung học được tìm hiểu về hòa bình.
Triển lãm Nghệ thuật Đương đại của Hiroshima trao giải thưởng hàng năm nhằm giúp loan tải rộng rãi thông điệp hòa hợp. Vòm Hòa bình Hiroshima, sản phẩm hợp tác giữa Chính quyền Hạt Hiroshima và các cơ quan địa phương khác, là nơi tổ chức các buổi hòa nhạc "Thông điệp Hòa bình" trong thành phố, nhằm kết nối mọi người từ khắp nơi trên thế giới lại với nhau.
"Chúng tôi đang phấn đấu gửi đi thông điệp hòa bình từ Hiroshima ra toàn thế giới và tạo một hệ thống tiếp tục ủng hộ cho các hoạt động cổ súy hòa bình," Hidekiko Yuzaki, thống đốc hạt Hiroshima và chủ tịch Vòm Hòa bình, nói.
Nằm trong tâm điểm của toàn bộ các nỗ lực này là dự án Các Thị trưởng vì Hòa bình. Được thành lập hồi thập niên 1980, đây là đứa con tinh thần của thị trưởng Hiroshima khi đó, Takesshi Araki, người đã mơ ước về những đường biên giới vượt ra bên ngoài khuôn khổ quốc gia, và thúc đẩy các thành phố hợp tác với nhau vì hòa bình và một thế giới không có hạt nhân.
Đấu tranh chống đói nghèo, nạn đói và các vấn đề toàn cầu cũng là những nội dung được đề ra trong nghị trình của các thị trưởng.
Cho tới nay, đã có 7.469 thành phố từ 162 quốc gia và khu vực ký kết tham gia dự án này.
Giáo dục về hòa bình được bắt đầu từ rất sớm tại Hiroshima; các trường tiểu học tổ chức Tuần lễ Hòa bình hàng năm, là lúc các em được dạy về quá khứ của Hiroshima và tầm quan trọng của hòa bình. Trong kỳ nghỉ hè, nhiều học sinh tình nguyện tham gia làm hướng dẫn viên cho du khách nước ngoài quanh khu vực Công viên Kỷ niệm Hòa bình.
"Tôi hy vọng sẽ có thể chuyển tải câu chuyện về Hiroshima tới cho nhiều người khác trên thế giới," Saki Nakayama, một sinh viên trung học, nói.
Moe Kanazawa, một sinh viên mới tốt nghiệp chương trình Hòa bình và Cùng tồn tại từ Đại học Hiroshima, là khóa học dạy về các cách ngăn chặn xung đột và tìm giải pháp thông qua hoạt động hợp tác quốc tế và địa phương, giải thích kỹ hơn: "Tôi cho rằng nghĩa vụ của toàn bộ những người đang sống ngày nay tại Hạt Hiroshima là phải đảm bảo rằng những gì xảy ra tại Hiroshima vào ngày định mệnh đó sẽ không bị lãng quên và sẽ không bao giờ lặp lại."
Từng sống và làm việc tại Hiroshima tới nay đã gần 20 năm, tôi vẫn bị một số người hỏi liệu đó có phải là nơi u ám để sống hay không. Tôi luôn trả lời rằng "Hình ảnh một Hiroshima được tái thiết còn mạnh mẽ hơn nhiều so với hình ảnh khi nó bị phá hủy."
Ngày nay, Hiroshima là một nơi tươi sáng, nồng ấm, dễ chịu nằm ở vị trí bên bờ Biển Nội hải, với những mê cung và những đảo mù sương. Ba bề còn lại của thành phố là núi non. Sáu dòng sông chảy qua thành phố, khiến cho Hiroshima có biệt danh 'Thành phố Nước'.
Mỗi khi tới thăm rồi rời đi, du khách thường mang theo cảm giác tràn ngập cảm hứng và trân trọng người dân Hiroshima, những người đã tự đứng dậy, làm lại từ đầu, biết trải nghiệm đau thương thành sức mạnh làm nên những điều tốt đẹp cho thế giới.
Nhiều du khách cũng nói rằng họ cảm thấy dâng lên trong lòng tâm trạng thấu cảm, lòng trắc ẩn và sự vị tha. Đó là thứ mà bạn có thể gọi là "Hiệu ứng Hiroshima".
Như Awane nói, "Tôi hy vọng nhiều người sẽ tới thăm Hiroshima... và nghĩ về tầm quan trọng của hòa bình."
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten