vrijdag 27 april 2018

Thượng đỉnh Liên Triều : Nam-Bắc cam kết không còn... "đánh nhau" nữa + Đàm phán phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên + Quốc tế... hoan nghênh !




Thượng đỉnh Liên Triều : Nam-Bắc cam kết không còn chiến tranh


mediaTổng thống Hàn Quốc Moon Jea In (P) và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un sau lễ ký thỏa thuận chung, Bàn Môn Điếm, ngày 27/04/2018Host Broadcaster via REUTERS TV
Sáng 27/04/2018, lần đầu tiên sau hơn một thập niên, hai lãnh đạo Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên đã trực tiếp gặp mặt nhau tại Bàn Môn Điếm ở vùng phi quân sự phân chia hai nước.
Sau cái bắt tay và bước chân băng qua băng lại đường giới tuyến mang đầy ý nghĩa biểu tượng, tổng thống Hàn Quốc và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đã bước ngay vào bàn đàm phán với một nghị trình nặng ý nghĩa hòa giải : Giải trừ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, thỏa thuận hòa bình và cải thiện quan hệ Liên Triều.
Sau hai phiên họp chính giữa hai phái đoàn, và một cuộc họp tay đôi giữa tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un, hai bên đã ra một thông cáo chung cam kết sẽ không còn chiến tranh giữa hai bên, tìm kiếm một thỏa thuận nhằm thiết lập một nền hòa bình vĩnh viễn và vững chắc, đồng thời xóa bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân trên bán đảo.
Thông cáo chung còn cam kết giảm trừ vũ khí, đình chỉ "các hành vi thù nghịch", biến vùng biên giới vốn là chiến tuyến thành một "khu vực hòa bình" và sẵn sàng đàm phán đa phương với các nước khác, trong đó có Hoa Kỳ.
Về những vấn đề song phương, hai bên đã đồng ý mở cuộc họp quan sự cấp cao ngay vào tháng tới để giảm nhẹ căng thẳng, sẽ khỏi động lại chương trình đoàn tụ các gia đình bị chiến tranh ly tán, đồng thời tổng thống Hàn Quốc đã chấp nhận lời mời đi thăm Bắc Triều Tiên vào mùa thu năm nay.
Tham gia hội nghị thượng đỉnh Bàn Môn Điếm, về phía Bắc Triều Tiên, ngoài lãnh đạo Kim Jong Un, còn có bà Kim Yo Yong, em gái ông Kim Yong Un, và Kim Yong Chol, nguyên lãnh đạo ngành tình báo Bắc Triều Tiên, hiện phụ trách quan hệ Nam-Bắc. Về phía Hàn Quốc, cùng với tổng thống Hàn Quốc tham gia đàm phán có lãnh đạo tình báo Suh Hoon cùng với chánh văn phòng phủ tổng thống Im Jong-seok.
Một điểm được giới quan sát đặt biệt chú ý là giữa hai cuộc họp chung của hai phái đoàn, hai ông Moon Jae In và Kim Jong Un đã bất ngờ có một cuộc tiếp xúc tay đôi khoảng 20 phút, không có người nào khác thấp tùng theo.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180427-thuong-dinh-lien-trieu-nam-bac-trieu-tien-cam-ket-se-khong-con-chien-tranh




Thượng đỉnh Liên Triều : Những chi tiết tỉ mỉ đầy ý nghĩa biểu tượng


mediaTổng thống Hàn Quốc Moon Jae In đứng nhìn lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un ghi sổ lưu niệm tại Nhà Hòa Bình, Bàn Môn Điếm, ngày 27/04/2018Korea Summit Press Pool/Pool via Reuters
Để chuẩn bị cho cuộc gặp lịch sử hôm 27/04/2018, các nhà tổ chức đã không tiếc công sức chọn lựa tỉ mỉ các biểu tượng nhằm tôn cao ý nghĩa của sự kiện, từ hoa cúc được coi là hình ảnh hòa bình, cho đến ảnh một ngọn núi biểu tượng sự thống nhất.
Thậm chí kích thước chiếc bàn hai bên ngồi cùng với nhau cũng được thiết kế với chiều dài đúng 2018 mm (2,018 mét).
Phóng viên của hãng tin Pháp AFP đã mô tả cảnh trước ống kính máy ảnh hai lãnh đạo Nam Bắc Triều Tiên, Moon Jae In và Kim Jung Un đã ngồi vào chiếc bàn hình bầu dục, để « thảo luận một cách thẳng thẳn, không giữ khoảng cách dù bị chia cắt 65 năm », như thông báo của phủ tổng thống Hàn Quốc.
Ở các góc phòng hợp, hoa trưng bày cũng đầy biểu tượng : hoa mẫu đơn tượng trưng cho sự hiếu khách để chào mừng khách đến, hoa cúc, biểu tượng hòa bình và hoa dại để nói đến vùng phi quân sự.
Một hình ảnh lớn của núi Kim Cương, nơi mà du khách Hàn Quốc đã ồ ạt đến tham quan trong những năm 2000 cũng được gắn lên tường.
Một chi tiết khác thu hút chú ý những người quan sát : trên các chiếc ghế bằng gỗ hổ đào, có hình một cái khiên với bán đảo Triều Tiên và bên cạnh là đảo mà Nhật tranh chấp chủ quyền.
Nam và Bắc Triều Tiên có thể tranh chấp trên vô số chủ đề, nhưng có một chủ đề mà hai bên cùng chia sẻ: Đó là sự căm thù Nhật Bản đã đô hộ bán đảo 35 năm, từ 1910 đến 1945.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180427-thuong-dinh-lien-trieu-nhung-chi-tiet-ti-mi-day-y-nghia-bieu-tuong

Kỷ nguyên hòa bình cho bán đảo Triều Tiên?

  • 49 phút trước



Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem

Kim Jong-un makes pledge for peace with South Korea

Kim Jong-un đọc diễn văn cam kết hòa bình với Hàn Quốc

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong-un đã cam kết hợp tác để giải trừ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên sau hội nghị lịch sử.
Cuộc gặp thượng đỉnh diễn ra tại Nhà Hòa Bình ở Làng Đình chiến Bàn Môn Điếm vào ngày 27/4. Ông Kim Jong-un trở thành nhà lãnh đạo đầu tiên của Bắc Hàn đặt chân lên đất Hàn Quốc kể từ khi kết thúc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.
Hai người cũng nói sẽ làm việc để biến hiệp định đình chiến 1953 thành hiệp định hòa bình trong năm nay.
Tuyên bố chung nói: "Sẽ không còn chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên, và một kỷ nguyên mới hòa bình bắt đầu."
Hai lãnh đạo đồng ý hợp tác để tiến hành "phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên".
Hai bên cũng thông báo Tổng thống Hàn Quốc sẽ thăm Bình Nhưỡng vào mùa thu.
Hoa Kỳ tuyên bố nước này hy vọng hội nghị liên Triều "sẽ đạt tiến bộ hướng tới tương lai hòa bình và phồn vinh".
Hội nghị lớn tiếp theo dự kiến sẽ là giữa Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Nhà Trắng đã công bố hai bức ảnh ông Mike Pompeo, khi đó là Giám đốc tình báo CIA và được đề cử làm Ngoại trưởng Mỹ, gặp Kim Jong-un đầu tháng 4 để thảo luận về cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều.



Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem

Vệ sỹ chạy bộ theo xe chở Kim Jong-un

Vệ sỹ chạy bộ theo xe chở Kim Jong-un
Chữ dùng "giải trừ hạt nhân" trong tuyên bố chung dường như không hẳn là lời hứa của Bắc Hàn dừng hoạt động hạt nhân.
Tuyên bố nhấn mạnh mục tiêu phi hạt nhân hóa trên toàn bộ bán đảo Triều Tiên.
"Nam và Bắc Hàn xác nhận mục tiêu chung nhằm đạt được, thông qua giải trừ hạt nhân toàn bộ, một bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân."
Hai nước "chia sẻ quan điểm rằng các biện pháp mà Bắc Hàn đang làm rất có ý nghĩa và quan trọng cho việc giải trừ hạt nhân bán đảo Triều Tiên và hai bên đồng ý thực thi vai trò của mình trong vấn đề này".
Hai nước "đồng ý chủ động tìm kiếm ủng hộ và hợp tác của cộng đồng quốc tế" để đạt mục tiêu.


Kim Jong-un trở thành lãnh đạo Bắc Hàn đầu tiên từ 1953 bước qua lằn ranh để vào Hàn QuốcBản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Kim Jong-un trở thành lãnh đạo Bắc Hàn đầu tiên từ 1953 bước qua lằn ranh để vào Hàn Quốc

Cuộc họp diễn ra thế nào?

Vào buổi sáng, Tổng thống Moon Jae-in đón Chủ tịch Kim Jong-un tại ranh giới quân sự liên Triều trước cửa phòng họp của Ủy ban đình chiến quân sự làng đình chiến Bàn Môn Điếm phía miền Nam.
Sau khi ông Kim bước qua ranh giới này, ông Kim lại mời tổng thống Hàn Quốc bước qua lằn ranh để vào Bắc Hàn.
Sau cử chỉ biểu tượng đó, hai người quay lại phía Hàn Quốc, nắm tay, và bắt đầu cuộc họp.
Hai lãnh đạo đã duyệt đội danh dự gồm ba binh chủng lục quân, hải quân và không quân của Hàn Quốc.
Cựu Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung và Roh Moo-hyun từng duyệt đội danh dự của Quân đội nhân dân Bắc Hàn khi thăm Bình Nhưỡng để dự Hội nghị thượng đỉnh liên Triều năm 2000 và năm 2007.
Đây là lần đầu tiên một nhà lãnh đạo tối cao của miền Bắc duyệt đội danh dự của miền Nam.
Cuộc họp buổi sáng xong, hai lãnh đạo tách ra dùng bữa trưa riêng biệt. Ông Kim quay lại phía miền Bắc để dùng bữa trưa.
Khi ông Kim quay lại buổi chiều, hai lãnh đạo đã tham gia lễ trồng cây thông biểu tượng cho hòa bình và đi dạo trước khi tiếp tục họp.
Tổng thống Moon và Chủ tịch Kim sẽ dự tiệc chiêu đãi tối ở Ngôi nhà Hòa bình cùng các thành viên tháp tùng.
Tháp tùng Kim Jong-un có bà Kim Yo-jong, em gái ông Kim.
Ngoài ra có Chủ tịch Ủy ban thường vụ Hội đồng nhân dân tối cao Kim Yong-nam, Phó Chủ tịch Ủy ban trung ương đảng Lao động Kim Yong-chol.


Vợ chồng hai lãnh đạo chụp hình hôm 27/4 tại Bàn Môn ĐiếmBản quyền hình ảnh Reuters
Image caption Vợ chồng hai lãnh đạo chụp hình hôm 27/4 tại Bàn Môn Điếm
Tổng thống Hàn Quốc bắt tay em gái Kim Jong-un, bà Kim Yo-jongBản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Tổng thống Hàn Quốc bắt tay em gái Kim Jong-un, bà Kim Yo-jong
Tuyên bố chung ngày 27/4 "vì hòa bình, thịnh vượng và thống nhất"
  • Nhấn mạnh vận mệnh của dân tộc sẽ được chính hai miền Nam-Bắc quyết định
  • Bắc - Nam sẽ ngừng mọi "hành vi thù nghịch"
  • Biến Khu phi quân sự thành "vùng hòa bình" với việc ngừng truyền thanh tuyên truyền từ 1/5
  • Hai bên sẽ nỗ lực xúc tiến cuộc gặp ba bên Hàn-Triều-Mỹ hoặc cuộc gặp bốn bên bao gồm cả sự góp mặt của Trung Quốc
  • Tổ chức đoàn tụ cho các gia đình
  • Kết nối và hiện đại hóa các tuyến đường bộ, đường sắt dọc biên giới
  • Tiếp tục cùng tham dự các sự kiện thể thao như Asian Games 2018
  • Hứa hẹn vùng biển phía Tây sẽ trở thành hải phận hòa bình, ngăn ngừa xung đột quân sự ngẫu nhiên, đảm bảo hoạt động đánh bắt cá an toàn cho ngư dân


Hình ảnh hôm 27/4 tại Bàn Môn ĐiếmBản quyền hình ảnh EPA
Image caption Hình ảnh hôm 27/4 tại Bàn Môn Điếm
Hai lãnh đạo bày tỏ tình thân thiệnBản quyền hình ảnh AFP
Image caption Hai lãnh đạo bày tỏ tình thân thiện

Chủ đề liên quan

http://www.bbc.com/vietnamese/world-43922400



Phản ứng quốc tế về thượng đỉnh Liên Triều


mediaTổng thống Hàn Quốc Moon Jae In (P) bắt tay lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un tại đường phân định hai miền, Bàn Môn Điếm, ngày 27/04/2018Korea Summit Press Pool/Pool via Reuters
Trong một thông cáo đưa ra hôm nay, 27/04/2018, Nhà Trắng cho biết Hoa Kỳ mong muốn là cuộc họp thượng đỉnh lịch sử giữa hai lãnh đạo Nam và Bắc Triều Tiên sẽ dẫn đến một tương lai “hòa bình và thịnh vượng” cho toàn bộ bán đảo Triều Tiên.
Thông cáo của Nhà Trắng nói thêm là Washington đang rất quan tâm chờ đợi tiếp tục các cuộc thảo luận sâu rộng nhằm chuẩn bị cho cuộc gặp giữa tổng thống Mỹ Donald Trump với lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6, tại một địa điểm hiện chưa được xác định.
Trong khi đó, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hoan nghênh cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai ông Moon Jae In và Kim Jong Un, xem đây là một “bước tiến tích cực”. Nhưng ông Abe thúc giục Bình Nhưỡng có “những hành động cụ thể” trên vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và các vấn đề khác.
Về phía nước Nga, điện Kremlin hôm nay cũng đã hoan nghênh “những thông tin rất tích cực” từ thượng đỉnh Liên Triều. Phát ngôn viên của điện Kremlin Dmitri Peskov nhắc lại, tổng thống Nga Vladimir Putin “đã nhiều lần nhấn mạnh rằng một giải pháp vững chắc cho tình hình bán đảo Triều Tiên chỉ có thể dựa trên đối thoại trực tiếp” giữa hai bên. Tuy nhiên, phát ngôn viên này cho rằng “hãy còn quá sớm” để nói đến việc ký một hiệp ước hòa bình giữa hai nước Triều Tiên.
Về phần Trung Quốc, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao, bà Hoa Xuân Oánh, ca ngợi “sự dũng cảm” của lãnh đạo hai nước Triều Tiên vì đã mở cuộc họp thượng đỉnh lịch sử, xem cái bắt tay của hai ông Moon Jae In và Kim Jong Un tại giới tuyến giữa hai miền hôm nay là “một thời điểm lịch sử”. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc hy vọng cuộc gặp này sẽ mang lại “những thành quả tích cực” và sẽ là cơ hội mở ra “một con đường mới đến hòa bình và ổn định lâu dài” trên bán đảo Triều Tiên.
Còn người dân ở vùng biên giới Trung Quốc-Bắc Triều Tiên thì nghĩ gì về thượng đỉnh giữa hai miền ? Từ Bắc Kinh, thông tín viên Heike Schmidt gởi về bài tường trình :
“Bên bờ sông Đồ Môn (Tumen), ở biên giới Triều Tiên, vào chiều tối, người đàn ông 80 tuổi gốc Triều Tiên này vừa tập thể dục, mắt hướng về phía bên kia biên giới, vừa nghe nhạc Triều Tiên và hy vọng là sự hòa dịu giữa hai miền sẽ kéo dài. Ông nói : “ Tôi rất lạc quan. Người dân Nam và Bắc Triều Tiên đều là từ một quốc gia. Chính là Hoa Kỳ đã làm cho tình hình rối ren. Họ chỉ dùng bán đảo Triều Tiên như là một công cụ để ngăn chận Trung Quốc và Nga.”
Những người dân khác thì tỏ vẻ nghi ngờ về kết quả thượng đỉnh liên Triều, như người đàn ông cho du khách thuê ống nhòm này. Ông nói : “ Trước đây Kim Jong Un cũng đã từng hứa là sẽ chấm dứt chương trình phát triển vũ khí hạt nhân, nhưng sau đó đã khởi động trở lại. Các cuộc họp thượng đỉnh sẽ không giải quyết được vấn đề một cách căn bản. Vẫn phải cần đến các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc.”
Nhưng đối với người buôn bán hải sản này, những biện pháp cấm vận gây quá nhiều tốn kém. Ông nói : “Họp thượng đỉnh là tốt. Nhưng để giải tỏa cấm vận thì phải có biểu quyết của Liên Hiệp Quốc. Một mình Trung Quốc không thể chấm dứt trừng phạt”. Vì không thể bán cua nhập từ Bắc Triều Tiên, ông phải bán cua nhập từ Nga, nhưng cua này không có nhiều thịt như cua Triều Tiên, nên bán không chạy bằng.”

 http://vi.rfi.fr/chau-a/20180427-thuong-dinh-lien-trieu-phan-ung-cua-hoa-ky-va-trung-quoc




Đàm phán phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên: Dài hơi và nhiều khó khăn

Đàm phán phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên: Dài hơi và nhiều khó khăn
Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-Un (T) và tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in (P) có cuộc gặp thượng đỉnh ngày 27/04/2018 tại Bàn Môn Điếm, phía lãnh thổ Hàn Quốc.REUTERS/EDIT RFI

    Ngày 27/04/2018 lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un và tổng thống Hàn Quốc sẽ có cuộc gặp thượng đỉnh tại khu phi quân sự Bàn Môn Điếm, phía lãnh thổ Hàn Quốc. Đây là cuộc họp thượng đỉnh lần thứ ba kể từ khi chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) kết thúc. Cuộc gặp thượng đỉnh Liên Triều sẽ là khúc mở màn cho cuộc họp lịch sử giữa lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un và tổng thống Mỹ Donald Trump, dự kiến được tổ chức vào cuối tháng 5 đầu tháng 6 năm 2018.

    Đâu là vị thế của Kim Jong Un trong cuộc gặp thượng đỉnh lần này ? Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên muốn gì ở thượng đỉnh ? Trung Quốc có vai trò ra sao trong cuộc chơi ngoại giao do Bắc Triều Tiên đề xướng ?
    Ông Théo Clément, viện Đông Á, trường Ecole Normale Supérieure của Lyon, từng có thời gian đến giảng dậy tại Đại học Khoa Học và Công Nghệ Bình Nhưỡng, đã lần lượt giải đáp các thắc mắc của RFI Tiếng Việt.
    RFI : Ông có thể cho biết vì sao có cuộc gặp thượng đỉnh Kim Jong Un và Moon Jae In ? Và tại sao thượng đỉnh này lại không diễn ra sớm hơn ?
    Théo Clément : Tổng thống Hàn Quốc được bầu vào tháng 05/2017 và điều này đã dẫn đến việc chính quyền Hàn Quốc thay đổi chính sách trong quan hệ với Bắc Triều Tiên. Chính quyền Hàn Quốc trước đó rất bảo thủ và chống đối mạnh mẽ mọi tiến trình cải thiện quan hệ Nam-Bắc Triều Tiên.
    Về phần mình, Bắc Triều Tiên đã quyết định hoàn tất việc phát triển các chương trình nguyên tử và tên lửa đạn đạo, để tạo thế mạnh khi tiến hành thương lượng với Hàn Quốc và sau đó với Hoa Kỳ.
    Nếu như vậy, ông không nghĩ là chính các lệnh trừng phạt đã đẩy Bắc Triều Tiên phải đi đến việc đàm phán chương trình hạt nhân của họ ?
    Có ý kiến cho rằng các biện pháp trừng phạt đã buộc Bắc Triều Tiên phải đàm phán một phần chương trình hạt nhân của họ. Theo tôi, ý kiến này sai. Trước tiên, các biện pháp trừng phạt phải có thời gian thì mới tác động đến nền kinh tế Bắc Triều Tiên. Trong khi đó, các quan sát trên thực tế cho phép nghĩ rằng nền kinh tế Bắc Triều Tiên hiện nay khá hơn.
    Hơn nữa, các hoạt động, thời điểm các vụ thử nguyên tử, thử tên lửa, rồi tuyên bố của lãnh đạo Bắc Triều Tiên làm người ta nghĩ rằng Bình Nhưỡng rất làm chủ các phân đoạn, phân kỳ ngoại giao và đó không thể là một sự thay đổi đột ngột đường hướng dưới sức ép của các biện pháp trừng phạt.
    Lãnh đạo Bắc Triều Tiên dự thượng đỉnh liên Triều trong  vị thế như thế nào ?
    Ông ta (Kim Jong Un) tới dự thượng đỉnh trong thế mạnh, bởi vì tổng thống Hàn Quốc sẽ phải thương lượng trước những nhượng bộ từ phía Bắc Triều Tiên. Do vậy, nguyên thủ Hàn Quốc chắc chắn cũng phải có thỏa hiệp và phải « đền bù » cái gì đó cho Bắc Triều Tiên, vì Bình Nhưỡng đã có thay đổi trong hồ sơ hạt nhân.
    Mặt khác, đối với Hàn Quốc, đây cũng là thắng lợi trong lĩnh vực đối ngoại và đối nội. Và tổng thống Moon Jae In tỏ ra là một nhà ngoại giao xuất sắc. Ông đã thành công trong việc làm giảm bớt căng thẳng chính trị và ngoại giao trên bán đảo Triều Tiên.
    Đối với thượng đỉnh liên Triều, cả hai miền Nam - Bắc Triều Tiên đều thu được lợi. Ngược lại, đối với thượng đỉnh Hoa Kỳ - Bắc Triều Tiên trong tương lai, rõ ràng là Kim Jong Un không ở trong thế mạnh.
    Hàn Quốc muốn bàn thảo với Bắc Triều Tiên một hiệp định hòa bình (để thay thế hiệp ước đình chiến 1953). Liệu đó có phải là một bước đi đầu tiên hướng tới giải trừ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên ?
    Đây là hai vấn đề khác nhau. Chiến tranh Triều Tiên diễn ra từ năm 1950 đến 1953, tức là rất lâu rồi, trước khi Bắc Triều Tiên thực hiện các chương trình hạt nhân. Tuy nhiên, việc ký hiệp định hòa bình giữa hai miền sẽ góp phần làm giảm căng thẳng và có thể dẫn đến tiến trình phi hạt nhân hóa.
    Ở đây, cần phải rất chú ý về sự khác biệt giữa hai miền khi nói về phi hạt nhân hóa. Khi các cường quốc phương Tây và các đồng minh, đặc biệt là Hàn Quốc, nói tới phi hạt nhân hóa là nhắm vào việc Bắc Triều Tiên phải phi hạt nhân hóa. Còn khi Bắc Triều Tiên nói phi hạt nhân hóa, chính quyền Bình Nhưỡng muốn nhắm tới việc phi hạt nhân hóa toàn bộ khu vực này, với những hệ quả sâu rộng hơn.
    Theo tôi, cho dù xung đột Nam - Bắc Triều Tiên đã có từ lâu, nhưng việc thương lượng một hiệp định hòa bình có lẽ dễ hơn là đàm phán về phi hạt nhân hóa toàn bộ khu vực. Cụ thể hơn, đó sẽ một tiến trình phi hạt nhân hóa toàn bộ mà các chuyên gia có thể kiểm tra được một cách độc lập.
    Đặt giả thuyết là đôi bên có thể đi đến việc giải trừ hạt nhân, ai sẽ người được lợi ? Phải chăng Trung Quốc sẽ là nước hưởng lợi nhiều nhất ?
    Điều này phụ thuộc vào quá trình đàm phán. Tôi nghĩ là không nên ngây thơ. Theo tôi, Bắc Triều Tiên không phi hạt nhân hóa mà không có đàm phán và đó sẽ là một quá trình thương lượng kéo dài, có những bước tiến, nhưng cũng có thể có bước thụt lùi.
    Do vậy, rất khó dự đoán được là bên nào sẽ giành được phần thắng trong đàm phán. Rõ ràng là Bắc Triều Tiên sẽ được hưởng lợi nhiều, các nước trong khu vực, đồng minh của Hoa Kỳ cũng được hưởng lợi. Cuộc chơi này sẽ rất khó vì Bắc Triều Tiên có trong tay lá bài đàm phán.
    Về vai trò của Trung Quốc, vấn đề này phức tạp hơn. Trung Quốc như người đi trên dây, cố duy trì giữ cân bằng giữa Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên và có quan hệ tốt với cả hai bên. Một trong những thách thức đối với Trung Quốc là giành thắng lợi trong đàm phán mà không làm cho một trong hai bên thất vọng.
    Liên quan đến Trung Quốc, Kim Jong Un lên cầm quyền năm 2011, và Tập Cận Bình năm 2012, nhưng cả hai bên chưa từng gặp nhau lần nào. Tại sao phải đợi đến lúc này Kim Jong Un mới đến gặp lãnh đạo Trung Quốc ? Ông giải thích như thế nào về cuộc gặp này ?
    Bắc Triều Tiên và Trung Quốc rất ưa thích nói rằng họ có quan hệ hữu nghị chính trị truyền thống và không suy suyển. Thế nhưng, điều này giống như một giả tưởng chính trị mà thôi. Trước đây, quan hệ giữa hai nước rất căng thẳng do chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng. Trung Quốc cảm thấy rất khó hiểu là tại sao Bắc Triều Tiên vẫn giữ nguyên mô hình cũ, không thay đổi,  không chọn một mô hình gần giống như Trung Quốc.
    Trong khi đó, Bắc Triều Tiên rất nghi ngờ các ý đồ của Trung Quốc đối với bán đảo Triều Tiên. Trước đây, đã có những trường hợp Trung Quốc can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ Bắc Triều Tiên. Trong bối cảnh đó, Kim Jong Un lên nắm quyền. Khi Tập Cận Bình trở thành lãnh đạo Trung Quốc năm 2012, thì sang năm 2013, Bắc Triều Tiên tiến hành các vụ thử hạt nhân và tên lửa và chắc chắn điều này không làm cho Trung Quốc hài lòng. Đây là một trong những lý do giải thích vì sao Trung Quốc có lập trường cứng rắn hơn với Bắc Triều Tiên.
    Liên quan đến chuyến công du Trung Quốc của Kim Jong Un, theo tôi, đó là chiến lược tính toán của Bắc Kinh hơn là của Bình Nhưỡng. Trong viễn cảnh Kim Jong Un gặp lãnh đạo Hàn Quốc và có thể sau đó gặp tổng thống Mỹ Donald Trump, Trung Quốc rất lo ngại bị cô lập, bị gạt ra bên lề tiến trình ngoại giao. Do vậy, Trung Quốc cho tái khởi động "quan hệ truyền thống" với Bắc Triều Tiên, một cách vội vàng và chỉ là bề ngoài.
    Tôi cho rằng đây là một cú đánh phé rất cao tay của Bắc Triều Tiên, bởi vì nhờ vậy mà Bắc Triều Tiên xích lại được gần Trung Quốc và có thể đàm phán với Bắc Kinh giảm nhẹ các trừng phạt quốc tế mà Trung Quốc phải thi hành.
    Như vậy trong trường hợp này, Bắc Kinh muốn bắn đi một tín hiệu là trong cuộc chơi ngoại giao này, Bình Nhưỡng cũng phải có ý kiến của Bắc Kinh ?
    Đúng vậy, tôi đồng ý và điều này có phần trùng hợp với những gì tôi vừa nói : Trung Quốc tự nhập vào cuộc chơi, muốn tham gia vào việc giải quyết hồ sơ Bắc Triều Tiên. Trung Quốc thực sự lo sợ bị cô lập và mất vai trò trong hồ sơ Bắc Triều Tiên rất nhậy cảm, bởi vì hồ sơ này về lâu dài tác động đến sự ổn định của Trung Quốc, không chỉ ở vùng biên giới chung với Bắc Triều Tiên mà cả ở trong nước, bởi vì có các cộng đồng thiểu số Triều Tiên sinh sống tại Trung Quốc và tiến trình đàm phán trên bán đảo Triều Tiên sẽ tác động đến họ.

    1. 1
    2. 2
    3. 3
    4. ...
    5. trang sau >
    6. trang cuối >
    http://vi.rfi.fr/chau-a/20180426-thuong-dinh-lien-trieu-hoa-binh-dam-phan-hat-nhan

    Geen opmerkingen:

    Een reactie posten