Việt Nam ‘công nghiệp hóa’ với bia và ‘hiện đại hóa’ bằng xổ số
HUẾ (NV) – Khoảng 30% chi tiêu của tỉnh Thừa Thiên-Huế là nhờ nguồn thu từ… bia, 70% còn lại là thu tiền sử dụng đất và chu cấp từ… trung ương!
Ðó là thống kê do Hội Ðồng Nhân Dân tỉnh Thừa Thiên-Huế công bố và tỉnh này không phải là trường hợp cá biệt. Chi tiêu của chính quyền nhiều tỉnh tại Việt Nam đang trông chờ vào các nguồn thu từ bia, rượu, tiền sử dụng đất và xổ số.
“Dưới lá cờ vẻ vang của Ðảng CSVN,” sự nghiệp “công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đã giúp ngành công nghiệp bia rượu và xổ số đạt được những thành tựu vượt bậc!
Hồi đầu năm nay, tại đại hội lần thứ năm của Hiệp Hội Bia-Rượu-Nước Giải Khát Việt Nam, đại diện hiệp hội này long trọng thông báo, “dù gặp nhiều khó khăn vì kinh tế suy thoái nhưng ngành bia, rượu, nước giải khát vẫn phát triển.”
Chỉ tính riêng năm 2015, “sản lượng bia đạt 3.4 tỉ lít/năm, tăng 40%, sản lượng rượu sản xuất công nghiệp đạt 70 triệu lít, sản lượng nước giải khát đạt 4.6 tỷ lít.” So với năm 2010, sản lượng bia tăng 40%, sản lượng rượu sản xuất công nghiệp 18% và sản lượng nước giải khát tăng 50%.
Hiệp Hội Bia-Rượu-Nước Giải Khát Việt Nam khoe, từ 2011-2015, các doanh nghiệp thành viên của hiệp hội này đã nộp cho ngân sách 30,000 tỉ đồng, tương đương 3% tổng thu ngân sách quốc gia. Nếu tính riêng đóng góp cho ngân sách từ bia thì số tiền đó là 26.000 tỉ/30,000 tỉ mà Hiệp Hội Bia-Rượu-Nước giải khát Việt Nam đã nộp cho công quỹ.
Cũng theo Hiệp Hội Bia-Rượu-Nước Giải Khát Việt Nam, năng lực hiện tại của Việt Nam trong sản xuất bia là 4.8 tỉ lít/năm, “có thể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, có sức cạnh tranh khi Việt Nam đang hội nhập.”
Bởi chi tiêu trông vào sự đóng góp của các doanh nghiệp sản xuất bia, rượu, trong vài năm gần đây, chuyện chính quyền một số tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo các cơ sở thương mại, dịch vụ chỉ được bán bia, rượu do nhà máy bia, rượu đặt tại tỉnh nhà sản xuất không còn là chuyện lạ.
Trên bình diện thế giới, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu về tiêu thu bia, rượu và ở bình diện quốc gia, ăn nhậu trở thành tệ nạn càng ngày càng trầm trọng trong toàn lãnh thổ, phổ biến ở tất cả các giới, các độ tuổi, đặt ra hàng loạt vấn nạn nghiêm trọng về y tế, văn hóa-xã hội.
Cũng “dưới lá cờ vẻ vang của Ðảng CSVN,” ngoài giải tỏa-thu hồi đất ở khắp nơi để cho chủ đầu tư các dự án thuê, kiếm tiền từ những khoản liên quan đến “sử dụng đất,” xổ số đã trở thành một thứ công cụ mà chính quyền các tỉnh tận dụng để tạo ngân sách, duy trì hoạt động. Cũng đầu năm nay, Bộ Tài Chính Việt Nam công bố một thống kê, theo đó, doanh thu từ hoạt động xổ số trên toàn quốc trong năm 2013 khoảng 59,000 tỉ đồng, trong năm 2014 là 63,000 tỉ đồng, trong năm 2015 khoảng 70,000 tỉ đồng. Nguồn thu dù lớn nhưng theo Bộ Tài Chính Việt Nam, đóng góp cho ngân sách của hoạt động xổ số chỉ khoảng 1/3.
Không thể để mất khoản lợi béo bở từ xổ số về tay chính quyền các tỉnh, tháng trước, Bộ Tài Chính Việt Nam cho khai trương Vietlott – liên doanh giữa Bộ Tài Chính Việt Nam với tập đoàn Berjaya của Malaysia – được quảng cáo là “xổ số kiểu Mỹ” hơn hẳn “xổ số kiểu truyền thống.”
Xem thêm video: Ông Nguyễn Quang A được đề cử giải Nhân Quyền Hòa Lan
Bởi sự “tài tình, sáng suốt” của “đảng bộ, chính quyền, hộại đồng nhân dân” các tỉnh tại Việt Nam chỉ quẩn quanh ở khai thác bia rượu, phê duyệt dự án kiếm tiền từ cho thuê đất, bán tài nguyên và xổ số nên cho đến hết năm ngoái, 80% tỉnh, thành phố ở Việt Nam vẫn không cân đối được thu-chi, phải ngửa tay nhận trợ cấp từ trung ương. Trong đó có cả Ðà Nẵng – thành phố lớn thứ ba ở Việt Nam, nơi hệ thống chính quyền được xem là có năng lực hơn những chỗ khác.
Năm ngoái, tổng thu của Ðà Nẵng chỉ được 11,661 tỉ đồng – thua xa khoản tiền mà Tổng Công Ty Rượu-Bia-Nước Giải Khát Sài Gòn (SABECO) nộp cho ngân sách (13,000 tỉ đồng). Một số chuyên gia kinh tế cảnh báo, nếu Ðà Nẵng tiếp tục bán đất để lấy tiền xây cầu, làm đường, dựng cao ốc,… thì chỉ ít năm nữa sẽ chẳng còn gì để bán.
Cũng cần lưu ý là so với “đảng bộ, chính quyền, hội đồng nhân dân” các tỉnh thì Ban Chấp Hành Trung Ương đảng CSVN, chính phủ, Quốc Hội không sáng suốt hơn, không may là họ lại không có cấp “trên trung ương” để xin hỗ trợ nên họ đành vay khắp nơi ở cả trong lẫn ngoài Việt Nam.
Năm ngoái, tổng nợ của chính quyền Việt Nam là 2,607,960 tỉ đồng. Do nguồn thu không đủ để chi tiêu nên nếu may mắn thì năm nay, chính quyền Việt Nam sẽ chỉ vay thêm gần 400,000 tỉ đồng nữa, nâng tổng nợ của Việt Nam lên mức chừng ba triệu tỉ đồng. (G.Ð)
http://www.nguoi-viet.com/viet-nam/viet-nam-cong-nghiep-hoa-voi-bia-va-hien-dai-hoa-bang-xo/
Ðó là thống kê do Hội Ðồng Nhân Dân tỉnh Thừa Thiên-Huế công bố và tỉnh này không phải là trường hợp cá biệt. Chi tiêu của chính quyền nhiều tỉnh tại Việt Nam đang trông chờ vào các nguồn thu từ bia, rượu, tiền sử dụng đất và xổ số.
“Dưới lá cờ vẻ vang của Ðảng CSVN,” sự nghiệp “công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đã giúp ngành công nghiệp bia rượu và xổ số đạt được những thành tựu vượt bậc!
Hồi đầu năm nay, tại đại hội lần thứ năm của Hiệp Hội Bia-Rượu-Nước Giải Khát Việt Nam, đại diện hiệp hội này long trọng thông báo, “dù gặp nhiều khó khăn vì kinh tế suy thoái nhưng ngành bia, rượu, nước giải khát vẫn phát triển.”
Chỉ tính riêng năm 2015, “sản lượng bia đạt 3.4 tỉ lít/năm, tăng 40%, sản lượng rượu sản xuất công nghiệp đạt 70 triệu lít, sản lượng nước giải khát đạt 4.6 tỷ lít.” So với năm 2010, sản lượng bia tăng 40%, sản lượng rượu sản xuất công nghiệp 18% và sản lượng nước giải khát tăng 50%.
Hiệp Hội Bia-Rượu-Nước Giải Khát Việt Nam khoe, từ 2011-2015, các doanh nghiệp thành viên của hiệp hội này đã nộp cho ngân sách 30,000 tỉ đồng, tương đương 3% tổng thu ngân sách quốc gia. Nếu tính riêng đóng góp cho ngân sách từ bia thì số tiền đó là 26.000 tỉ/30,000 tỉ mà Hiệp Hội Bia-Rượu-Nước giải khát Việt Nam đã nộp cho công quỹ.
Cũng theo Hiệp Hội Bia-Rượu-Nước Giải Khát Việt Nam, năng lực hiện tại của Việt Nam trong sản xuất bia là 4.8 tỉ lít/năm, “có thể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, có sức cạnh tranh khi Việt Nam đang hội nhập.”
Bởi chi tiêu trông vào sự đóng góp của các doanh nghiệp sản xuất bia, rượu, trong vài năm gần đây, chuyện chính quyền một số tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo các cơ sở thương mại, dịch vụ chỉ được bán bia, rượu do nhà máy bia, rượu đặt tại tỉnh nhà sản xuất không còn là chuyện lạ.
Trên bình diện thế giới, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu về tiêu thu bia, rượu và ở bình diện quốc gia, ăn nhậu trở thành tệ nạn càng ngày càng trầm trọng trong toàn lãnh thổ, phổ biến ở tất cả các giới, các độ tuổi, đặt ra hàng loạt vấn nạn nghiêm trọng về y tế, văn hóa-xã hội.
Cũng “dưới lá cờ vẻ vang của Ðảng CSVN,” ngoài giải tỏa-thu hồi đất ở khắp nơi để cho chủ đầu tư các dự án thuê, kiếm tiền từ những khoản liên quan đến “sử dụng đất,” xổ số đã trở thành một thứ công cụ mà chính quyền các tỉnh tận dụng để tạo ngân sách, duy trì hoạt động. Cũng đầu năm nay, Bộ Tài Chính Việt Nam công bố một thống kê, theo đó, doanh thu từ hoạt động xổ số trên toàn quốc trong năm 2013 khoảng 59,000 tỉ đồng, trong năm 2014 là 63,000 tỉ đồng, trong năm 2015 khoảng 70,000 tỉ đồng. Nguồn thu dù lớn nhưng theo Bộ Tài Chính Việt Nam, đóng góp cho ngân sách của hoạt động xổ số chỉ khoảng 1/3.
Không thể để mất khoản lợi béo bở từ xổ số về tay chính quyền các tỉnh, tháng trước, Bộ Tài Chính Việt Nam cho khai trương Vietlott – liên doanh giữa Bộ Tài Chính Việt Nam với tập đoàn Berjaya của Malaysia – được quảng cáo là “xổ số kiểu Mỹ” hơn hẳn “xổ số kiểu truyền thống.”
Bởi sự “tài tình, sáng suốt” của “đảng bộ, chính quyền, hộại đồng nhân dân” các tỉnh tại Việt Nam chỉ quẩn quanh ở khai thác bia rượu, phê duyệt dự án kiếm tiền từ cho thuê đất, bán tài nguyên và xổ số nên cho đến hết năm ngoái, 80% tỉnh, thành phố ở Việt Nam vẫn không cân đối được thu-chi, phải ngửa tay nhận trợ cấp từ trung ương. Trong đó có cả Ðà Nẵng – thành phố lớn thứ ba ở Việt Nam, nơi hệ thống chính quyền được xem là có năng lực hơn những chỗ khác.
Năm ngoái, tổng thu của Ðà Nẵng chỉ được 11,661 tỉ đồng – thua xa khoản tiền mà Tổng Công Ty Rượu-Bia-Nước Giải Khát Sài Gòn (SABECO) nộp cho ngân sách (13,000 tỉ đồng). Một số chuyên gia kinh tế cảnh báo, nếu Ðà Nẵng tiếp tục bán đất để lấy tiền xây cầu, làm đường, dựng cao ốc,… thì chỉ ít năm nữa sẽ chẳng còn gì để bán.
Cũng cần lưu ý là so với “đảng bộ, chính quyền, hội đồng nhân dân” các tỉnh thì Ban Chấp Hành Trung Ương đảng CSVN, chính phủ, Quốc Hội không sáng suốt hơn, không may là họ lại không có cấp “trên trung ương” để xin hỗ trợ nên họ đành vay khắp nơi ở cả trong lẫn ngoài Việt Nam.
Năm ngoái, tổng nợ của chính quyền Việt Nam là 2,607,960 tỉ đồng. Do nguồn thu không đủ để chi tiêu nên nếu may mắn thì năm nay, chính quyền Việt Nam sẽ chỉ vay thêm gần 400,000 tỉ đồng nữa, nâng tổng nợ của Việt Nam lên mức chừng ba triệu tỉ đồng. (G.Ð)
http://www.nguoi-viet.com/viet-nam/viet-nam-cong-nghiep-hoa-voi-bia-va-hien-dai-hoa-bang-xo/
Geen opmerkingen:
Een reactie posten