Bắc Triều Tiên thử nghiệm hạt nhân lần thứ 5
People watch a television news report on North Korea's latest nuclear test at a railway station in Seoul on September 9, 2016.JUNG YEON-JE / AFP
Thế giới chấn động trước hành vi khiêu khích mới của Bình Nhưỡng. Vào sáng sớm ngày 09/09/2016 Bắc Triều Tiên tiến hành vụ thử nghiệm hạt nhân lần thứ 5. Đài truyền hình Bắc Triều Tiên loan báo là nước này đã thành công trong việc thử đầu đạn hạt nhân thu nhỏ. Theo giới quân sự Hàn Quốc, đây có thể là vụ thử có sức công phá lớn nhất trong số các đợt thử nghiệm của Bắc Triều Tiên từ trước tới nay. Cộng đồng quốc tế đồng loạt lên án Bình Nhưỡng.
Thông tín viên đài RFI từ thủ đô Seoul Frédéric Ojardias cho biết thêm :
« Lãnh thổ Bắc Triều Tiên hôm nay lại rung chuyển. Vào lúc 9 giờ 30 sáng nay, giờ Bình Nhưỡng, một trận địa chấn ở mức từ 5 đến 5,3 trên nấc thang Richter đã được phát hiện tại cơ sở hạt nhân Pungye-ri, phía đông bắc Bắc Triều Tiên, gần sát biên giới với Trung Quốc.
Theo thẩm định của bộ Quốc Phòng Hàn Quốc, có nhiều khả năng là Bình Nhưỡng thử nghiệm bom nguyên tử 10 ngàn tấn. Vụ thử lần này có cường độ gấp đôi so với đợt thử nghiệm hồi tháng Giêng năm nay.
Bình Nhưỡng cho thử bom nguyên tử đúng vào dịp Quốc Khánh, kỷ niệm 68 năm ngày lãnh tụ Kim Nhật Thành (Kim Il Sung), thành lập Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên. Cố lãnh tụ Kim Nhật Thành là ông nội của đương kim lãnh đạo Bắc Triều Tiên. Kể từ khi lên cầm quyền, Kim Jong Un luôn xem vũ khí hạt nhân là cột trụ trong chính sách tuyên truyền, là phương tiện để khẳng định tính chính đáng của chế độ, là công cụ để gây áp lực với cộng đồng quốc tế. Không có gì làm lay chuyển quyết tâm đó của Bình Nhưỡng.
Nhiều nhà phân tích Hàn Quốc chỉ trích là các biện pháp trừng phạt ngày càng khắt khe của cộng đồng quốc tế không có hiệu quả. Họ lấy làm tiếc song song với những biện pháp trừng phạt đó, thế giới không dự trù một giải pháp đối thoại ».
Phản ứng mạnh mẽ của thế giới
Vài giờ sau vụ thử hạt nhân, Hàn Quốc là nước đầu tiên lên tiếng tố cáo « hành vi khiêu khích và tự hủy diệt » của Bắc Triều Tiên. Chính quyền Seoul đề nghị Liên Hiệp Quốc tăng cường các biện pháp trừng phạt Bình Nhưỡng. Một dấu hiệu khác cho thấy khủng hoảng liên Triều leo thang là tổng thống Hàn Quốc, Park Geun Hye đang công du Lào sau khi tham dự thượng đỉnh ASEAN và các đối tác, đã rút ngắn chương trình làm việc tại Vientiane và trở về nước trong sáng nay.
Nhật Bản lên án một « hành vi không thể chấp nhận được ». Nhật và Hàn Quốc đã lập tức liên lạc với Mỹ để tìm cách đối phó trước « những hậu quả nghiêm trọng ».
Về phần Trung Quốc, điểm tựa chính của chế độ Kim Jong Un, bộ Ngoại Giao nước này ra thông cáo bày tỏ sự « chống đối mạnh mẽ » trước việc Bắc Triều Tiên « một lần nữa lại thử hạt nhân bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế » và Trung Quốc « mạnh mẽ yêu cầu Bắc Triều Tiên nhanh chóng tuân thủ những cam kết phi hạt nhân hóa, thi hành nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, tránh có những hành động có thể khiến tình hình xấu đi thêm »
Chuẩn bị họp tại Genève, Thụy Sĩ, về Syria, ngoại trưởng Nga và Mỹ cùng bày tỏ mối « quan ngại sâu sắc » sau vụ thử hạt nhân sáng nay. Ông John Kerry thông báo là Washington và Matxcơva sẽ « đưa vấn đề này ra thảo luận trong khuôn khổ Liên Hiệp Quốc ».
Không tham gia đàm phán 6 bên về hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên, nhưng Pháp đã nhanh chóng phản ứng. Paris cũng chủ trương đưa hồ sơ này ra trước Hội Đồng Bảo An.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160909-bac-trieu-tien-thu-nghiem-thanh-cong-ten-lua-mang-dau-dan-hat-nhan
« Lãnh thổ Bắc Triều Tiên hôm nay lại rung chuyển. Vào lúc 9 giờ 30 sáng nay, giờ Bình Nhưỡng, một trận địa chấn ở mức từ 5 đến 5,3 trên nấc thang Richter đã được phát hiện tại cơ sở hạt nhân Pungye-ri, phía đông bắc Bắc Triều Tiên, gần sát biên giới với Trung Quốc.
Theo thẩm định của bộ Quốc Phòng Hàn Quốc, có nhiều khả năng là Bình Nhưỡng thử nghiệm bom nguyên tử 10 ngàn tấn. Vụ thử lần này có cường độ gấp đôi so với đợt thử nghiệm hồi tháng Giêng năm nay.
Bình Nhưỡng cho thử bom nguyên tử đúng vào dịp Quốc Khánh, kỷ niệm 68 năm ngày lãnh tụ Kim Nhật Thành (Kim Il Sung), thành lập Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên. Cố lãnh tụ Kim Nhật Thành là ông nội của đương kim lãnh đạo Bắc Triều Tiên. Kể từ khi lên cầm quyền, Kim Jong Un luôn xem vũ khí hạt nhân là cột trụ trong chính sách tuyên truyền, là phương tiện để khẳng định tính chính đáng của chế độ, là công cụ để gây áp lực với cộng đồng quốc tế. Không có gì làm lay chuyển quyết tâm đó của Bình Nhưỡng.
Phản ứng mạnh mẽ của thế giới
Vài giờ sau vụ thử hạt nhân, Hàn Quốc là nước đầu tiên lên tiếng tố cáo « hành vi khiêu khích và tự hủy diệt » của Bắc Triều Tiên. Chính quyền Seoul đề nghị Liên Hiệp Quốc tăng cường các biện pháp trừng phạt Bình Nhưỡng. Một dấu hiệu khác cho thấy khủng hoảng liên Triều leo thang là tổng thống Hàn Quốc, Park Geun Hye đang công du Lào sau khi tham dự thượng đỉnh ASEAN và các đối tác, đã rút ngắn chương trình làm việc tại Vientiane và trở về nước trong sáng nay.
Nhật Bản lên án một « hành vi không thể chấp nhận được ». Nhật và Hàn Quốc đã lập tức liên lạc với Mỹ để tìm cách đối phó trước « những hậu quả nghiêm trọng ».
Về phần Trung Quốc, điểm tựa chính của chế độ Kim Jong Un, bộ Ngoại Giao nước này ra thông cáo bày tỏ sự « chống đối mạnh mẽ » trước việc Bắc Triều Tiên « một lần nữa lại thử hạt nhân bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế » và Trung Quốc « mạnh mẽ yêu cầu Bắc Triều Tiên nhanh chóng tuân thủ những cam kết phi hạt nhân hóa, thi hành nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, tránh có những hành động có thể khiến tình hình xấu đi thêm »
Chuẩn bị họp tại Genève, Thụy Sĩ, về Syria, ngoại trưởng Nga và Mỹ cùng bày tỏ mối « quan ngại sâu sắc » sau vụ thử hạt nhân sáng nay. Ông John Kerry thông báo là Washington và Matxcơva sẽ « đưa vấn đề này ra thảo luận trong khuôn khổ Liên Hiệp Quốc ».
Không tham gia đàm phán 6 bên về hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên, nhưng Pháp đã nhanh chóng phản ứng. Paris cũng chủ trương đưa hồ sơ này ra trước Hội Đồng Bảo An.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160909-bac-trieu-tien-thu-nghiem-thanh-cong-ten-lua-mang-dau-dan-hat-nhan
01:07
'Kracht explosie was net Hiroshima'
Felle reacties op de kernproef van Noord-Korea. De test veroorzaakte een aardbeving met een kracht van 5.3 op de schaal van Richter. De staatstelevisie spreekt van een succesvolle proef.
Mỹ, Nhật muốn Liên Hiệp Quốc lên án Bình Nhưỡng thử hỏa tiễn
Hội Đồng Bảo An biểu quyết các lệnh trừng phạt nhắm vào Bắc Triều Tiên, ngày 02/03/2016REUTERS/Brendan McDermid
Hoa Kỳ và các đồng minh ngày 03/08/2016 cố thúc đẩy Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ra nghị quyết lên án Bắc Triều Tiên bắn hỏa tiễn đạn đạo, nhưng Trung Quốc không đồng ý.
Hội Đồng Bảo An đã họp kín trong hai tiếng. Sau đó, đại sứ Mỹ Samantha Power và đồng nhiệm Nhật Koro Bessho khẳng định nhiều thành viên Hội Đồng đã « kiên quyết lên án » vụ Bình Nhưỡng bắn hỏa tiễn lần đầu tiên bay đến vùng biển của Nhật Bản. Bà Power cho đây là « mối đe dọa nghiêm trọng mới », còn ông Bessho hy vọng Liên Hiệp Quốc sẽ đưa ra « một thông điệp cứng rắn ».
Đại sứ Mỹ cho biết Washington sẽ « tiếp tục gây áp lực để áp dụng triệt để nghị quyết 2270 » được Hội Đồng Bảo An thông qua hồi tháng Ba. Nghị quyết này gia tăng các biện pháp trừng phạt do Bình Nhưỡng thử nguyên tử lần thứ tư và bắn hỏa tiễn đạn đạo. Tuy nhiên, hiệu quả của trừng phạt phần lớn lệ thuộc vào Trung Quốc, đối tác thương mại chính và đồng minh duy nhất của Bắc Triều Tiên.
Về phía đại sứ Trung Quốc Lưu Kết Nhất (Liu Jieyi) lại tỏ ra ngần ngại trước báo chí. Ông nói rằng « sẽ làm việc một cách có trách nhiệm để bảo đảm giảm căng thẳng tại bán đảo Triều Tiên ». Đại diện Trung Quốc nhấn mạnh « một số yếu tố góp phần gây căng thẳng », hàm ý việc triển khai hệ thống lá chắn chống tên lửa của Mỹ tại Hàn Quốc, mà Bắc Kinh cho là ảnh hưởng đến an ninh Trung Quốc. Nhưng bà Samantha Power quan niệm việc này hoàn toàn mang tính phòng thủ, không thể dùng làm cái cớ cho việc thử hỏa tiễn đạn đạo của Bình Nhưỡng.
Trong một lá thư chung, mười thành viên Hội đồng Bảo an trong đó có Hoa Kỳ và Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc đã yêu cầu ủy ban chuyên trách của Liên Hiệp Quốc điều tra về vụ thử tên lửa của Bắc Triều Tiên trong tháng Bảy, có thể dẫn đến việc trừng phạt cụ thể những cá nhân và doanh nghiệp liên quan đến chương trình quân sự của Bình Nhưỡng.
Hoa Kỳ vẫn đang thương lượng với Trung Quốc để có được phản ứng chính thức của Hội Đồng Bảo An, nhưng hiện chưa đi đến đâu. Tuyên bố gần đây nhất của Liên Hiệp Quốc là vào ngày 23/6, sau khi Bắc Triều Tiên phóng hai hỏa tiễn tầm trung.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160804-my-nhat-muon-lien-hiep-quoc-len-an-binh-nhuong-thu-hoa-tien
Đại sứ Mỹ cho biết Washington sẽ « tiếp tục gây áp lực để áp dụng triệt để nghị quyết 2270 » được Hội Đồng Bảo An thông qua hồi tháng Ba. Nghị quyết này gia tăng các biện pháp trừng phạt do Bình Nhưỡng thử nguyên tử lần thứ tư và bắn hỏa tiễn đạn đạo. Tuy nhiên, hiệu quả của trừng phạt phần lớn lệ thuộc vào Trung Quốc, đối tác thương mại chính và đồng minh duy nhất của Bắc Triều Tiên.
Về phía đại sứ Trung Quốc Lưu Kết Nhất (Liu Jieyi) lại tỏ ra ngần ngại trước báo chí. Ông nói rằng « sẽ làm việc một cách có trách nhiệm để bảo đảm giảm căng thẳng tại bán đảo Triều Tiên ». Đại diện Trung Quốc nhấn mạnh « một số yếu tố góp phần gây căng thẳng », hàm ý việc triển khai hệ thống lá chắn chống tên lửa của Mỹ tại Hàn Quốc, mà Bắc Kinh cho là ảnh hưởng đến an ninh Trung Quốc. Nhưng bà Samantha Power quan niệm việc này hoàn toàn mang tính phòng thủ, không thể dùng làm cái cớ cho việc thử hỏa tiễn đạn đạo của Bình Nhưỡng.
Trong một lá thư chung, mười thành viên Hội đồng Bảo an trong đó có Hoa Kỳ và Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc đã yêu cầu ủy ban chuyên trách của Liên Hiệp Quốc điều tra về vụ thử tên lửa của Bắc Triều Tiên trong tháng Bảy, có thể dẫn đến việc trừng phạt cụ thể những cá nhân và doanh nghiệp liên quan đến chương trình quân sự của Bình Nhưỡng.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160804-my-nhat-muon-lien-hiep-quoc-len-an-binh-nhuong-thu-hoa-tien
Geen opmerkingen:
Een reactie posten