Mỹ, Nhật và Ấn Độ bắt đầu phác họa trật tự mới trên biển châu Á ?
Tiêm kíc F/A-18 Hornet trên tàu sân bay Mỹ John C. Stennis trong cuộc tập trận Malabar, với Mỹ, Nhật và Ấn Độ, ở ngoài khơi phía nam Okinawa, Nhật Bản, ngày 15/06/2016REUTERS/Nobuhiro Kubo
Kể từ ngày 14/06/2016, và liên tiếp trong ba ngày, Hải Quân ba nước Mỹ, Nhật và Ấn Độ đã tham gia một cuộc tập trận có quy mô thuộc loại rầm rộ và phức tạp nhất từ trước tới nay tại vùng Biển Philippines. Trung Quốc đã không tránh khỏi lo lắng và cho tàu hải quân của mình theo dõi sát sao. Mối quan ngại của Bắc Kinh không phải là không có cơ sở, vì cuộc tập trận hải quân ba bên Mỹ-Nhật-Ấn được xem là bước khởi đầu của việc hình thành một liên minh có khả năng định ra một trật tự mới trên vùng đại dương châu Á nhằm chống lại một Trung Quốc ngày càng quyết đoán, với sức mạnh quân sự ngày càng tăng.
Theo một số chuyên gia phân tích được nhật báo Mỹ Wall Street Journal ngày 15/06 trích dẫn, thì việc hình thành liên minh mới này nằm trong một chiến lược lâu dài của Mỹ, dựa trên quan hệ hợp tác chặt chẽ về quốc phòng từ lâu đời giữa Washington và Tokyo, và việc thuyết phục New Delhi nhập cuộc.
Trong thời gian gần đây, Hoa Kỳ đã nỗ lực củng cố quan hệ chiến lược với Ấn Độ, và khuyến khích New Delhi đóng một vai trò tích cực hơn, không chỉ ở Ấn Độ Dương mà cả ở Thái Bình Dương. Hoa Kỳ đã tranh thủ tâm lý quan ngại chung trước sự trỗi dậy của Trung Quốc đang làm thay đổi tương quan lực lượng trong khu vực.
Theo ông C. Raja Mohan, giám đốc trung tâm tại Ấn Độ của Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie Endowment thì « Mỹ đang tìm kiếm những người có thể chia sẻ gánh nặng », và việc tăng cường quan hệ đối tác chiến lược ba bên Mỹ-Nhật-Ấn là « một chuyển đổi chiến lược quan trọng » của Washington.
Trong việc hình thành thế liên kết Mỹ-Nhật- Ấn, khâu khó nhất có lẽ là làm sao tranh thủ được Ấn Độ, một nước rất tự hào với truyền thống phi liên kết của mình, không muốn tham gia vào bất kỳ một liên minh quân sự chính thức nào. Thế nhưng Mỹ đã khéo khai thác thực tế là New Delhi đã bắt đầu tham gia vào một cơ chế đối thoại ba bên với Washington và Tokyo từ năm ngoái.
Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng không tránh khỏi quan ngại trước nguy cơ Trung Quốc quân sự hóa vùng Biển Đông, đe dọa quyền tự do đi lại trong một khu vực có một phần ba lượng hàng hóa trên thế giới trung chuyển. Mối quan ngại lại càng lớn khi các hành động quyết đoán áp đặt chủ quyền của Trung Quốc làm cho khu vực căng thẳng, và điều đó dĩ nhiên là không có lợi cho Ấn Độ.
Chính trong bối cảnh đó mà nhân chuyến thăm Mỹ và tuần trước, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã khẳng định rằng « sự thiếu vắng một kiến trúc an ninh được các bên đồng ý, đã tạo ra một tình trạng bấp bênh » ở châu Á và quan hệ đối tác mạnh mẽ giữa Ấn Độ và Mỹ sẽ giúp đảm bảo quyền tự do hàng hải và an ninh cho các tuyến thông thương.
Nhật Bản cũng ra sức chiêu dụ Ấn Độ. Hai quốc gia đã nâng cấp quan hệ lên hàng « đối tác chiến lược », và nhất trí tăng cường hợp tác an ninh. Nhân chuyến công du Ấn Độ hồi tháng 12 năm ngoái của thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, hai bên cho biết là sẽ cùng nhau làm việc trên các dự án hạ tầng ở vùng Nam Á, một động thái nhằm hạn chế đà thâm nhập của Trung Quốc.
Dĩ nhiên là cho dù vẫn tìm cách tăng cường quan hệ với nhau, Hoa Kỳ, Ấn Độ và Nhật Bản vẫn cố tránh làm khu vực căng thẳng thêm lên. Trong quá khứ, Bắc Kinh đã từng có những phản ứng tiêu cực khi cảm thấy đà vươn lên của mình bị các nước khác liên kết với nhau để ngăn chặn.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160616-my-nhat-va-an-do-bat-dau-phac-hoa-trat-tu-moi-tren-bien-chau-a
Trong thời gian gần đây, Hoa Kỳ đã nỗ lực củng cố quan hệ chiến lược với Ấn Độ, và khuyến khích New Delhi đóng một vai trò tích cực hơn, không chỉ ở Ấn Độ Dương mà cả ở Thái Bình Dương. Hoa Kỳ đã tranh thủ tâm lý quan ngại chung trước sự trỗi dậy của Trung Quốc đang làm thay đổi tương quan lực lượng trong khu vực.
Theo ông C. Raja Mohan, giám đốc trung tâm tại Ấn Độ của Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie Endowment thì « Mỹ đang tìm kiếm những người có thể chia sẻ gánh nặng », và việc tăng cường quan hệ đối tác chiến lược ba bên Mỹ-Nhật-Ấn là « một chuyển đổi chiến lược quan trọng » của Washington.
Trong việc hình thành thế liên kết Mỹ-Nhật- Ấn, khâu khó nhất có lẽ là làm sao tranh thủ được Ấn Độ, một nước rất tự hào với truyền thống phi liên kết của mình, không muốn tham gia vào bất kỳ một liên minh quân sự chính thức nào. Thế nhưng Mỹ đã khéo khai thác thực tế là New Delhi đã bắt đầu tham gia vào một cơ chế đối thoại ba bên với Washington và Tokyo từ năm ngoái.
Chính trong bối cảnh đó mà nhân chuyến thăm Mỹ và tuần trước, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã khẳng định rằng « sự thiếu vắng một kiến trúc an ninh được các bên đồng ý, đã tạo ra một tình trạng bấp bênh » ở châu Á và quan hệ đối tác mạnh mẽ giữa Ấn Độ và Mỹ sẽ giúp đảm bảo quyền tự do hàng hải và an ninh cho các tuyến thông thương.
Nhật Bản cũng ra sức chiêu dụ Ấn Độ. Hai quốc gia đã nâng cấp quan hệ lên hàng « đối tác chiến lược », và nhất trí tăng cường hợp tác an ninh. Nhân chuyến công du Ấn Độ hồi tháng 12 năm ngoái của thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, hai bên cho biết là sẽ cùng nhau làm việc trên các dự án hạ tầng ở vùng Nam Á, một động thái nhằm hạn chế đà thâm nhập của Trung Quốc.
Dĩ nhiên là cho dù vẫn tìm cách tăng cường quan hệ với nhau, Hoa Kỳ, Ấn Độ và Nhật Bản vẫn cố tránh làm khu vực căng thẳng thêm lên. Trong quá khứ, Bắc Kinh đã từng có những phản ứng tiêu cực khi cảm thấy đà vươn lên của mình bị các nước khác liên kết với nhau để ngăn chặn.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160616-my-nhat-va-an-do-bat-dau-phac-hoa-trat-tu-moi-tren-bien-chau-a
Ấn Độ triển khai tàu chiến tại Biển Đông
Chiến hạm INS Satpura của Ấn Độ tham gia cuộc tập trận Malabar 2012 cùng với Hải quân Mỹ.@wikipedia
Tiếp tục chính sách « Hướng Đông », Ấn Độ triển khai trong vòng hai tháng rưỡi một đội tàu chiến tới vùng Biển Đông và tây bắc Thái Bình Dương. Trong thời gian này, tàu chiến Ấn Độ sẽ tới thăm nhiều quân cảng trong khu vực, trong đó có cảng Cam Ranh của Việt Nam và cảng Subic của Philippines.
Theo báo Hindustan Times, đội tàu thuộc hạm đội Đông Ấn Độ đã khởi hành từ hôm qua, 18/05/2016, dự kiến sẽ ghé thăm vịnh Cam Ranh (Việt Nam), vịnh Subic (Philippines), Sasebo (Nhật Bản), Busan (Hàn Quốc), Vladivostok (Nga) và cảng Klang (Malaysia). Vào tháng tới, cũng hạm đội này sẽ diễn tập chung cùng với hải quân Hoa Kỳ và Nhật Bản trong cuộc tập trận thường niên Malabar-16, do Nhật đăng cai tổ chức tại khu vực phía đông quần đảo Okinawa.
Đội tàu nói trên bao gồm hai tàu chiến tàng hình INS Satpura và INS Sahyadri, được trang bị tên lửa hành trình, do Ấn Độ tự chế tạo. Tàu tiếp dầu INS Shakti, do Ý sản xuất, có thể cùng một lúc tiếp nhiên liệu cho bốn tàu chiến, với tốc độ 1.300 tấn/giờ. Chiếc thứ tư là tàu hộ vệ INS Kirch, cũng do Ấn Độ sản xuất, được trang bị nhiều tên lửa phòng không và chống hạm.
Theo một thông cáo của Hải Quân Ấn Độ, đợt triển khai này là một nỗ lực « nhằm mở rộng tầm hoạt động và khẳng định chính sách Hướng Đông » của New Delhi, đặc biệt trong các cuộc phối hợp với quân đội Hoa Kỳ và lực lượng phòng vệ Nhật Bản.
Hồi tháng 6/2015, một đội bốn tàu chiến của Ấn Độ đã tiến hành tập trận tại Biển Đông với một loạt nước Đông Nam Á, Singapore, Indonesia, Malaysia và Cam Bốt, trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng các hoạt động bồi đắp và mở rộng nhiều đảo tranh chấp tại quần đảo Trường Sa.
Cho dù nhiều lần bác bỏ ý tưởng tuần tra chung với Hoa Kỳ tại Biển Đông để bảo vệ quyền tự do hàng hải, New Delhi ngày càng thể hiện quyết tâm đảm nhiệm một vai trò quan trọng hơn tại khu vực này. Hôm 16/05, lần đầu tiên Ấn Độ và Hoa Kỳ tổ chức đối thoại về « an ninh hàng hải », tại New Delhi, với sự tham gia của nhiều lãnh đạo ngoại giao và quốc phòng hai nước.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160519-an-do-trien-khai-tau-chien-tai-bien-dong
Đội tàu nói trên bao gồm hai tàu chiến tàng hình INS Satpura và INS Sahyadri, được trang bị tên lửa hành trình, do Ấn Độ tự chế tạo. Tàu tiếp dầu INS Shakti, do Ý sản xuất, có thể cùng một lúc tiếp nhiên liệu cho bốn tàu chiến, với tốc độ 1.300 tấn/giờ. Chiếc thứ tư là tàu hộ vệ INS Kirch, cũng do Ấn Độ sản xuất, được trang bị nhiều tên lửa phòng không và chống hạm.
Theo một thông cáo của Hải Quân Ấn Độ, đợt triển khai này là một nỗ lực « nhằm mở rộng tầm hoạt động và khẳng định chính sách Hướng Đông » của New Delhi, đặc biệt trong các cuộc phối hợp với quân đội Hoa Kỳ và lực lượng phòng vệ Nhật Bản.
Hồi tháng 6/2015, một đội bốn tàu chiến của Ấn Độ đã tiến hành tập trận tại Biển Đông với một loạt nước Đông Nam Á, Singapore, Indonesia, Malaysia và Cam Bốt, trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng các hoạt động bồi đắp và mở rộng nhiều đảo tranh chấp tại quần đảo Trường Sa.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160519-an-do-trien-khai-tau-chien-tai-bien-dong
Geen opmerkingen:
Een reactie posten