Bị phản đối, Facebook bỏ kiểm duyệt ảnh « Em bé napalm »
Nhiếp ảnh gia Nick Ut bên cạnh bức tranh "Em bé Napalm"Getty
Bị chỉ trích dữ dội vì dỡ bỏ bức ảnh một em bé Việt Nam bị bỏng do bom napalm, mạng xã hội Facebook ngày 09/09/2016 đã phải bỏ kiểm duyệt bức hình nổi tiếng này.
Trước đó, Facebook đã xóa bức ảnh nổi tiếng này, kể cả trên tài khoản của thủ tướng Na Uy Erna Solberg. Sự kiện này trở thành trường hợp kiểm duyệt nổi tiếng nhất đối với một người đứng đầu chính phủ.
Giải thích quyết định bỏ kiểm duyệt bức ảnh « Em bé napalm », phát ngôn viên của mạng xã hội có đến 1,71 tỉ người sử dụng cho biết, Facebook đã chú ý đến phản ứng của người sử dụng và « giá trị biểu tượng cũng như tầm quan trọng lịch sử của bức ảnh ». Chính vì vậy, Facebook « quyết định khôi phục lại bức ảnh trên các tài khoản đã đăng bức hình này » và « sẽ điều chỉnh cơ chế kiểm duyệt để cho phép chia sẻ bức hình này trong tương lai ».
Phát ngôn viên của Facebook cũng nhấn mạnh : « Hình ảnh một em bé không mặc quần áo thường bị cho là vi phạm nội quy của Facebook, và tại nhiều nước, được đánh giá mang nội dung khiêu dâm. Trong trường hợp này, chúng tôi công nhận tầm quan trọng lịch sử của bức hình này để tìm hiểu về một thời điểm cụ thể ».
Cách đây hai tuần, Facebook đã xóa bức ảnh « Em bé napal » trên tài khoản của Tom Egeland, người đăng các bức ảnh về chủ đề chiến tranh. Cuộc tranh luận trở nên căng thẳng khi nhiều người sử dụng Facebook lên tiếng bảo vệ Tom Egeland bằng cách chia sẽ bức hình ảnh này, trong đó có thủ tướng Na Uy. Bức hình biến mất trên tài khoản của bà Solberg vào cuối buổi sáng ngày 09/09.
Facebook đã kiểm duyệt nhiều hình ảnh tương tự, kể cả các tác phẩm nghệ thuật. Đầu năm 2016, một nghị sĩ Đan Mạch từng phàn nàn vì không đăng được bức ảnh chụp « Nàng Tiên Cá », bức tượng nổi tiếng của Copenhagen vì nàng có « quá nhiều phần da để trần ».
Giải thích quyết định bỏ kiểm duyệt bức ảnh « Em bé napalm », phát ngôn viên của mạng xã hội có đến 1,71 tỉ người sử dụng cho biết, Facebook đã chú ý đến phản ứng của người sử dụng và « giá trị biểu tượng cũng như tầm quan trọng lịch sử của bức ảnh ». Chính vì vậy, Facebook « quyết định khôi phục lại bức ảnh trên các tài khoản đã đăng bức hình này » và « sẽ điều chỉnh cơ chế kiểm duyệt để cho phép chia sẻ bức hình này trong tương lai ».
Phát ngôn viên của Facebook cũng nhấn mạnh : « Hình ảnh một em bé không mặc quần áo thường bị cho là vi phạm nội quy của Facebook, và tại nhiều nước, được đánh giá mang nội dung khiêu dâm. Trong trường hợp này, chúng tôi công nhận tầm quan trọng lịch sử của bức hình này để tìm hiểu về một thời điểm cụ thể ».
Cách đây hai tuần, Facebook đã xóa bức ảnh « Em bé napal » trên tài khoản của Tom Egeland, người đăng các bức ảnh về chủ đề chiến tranh. Cuộc tranh luận trở nên căng thẳng khi nhiều người sử dụng Facebook lên tiếng bảo vệ Tom Egeland bằng cách chia sẽ bức hình ảnh này, trong đó có thủ tướng Na Uy. Bức hình biến mất trên tài khoản của bà Solberg vào cuối buổi sáng ngày 09/09.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20160910-bi-phan-doi-facebook-bo-kiem-duyet-anh-%C2%AB-em-be-napalm-%C2%BB
« Em bé napalm » : Nạn nhân của Facebook
Bức ảnh "Em bé napalm" trên bìa nhật báo Na Uy Aftenposten số ra ngày 09/09/2016.NTB Scanpix/Cornelius Poppe/via REUTERS
Bức ảnh nổi tiếng chụp một bé gái Việt Nam 9 tuổi trần truồng vừa chạy vừa khóc trên quốc lộ sau trận bom napalm thời chiến tranh Việt Nam, đã vi phạm quy định về đăng ảnh khỏa thân của Facebook ? Mạng xã hội này hôm nay 09/09/2016 vừa xóa một loạt các post có bức ảnh « Em bé napalm », kể cả của thủ tướng Na Uy, gây ra làn sóng phản đối tại đất nước Bắc Âu.
Nữ thủ tướng Na Uy, Erna Solberg đã thách thức Facebook khi đăng trên tài khoản của mình tấm hình do phóng viên ảnh AP Huỳnh Công Út (Nick Ut) chụp năm 1972 tại Trảng Bàng, Tây Ninh.
Bé gái nhân vật chính trong ảnh là Phan Thị Kim Phúc, năm đó mới 9 tuổi, bị phỏng và quần áo bị đốt cháy vì bom napalm khi đang di tản khỏi làng. Bức ảnh được giải thưởng danh giá Putlizer, được đại học Columbia bình chọn là một trong 100 tấm ảnh có ảnh hưởng nhất trong thế kỷ 20.
Cách đây hai tuần, nhà văn Na Uy Tom Egeland đã đăng lên Facebook chủ đề ảnh chiến tranh, minh họa bằng bức ảnh « Em bé napalm ». Facebook đã xóa ngay post, gây phản đối trong dư luận. Nhiều cư dân mạng Na Uy khác bênh vực ông bằng cách đăng lại tấm ảnh, thì cũng bị Facebook gỡ bỏ, thậm chí treo tài khoản, nêu lý do là vi phạm quy định về đăng ảnh khỏa thân.
Rất tích cực trên mạng xã hội, sáng nay thủ tướng Erna Solberg đăng ảnh « Em bé napalm », nhân danh tự do ngôn luận. Post của bà bị xóa vào buổi trưa. Đây là lần đầu tiên post của một thủ tướng bị kiểm duyệt trên Facebook.
Bà Solberg phê phán Facebook khi gỡ những bức ảnh loại này là muốn « viết lại lịch sử chung ». Bà viết : « Tôi hy vọng Facebook nhân dịp này sẽ xem xét lại chính sách biên tập của mình ». Để mỉa mai sự vô nghĩa khi kiểm duyệt những bức ảnh có giá trị lịch sử, bà đăng lại tấm ảnh « Em bé napalm » và một số ảnh khác, xung quanh viền đen. Post mới của nữ thủ tướng vừa đăng lên đã được trên 12.000 like.
Cũng trong hôm nay, nhật báo lớn nhất Na Uy là Aftenposten đã đăng lại trên trang nhất bức ảnh nổi tiếng này, dưới logo Facebook, kèm theo một lá thư ngỏ dài hai trang gởi cho người sáng lập mạng xã hội là Mark Zuckerberg. Trong thư, tổng biên tập Espen Egil Hansen bày tỏ sự lo ngại khi « phương tiện truyền thông lớn nhất thế giới lại hạn chế tự do thay vì mở rộng, vì đôi khi thực hiện một cách độc đoán ».
Vài ngày trước đó, Facebook đã ra lệnh cho Aftenposten phải rút tấm ảnh xuống, rồi xóa trang fanpage của tờ báo, ngay trước khi ban biên tập kịp hồi âm.
Việc kiểm duyệt máy móc của Facebook đã gây ra làn sóng phản đối tại một đất nước vốn yêu chuộng tự do. Thậm chí Liên đoàn Báo chí Na Uy còn kêu gọi quỹ hưu bổng Na Uy - là quỹ đầu tư nhà nước lớn nhất thế giới, đang sở hữu 0,52% cổ phiếu Facebook tính đến cuối năm 2015 – xem xét có phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức đầu tư hay không.
Trước đây đã có những tiền lệ tương tự, kể cả đối với các tác phẩm nghệ thuật.
Facebook sẽ phải ra tòa ở Pháp do bị một cư dân mạng kiện vì đã xóa ảnh chụp bức tranh táo bạo « L’Origine du monde » (tạm dịch « Cội nguồn trần thế ») của họa sĩ Pháp theo trường phái hiện thực Gustave Courbet.
Vào đầu năm nay, một nữ dân biểu Đan Mạch cũng khiếu nại vì không thể đăng ảnh « Nàng tiên cá », chụp bức tượng nổi tiếng tại thủ đô Copenhague. Theo Facebook thì ảnh này « để lộ nhiều da thịt hay mang ẩn ý tính dục ».
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20160909-%C2%AB-em-be-napalm-%C2%BB-nan-nhan-cua-facebook
Bé gái nhân vật chính trong ảnh là Phan Thị Kim Phúc, năm đó mới 9 tuổi, bị phỏng và quần áo bị đốt cháy vì bom napalm khi đang di tản khỏi làng. Bức ảnh được giải thưởng danh giá Putlizer, được đại học Columbia bình chọn là một trong 100 tấm ảnh có ảnh hưởng nhất trong thế kỷ 20.
Cách đây hai tuần, nhà văn Na Uy Tom Egeland đã đăng lên Facebook chủ đề ảnh chiến tranh, minh họa bằng bức ảnh « Em bé napalm ». Facebook đã xóa ngay post, gây phản đối trong dư luận. Nhiều cư dân mạng Na Uy khác bênh vực ông bằng cách đăng lại tấm ảnh, thì cũng bị Facebook gỡ bỏ, thậm chí treo tài khoản, nêu lý do là vi phạm quy định về đăng ảnh khỏa thân.
Rất tích cực trên mạng xã hội, sáng nay thủ tướng Erna Solberg đăng ảnh « Em bé napalm », nhân danh tự do ngôn luận. Post của bà bị xóa vào buổi trưa. Đây là lần đầu tiên post của một thủ tướng bị kiểm duyệt trên Facebook.
Cũng trong hôm nay, nhật báo lớn nhất Na Uy là Aftenposten đã đăng lại trên trang nhất bức ảnh nổi tiếng này, dưới logo Facebook, kèm theo một lá thư ngỏ dài hai trang gởi cho người sáng lập mạng xã hội là Mark Zuckerberg. Trong thư, tổng biên tập Espen Egil Hansen bày tỏ sự lo ngại khi « phương tiện truyền thông lớn nhất thế giới lại hạn chế tự do thay vì mở rộng, vì đôi khi thực hiện một cách độc đoán ».
Vài ngày trước đó, Facebook đã ra lệnh cho Aftenposten phải rút tấm ảnh xuống, rồi xóa trang fanpage của tờ báo, ngay trước khi ban biên tập kịp hồi âm.
Việc kiểm duyệt máy móc của Facebook đã gây ra làn sóng phản đối tại một đất nước vốn yêu chuộng tự do. Thậm chí Liên đoàn Báo chí Na Uy còn kêu gọi quỹ hưu bổng Na Uy - là quỹ đầu tư nhà nước lớn nhất thế giới, đang sở hữu 0,52% cổ phiếu Facebook tính đến cuối năm 2015 – xem xét có phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức đầu tư hay không.
Trước đây đã có những tiền lệ tương tự, kể cả đối với các tác phẩm nghệ thuật.
Facebook sẽ phải ra tòa ở Pháp do bị một cư dân mạng kiện vì đã xóa ảnh chụp bức tranh táo bạo « L’Origine du monde » (tạm dịch « Cội nguồn trần thế ») của họa sĩ Pháp theo trường phái hiện thực Gustave Courbet.
Vào đầu năm nay, một nữ dân biểu Đan Mạch cũng khiếu nại vì không thể đăng ảnh « Nàng tiên cá », chụp bức tượng nổi tiếng tại thủ đô Copenhague. Theo Facebook thì ảnh này « để lộ nhiều da thịt hay mang ẩn ý tính dục ».
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20160909-%C2%AB-em-be-napalm-%C2%BB-nan-nhan-cua-facebook
Geen opmerkingen:
Een reactie posten