Nga ‘võ mồm’ khi nói muốn quay lại căn cứ quân sự Cam Ranh
Được cái này phải mất cái khác
Hôm 7 tháng 10 vừa qua, Thứ Trưởng Quốc phòng Nga Nikolai Pankov nói với các nghị sĩ nước này rằng Nga sẽ xem xét khả năng thiết lập những cơ sở quân sự tại các vùng xa biên giới với Nga, mà cụ thể là lấy lại những căn cứ quân sự có từ thời Xô Viết ở Việt Nam và Cuba. Tuyên bố này một mặt cho thấy mong muốn trở lại vị trí siêu cường như dưới thời Liên Xô của Nga, mặt khác cũng cho thấy sự căng thẳng gia tăng trong quan hệ giữa Nga và một siêu cường khác là Mỹ.Tuy nhiên, trong cuộc họp báo thường kỳ vào ngày 13 tháng 10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã khẳng định một lần nữa chính sách ba không của Việt Nam bao gồm không cho phép đặt căn cứ quân sự của nước ngoài trên đất Việt Nam.
Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về chính trị và quốc phòng thuộc học viện Quốc phòng Úc, cho rằng mong muốn này của Nga sẽ đặt Việt Nam vào một tình thế khó.
Việt Nam có chính sách 3 không trong đó có một cái không là không cho đặt căn cứ quân sự nước ngoài. Cho nên mặc dù Nga có tiếp cận đặc biệt đối với vịnh Cam Ranh nhưng đó không phải là căn cứ quân sự. Thứ hai điều này cũng đặt Việt Nam vào tình thế khó khi Nga tiến gần hơn lại với Trung Quốc. Vladimir Putin gần đây cũng lên tiếng phản đối kết luận của tòa quốc tế… điều này cho thấy là Nga được cái này phải mất cái kia. Họ không thể tiến gần lại với Trung Quốc mà lại để Việt Nam trả giá, trong khi vẫn trông đợi Việt Nam cho họ tiếp cận tới các cơ sở quân sự.
Nga đã thuê vịnh Cam Ranh của Việt Nam làm căn cứ quân sự từ hồi năm 1978 nhưng sau đó đã rút đi vào năm 2002 do những khó khăn về tài chính và theo như giới chức của Nga nói thì động thái rút quân khỏi căn cứ này là để cho thấy thiện chí của Tổng thống Nga Putin với Mỹ khi quan hệ hai bên đang tốt đẹp. Hồi tháng 3 năm nay, Việt Nam đã cho khai trương cảng quốc tế Cam Ranh là nơi tàu thuyền nước ngoài có thể đến vì các mục đích sửa chữa, bảo dưỡng. Đây cũng là nơi chứa đội tàu ngầm kilo mà Việt Nam mua của Nga và vì vậy cho phép Nga đặt các cơ sở giúp Việt Nam bảo trì, sửa chữa các thiết bị này tại đây.
Họ không thể tiến gần lại với Trung Quốc mà lại để Việt Nam trả giá, trong khi vẫn trông đợi Việt Nam cho họ tiếp cận tới các cơ sở quân sự. - Gs. Carl ThayerViệt Nam hiện cũng đang vướng vào tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Trung Quốc ở biển Đông. Mối quan hệ hai nước đã xấu đi đặc biệt vào năm 2014 khi Trung Quốc đưa giàn khoan dầu vào khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gần quần đảo Hoàng Sa mà cả hai nước đều đòi chủ quyền và hiện do Trung Quốc nắm giữ.
Để đối phó với sức ép từ Trung Quốc, Việt Nam trong những năm vừa qua đã tăng cường quan hệ về nhiều mặt với Hoa Kỳ. Vào năm 2010, khi là nước chủ tịch luân phiên của ASEAN, Việt Nam đã thành công khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tuyên bố lần đầu tiên ở Hà Nội rằng Hoa Kỳ có quyền lợi tại khu vực biển Đông. Tiến sĩ Trần Trường Thủy, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu biển Đông thuộc Học viện Ngoại giao đã nói về quan điểm cân bằng quan hệ với các cường quốc mà Việt Nam đang theo đuổi liên quan đến tranh chấp biển Đông như sau:
Lên quan đến lợi ích các nước ngoài khu vực trong đấy thì lợi ích của Mỹ là quan trọng như Ngoại Trưởng Mỹ Hillary Clinton đã tuyên bố các lợi ích quốc gia của Mỹ ở Biển Đông, thì như thế Mỹ can dự hay như bà nói là can thiệp vào Biển Đông thì trên cơ sở lợi ích của Mỹ. Và cái phương thức đối ngoại của chúng ta là tăng các điểm đồng lợi ích, như vấn đề nào đồng lợi ích trong chính sách đối ngoại của Việt Nam mà cũng lợi ích thì chúng ta cùng khai thác. Trong đấy, đối với chính sách Biển Đông thì chúng tôi nghĩ là càng nhiều sự đan xen lợi ích quốc tế ở Biển Đông thì càng tốt trong việc biến Biển Đông thành vấn đề của khu vực và của thế giới, và qua đó kiềm chế các hành động có thể hung hăn hay hiếu chiến của Trung Quốc, và giữ hòa bình và ổn định để phục vụ lợi ích của ta.
Vì Nga, Việt Nam đã gặp phải tình thế khó khăn với Mỹ vào năm 2014, khi máy bay chiến đấu của Nga đến tiếp liệu tại vịnh Cam Ranh và sau đó bay qua căn cứ không quân của Mỹ tại Guam. Hoa Kỳ ngay sau đó đã lên tiếng yêu cầu Việt nam không cho phép Nga sử dụng vịnh Cam Ranh để tiếp liệu và thực hiện những chuyến bay khiêu khích như vậy.
Mặt khác, giáo sư Carl Thayer cho rằng, dù Nga là bạn lâu năm của Việt Nam, nhưng ở tình thế mới Việt Nam cũng khó đặt lòng tin vào sự giúp ích của căn cứ quân sự Nga đối với Việt Nam, và điều này cũng không thực sự có lợi cho Trung Quốc.
Trước kia khi Nga còn có căn cứ ở Cam Ranh, họ có trạm thu nhận tín hiệu và thông tin tình báo, để thu thập thông tin về các tàu chiến ở Ấn Độ dương và vùng Tây Thái Bình Dương. Mặc dù Việt Nam không xác định Trung Quốc là kẻ thù nhưng những gì Việt Nam đang làm là chuẩn bị cho mình để ngăn chặn Trung Quốc. Vậy anh cần phải làm gì với Nga, nước muốn thân với cả Việt Nam lẫn Trung Quốc cùng lúc. Liệu bạn có thể tin tưởng họ được không nếu họ thiết lập cơ sở thu thập thông tin ở Việt Nam và nếu họ cung cấp thông tin cho Việt Nam thì điều này sẽ ảnh hưởng tới quyền lợi của Trung Quốc.
Liệu bạn có thể tin tưởng họ được không nếu họ thiết lập cơ sở thu thập thông tin ở Việt Nam và nếu họ cung cấp thông tin cho Việt Nam thì điều này sẽ ảnh hưởng tới quyền lợi của Trung Quốc. - Gs. Carl Thayer
Chỉ là ‘võ mồm’?
Tuyên bố mới của Nga được đưa ra giữa lúc căng thẳng giữa Mỹ và Nga đang gia tăng. Hai nước có những bất đồng liên quan đến những thảo luận về ngưng bắn ở Syria. Nga mới đây cũng đã cho chuyển những tên lửa mang đầu đạn hạt nhân đến gần biên giới với Ba Lan.Hồi giữa tháng 9 vừa qua, Nga và Trung Quốc cũng tiến hành tập trận chung ở biển Đông. Theo các chuyên gia quốc tế, đây là một động thái cho thấy mối hợp tác quân sự gia tăng giữa hai nước để đối phó với Mỹ và các đồng minh của Mỹ ở châu Á. Giáo sư Carl Thayer cho rằng những hành động gần đây của Nga cho thấy Tổng thống Nga Vladimir Putin đang muốn quay lại thời kỳ chiến tranh lạnh. Mặt khác điều này cũng đặt Việt nam vào tình thế khó và do đó những gì mà Nga tuyên bố có thể chỉ là ‘võ mồm’
Theo tôi Nga không thể đóng góp tích cực cho hòa bình và an ninh trong khu vực khi họ tập trận chung với Trung Quốc, làm ảnh hưởng đến Nhật BẢn, hay cho máy bay tiếp nhiên liệu ở Việt Nam như vụ vài năm trước và khiến Việt Nam khó chịu… Việt Nam sau đó đã không muốn thảo luận vấn đề này vì nó quá nhạy cảm. Thái độ đó ép Việt nam phải chọn một bên nào đó. Việt nam rất độc lập về mặt này và họ sẽ kháng cự lại sức ép đó. Mộ người bạn truyền thống như Nga đối với Việt Nam thì không nên đặt Veietj nam vào vị trí khó xử. Cho nên có thể đây chỉ là võ mồ của Nga về những gì mà họ muốn làm.
Hiện Việt Nam cũng là nước mua rất nhiều vũ khí từ Nga. Theo giáo sư Carl Thayer, hơn 90% những vũ khí mà Việt Nam mua trong vòng 4 năm qua là đến từ Nga. Tuy nhiên điều này dường như đang thay đổi khi có những dấu hiệu trong năm nay cho thấy Việt Nam đang tìm mua những chiếc máy bay thay thế cho MiG 21 và SU 22 đã cũ của Nga bằng những máy bay từ những nguồn khác. Giáo sư Carl Thayer cho rằng, Nga đã có lúc chịu sức ép của Trung Quốc và giao hàng chậm cho Việt Nam. Điều này đã khiến Việt Nam khó chịu và vì vậy đang tìm cách đa dạng hóa nguồn mua vũ khí, tránh phụ thuộc quá nhiều vào Nga. Điều này cũng tương tự như những gì Việt Nam đã làm khi mời tàu của nhiều nước ghé qua cảng Cam Ranh trong thời gian qua.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten