woensdag 19 oktober 2016

Báo Mỹ: Thực lực Hải quân Trung Quốc thua Nhật Bản

Báo Mỹ: Thực lực Hải quân Trung Quốc thua Nhật Bản

VietTimes -- Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản hiện có 114 tàu chiến, có tàu chiến mặt nước mạnh nhất là là tàu khu trục tên lửa lớp Kongo, nổi tiếng với khả năng săn ngầm và quét mìn, là đối thủ mạnh của Trung Quốc.
Phong Vân - /
Tàu sân bay trực thăng Izumo của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (ảnh tư liệu)Tàu sân bay trực thăng Izumo của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (ảnh tư liệu)
Tờ Đa Chiều của người Hoa tại Mỹ ngày 16/10 dẫn lời Bộ Quốc phòng Nhật Bản vừa công bố cho biết số lần cất cánh khẩn cấp nửa đầu năm 2016 của máy bay chiến đấu Nhật Bản lập kỷ lục mới, trong đó 70% là để đối phó Trung Quốc.

Trong thời điểm quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản ngày càng căng thẳng do tranh chấp đảo Senkaku, so sánh sức mạnh trên biển giữa hai nước cũng ngày càng gây chú ý hơn.

Tạp chí The National Interest Mỹ ngày 17/10 đăng bài viết "Xin lỗi Trung Quốc: Vì sao Hải quân Nhật Bản tốt nhất châu Á" (Sorry, China: Why the Japanese Navy is the Best in Asia).

Bài viết cho rằng Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản hiện nay có 114 tàu chiến bao gồm tàu khu trục chở trực thăng (tàu sân bay trực thăng), tàu ngầm, tàu khu trục và tàu hộ vệ. Lực lượng Phòng vệ có khả năng săn ngầm mạnh, hơn nữa có thể bắn rơi tên lửa đạn đạo đối phương.

Về công nghệ, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản là "lực lượng tự vệ", nhằm khắc phục hạn chế của Hiến pháp đối với quân đội.

Thành phần chủ yếu của Lực lượng Phòng vệ Biển là 46 tàu khu trục và tàu hộ vệ, Lực lượng Phòng vệ Biển có mục đích giúp Nhật Bản đoạt lại lãnh thổ và bảo đảm sự thông suốt của các tuyến đường hàng hải.
Tàu khu trục tên lửa Aegis lớp Kongo của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (ảnh tư liệu)
Tàu chiến mặt nước mạnh nhất của Nhật Bản phải là tàu khu trục tên lửa lớp Kongo. Nó có thể thông qua phóng tên lửa đánh chặn SM-3 Block IA, tiến hành đánh chặn trước đối với tên lửa đối phương ở tầng cao, bảo vệ có hiệu quả lãnh thổ Nhật Bản.

Một chiếc tàu khu trục tên lửa lớp Kongo có thể tiến hành bảo vệ phòng không khu vực cho toàn bộ cụm tàu hộ vệ. Hiện nay, Nhật Bản có 4 tàu khu trục Aegis lớp Kongo.

Một lực lượng quan trọng khác của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản là tàu khu trục chở trực thăng Izumo. Tàu Izumo nhiều nhất có thể chở 14 máy bay trực thăng. Những máy bay trực thăng này thực hiện các nhiệm vụ khác nhau, từ săn ngầm, quét mìn đến phát động tấn công đường không.

Trong 4 cụm hạm đội hộ vệ của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, tàu khu trục chở trực thăng chiếm vị trí quan trọng. Chúng vừa làm tàu chỉ huy, đóng vai trò "linh hồn" của hạm đội vừa đảm đương nhiệm vụ săn ngầm nặng nề.

Chúng không chỉ phù hợp với tác chiến ở biển gần, mà còn có lợi cho các hành động trên biển xa, có thể đáp ứng nhu cầu tác chiến ở nước ngoài của Nhật Bản.

Ngoài ra, sức mạnh của lực lượng tàu ngầm Nhật Bản cũng không thể coi thường. Hiện nay, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đặc biệt nổi tiếng bởi nhiệm vụ săn ngầm và quét mìn trên biển. Khả năng săn ngầm của lực lượng này đứng thứ hai thế giới, khả năng quét mìn trên biển đứng đầu thế giới.
Tàu ngầm thông thường AIP Kenryu lớp Soryu Nhật Bản (ảnh tư liệu)
Nếu nói khả năng quét mìn trên biển còn chưa đủ để tạo ra mối đe dọa với láng giềng, thì thực lực săn ngầm và phòng không mạnh của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đã tạo ra "mối đe dọa hiện thực" đối với các nước xung quanh.

Nhật Bản đang xây dựng một lực lượng có 22 tàu ngầm để đối phó Hải quân Trung Quốc đang không ngừng lớn mạnh. Trong đó, lực lượng sát thương nhất là tàu ngầm lớp Soryu, không chỉ có thể lặn dưới nước dài tới 2 tuần, mà còn trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533 mm, về lý thuyết còn có thể phóng tên lửa Harpoon và rải mìn trên biển để ngăn chặn đối phương xâm phạm các eo biển quan trọng.

Tàu đổ bộ lớp Osumi là lực lượng đoạt đảo quan trọng của Nhật Bản. Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản sở hữu 3 tàu vận tải đổ bộ lớp Osumi. Đây là lực lượng cốt lõi trong việc tiến hành tác chiến đổ bộ đoạt đảo của Lực lượng Phòng vệ Biển.

Loại tàu này nhiều nhất có thể chở 1.400 tấn hàng hóa, chở 14 xe tăng Type 10 hoặc Type 90 và trên 1.000 binh sĩ lực lượng mặt đất, tiến hành hỗ trợ quan trọng cho tác chiến đoạt đảo.

Trong tình hình như vậy, Hải quân Trung Quốc sẽ đối mặt với một đối thủ mạnh có trình độ công nghệ tiên tiến và hệ thống tác chiến hoàn chỉnh.
Tàu tấn công đổ bộ lớp Osumi Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (ảnh tư liệu)

Tin liên quan

Nhật Bản gia tăng can thiệp Biển Đông: 1 tên trúng 3 đích

http://viettimes.net.vn/bao-my-thuc-luc-hai-quan-trung-quoc-thua-nhat-ban-83592.html

(An ninh quốc phòng) - Từ ngày 12 đến 19 tháng 9 tại biển phía Nam Trung Quốc tổ chức cuộc tập trận chung giữa Hải quân Nga và Hải quân Trung Quốc.

Hãng TASS đã tổng hợp được những thông tin về Hải quân Trung Quốc, cơ cấu tổ chức và vũ khí được trang bị cho Lực lượng này.
Tàu lặn sâu tiên tiến nhất của Trung Quốc JiaoLong hoạt động ở Biển Đông.
Tàu lặn sâu tiên tiến nhất của Trung Quốc JiaoLong hoạt động ở Biển Đông.
Hạm đội Hải quân Trung Quốc được hình thành như thế nào?
Trước giai đoạn cuối của cuộc nội chiến ở Trung Quốc (năm 1927-1950 và khoảng hoà bình tạm thời 1936-1945) Trung Quốc không có lực lượng Hải quân: cuộc chiến giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) và  Quốc Dân Đảng diễn ra và họ chỉ kiểm soát phần lục địa của đất nước.
Ngày thành lập của Hải quân Trung Quốc được coi là ngày 23 tháng 4 năm 1949. Việc thiếu một hạm đội đủ sức mạnh trong năm 1950 không cho phép Trung Quốc kiểm soát được Đài Loan, nơi sơ tán chính phủ Quốc Dân Đảng. Nhưng Trung Quốc cũng đã hài lòng khi chiếm được Hải Nam, nơi quân đội đã đổ bộ vào bằng thuyền.
Trong tháng 11 năm 1949 Trường Sĩ quan Hải quân đã được thành lập tại Đại Liên (đa số giáo viên hướng dẫn từ Liên Xô). Theo các sử gia ước tính, vào năm 1954 ở Trung Quốc có gần 2500 chuyên gia quân sự của Nga ở Trung Quốc, họ đã hỗ trợ Trung Quốc trong việc xây dựng lực lượng Hải quân Trung Quốc.
Hải quân Trung Quốc tiến hành trận chiến đấu đầu tiên ở cuộc trấn áp bạo loạn Vũ Hán trong “Cách mạng Văn hoá” năm 1967.
Vào những năm 1970 Trung Quốc đã có một hạm đội hiện đại. Năm 1974, Trung Quốc đã đưa vào hoạt động tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của mình (dự án tàu ngầm 091 “Han”), năm 1982 lần đầu tiên phóng thành công một tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm.
Năm 2002, một hạm đội của Hải quân Trung Quốc đã lần đầu tiên trong lịch sử Hải quân hoàn thành cuộc hành trình trên biển vòng quanh thế giới.
Hiện nay, chiến lược quân sự của Trung Quốc xác định biển là 1 trong 4 lĩnh vực chính (cũng như không gian, không gian mạng và các lĩnh vực hạt nhân), trong đó Trung Quốc đang tăng cường năng lực cho các lực lượng vũ trang.
Trong năm 2012 trong báo cáo của các quốc gia đánh giá về sự phát triển của Hải quân Trung Quốc nổi lên như một cường quốc. “Sách trắng” của chính phủ Trung Quốc trong năm 2015 đã nhấn mạnh việc bác bỏ ý tưởng truyền thống về tầm quan trọng chỉ ở mặt đất, chuyển đổi từ việc bảo vệ các khu vực ven bờ sang bảo vệ toàn diện tại các khu vực ven biển và trên biển.
Đông đảo nhưng kém xa Mỹ, Nga
Chỉ huy của Hải quân Trung Quốc là Đô đốc Wu Shengli, thành viên của Quân Ủy Trung ương (cơ quan nhà nước cao nhất quản lý lực lượng vũ trang của Trung Quốc).
Về tổ chức Hạm đội Trung Quốc được chia thành ba phần: phía Bắc (hạm đội Bắc Hải, vùng hoạt động – biển Hoàng Hải và vịnh Bột Hải), phía Đông (hạm đội Đông Hải, Biển Đông Trung Quốc, bao gồm cả eo biển Đài Loan), phía Nam (hạm đội Nam Hải, Biển Đông).
Bộ tư lệnh của Hạm đội được đặt tương ứng trong các thành phố Thanh Đảo, Ninh Ba và Trạm Giang. Vào đầu năm 2016, ba hạm đội đã hợp nhất thành một chỉ huy chính.
Thành phần của Hải quân Trung Quốc bao gồm: Lực lượng tàu ngầm, lực lượng tàu mặt nước, không quân của hải quân, lực lượng bảo vệ bờ biển, thủy quân lục chiến. Số lượng khoảng 235000 người.
Hiện nay Hải quân Trung Quốc đứng đầu về số lượng các tàu ngầm chạy bằng diesel, tàu khu trục, tàu tên lửa và tuần tra, tàu đổ bộ (nhưng kém hơn so với Hải quân Mỹ về trọng tải và công suất tàu đổ bộ).
Số lượng các tàu ngầm hạt nhân và tàu khu trục Hải quân Trung Quốc hiện đứng thứ ba trên thế giới (tàu ngầm nguyên tử trang bị tên lửa đạn đạo sau Hải quân Mỹ và Hải quân Nga, trong khi tàu khu trục – sau Hải quân Hoa Kỳ và Nhật Bản).
Hạm đội tàu ngầm
Trung Quốc đang tích cực mở rộng hạm đội tàu ngầm của mình với số lượng gần bằng với Hoa Kỳ (75 tàu ngầm, Hải quân Nga – 70).
Theo tờ báo The Military Balance “cán cân quân sự”, được xuất bản bởi Viện Nghiên cứu Quốc tế Chiến lược (IISS), Hải quân Trung Quốc chỉ có 61 tàu ngầm, nhưng Bộ Quốc phòng Mỹ tin rằng Trung Quốc hiện đang nắm giữ ít nhất 70 tàu ngầm, bao gồm 16 điện hạt nhân.
Hiện nay Trung Quốc có 4 tàu ngầm hạt nhân hiện đại của dự án 094 “Jin” (đưa vào sử dụng 2006-2015).
Mỗi chiếc có 12 tên lửa đạn đạo JL-2 và tên lửa chống tàu. Họ đang hoàn thành việc xây dựng hai tàu ngầm hạt nhân của dự án 094V, mỗi chiếc trong số đó sẽ mang theo 16 tên lửa JL-2.
Tàu sân bay
Trung Quốc chỉ duy nhất có tàu sân bay “Liêu Ninh” (trang bị cho Hải quân từ năm 2012) đây là một tàu sân bay cũ của Liên Xô “Varyag” thuộc dự án 11436, được Trung Quốc mua lại vào năm 1998 từ Ukraine trong tình trạng hư hỏng nặng.
Trên con tàu có thể chứa đến 24 máy bay tiêm kích J-15 (sao chép từ Ukraina Su-27K) và đến 17 máy bay trực thăng (bao gồm của Nga Ka-31 cảnh báo sớm, chống tàu ngầm Ka-28 và vận tải Trung Quốc Z-8).
Hiện nay, Trung Quốc đang xây dựng một tàu sân bay mới. Theo thông báo các tính năng kỹ chiến thuật của nó sẽ vượt quá “Liêu Ninh” và đứng vào tốp những tàu sân bay hiện đại nhất thế giới.
Tàu khu trục
Hải quân Trung Quốc đang sử dụng 21 tàu khu trục. Bốn tàu thuộc sự án 956E của Nga (2 chiếc) và 956EM (2 chiếc), được chuyển cho Trung Quốc từ cuối những năm 90 đầu những năm 2000. Ba tàu thuộc dự án 051S và 051B, 10 tàu thuộc dự án 052, 052V, 052S.
Trong năm 2014 Hải quân Trung Quốc đang tiếp tục nhận những chiếc đầu tiên của dự án 052D “Côn Minh” (4 chiếc đưa vào trang bị, đang xây dựng 8 chiếc khác).
Chiến hạm
Số lượng nhiều nhất thuộc tàu mặt nước của Hải quân Trung Quốc là chiến hạm với 56 chiếc.
Tàu hộ tống, tàu chiến nhỏ và tàu quét mìn
Trong năm 2012 Trung Quốc đã bắt đầu việc xây dựng các tàu hộ tống thuộc dự án 056. Đến nay đã đưa vào hoạt động 23 tàu loại này, trong đó có bốn chống ngầm 056A. Dự kiến ​​tổng số tàu loại này sẽ không ít hơn 50 chiếc.
Trung Quốc hiện đang đứng đầu thế giới về số lượng thuyền chiến đấu cỡ nhỏ (hơn 200). Có khoảng 100 tàu tên lửa (dự án 022, 037-II, 037-IG). Lực lượng quét bom mìn chỉ có duy nhất tàu đặt thuỷ lôi thuộc dự án 918 “Voley” và 48 chiếc tàu quét mìn của dự án 081, 082 và 082A.
Tàu đổ bộ
Trung Quốc hiện đang sở hữu rất nhiều loại tàu đổ bộ. Lực lượng này bao gồm 4 tàu đổ bộ trực thăng lớp “Tsinchenshan” thuộc dự án 071, 30 tàu đổ bộ lớn của dự án 072, 13 tàu đổ bộ trung bình của các dự án 073, khoảng 60 tàu đổ bộ nhỏ ( dự án 074A, ,074, 079-II), 4 chiếc tàu đệm khí mua từ Ukraina của dự án 12322 “Bison”, hiện nay những tàu loại này đang được đóng ở trong nước.
Không quân Hải quân
Tổ chức bao gồm 6 sư đoàn không quân, mỗi hạm đội Hải quân có hai sư đoàn không quân.
Theo The Military Balance, không quân của Hải quân Trung Quốc có 346 máy bay (đứng thứ hai trên thế giới về chỉ số này sau Mỹ).
Trong số đó 30 máy bay ném bom “Xian” H-6G (phiên bản sửa đổi của Liên Xô Tu-16) và 120 máy bay chiến đấu JH-7 và JH-7A. Máy bay tiêm kích có khoảng 24 Su-30MK2 sản xuất ở Nga và bản sao chép Su-27SK “Thẩm Dương” J-11B và J-11BS.
Ngoài ra các loại máy bay trên tàu sân bay còn khoảng 20 máy bay J-15. Không quân thuộc Hải quân có 22 máy bay chiến đấu đa năng “Thành Đô” J-10 và 24 chiếc “Thẩm Dương” J-8. Hiện nay việc sản xuất J-11 và J-10 vẫn tiếp tục và số lượng của họ sẽ không ngừng tăng lên.
Máy bay chống tàu ngầm gồm 3 thuỷ phi cơ đặc biệt SH-5 và 44 trực thăng lưỡng cư (19 chiếc Ka-28 của Nga, 25 chiếc “Cáp Nhĩ Tân” Z-9C của Trung Quốc dựa trên nền tảng AS365 của Pháp).Có ba máy bay tiếp nhiên liệu trên không H-6DU (dựa trên máy bay ném bom H-6).
Được trang bị cho Hải quân Trung Quốc còn có 32 máy bay đa năng Y-8. Ngoài ra, có 10 máy bay vận tải Y-7 và hơn 100 máy bay huấn luyện.
Về máy bay trực thăng bao gồm: 44 máy bay trực thăng đa năng (19 chiếc Ka-29 của Nga và 25 “Cáp Nhĩ Tân” Z-9C của Trung Quốc), 9 chiếc trực thăng cảnh báo sớm Ka-31, 43 trực thăng vận tải (8 chiếc Mi-8 của Nga, 20 chiếc Z-8 của Trung Quốc).
Thủy quân lục chiến
Lực lượng thủy quân lục chiến bao gồm hai lữ đoàn. Ngoài việc chuẩn bị cho các hoạt động đổ bộ, Hải quân Trung Quốc còn đang đóng trái phép ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ở Biển Đông.
Mỗi lữ đoàn thuỷ quân lục chiếc được trang bị 73 xe tăng hạng nhẹ ZTD-05 và 152 BMP ZBD-05.
Pháo tự hành có hơn 20 chiếc “Type-07” cỡ nòng 120 mm và hơn 20 chiếc “Type-89”, ngoài ra còn có pháo phản lực bắn loạt “Type-63”, tổ hợp tên lửa chống tăng HJ-73 và HJ-8, hệ thống phòng không cá nhân cầm tay HN-5 và pháo cối nòng 82 mm.
Như vậy nhìn vào các thống kê cho thấy về số lượng Hải quân Trung Quốc là một trong những quốc gia thuộc tốp đầu thế giới.
Các loại vũ khí, trang bị của Trung Quốc so với Hải quân của Mỹ và Nga có thể còn kém xa về chất lượng nhưng cần lưu ý Trung Quốc đang đầu tư mạnh mẽ nhằm trang bị lại cho các lực lượng Hải quân.
(Theo Đất Việt)

http://trandaiquang.org/bao-nga-tiet-lo-suc-manh-that-cua-hai-quan-trung-quoc.html

Geen opmerkingen:

Een reactie posten