Người Việt có thói quen tai hại: xài lại đồ nhựa để tiết kiệm
Đa số người Việt Nam vẫn có thói quen sử dụng lại các chai nhựa cũ để tiết kiệm tiền và đây có thể trở thành một thói quen tai hại.
Một phúc trình của các nhà khoa học Hoa Kỳ được công bố hôm 18 tháng Mười qua chính thức xác nhận các loại hoá chất làm đảo lộn hệ thống nội tiết tố của con người, ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể, và dẫn đến nhiều chứng bệnh như ung thư, tiểu đường, tự kỷ, và rối loạn khả năng tập trung. Các loại hoá chất này được tìm thấy trong hàng ngàn sản phẩm mà con người sử dụng hàng ngày, từ các vật chứa làm bằng kim loại và nhựa cho đến chất tẩy rửa, chất chống cháy, đồ chơi và mỹ phẩm.
Theo ông Nguyễn Duy Thịnh của Viện Công nghệ Thực phẩm và Sinh học Việt Nam, có nhiều loại chai nhựa được làm từ nhiều hợp chất khác nhau, và khoảng 25 loại nhựa được sử dụng để đóng gói và chứa các loại thực phẩm, thức uống như nước ngọt, sữa, cá hộp và mỹ phẩm.
Các loại chai và hủ nhựa sẽ an toàn khi chứa chất này, nhưng sẽ trở thành độc hại nếu được sử dụng để chứa những chất khác, và độc tính của chúng tuỳ thuộc vào loại chất lỏng mà chúng chứa đựng.
Các loại chai sữa chẳng hạn, được làm bằng nhựa PVC nhưng bên trong được phủ bằng một lớp nhựa PE. Ông Thịnh cho rằng bao bì thực phẩm hiện là vấn đề đáng lo ngại, khi Việt Nam chưa có phòng thí nghiệm nghiên cứu về độc tính của các loại bao bì thực phẩm.
Chai đựng nước ngọt và nước uống đóng chai cũng thường được làm từ nhựa PE, là loại nhựa chỉ đảm bảo chất lượng cho sử dụng một lần. Các hóa chất được sử dụng trong chế tạo loại nhựa này có thể thôi ra và ngấm vào nước nếu được đem sử dụng lại hoặc để chai tiếp xúc với ánh nắng, nhiệt độ và thời gian.
Còn theo ông Phạm Gia Khải, chủ tịch Hiệp hội Tim Mạch, gốm sứ của Trung Hoa không an toàn cho người sử dụng vì chứa nhiều chì. Ông nói rằng không nên sử dụng lại các đồ nhựa, và phải vất đi sau lần sử dụng đầu tiên vì nó không còn an toàn. Ông cũng khuyến cáo mọi người nên dùng thuỷ tinh và gốm sứ tốt hơn.
Một phúc trình của các nhà khoa học Hoa Kỳ được công bố hôm 18 tháng Mười qua chính thức xác nhận các loại hoá chất làm đảo lộn hệ thống nội tiết tố của con người, ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể, và dẫn đến nhiều chứng bệnh như ung thư, tiểu đường, tự kỷ, và rối loạn khả năng tập trung. Các loại hoá chất này được tìm thấy trong hàng ngàn sản phẩm mà con người sử dụng hàng ngày, từ các vật chứa làm bằng kim loại và nhựa cho đến chất tẩy rửa, chất chống cháy, đồ chơi và mỹ phẩm.
Theo ông Nguyễn Duy Thịnh của Viện Công nghệ Thực phẩm và Sinh học Việt Nam, có nhiều loại chai nhựa được làm từ nhiều hợp chất khác nhau, và khoảng 25 loại nhựa được sử dụng để đóng gói và chứa các loại thực phẩm, thức uống như nước ngọt, sữa, cá hộp và mỹ phẩm.
Các loại chai và hủ nhựa sẽ an toàn khi chứa chất này, nhưng sẽ trở thành độc hại nếu được sử dụng để chứa những chất khác, và độc tính của chúng tuỳ thuộc vào loại chất lỏng mà chúng chứa đựng.
Các loại chai sữa chẳng hạn, được làm bằng nhựa PVC nhưng bên trong được phủ bằng một lớp nhựa PE. Ông Thịnh cho rằng bao bì thực phẩm hiện là vấn đề đáng lo ngại, khi Việt Nam chưa có phòng thí nghiệm nghiên cứu về độc tính của các loại bao bì thực phẩm.
Chai đựng nước ngọt và nước uống đóng chai cũng thường được làm từ nhựa PE, là loại nhựa chỉ đảm bảo chất lượng cho sử dụng một lần. Các hóa chất được sử dụng trong chế tạo loại nhựa này có thể thôi ra và ngấm vào nước nếu được đem sử dụng lại hoặc để chai tiếp xúc với ánh nắng, nhiệt độ và thời gian.
Còn theo ông Phạm Gia Khải, chủ tịch Hiệp hội Tim Mạch, gốm sứ của Trung Hoa không an toàn cho người sử dụng vì chứa nhiều chì. Ông nói rằng không nên sử dụng lại các đồ nhựa, và phải vất đi sau lần sử dụng đầu tiên vì nó không còn an toàn. Ông cũng khuyến cáo mọi người nên dùng thuỷ tinh và gốm sứ tốt hơn.
Song Châu / SBTN
http://www.sbtn.tv/nguoi-viet-co-thoi-quen-tai-hai-xai-lai-do-nhua-de-tiet-kiem/
Geen opmerkingen:
Een reactie posten