zondag 16 oktober 2016

Các nguy cơ..."đột tử" của việc "sinh mổ"

Cận kề với cái chết sau khi mất cạn máu vì sinh mổ, mẹ lạnh người khi biết nguyên nhân


Saturday, 15/10/2016 11:27
Mình mang bầu đứa đầu dự sẽ sinh thường nhưng phút chót lại sinh mổ. Mình sợ mổ lắm, hơn nữa lại nghe nói sinh mổ nhiều biến chứng nguy hiểm nên càng run. Cũng may mà mẹ con mình được mẹ tròn con vuông.
Mới hôm qua, về quê chơi, nghe mẹ bảo chị N gần nhà vừa mất vì sinh mổ có biến chứng. Mình nghe cũng buồn lắm vì trước, hai chị em cũng hay nói chuyện. Nay chị đi đột ngột, bỏ lại mấy cha con bơ vơ thấy mà xót. Mình có qua bên nhà ấy hỏi thăm thì được biết chị bị nhau cài răng lược trước đó nhưng không biết. Bởi vậy nên khi bị chảy máu, đau bụng dữ dội thì mọi chuyện đã muộn.

Nghe chuyện của chị xong mình cũng thấy lo. Tâm lý các mẹ hẳn cũng như mình thôi. Thấy cái gì có vẻ không liên quan đến mình thì thờ ơ. Cái biến chứng nhau cài răng lược cũng vậy, mấy mẹ để ý đâu. Nhưng không đùa được đâu nha! Cái này không bị thì thôi, mà bị là tỷ lệ mẹ tử vong do nhau cài răng lược là gần như 100% nếu mẹ không được mổ cấp cứu hoặc mổ cấp cứu muộn. Đáng chú ý, những ai đã từng sinh mổ sẽ càng có nguy cơ bị nhau cài răng lược cao hơn so với những mẹ khác. Nguyên nhân là do ở thành tử cung đã có sẵn vết sẹo từ lần mổ trước.
Theo thống kê của bệnh viện Từ Dũ, trước đây, tỷ lệ mắc nhau cài răng lược là 1/4027 ca sinh. Thế nhưng những năm gần đây, khi tình trạng sinh mổ ngày càng phổ biến thì càng có nhiều ca bị nhau cài răng lược, tỷ lệ 1/533 ca sinh. Chính vì vậy, nguy cơ bị nhau cài răng lược sẽ tỷ lệ thuận theo số ca sinh mổ.
Số ca sinh mổ sẽ ngày càng nguy hiểm hơn nếu mẹ mắc phải biến chứng này. Như trường hợp em biết là của mẹ Katie Holly Edwards, 35 tuổi. Mẹ này bị nhau cài răng lược. Đây là tình trạng các gai nhau bám chặt vào thành tử cung, xuyên hết phần nội mạc, xuyên đến lớp cơ, hay xuyên hết tất cả các lớp của thành tử cung và ăn lan ra các cơ quan nằm cạnh bên như ruột, bàng quang. Các nhà khoa học cho biết biến chứng này thường gặp nhất ở những bà mẹ đã từng sinh mổ.
Trước đó, Katie đã có 4 đứa con và tất cả các lần sinh của bà mẹ này đều diễn ra suông sẻ bằng biện pháp mổ lấy thai. Cuối cùng khi đứa con trai út, Lucas chào đời, mẹ này hoàn toàn tin rằng mọi chuyện sẽ êm xuôi. Vậy mà nguy hiểm lại cận kề vào chót.
Cũng như bao bà mẹ sinh mổ khác, Katie chưa từng phàn nàn gì về những biến chứng của mình sau sinh mổ. Thậm chí bà mẹ này còn tin rằng sinh mổ là cách an toàn nhất để con mình chào đời. Tuy nhiên, sau khi phải giành giật sự sống từ tay thần chết và phải mất gần một năm để hồi phục sau cơn ác mộng, suy nghĩ của Katie đã thay đổi. Chị nói “Các bác sĩ đã cứu tôi nhưng không phải ai cũng may mắn, nhiều bà mẹ như tôi đã chết”. Vậy nên, sau những gì đã trải qua, Katie quyết định chia sẻ câu chuyện của mình để cảnh báo cho các mẹ.
Các nguy cơ và lợi ích của việc sinh mổ
Ngày nay, sinh mổ đã trở nên rất phổ biến trong hầu khắp các bệnh viện từ tuyến trên đến tuyến dưới. Y học hiện đại đã cải thiện những kỹ thuật sinh mổ trong y khoa và thậm chí trong một số trường hợp còn khuyến khích các mẹ sinh mổ thay vì sinh thường. Tuy nhiên, sinh mổ vẫn có thể có biến chứng như:
– Lạc nội mạc tử cung: Đây là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc tử cung và có thể gây sốt, đau trong dạ con, gây ra mùi hôi trong âm đạo và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến vô sinh thứ phát.
– Chảy máu trong lúc sinh: Trong một ca sinh mổ, mẹ sẽ bị mất máu nhiều hơn so với một ca sinh bằng ngả âm đạo. Mặc dù vậy, rất ít trường hợp được truyền máu, ngoại trừ những ca nặng, có biến chứng.
– Hình thành cục máu đông: Nguy cơ bị cục máu đông ở các mẹ sinh mổ bao giờ cũng cao hơn các mẹ sinh thường. Nếu cục máu đông di chuyển đến các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như phổi, nó có thể có thể gây ra tình trạng thuyên tắc phổi và đe dọa tính mạng của người mẹ.
– Nguy cơ nhiễm trùng cao: Nguy cơ cao bị nhiễm trùng do vết thương hở lớn nguy hiểm hơn nhiều so với các vết rạch tầng sinh môn. Các ca nhiễm trùng thường tập trung tại vết mổ ở bụng dưới hoặc trong tử cung của mẹ sinh mổ.
– Nguy cơ biến chứng cao cho các lần mang thai sau: Giống như trong trường hợp của mẹ Katie, sinh mổ là một trong những mối đe dọa cho tính mạng của mẹ ở các lần mang thai tiếp theo. Các biến chứng bao gồm: nhau cài răng lược, thủng tử cung,…
Tuy nhiên, các mẹ cũng đừng quá lo lắng vì những biến chứng này hiếm khi xảy ra. Hơn nữa, các bác sĩ giàu kinh nghiệm và giỏi chuyên môn có thể giúp mẹ giữ được tính mạng. Mặt khác, sinh mổ cũng có những lợi ích nhất định:
– Biết trước khi nào bé ra đời: Bé được lên kế hoạch sinh mổ dù chủ động hay bị động đều có thể biết trước thời điểm chào đời. Nó sẽ giúp mẹ chuẩn bị đầy đủ vật dụng và sắp xếp chủ động mọi thứ.
– Ít bị chảy sau khi sinh: Sản dịch thì dù sinh mổ hay sinh thường đều có. Nhưng những mẹ sinh mổ sẽ ít hơn.
Ít rủi ro cho em bé và mẹ: Trong một số trường hợp, chẳng hạn như khi rặn đẻ quá lâu hoặc khi trẻ không nhận đủ oxy, sinh mổ là lựa chọn tốt nhất để giảm thiểu rủi ro cho cả mẹ và bé.
Theo thống kê của bệnh viện Từ Dũ, trong năm 2011 bệnh viện đã tiếp nhận 46 trường hợp được chẩn đoán bị nhau cài răng lược sau tuần 22 của thai kỳ, chiếm tỷ lệ 1/1.100 ca sinh. Mặc dù không thường gặp nhưng đây là biến chứng nguy hiểm phải chỉ định cắt tử cung chu sản, có thể cướp đi mạng sống của thai phụ hoặc tác động tiêu cực đến đời sống và sức khỏe sinh sản của người bệnh.
Sản phụ tử vong với mảnh xương trong tử cung: Không phải xương của thai nhi

Sản phụ tử vong với mảnh xương trong tử cung: Không phải xương của thai nhi

Phó giám đốc bệnh viện - người trực tiếp thực hiện ca cấp cứu cho biết, mảnh xương dẹt 3x5cm nằm trong âm đạo gần cổ tử cung của sản...
Theo webtretho

http://vntinnhanh.info/can-ke-voi-cai-chet-sau-khi-mat-can-mau-vi-sinh-mo-lanh-nguoi-khi-biet-nguyen-nhan.html

Geen opmerkingen:

Een reactie posten