woensdag 19 oktober 2016

Vua Bhumibol gây dựng Thái Lan thế nào + Đôi nét về Thái tử Thái Lan Maha Vajiralongkorn

Vua Bhumibol gây dựng Thái Lan thế nào

  • 14 tháng 10 2016
Vua Bhumibol được xem là trụ cột của sự ổn địnhImage copyright Reuters
Image caption Vua Bhumibol được xem là trụ cột của sự ổn định
Vai trò chủ đạo của Vua Bhumibol Adulyadej trong sự phát triển của Thái Lan hiện đại có xu hướng che khuất một thực tế rằng khi ông lên ngôi vào năm 1946, tình trạng của chế độ quân chủ đã không được đảm bảo, và chính nhà vua trẻ chưa chuẩn bị để đảm nhận cương vị này.
Cho đến năm 1932 Thái Lan từng được cai trị bởi một chế độ quân chủ tuyệt đối, với vua chi phối ngành tư pháp, bổ nhiệm các quan chức chính phủ và chính sách nhà nước.
Ý tưởng về vương quyền đã được hình thành qua nhiều thế kỷ từ khái niệm của Phật giáo về pháp vương, chỉ có một vua hành động theo 10 lời khuyên của Phật pháp như tính trung trực và kiềm chế, và khái niệm Ấn giáo về một vua toàn năng.
Nhưng những áp lực của thế giới toàn cầu hóa thời hiện đại xâm nhập vào năm 1932 khi một nhóm binh sĩ và trí thức lật đổ chế độ quân chủ tuyệt đối và áp đặt một hiến pháp hạn chế quyền lực của Vua Prajadhipok lúc đó.
Không thể chấp nhận những hạn chế này, ông đã thoái vị vào năm 1935 và sống lưu vong cho phần còn lại của cuộc đời mình.

Một vị vua trẻ

Anh trai Bhumibol, Ananda Mahidol, là người kế vị nhưng người mẹ nhất quyết rằng họ không nên dính vào không khí chính trị bất ổn tại Thái Lan và bà đã nuôi dạy hai con tại Thụy Sĩ.
Kết quả là không có vua trên thực tế cho đến khi gia đình trở lại sau Thế chiến Hai vào năm 1945 và lúc đó không rõ sau đó là kiểu chế độ quân chủ nào có thể được tái lập.
Vua Bhumibol thừa kế ngai vàng vào năm 1946 ở tuổi 18Image copyright AFP
Image caption Vua Bhumibol thừa kế ngai vàng vào năm 1946 ở tuổi 18
Sau vụ vua Ananda bị bắn chết vào ngày 09 Tháng Sáu 1946 mà cho tới nay vẫn không giải thích được thì sứ mệnh này rơi vào Bhumibol, khi đó 18 tuổi.
Thái Lan lúc đó đã bị chia rẽ bởi các chính khách tiến bộ và phe quân sự đầy tham vọng muốn áp dụng một chế độ quân chủ yếu, hoặc có thể không có chế độ quân chủ chút nào, và các thành viên của tầng lớp quý tộc hoàng gia quyết tâm tái lập một hệ thống chính trị với chế độ quân chủ là nòng cốt.
Người của hoàng gia dựa vào Vua Bhumibol cho kế hoạch này, và trong suốt 40 năm sau họ đã thành công.

Vai trò của hoàng gia

Cho đến giữa những năm 1950 vị trí của nhà vua vẫn còn quá không an toàn để ông thách thức người hùng quân đội Phibul Songkram, từng điều hành trong giai đoạn chiến tranh. Thậm chí ông chí còn không được phép đi lại tự do ngoài Bangkok.
Cho tới 1932, Thái Lan là nước theo chế độ quân chủImage copyright Reuters
Image caption Cho tới 1932, Thái Lan là nước theo chế độ quân chủ
Xã hội Thái Lan vẫn là một xã hội rất sùng đạo và tâm linh, và những vai trò của hoàng gia là quan trọng trong việc giữ gìn hình ảnh của Vua Bhumibol như hiện thân của đức pháp.
Các hoàng tử khác đã giúp xây dựng hình ảnh của ông trước công chúng bằng cách nhấn mạnh vai trò của ông như người bảo vệ niềm tin Phật giáo, khôi phục lại các nghi lễ hoàng gia như thay thế các loại vải thiêng tại đền thờ quan trọng nhất, hoặc chủ trì lễ cày cấy hàng năm tại quảng trường hoàng gia ở Bangkok.
Nhà vua đã chứng tỏ kỹ năng hành xử theo cách củng cố hình ảnh đó. Ngày nay các khía cạnh thiêng liêng của chế độ quân chủ là một nguồn quan trọng của sự nổi tiếng đó.
Từ giữa năm 1950 trở đi, nhà vua đã đi lại nhiều, và quan tâm nhiều đến các dự án phát triển nông thôn.
Sự can thiệp của ông có hiệu quả thực sự thế nào là khó đánh giá trong bối cảnh hoàng gia có bộ máy tuyên truyền của mình, nhưng họ chắc chắn tạo dựng ông như một người cai trị đất nước có tâm và làm việc tận tụy vì dân.
Vua Bhumibol thường thăm những vùng nông thôn
Image caption Vua Bhumibol thường thăm những vùng nông thôn
Các chuyến thăm của ông tới vùng nông thôn, nơi ông thường trò chuyện với những người nông dân quỳ lạy trước mặt, trái ngược với thái độ dường như bàng quan của các quan chức tham nhũng của chính phủ cấp địa phương.

Nhân vật chống cộng

Và rồi quốc vương được trông đợi tham gia vào sự phát triển của đất nước, và người ta dành nguồn lực đáng kể để thúc đẩy triết lý về một "nền kinh tế vừa đủ" của Vua Bhumibol - với việc tập trung vào phát triển cân bằng, quan tâm nhiều tới trách nhiệm môi trường và xã hội tương đương với như các biện pháp thông thường của tiến bộ kinh tế.
Từ giữa thập niên 1960, khi chính quyền trung ương bị thách thức tại vùng nông thôn bởi một cuộc nổi dậy của phe cộng sản, các chuyến thăm của nhà vua giúp khống chế sự ảnh hưởng của phe nổi dậy.
Vua Bhumibol đã trở thành một nhân vật quan trọng trong cuộc chiến của quân đội Thái Lan và lực lượng được Mỹ hậu thuẫn chống lại chủ nghĩa cộng sản, mặc dù vai trò của ông trở nên gây nhiều tranh cãi trong cuộc đảo chính có bạo động chống cánh tả vào năm 1976, trong đó hàng chục sinh viên bị lực lượng an ninh và dân quân được hoàng gia hậu thuẫn giết dã man, và hàng ngàn người đã buộc phải chạy trốn và tìm nơi nương tựa ở Đảng Cộng sản.
Nhưng di sản của vai trò chống cộng này là một chế độ quân chủ vẫn được xem là quan trọng để duy trì quyền lực của nhà nước trên cả nước.
Dân Thái Lan treo ảnh vua ở nhàImage copyright Reuters
Image caption Dân Thái Lan treo ảnh Vua và Hoàng Hậu ở nhà
Trong suốt triều đại của mình, Vua Bhumibol đã làm việc với hàng loạt chính quyền quân sự, khiến có những cáo buộc rằng ông cảm thấy thoải mái hơn với chế độ độc tài hơn là các chế độ dân chủ bầu bằng phiếu.
Chắc chắn ông đã thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với ba nhà lãnh đạo quân sự nắm quyền lâu dài, Sarit Thanarat 1957-1963, Thanom Kittikachorn 1963-1973 và Prem Tinsulanonda 1980-1989, cho họ tính chính danh với sự ủng hộ hoàng gia và đổi lại có sự ủng hộ vững chắc của các lực lượng vũ trang cho chế độ quân chủ.
Nhà vua cũng rất thích cầm và sử dụng vũ khí quân dụng, và thường mặc quân phục riêng của mình.
Người hoàng gia giải thích điều này, và việc nhà vua đành chấp nhận tất cả các cuộc đảo chính vì ông chấp nhận quyền lập hiến có giới hạn của mình - và rằng ông không thể đóng một vai trò chính trị công khai, và đã phải đồng hành với các chế độ nào thắng thế ở Thái Lan.

Vai trò người hòa giải

Tuy nhiên giới chỉ trích tin rằng ông đã chia sẻ thái độ khinh thị của nhiều người trong tầng lớp thượng lưu đối với các chính trị gia được bầu lên, coi họ là những kẻ vô giai cấp và hám tiền.
Trong các cuộc phỏng vấn, nhà vua xem chính trị như một cái gì đó khó coi mà ông không muốn bị liên lụy.
Nhưng sự phân hóa sâu sắc trong xã hội Thái Lan vào cuối triều đại của ông, và việc nhiều nhiều người tin rằng hoàng gia đã theo phe chống lại cỗ máy được bầu lên của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, đã dẫn đến việc nhận thức rằng chế độ quân chủ có lập trường thù địch với nền dân chủ tự do.
Một vế khác trong vai trò của Vua Bhumibol mà người ta thường nói tới trong suốt triều đại của ông là ông nắm vai trò của người hòa giải trong những lúc có khủng hoảng.
Ông không thể can thiệp chính thức. Nhưng hai lần, vào năm 1973 và 1992, khi các cuộc đụng độ đẫm máu giữa quân đội và người biểu tình đã diễn ra trên đường phố của Bangkok, ông ghi điểm bằng việc làm dịu tình hình và tạo điều kiện để có được sự thỏa hiệp.
Năm 1973, ông quyết định cho phép sinh viên biểu tình trú ẩn bên trong cung điện của mình, làm khó cho nhà độc tài lúc đó là Thanom và buộc ông này phải sống lưu vong.
Điều này dẫn tới sự hình thành của chính phủ dân chủ đầu tiên của Thái Lan kể từ năm 1940, mặc dù thời gian ngắn ngủi này đã kết thúc một cách bi thảm trong bạo lực và đàn áp vào năm 1976.
Nhiều sinh viên bị giết trong biểu tình năm 1976 tại Đại học ThammasatImage copyright AFP
Image caption Nhiều sinh viên bị giết trong biểu tình năm 1976 tại Đại học Thammasat
Năm 1992, nhà vua lại đóng vai trò hòa giải một lần nữa, triệu hồi một thủ tướng được quân đội hậu thuẫn và nhà lãnh đạo của phong trào biểu tình, và cho phép quay video họ quỳ gối trước khi ông lên sóng phát biểu. Sau đó, Thái Lan đã được hưởng giai đoạn dài nhất của nền dân chủ cho đến cuộc đảo chính năm 2006.
Người ta tranh luận về vai trò của nhà vua trong các cuộc khủng hoảng, nhưng các biến cố này cho phép ông được hiện diện như trọng tài cuối cùng của tranh chấp.

Có ảnh hưởng, nhưng khiêm tốn

Một sự "can thiệp" vào tháng Tư năm 2006 chứng kiến việc nhà vua ra lệnh cho các tòa án hàng đầu của đất nước ra phán quyết liệu kết quả của cuộc bầu cử mà Thaksin Shinawatra thắng có vô hiệu hay không.
Người dân ra đón mỗi khi có đoàn xe nhà vua đi quaImage copyright Reuters
Image caption Người dân ra đón mỗi khi có đoàn xe nhà vua đi qua
Bề ngoài ông đã phản bác lại lời kêu gọi từ những người biểu tình chống Thaksin để chính ông bổ nhiệm một thủ tướng - ông nói đó là vượt quá thẩm quyền của mình.
Nhưng các thẩm phán đã hiểu ý, và bãi bỏ kết quả bầu cử với lý do là có một số vi phạm khá nhỏ, khiến sau đó dẫn đến cuộc đảo chính vào tháng Chín năm đó.
Hoàng gia tại Thái Lan thường so sánh các quyền hạn của quốc vương với những mô tả của sử gia Walter Bagehot cho các vị vua và hoàng hậu Anh: quyền được tư vấn, quyền động viên và quyền cảnh báo.
Nhưng Vua Bhumibol rõ ràng có nhiều hơn thế; những gì mà cựu Thủ tướng Anand Panyarachun từng mô tả là "quyền lực dự trữ hoặc quyền đạo đức" của mình, một cái gì đó mà có thể là cực kỳ có ảnh hưởng, nhưng chỉ sử dụng một cách khiêm tốn.
Các điều khoản của luật về tội khi quân có nghĩa là không thể có bất kỳ thảo luận công khai nào về vai trò và di sản của Vua Bhumibol tại Thái Lan.
Không có thước đo thực sự nào về việc ông được ủng hộ ra sao hay ảnh hưởng của ông thế nào trong môi trường này. Nhưng bên ngoài Thái Lan đã có việc tranh luận có tính thách thức quan điểm chính thức cho đó là vị vua khôn ngoan, tốt bụng và được yêu mến giữ được đất nước toàn vẹn vào những thời điểm khủng hoảng.
Một số người này cho rằng nhà vua là người đóng vai trò then chốt trong việc làm suy yếu nền dân chủ, những người khác cho rằng ông giống một con tốt bị các thế lực lượng bảo thủ sử dụng.
Chế độ quân chủ hiện đại của Thái Lan được xây dựng gần như hoàn toàn xung quanh nhà vuaImage copyright Reuters
Image caption Chế độ quân chủ hiện đại của Thái Lan được xây dựng gần như hoàn toàn xung quanh nhà vua
Một điểm mà các giới chỉ trích và những người ủng hộ có đồng ý với nhau là dự án bắt đầu vào năm 1946 để khôi phục lại tình trạng của chế độ quân chủ ở Thái Lan đã thành công phần lớn là vì được tập trung vào vị vua trẻ.
Dù sự thật đằng sau những lời tán dương tràn ngập cho tính cách và những thành tựu của ông là gì, ông đã đóng tất cả các vai trò khác nhau được gán cho mình một cách xuất sắc. Ông thể hiện là vị vua có sự quan tâm nhưng kiềm chế, một nhà vua phục hưng quan tâm tới nghệ thuật, âm nhạc và thủ công mỹ nghệ, vị vua sùng đạo và chìm đắm trong các nghi lễ Phật giáo.
Chế độ quân chủ hiện đại của Thái Lan được xây dựng gần như hoàn toàn xung quanh một người. Và điều đó sẽ trở nên khó để duy trì sau khi ông ra đi.

Tin liên quan

http://www.bbc.com/vietnamese/world-37656322

Đôi nét về Thái tử Thái Lan Maha Vajiralongkorn

  • 14 tháng 10 2016
Thái tử Maha Vajiralongkorn trong một buổi lễ ở Bangkok năm 2015.Image copyright Getty Images
Image caption Hoàng tử trở thành Thái tử Maha Vajiralongkorn từ năm 1972
Thủ tướng Thái Lan thông báo Thái tử Maha Vajiralongkorn sẽ lên ngôi sau khi cha ông, Quốc vương Bhumibol Adulyadej, từ trần hôm 13/10.
Thái tử 64 tuổi là con trai duy nhất của cố Quốc vương, và đang phải đối diện vai trò của một vị vua được toàn dân tôn kính đến độ như thánh thần.
Tuy nhiên nhiều người lo ngại rằng ông sẽ chẳng bao giờ có được uy tín như cha.
Lối sống hào nhoáng của Thái tử và tình trạng bất ổn chính trị trong nước Thái làm người ta nghĩ rằng việc chuyển giao sẽ không suôn sẻ.
Thái Lan có luật khi quân (lese majeste) rất nghiêm khắc, không ai có thể phỉ báng hay đe dọa Hoàng gia. Cuộc sống riêng tư của các nhân vật Hoàng gia, trong đó có Thái tử, đều cấm người ngoài nhòm ngó.
Đa số người Thái chỉ biết sơ sài đôi chút về ông.
Thái tử Maha Vajiralongkorn và công nương SrirasmiImage copyright Getty Images
Image caption Thái tử có một con trai với vợ cũ là công nương Srirasmi

Phi công quân sự

Thái tử Vajiralongkorn sinh ngày 28 tháng Bảy năm 1952 ở Bangkok, là con thứ hai trong bốn con của Vua Bhumibol và Hoàng hậu Sirikit.
Ông theo học ở một số trường nổi tiếng tại Anh và Úc, trước khi được huấn luyện quân sự.
Trở thành sỹ quan và phi công quân đội, Thái tử vẫn có lối sống nhiều khi gây tranh cãi.
Ông đã lấy vợ ba lần, lần thứ hai và thứ ba kết thúc một cách đầy bê bối.
Sau khi bỏ người vợ thứ hai, ông đã cắt hết quan hệ với vợ cũ và từ luôn bốn đứa con mà ông có với bà.
Ông được cho là sống phần lớn thời gian ở hải ngoại.
Image copyright EPA
Image caption Thái tử Vajiralongkorn đã chủ trì hai cuộc đua xe đạp vào năm ngoái để chúc phúc cho cha mẹ
Trong những năm gần đây, thái tử đã có nỗ lực cải thiện hình ảnh trong công chúng Thái.
Năm ngoái, ông chủ trì hai cuộc đua xe đạp qua các đường phố Bangkok để chúc phúc cho cha mẹ mình.
Ông cũng tỏ ra là người con trai tình cảm và nghĩa hiếu, với hy vọng hình ảnh này sẽ được tiếp tục trong những tháng tới.
Tuy nhiên với phe quân đội hiện vẫn đang nắm quyền và nền chính trị Thái Lan phân cực, nhiều người lo sợ tình trạng bất ổn sẽ diễn ra trong thời gian tới.

Tin liên quan


Geen opmerkingen:

Een reactie posten