dinsdag 25 oktober 2016

Chiến hạm Mỹ vào biển Đông, Việt Nam ủng hộ, Trung Quốc phản đối, Mỹ cứ...tiếp tục bảo vệ tự do hàng hải

Chiến hạm Mỹ vào biển Đông, VN nói gì?


Tàu khu trục có trang bị tên lửa dẫn đường USS Decatur (DDG 73) của Mỹ hoạt động ở biển Đông. (Ảnh: Hải quân Hoa Kỳ)
Tàu khu trục có trang bị tên lửa dẫn đường USS Decatur (DDG 73) của Mỹ hoạt động ở biển Đông. (Ảnh: Hải quân Hoa Kỳ)


Việt Nam mới có phản ứng về việc tàu khu trục Hoa Kỳ USS Decatur tới khu vực lân cận Hoàng Sa, kêu gọi các quốc gia “đóng góp mang tính xây dựng và tích cực”.
Khi được hỏi bình luận gì về hoạt động khẳng định quyền tự do hàng hải của tàu chiến Mỹ có trang bị tên lửa dẫn đường ba ngày trước đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình hôm 24/10 một lần nữa “khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa”.
Người phát ngôn này nói thêm: “Là quốc gia ven Biển Đông và quốc gia thành viên Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Việt Nam tôn trọng việc các quốc gia thực hiện các quyền tại biển Đông phù hợp với quy định của Công ước, trong đó có quyền tự do hàng hải và hàng không. Những yêu sách biển và hành động liên quan của các quốc gia cần phù hợp luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982”.
CNN đưa tin, hôm 21/10, Washington điều tàu khu trục USS Decatur vào vùng lãnh hải gần quần đảo Hoàng Sa, để, theo lời phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest, cho Trung Quốc biết rằng nước này không thể “hạn chế một cách trái phép quyền tự do qua lại và sử dụng hợp pháp vùng biển mà Hoa Kỳ và tất cả các nước khác được phép theo luật quốc tế”.
Lầu Năm Góc nói rằng hoạt động của USS Decatur là “thường lệ”, và diễn ra không “vấp phải sự cố nào”.
Tuy nhiên, ngay sau đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc ra thông cáo, gọi hành động của Hoa Kỳ là “một sự vi phạm nghiêm trọng luật pháp và cố ý khiêu khích”.
Còn về phía Hà Nội, trong thông cáo ngắn trên trang web, phát ngôn viên Bình nói tiếp: “Việt Nam nhấn mạnh tất cả các quốc gia cần có đóng góp mang tính xây dựng và tích cực, phù hợp với luật pháp quốc tế nhằm duy trì hòa bình, ổn định và thượng tôn pháp luật trên các vùng biển và đại dương”.
Trung Quốc đã chiếm toàn bộ Hoàng Sa sau trận hải chiến làm 74 binh sĩ Việt Nam Cộng hòa thiệt mạng ngày 19/1/1974.
Trong một diễn biến khác liên quan, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh được các hãng tin trong và ngoài nước dẫn lời nói tuần trước trong cuộc họp với bà Cara Abercrombie, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ phụ trách vấn đề Nam và Đông Nam Á, rằng "Việt Nam ủng hộ Mỹ cũng như các đối tác khác can dự vào khu vực nếu như sự can dự này đem lại hòa bình, ổn định và thịnh vượng cho khu vực."
Đáp lại, bà Abercrombie nói rằng Washington sẽ không thay đổi việc thực hiện chiến lược “tái cân bằng”, và những cam kết của Hoa Kỳ đối với châu Á - Thái Bình Dương vẫn tiếp tục được triển khai.

http://www.voatiengviet.com/a/chien-ham-my-vao-bien-dong-vn-noi-gi/3563766.htmlhttp://www.voatiengviet.com/a/chien-ham-my-vao-bien-dong-vn-noi-gi/3563766.html

Trung Quốc lên án tàu chiến Mỹ chạy ngang Biển Đông


Khu vực quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông.
Khu vực quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông.


Trung Quốc hôm thứ Sáu 22/10 lên án việc một tàu khu trục của hải quân Mỹ chạy ngang qua vùng biển gần các hòn đảo đang trong vòng tranh chấp trên Biển Đông, nơi mà Bắc Kinh tuyên bố thuộc chủ quyền của mình. Bắc Kinh nói đây là một hành động khiêu khích và “bất hợp pháp nghiêm trọng”.
Trước đó, phía Mỹ nói hành động của họ là để thách thức ý đồ của Bắc Kinh muốn giới hạn quyền tự do hàng hải trong vùng biển này.
Một người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Mỹ nói tàu khu trục USS Decatur chạy ngang qua quần đảo Trường Sa ngày hôm qua, thứ Sáu, trong một sứ mạng ‘thường lệ và hợp pháp’ để thách thức "các tuyên bố chủ quyền hàng hải thái quá" của Trung Quốc.
Ông nói tàu chiến Mỹ không tiến vào vùng biển trong phạm vi 12 hải lý giới hạn chủ quyền từ các hòn đảo, theo luật quốc tế. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền tại các hòn đảo này, chồng lấn với tuyên bố chủ quyền của Việt Nam và Đài Loan.
Trung Quốc không công nhận giới hạn chủ quyền lãnh thổ quốc tế, và còn tố cáo Mỹ là một quốc gia chuyên ‘gây rối’ trong khu vực.
Các tàu chiến Trung Quốc theo sát khu trục hạm USS Decatur của Mỹ đã lên tiếng cảnh cáo, đồng thời yêu cầu khu trục hạm của Mỹ rời khỏi khu vực.
Như vậy tính cho đến thời điểm này thì trong một năm qua, tàu Hải quân Mỹ đã thực hiện 4 chuyến hải hành để khẳng định quyền tự do hàng hải trên khắp Biển Đông.
Trước đó, một thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói tàu Mỹ đã không xin phép đi vào các vùng biển của Bắc Kinh và vi phạm luật Trung Quốc lẫn luật quốc tế.
Tòa Bạch Ốc nói hoạt động này nhằm bảo vệ quyền tự do hàng hải của các nước dựa trên luật quốc tế.
Trong cuộc họp báo thường nhật hôm 21/10, phát ngôn nhân Tòa Bạch Ốc, Josh Earnest, nhấn mạnh:
“Hoạt động này khẳng định các nước ven biển không được giới hạn một cách bất hợp pháp tự do hàng hải, quyền tự do, và quyền được phép sử dụng biển hợp pháp của Hoa Kỳ và tất cả các quốc gia khác, dựa trên luật quốc tế.”

Geen opmerkingen:

Een reactie posten