Số phận long đong khó tin của xác ướp vua Lê Dụ Tông gần như còn nguyên vẹn
Mộ của vua Lê Dụ Tông được phát hiện một cách rất tình cờ vào năm 1958, khi một người nông dân làng Bái Trạch (Thọ Xuân, Thanh Hóa) đi vỡ hoang thì bất ngờ cuốc phải quách ngôi mộ và thấy bên trong có một quan tài sơn son.
Vì điều kiện chiến tranh nên mãi đến tháng 4/1964, khi ngôi mộ ngày càng lộ ra khỏi mặt đất và bị nước mưa thấm vào thì Viện Khảo cổ mới cho thuê xe để mang chiếc quan tài nặng hàng tấn về Hà Nội để tiến hành khảo nghiệm.
Xác ướp còn gần như nguyên vẹn của vua Lê Dụ Tông
Gần ngôi mộ có bia tạc, trên bia ghi rõ "Lăng hoàng đế Dụ Tông nhà Lê. Vua sai dựng ngày 25 tháng 4 năm Minh Mạng thứ 21".
Lê Dụ Tông là vị hoàng đế thứ 11 của nhà Lê. Theo Lịch triều tạp ký thì ông thừa hưởng cơ nghiệp thái bình, không xảy ra binh đao, trong nước vô sự, triều đình làm được nhiều việc, pháp độ đầy đủ, kỷ cương thi hành được hết.
Quan tài của vua Lê Dụ Tông được làm bằng gỗ ngọc am, là một loại gỗ quý được cái vị vua chúa, quan lại rất chuộng dùng.
Bên dưới nắp áo quan là một người đàn ông cao 1,49m, thân hình đét lại nhưng vẫn còn khá nguyên vẹn.
Xác ướp có tóc đen lốm đốm sợi trắng, để hất ra phía sau. Xác mặc một chiếc áo hoàng bào thêu kim tuyết, mặt phủ tấm khăn thêu rồng, có một chữ vạn thọ với bốn chữ vạn nhà Phật ở bốn góc. Ngoài ra, trong mộ còn có rất nhiều vật bồi táng như quạt giấy, bút lông, túi thơm,... nhưng tuyệt nhiên chẳng hề có châu báu hay đồ trang sức nào khác.
Trong quan quách vua Lê Dụ Tông cũng có sử dụng một loại dầu thơm (được cho là dầu thông) dùng để bảo vệ thi hài. Chính điều này khiến cho da thịt và nội tạng nhà vua cũng như toàn bộ hiện vật và quan quách đều sực nức một mùi thơm thân mộc.
Việc tìm thấy xác ướp vua Lê Dụ Tông chính là một phát hiện lớn gây chấn động không nhỏ trong ngành khảo cổ và sử học Việt Nam.
Xác ướp sau này được bảo quản và trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Người có trách nhiệm chính trong việc chăm sóc xác ướp là thạc sĩ Nguyễn Thị Hương Thơm (Trưởng phòng Bảo quản của Bảo tàng). Bà thường xuyên phải tắm rửa cho xác ướp và có khi còn phải ngủ lại ngay bên xác vua.
Về sau, theo nguyện vọng của dòng họ Lê, người ta đã đưa ngài về quê hoàn táng. Có người nói, sau ngày xác ướp vua Lê Dụ Tông được con cháu đưa về quê thì họ vẫn hay mơ thấy xa giá của ngài hiện về chơi và bảo rằng ngài thích được ở trong Bảo tàng hơn.
http://vitalk.vn/threads/so-phan-long-dong-kho-tin-cua-xac-uop-vua-le-du-tong-gan-nhu-con-nguyen-ven.2382577/
Geen opmerkingen:
Een reactie posten